9 tháng 1, 2013
Vĩnh biệt Mùa hè!
Không
biết tự lúc nào, khi nghĩ và viết về mùa hạ, tôi thường hay mượn tựa bài hát “Vĩnh
biệt mùa hè” của
Nhạc sĩ Thanh Tùng giật tít . Có lẻ, tôi do đã rập khuôn học theo cảm xúc những
công thức quen thuộc viết về mùa hè của những nhà thơ, nhà văn, như Xuân Quỳnh
viết về mùa hạ: "Đó
là mùa của những tiếng chim reo. Trời xanh biếc, nắng tràn trên khắp ngã. Đất
thành cây, mặt trào lên vị quả. Bước chân người bỗng mở những đường đi ”.
Đó là cảm xúc chân thật của một nhà thơ lớn đã khơi được rất nhiều điều liên tưởng về hạ. Nhưng xưa nay tôi lại không làm được như vậy, mà mãi định vị một cảm giác, một ký ức, rồi mùa hè chỉ là những tháng ngày nóng nực kéo dài đến khó chịu.
Rồi đã không ít lần tôi lấy hình ảnh “Chú ve sầu” làm chìa khóa trong bếp núc viết về mùa hạ, nhưng mọi thứ đều thất bại, bởi hạ còn có nhiều điều để nói chứ không thiển cận như tôi nghĩ. Tôi như một gã khờ đi mù mờ trong cõi, với một con dao cùn mổ xẻ những tiếng kêu râm ran của những chú ve trong vòm lá.
Và ai cũng biết chú Ve sầu Việt Nam nhanh nhẹn lắm, tinh ranh lắm, nó đâu có ngơ ngác như tôi tưởng và tôi đã ngỡ mà bỏ quên trong tiếng kêu ấy có lắm nhiều điều đáng nói. Có phải tiếng ve kêu kia là khúc nhạc huyền bí, là một dàn hợp xướng mà thiên nhiên ban tặng, chứ không phải là tiếng ca phàm tục của người đời.
Tôi gồng mình trong thi pháp học để cố hiểu cho bằng được tiếng ve kêu để viết và để hiểu có phải là tiếng kêu ấy chỉ “Gieo bao đớn đau cho tâm hồn ngây thơ” (Thanh Tùng), là nỗi cô đơn xa bạn bè, thầy cô hay còn là gì khác!?. Hoặc giả tôi đã nghe thấy tiếng ve kêu, nhưng tôi vẫn cứ hỏi mùa hè sao luôn có phượng nở và những tiếng ve, như vậy là tôi không hiểu về hạ, nên tôi thất bại khi viết về Nàng hạ……. cũng là lẻ thường tình!.
Đã có người trách tôi cẩu thả, lười biếng, không biết chọn chữ, không chịu khó tìm và gọt giũa cho một câu hay hơn sao cứ mãi là ……..“Mùa hè vĩnh biệt”. Còn người lại nói thêm đối với Hạ, tôi đâu có phải là viết mà chỉ muốn được cho riêng mình, không sắp xếp ngôn từ mà lòng tràn lan nghĩ suy trên mặt giấy. Quả
đúng vậy với tôi, nếu chọn một trong những bài hát hay nhất viết về mùa hạ ở
Việt Nam như “Vào
hạ” của
Lê Hựu Hà, “Mùa
hè yêu thương” của
Quốc An, “Phượng
hồng” của
Vũ Hoàng, “Lời
yêu thương” của
Đức Huy hay “Hạ
trắng” của
Trịnh Công Sơn v.v.v, thì tôi vẫn thích “Vĩnh biệt mùa hè” của
Thanh Tùng hơn tất cả, bởi với tôi đó là : “Mùa hè bâng quơ, bâng quơ nỗi
nhớ, những chiếc lá non vương trên cành cây khô.Mùa hè bâng khuâng hoài, để tim
xốn xang hoài và lòng ta bỗng như mong chờ bóng ai”.
Đó là cảm xúc chân thật của một nhà thơ lớn đã khơi được rất nhiều điều liên tưởng về hạ. Nhưng xưa nay tôi lại không làm được như vậy, mà mãi định vị một cảm giác, một ký ức, rồi mùa hè chỉ là những tháng ngày nóng nực kéo dài đến khó chịu.
Rồi đã không ít lần tôi lấy hình ảnh “Chú ve sầu” làm chìa khóa trong bếp núc viết về mùa hạ, nhưng mọi thứ đều thất bại, bởi hạ còn có nhiều điều để nói chứ không thiển cận như tôi nghĩ. Tôi như một gã khờ đi mù mờ trong cõi, với một con dao cùn mổ xẻ những tiếng kêu râm ran của những chú ve trong vòm lá.
Và ai cũng biết chú Ve sầu Việt Nam nhanh nhẹn lắm, tinh ranh lắm, nó đâu có ngơ ngác như tôi tưởng và tôi đã ngỡ mà bỏ quên trong tiếng kêu ấy có lắm nhiều điều đáng nói. Có phải tiếng ve kêu kia là khúc nhạc huyền bí, là một dàn hợp xướng mà thiên nhiên ban tặng, chứ không phải là tiếng ca phàm tục của người đời.
Tôi gồng mình trong thi pháp học để cố hiểu cho bằng được tiếng ve kêu để viết và để hiểu có phải là tiếng kêu ấy chỉ “Gieo bao đớn đau cho tâm hồn ngây thơ” (Thanh Tùng), là nỗi cô đơn xa bạn bè, thầy cô hay còn là gì khác!?. Hoặc giả tôi đã nghe thấy tiếng ve kêu, nhưng tôi vẫn cứ hỏi mùa hè sao luôn có phượng nở và những tiếng ve, như vậy là tôi không hiểu về hạ, nên tôi thất bại khi viết về Nàng hạ……. cũng là lẻ thường tình!.
Đã có người trách tôi cẩu thả, lười biếng, không biết chọn chữ, không chịu khó tìm và gọt giũa cho một câu hay hơn sao cứ mãi là ……..“Mùa hè vĩnh biệt”. Còn người lại nói thêm đối với Hạ, tôi đâu có phải là viết mà chỉ muốn được cho riêng mình, không sắp xếp ngôn từ mà lòng tràn lan nghĩ suy trên mặt giấy.
Với
tôi lời hát và giai điệu ấy sao nhẹ nhàng như một cơn gió thoảng, nhưng vừa đủ
nặng để tôi giật mình mỗi khi hạ bất chợt ùa về, có gì đó như bấu víu lấy tôi
chưa dứt như mùa hè 1986 tôi đã có một "mùa bè vĩnh biệt". Bởi với
tôi, hạ đến ngoài cái hồn phảng phất đâu đó đằng sau những giai điệu và ca từ rất
sáng tỏ của “Mùa hè vĩnh biệt”, lại là trong đời thường của tôi, vời vợi mông lung
kia một nỗi
nhớ đã xa....
Bây giờ nghĩ lại, dù đã thật lâu nhưng tôi đã cảm nhận được mùa hè năm ấy, chứ không thể nói hoặc kể ra được một cách rạch ròi. Tôi có thể hiểu và nhớ cho một mùa hè năm ấy, nhưng làm sao viết bằng hồn, bằng cả điệu nhạc rất riêng như tâm hồn của Nhạc sĩ Thanh Tùng được. Bởi thế, khi bỗng bất chợt nghe bài hát “Vĩnh biệt mùa hè” của ai đó hát, tôi cũng phải dùng hồn để chiêm ngưỡng ca từ và giai điệu, chứ không thể nghe nó bằng lý trí tỉnh táo như…… tính chuyện làm ăn
Bây giờ nghĩ lại, dù đã thật lâu nhưng tôi đã cảm nhận được mùa hè năm ấy, chứ không thể nói hoặc kể ra được một cách rạch ròi. Tôi có thể hiểu và nhớ cho một mùa hè năm ấy, nhưng làm sao viết bằng hồn, bằng cả điệu nhạc rất riêng như tâm hồn của Nhạc sĩ Thanh Tùng được. Bởi thế, khi bỗng bất chợt nghe bài hát “Vĩnh biệt mùa hè” của ai đó hát, tôi cũng phải dùng hồn để chiêm ngưỡng ca từ và giai điệu, chứ không thể nghe nó bằng lý trí tỉnh táo như…… tính chuyện làm ăn
Tôi
sinh ra và lớn lên từ một vùng quê mộc mạc Bình Tú, Thăng Bình. Những năm tháng
theo học phổ thông, tôi được học trên ngôi trường PTCS Bình Tú, rồi cấp ba ở
PTTH Tiểu La nhỏ bé . Tôi đã đọc và học nhiều trong sách vở, thấy thi nhân đã
dành quá nhiều ưu ái cho Nàng xuân và Nàng Thu.
Và
như trong hiện tại do quan niệm sống có chút ảnh hưởng của Phương Tây, mùa hè là
mùa của lứa trẻ yêu thích (mà xét cho cùng, đã trẻ thì mùa nào chả thích). Mùa
có thời tiết độ soi quang học cao tạo cơ hội cho vạn sinh vật sinh sôi nảy nở
và phô bày vẻ rạng rỡ nhất dưới ánh mặt trời không một vần mây.
Với Phương Tây mùa hè là mùa của những đoàn du lịch nườm nượp kéo nhau đi nghĩ mát, vì sự “ăn chơi” của họ với những thân thể rám nắng phơi mình trên bãi biển, những giải bóng đá lôi cuống cả tỷ người, và thưởng thức những ly kem lạnh buốt răng.
Với ta, mỗi khi nghe tiếng kêu của những chú Ve sầu là báo cho một mùa hè đến, tôi lại nhớ khi xưa, nhớ bao đứa bạn khác cùng làng, cùng lớp của vùng quê nhỏ bé lại háo hức , rạo rực. Và mỗi lần như thế, bây giờ trong ký ức tôi lại luôn ngập tràn một không gian đầy nắng – thứ nắng oi ả của Miền trung nhưng tôi thấy thật trong trẻo của quê hương nghèo khó, vất vả quanh năm.
Với Phương Tây mùa hè là mùa của những đoàn du lịch nườm nượp kéo nhau đi nghĩ mát, vì sự “ăn chơi” của họ với những thân thể rám nắng phơi mình trên bãi biển, những giải bóng đá lôi cuống cả tỷ người, và thưởng thức những ly kem lạnh buốt răng.
Với ta, mỗi khi nghe tiếng kêu của những chú Ve sầu là báo cho một mùa hè đến, tôi lại nhớ khi xưa, nhớ bao đứa bạn khác cùng làng, cùng lớp của vùng quê nhỏ bé lại háo hức , rạo rực. Và mỗi lần như thế, bây giờ trong ký ức tôi lại luôn ngập tràn một không gian đầy nắng – thứ nắng oi ả của Miền trung nhưng tôi thấy thật trong trẻo của quê hương nghèo khó, vất vả quanh năm.
Với
hình ảnh lũ trẻ chúng tôi như bầy chim sẻ được vui chơi thỏa thích với những trò
chơi đơn sơ dưới những tán lá xen cành cây, xa kia sân trường là những chùm hoa
phượng nở đỏ rực, cổng khóa im lìm. Mùa hạ khi ấy kịp đến, cũng còn có nghĩa lũ
chúng sắp được nghỉ hè, sắp chia tay bạn bè và thầy cô, chúng tôi hàng ngày ở
nhà phụ giúp cha mẹ việc đồng áng cày kéo, chăn trâu, nhổ cỏ v.v.v, được long
nhong đội nắng đi chơi, và đá banh thỏa thích v.v.v. Và mùa hạ khi ấy, có nghĩa
là mùa nhìn những cánh diều bay như những ước mơ muốn bay cao, cao mãi, trong
khi tâm hồn tôi vẫn còn mong manh quá, không tin ở những số phận cuộc đời (!?).
Mùa năm nay đang đến cũng là lúc nóng bức đang dần lên, nhưng tôi biết có điều rằng thời gian không chờ đợi ai, tất cả những mùa hè của tuổi học trò chỉ còn là kỷ niệm. Tôi tin cả tôi và các bạn kỷ niệm luôn là dòng nước mát lành để chúng ta vững tin bước tiếp trên những lối mòn phố khác.
Mùa năm nay đang đến cũng là lúc nóng bức đang dần lên, nhưng tôi biết có điều rằng thời gian không chờ đợi ai, tất cả những mùa hè của tuổi học trò chỉ còn là kỷ niệm. Tôi tin cả tôi và các bạn kỷ niệm luôn là dòng nước mát lành để chúng ta vững tin bước tiếp trên những lối mòn phố khác.
Và
hãy nghĩ giản đơn, những gì của hôm qua là vĩnh cửu không hẳn phải luôn hiện ra
trước mắt. Tôi nghĩ , nay dấu vết cổng trường và mái ngói không còn, nhưng một
khi trường xưa đã để lại một lối mòn trong ký ức, trong tâm tưởng thì sức sống
ấy sẽ không bao giờ phôi phai......
Nay khi đã lớn và trưởng thành có một gia đình riêng, dư vị về mùa hè trong tâm trí tôi cũng khác đi nhiều, bởi mùa hè hắt từng cơn gió rát da, mùa…nóng nhất trong bốn mùa. Đó cũng là mùa mà hóa đơn tiền điện, tiền nước cao hơn gấp bội, rồi mùa mà những bực dọc, nóng nảy tôi thường hay có với bạn bè hoặc với vợ con vô cớ. Dẫu vậy, tôi vẫn xin được một lần tôi hát cùng ai đó bài “Vĩnh biệt mùa hè” của Thanh Tùng tuy vốn không dành cho dàn “đồng ca” nhưng chúng ta vẫn cùng nhau hát :
“…..Cuộc tình bâng quơ, đến trong ngày bơ vơ,
Gieo bao đớn đau cho tâm hồn ngây thơ
Mùa hè đi qua rồi,tình yêu cũng qua rồi
Chỉ còn nước mắt vương trên bờ môi… “
Nay khi đã lớn và trưởng thành có một gia đình riêng, dư vị về mùa hè trong tâm trí tôi cũng khác đi nhiều, bởi mùa hè hắt từng cơn gió rát da, mùa…nóng nhất trong bốn mùa. Đó cũng là mùa mà hóa đơn tiền điện, tiền nước cao hơn gấp bội, rồi mùa mà những bực dọc, nóng nảy tôi thường hay có với bạn bè hoặc với vợ con vô cớ. Dẫu vậy, tôi vẫn xin được một lần tôi hát cùng ai đó bài “Vĩnh biệt mùa hè” của Thanh Tùng tuy vốn không dành cho dàn “đồng ca” nhưng chúng ta vẫn cùng nhau hát :
“…..Cuộc tình bâng quơ, đến trong ngày bơ vơ,
Gieo bao đớn đau cho tâm hồn ngây thơ
Mùa hè đi qua rồi,tình yêu cũng qua rồi
Chỉ còn nước mắt vương trên bờ môi… “
Andi
Nguyễn Ánh Nhật
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
BÀI ĐƯỢC NHIỀU ĐỘC GIẢ ĐỌC
-
Đến Tây Bắc, bên con sông Nậm Nhé, ta có thể nhận ra bản Thái qua những đặc điểm như cọn nước, cối nước, những điệu múa xoè liên tu bất tận...
-
SUỐI MƠ - Đẹp như một giấc mơ Nhớ hôm đầu năm 2014, tôi cùng với Thu Do Rita, Tuyết Lê và Tuấn “ngố” hành hương về Chùa Bà Chúa Xứ,...
-
Chí Phèo là nhân vật chính trong tác phẩm nổi tiếng cùng tên của nhà văn Nam Cao. Trong tác phẩm này nhiều nhà nghiên cứu, phê bìn...
-
MỌI LÚC MỌI NƠI! ĂN MẶC HỞ HANG QUÁ EM VUI HỌC TOÁN ...
-
Thành phố Tam Kỳ là “anh em” của thành phố Đà Nẵng, là “con” của đất Quảng Nam yêu thương và đã “ra riêng” sau khi tách tỉnh Quảng Nam –...
-
“Những cây cầu ở Quận Madison” của tác giả Robert James Waller là cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất năm 1992. Đó là câu chuyện về mộ...
-
Những người đọc truyện của Nguyễn Nhật Ánh đều không xa lạ hình ảnh Chợ Đo Đo - Một hình tượng văn học trở đi rồi trở lại trong cá...
-
Đã từ lâu tôi vẫn thường đi đó đây và thích “phiêu lưu với cuộc đời” bằng chiếc Honda cà tàng của mình. Như thế người ta gọi là phượt...
-
Những ngày cuối năm 2013, đi khảo sát một dự án sẽ làm trong năm 2014 1. TẠI ĐỒN CẢNH SÁT Một cô gái mặt tái mét, nước ...
-
Tôi đã đi lên miền biên viễn. Bức tranh bờ cõi, mỗi thời mỗi khác... Ôi quá đìu hiu...
Cảm ơn sư huynh thật nhiều viết "mùa hè vĩnh biệt" năm ấy, với em cũng đã 6 năm.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaVà anh đã đọc Vĩnh biệt mùa hè của Nguyễn Đông Thức chưa ? Thụy thích truyện này lắm ... Bài hát này ( Vĩnh biệt mùa hè ) Thanh Tùng viết cho phim mà kịch bản được chuyển thể từ truyện cùng tên này đấy ...
Trả lờiXóaThụy cũng thích bài hát này ...
Chúc anh uýt-ken vui vẻ ! :)
Mà ...nhìn avatar ...em thấy anh giống Nguyễn Nhật Ánh thật đấy ... Có phải là ? ... hì ...
Xóa