4 tháng 9, 2013
Tản mạn Cafe TAM KỲ xưa và nay (Kỳ 2)
(Tiếp theo kỳ 1):
http://nguyenanhnhat.blogspot.com/2013/09/tan-man-cafe-tam-ky-xua-va-nay-ky-1.html#comment-form
Phải nói thời trước năm 75, quán Café “Tây Nguyên” luôn luôn đông khách, kẻ ở Hà Lam - Thăng Bình cách đây hơn 20 cây số vào, người trong Lý Tín - Chu Lai (Núi Thành) ra. Đa phần họ đến không chỉ để uống café mà còn được nghe thứ nhạc ngoại đang cổ xúy cho lối sống mới của một lớp thanh niên buồn nản, chán đời. Ngoài ra còn bao nhiêu thực khách khác là những người trốn lính vào công chức “ngồi không ăn lương” đến với café "Tây Nguyên" cho tan biến đi nỗi cô đơn, sợ hãi của thân phận con người. Riêng lính tráng “đánh thuê” thì muốn “trốn” ở nơi đây để cùng với “Một làn khói trắng. Ru đời vào quên lãng. Nâng sầu thành hơi ấm. Hơ dịu tình đau”. Hơn thế nữa, ở họ còn biết bao phiền muộn mỗi ngày chồng chất, khi bị đẩy vào cuộc chiến phải xa vợ, xa con, thời gian đang sống dường như đã chết, không gian bên ngoài đặc quánh mùi thuốc súng, lựu đạn hơi cay.
http://nguyenanhnhat.blogspot.com/2013/09/tan-man-cafe-tam-ky-xua-va-nay-ky-1.html#comment-form
Phải nói thời trước năm 75, quán Café “Tây Nguyên” luôn luôn đông khách, kẻ ở Hà Lam - Thăng Bình cách đây hơn 20 cây số vào, người trong Lý Tín - Chu Lai (Núi Thành) ra. Đa phần họ đến không chỉ để uống café mà còn được nghe thứ nhạc ngoại đang cổ xúy cho lối sống mới của một lớp thanh niên buồn nản, chán đời. Ngoài ra còn bao nhiêu thực khách khác là những người trốn lính vào công chức “ngồi không ăn lương” đến với café "Tây Nguyên" cho tan biến đi nỗi cô đơn, sợ hãi của thân phận con người. Riêng lính tráng “đánh thuê” thì muốn “trốn” ở nơi đây để cùng với “Một làn khói trắng. Ru đời vào quên lãng. Nâng sầu thành hơi ấm. Hơ dịu tình đau”. Hơn thế nữa, ở họ còn biết bao phiền muộn mỗi ngày chồng chất, khi bị đẩy vào cuộc chiến phải xa vợ, xa con, thời gian đang sống dường như đã chết, không gian bên ngoài đặc quánh mùi thuốc súng, lựu đạn hơi cay.
Hơn nữa, ở thời buổi loạn ly ấy từ người già đến trẻ, ai cũng thấy mọi thứ trong cuộc sống mình cứ như không, còn tương lai cũng chỉ là một khái niệm mơ hồ. Còn giả dụ có ai đó nhận ra được, lại cũng là thứ rách bươm, đâu có điều chi cho rõ rệt….. Bởi thế con người thời ấy nếu có một lần trong ngày cảm xúc với hương vị ly cà phê nơi quán này quán nọ, như ở café Chương (Đường Tiểu La), Café Đợi (Gần đầu cầu Tam Kỳ), Café Mười Đấu (Đường Phan Đình Phùng bây giờ), Café Hoàng Yến, Café Quang (ngã 3 Nam Ngãi) hay Café Oanh Ca (Gần quán Mì Lợi Ký xưa) là như đưa họ về với mọi điều là sẽ chấp nhận, nếu hệ mệnh có khi lỡ đến và đi qua trong đời mình đáng chán…
Nhưng rồi quán café ở Tam Kỳ cũng như mọi thứ, không có gì song hành tồn tại với thời gian và lịch sử. Những quán café nổi tiếng một thời ở đây cũng không tồn tại khi đất nước đã hoàn toàn thống nhất vào cuối tháng 3 năm 1975 (Tam Kỳ được giải phóng ngày 24-03-1975). Tất cả mọi người đều cùng phải bắt đầu chung một nhịp bước sang trang, như ly café cũng bắt đầu phải khoác lên mình một “triết lý” mới, một hương vị thơm để thay cho bao điều cũ kỹ đã qua.
Ai cũng biết mấy năm đầu sau năm 75, người dân cả nước gặp không ít khó khăn, mọi thứ đều thiếu thốn từ “cái ăn, cái mặc”, nên ly café “bỗng dưng” là một thứ nước uống xa xỉ làm mọi người ít có quan tâm. Dẫu là thức uống không phổ biến nhưng ly cafe vẫn có bán “rỉ rả” trong những quán cơm, hàng cháo cho vài người khách vãng lai hay giới tài xế đường dài.
Rồi "CỬA HÀNG ĂN UỐNG MẬU DỊCH QUỐC DOANH" mở ra, Cafe cả thành phố Tam Kỳ tập trung về một mối nơi đây, nằm đối diện bến xe Tam Kỳ cũ. Vậy mà ở mỗi buổi sáng, “Café kho” theo kiểu “mậu dịch” này cũng chỉ bán được vài mươi ly đen đá (Xin nói thêm “Café kho” còn gọi là “Café vợt”. Theo cách pha chế của người Hoa là cafe được chăm trong cái siêu đất để luôn nghi ngút khói và hấp dẫn), số lượng ít hơn nhiều lần so với bán miếng kẹo đậu, kẹo mè, kẹo ú hay cái bánh ram, bánh rán, được người dân thành phố này mới sáng sớm tinh sương đã xếp thành hàng rồng rắn đợi mua đông đặc …..
Và cũng vì thời thế nên tín đồ café buổi sáng cũng chỉ tập trung vài người là công chức như Bác sĩ, Kỹ Sư, Giáo viên làm việc ở chế độ cũ, nay được nhà nước "lưu dung" nên trong người vẫn còn máu "tư tưởng tư sản" xưa kia. Rất hiếm thấy ở cửa hàng mậu dịch quốc doanh này thực khách uống cafe là những chàng trai nam thanh nữ tú, những người dân lao động phổ thông hay là những người giàu được cho là “có của”. Một thức tế là tất cả mọi người đều thực sự quay lưng với ly café, mặt sẵn sàng đối mặt để chống lại với cái nghèo, cái khó đang đã bao vây……
Còn một điều khác nữa, những năm đầu sau giải phóng, café không phải là một mặt hàng được phân phối theo phiếu, theo tem, nhưng phải sống cùng chung với "Mậu dịch quốc doanh". Bởi vậy có thể nói café của “đêm trước đổi mới” ở thành phố Tam Kỳ thật sự chưa có một chốn riêng. Hãy tưởng tượng “cái thú café” thủa ấy là sẽ thấy một bức tranh vô cùng hài hước, đó là thực khách phải mua phiếu, rồi tự đến bưng bê tại quày hàng là ô cửa rất nhỏ có cô mậu dịch viên "kiểu mẫu" “Gần nhau trong gang tấc mà biển trời cách mặt”, cũng như tuyệt nhiên không có một người nào đến phục vụ trà nước uống thêm.
Café thời bao cấp ở Tam Kỳ chen chúc "chung một mái nhà" với tạp mậu dịch quốc doanh cũng vui và có nhiều điều đáng nhớ, đó là thực khách có thể “được” ngồi bên chung bàn với một người lạ hoắc lạ huơ, tay luôn đưa lên, đưa xuống húp tô mì Quảng hay tô bún giò heo... sột soạt. Hay có khi lại phải ngồi chung bàn với một cậu bé lỡ đường bụng đói, vào cửa hàng mậu dịch mua vài chiếc bánh “rôm”, ngồi nghiến ngấu ăn nhưng chưa đã, miệng vẫn còn thèm....
Đối diện bến xe này là "Cửa hàng mậu ăn uống quốc doanh Tam Kỳ"
Dần dà cuộc sống khá hơn và "chính sách" cũng thoáng nhiều nên những quán café Chương, Café Quang (Ngã ba Nam Ngãi), Café Mười Đấu, Café Tây Nguyên (Sau này có bán kèm theo kem- Quán đổi tên thành Mây Hồng) có từ trước giải phóng cũng bắt đầu mở ra kinh doanh lại. Đây là thời kỳ làm ăn “đàng hoàng” của giới kinh doanh cafe nơi đây. Lúc ấy thị trường Việt Nam không có những nhãn hiệu café Trung Nguyên, Paris hay Buôn Mê, và lại càng không có ly café tẩm hóa chất, bỏ thuốc ký ninh vào bột đậu nành, bột bắp. Bởi vậy tất cả các quán ở Tam Kỳ cũng đều bán loại café tự chế biến từ hạt café nhân theo công thức xưa kia truyền lại. Cho nên phải nói rằng café thời bao cấp ở nơi đây hay mọi chốn mọi nơi đều đậm chất “café chính hiệu”, rất mộc mạc, ít mùi vị của “công nghệ pha chế” như thời nay.
Dần dà cuộc sống khá hơn và "chính sách" cũng thoáng nhiều nên những quán café Chương, Café Quang (Ngã ba Nam Ngãi), Café Mười Đấu, Café Tây Nguyên (Sau này có bán kèm theo kem- Quán đổi tên thành Mây Hồng) có từ trước giải phóng cũng bắt đầu mở ra kinh doanh lại. Đây là thời kỳ làm ăn “đàng hoàng” của giới kinh doanh cafe nơi đây. Lúc ấy thị trường Việt Nam không có những nhãn hiệu café Trung Nguyên, Paris hay Buôn Mê, và lại càng không có ly café tẩm hóa chất, bỏ thuốc ký ninh vào bột đậu nành, bột bắp. Bởi vậy tất cả các quán ở Tam Kỳ cũng đều bán loại café tự chế biến từ hạt café nhân theo công thức xưa kia truyền lại. Cho nên phải nói rằng café thời bao cấp ở nơi đây hay mọi chốn mọi nơi đều đậm chất “café chính hiệu”, rất mộc mạc, ít mùi vị của “công nghệ pha chế” như thời nay.
Trong giai đoạn này Café Cúc nằm trên đường Phan Chu trinh tuy mở ra kinh doanh sau nhưng lại nhanh có tiếng. Ở quán café Cúc thời ấy tuy bàn ghế dành cho thực khách là những chiếc bàn ghế gỗ nhỏ, nhưng trong quán người chủ đã décor khá chi li. Nhu những bức tường xung quanh được trang trí bằng các bức tranh lập thể chép của họa sĩ nổi tiếng Picasso, như bức “Nude on a black armchair”, bức “Les Demoiselles d’Avignon” hay “Guernia” đã “tái tạo” thật đẹp nhờ bàn tay tài hoa của họa sĩ nỗi tiếng ở mảnh đất này thời ấy - Họa sĩ Lê Đình Sung. Và điều đặc biệt hơn ở quán Cafe Cúc là tuy dàn âm thanh chỉ là chiếc máy Akai đã xỉn màu theo năm tháng, nhưng vẫn còn rất hay, hàng ngày quay đều đều những bài ca cách mạng như: “Cô gái vót chông”, hay “Tình đất đỏ Miền Đông”….. nhả ra những ca từ như là mạch nguồn hạnh phúc hòa bình của núi, của sông. Rồi đến những bài hát ngợi ca nguồn sống dường như là vô tận cho những “Cô gái, chàng trai” đang đi Thanh Niên Xung Phong để phá đá mở đường. Ai ngồi café thư giãn nhưng vẫn cứ nghe từng bước chân của họ đâu đây đang trải dặm dài theo từng miền quê hương đất nước qua những bài hát “Chiều xuân ra suối” của Cao Vũ Huy Miên, hay “Về lại Đăk R'Lấp” của Bùi Nguyễn Trường. Thật là xúc cảm trong mỗi lời ca, tiếng nhạc ở các quán café thời ấy.
Phải nói trong buổi ban đầu mới “hội nhập” lại, hầu như các quán café ở Tam Kỳ đều phát ra tiếng hát, bài ca cách mạng “em ở nông trường, anh ra biên giới”. Dần dần thời gian sau những bài hát “không quên” của Trịnh Công Sơn, của Phạm Trọng Cầu, của Trần Long Ẩn v.v.v trở thành thượng thế lên ngôi để song hành cùng với văn hóa âm nhạc phương Tây - Đó là những bài hát nổi tiếng ở nước ngoài của thập niên 70 của các ban nhạc như ABBA, LOBO v.v.v.
Nhưng bước chuyển mình đầu tiên mang đậm dấu ấn của Café Tam Kỳ ở thời kỳ đổi mới đó là Café Rạng Đông nằm trên đường Phan Chu Trinh có một phong cách mới và lạ - "Café- báo chí". Thời kỳ này chưa bùng nổ thông tin, nên café Rạng Đông mới mở ra là có thật nhiều tín đồ nghiện café và nghiện cả thông tin mà cắm rễ, Còn Trà Mai Hạc đi đầu với loại hình café sân vườn “không có mái che” (Còn tiếp)
Những hình ảnh trước năm 1975 tại TAM KỲ và vùng lân cận
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
BÀI ĐƯỢC NHIỀU ĐỘC GIẢ ĐỌC
-
Đến Tây Bắc, bên con sông Nậm Nhé, ta có thể nhận ra bản Thái qua những đặc điểm như cọn nước, cối nước, những điệu múa xoè liên tu bất tận...
-
SUỐI MƠ - Đẹp như một giấc mơ Nhớ hôm đầu năm 2014, tôi cùng với Thu Do Rita, Tuyết Lê và Tuấn “ngố” hành hương về Chùa Bà Chúa Xứ,...
-
Chí Phèo là nhân vật chính trong tác phẩm nổi tiếng cùng tên của nhà văn Nam Cao. Trong tác phẩm này nhiều nhà nghiên cứu, phê bìn...
-
MỌI LÚC MỌI NƠI! ĂN MẶC HỞ HANG QUÁ EM VUI HỌC TOÁN ...
-
Thành phố Tam Kỳ là “anh em” của thành phố Đà Nẵng, là “con” của đất Quảng Nam yêu thương và đã “ra riêng” sau khi tách tỉnh Quảng Nam –...
-
“Những cây cầu ở Quận Madison” của tác giả Robert James Waller là cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất năm 1992. Đó là câu chuyện về mộ...
-
Những người đọc truyện của Nguyễn Nhật Ánh đều không xa lạ hình ảnh Chợ Đo Đo - Một hình tượng văn học trở đi rồi trở lại trong cá...
-
Đã từ lâu tôi vẫn thường đi đó đây và thích “phiêu lưu với cuộc đời” bằng chiếc Honda cà tàng của mình. Như thế người ta gọi là phượt...
-
Những ngày cuối năm 2013, đi khảo sát một dự án sẽ làm trong năm 2014 1. TẠI ĐỒN CẢNH SÁT Một cô gái mặt tái mét, nước ...
-
Tôi đã đi lên miền biên viễn. Bức tranh bờ cõi, mỗi thời mỗi khác... Ôi quá đìu hiu...
Em Tem vàng nha anh! Bài viết của anh có nhiều tấm hình rất đặc biệt nhé! Em rất thích ạ!
Trả lờiXóaước gì có một ly cooffe ngay vào lúc này thì hay biết mấy.
Trả lờiXóaCafe cũng có lịch sử của nó anh nhỉ, có thêm cái nhìn mới về quán
Trả lờiXóaÔng anh sưu tầm ở đâu nhiều hình ảnh giá trị thế? Gia Bảo nhập học chưa hả anh? cháu ở kí túc xá hay thuê trọ bên ngoài?
Trả lờiXóaCà phê cũng có "Một thời để nhớ" hở anh Nhật Ánh? Những tư liệu tuy ngắn, nhưng hết sức xuất sắc.
Trả lờiXóaMãi đến những năm 80, ở Sài Gòn đi vào cà phê nhạc với Bee Gee, Europe, Santana, Lobo, Barbara Streisand... vẫn còn trong ký ức của những học viên công nhân trường Công nhân Kỹ thuật 4. Những buổi vào "ngâm" trong quán cà phê chỉ với ổ bánh mì thịt và gói Hoa mai hay Đà Lạt...
Sang anh lần nào cũng có những entry thú vị. Nói về cà phê nhưng khái quát luôn được cuộc sống thời bao cấp, bây giờ mỗi lần nghĩ lại vẫn có một cảm xúc thật khó quên anh nhỉ?
Trả lờiXóaChúc anh luôn vui khỏe thành công trong cuộc sống nhé.
..........
Từng giọt đắng nhẹ nhàng rơi xuống
Từng giọt tình cuồn cuộn dâng lên
Ngồi trong quán nhỏ không tên
Lắng nghe yêu dấu đến bên cuộc đời
Cà phê đá đắng không anh hỡi
Không em ơi! Vì bởi em bên
Vị nồng không thể dặt tên
Đắng trên đầu lưỡi ngọt trên tâm hồn
Pha thêm sữa như hôn môi đỏ
Như giọt tình đang nhỏ vào tim
Nhẹ nhàng hôn lấy môi mềm
Ngọt trên đầu lưỡi mát thêm tâm hồn
Cà phê đá đậm đà không đắng
Cà phê sữa sâu lắng tình ta
Mong chờ hạnh phúc không xa
Cà phê, sữa, đá một nhà yên vui
Thật là thú vị, Mỗi đất nước mỗi mảnh đất hoặc có thể chỉ là một thú vui ẩm thực rất nhỏ nhoi cũng mang dấu ấn của lịch sử, của con người. Ngoài mình cũng thế, người ta vẫn nói người Hà Thành sành ăn và tao nhã trong cái thú thưởng thức cafe nhưng giờ đây cũng có rất nhiều quán cafe " cộng đồng" có nghĩa là bạn vừa có thể thưởng thức cafe vừa dùng Fast food mùi Cafe sẽ được quyện cùng mùi bánh , mùi mì ăn liền, phở... cho các thượng đế có quá ít thời gian, cuộc sống công nghiệp mà. Rất cám ơn bạn vì được đi du lịch miễn phí ...hihi
Trả lờiXóaĐược đi khắp nơi để thưởng thức những hương vị ẩm thực mỗi vùng không còn gì thích bằng .
Trả lờiXóaHN sang thăm anh và cảm thấy mình đang được dùng một tách cà phê TAM KỲ .
ghé thăm anh- và biết thêm nhiều thông tin, những sở thích về cfe, về cs , nơi mảnh đất Tam kỳ xưa và nay.
Trả lờiXóasẽ chờ đọc tiếp phần 3 bài viết của anh( hiiii em đã đọc phần 1+2)
chúc a chiều vui nhé AN...
Cafe tam kỳ xưa và nay trải qua biết bao thay đổi của quan cảnh ...con người ...
Trả lờiXóavà cả hương vị café cũng không còn đậm chất “café chính hiệu”, rất mộc mạc, ít mùi vị của “công nghệ pha chế” như thời nay. Đó là tốt hay xấu hả Andi ơi! hiii
Cà phê Tam Kỳ cũng có nhiều thăng trầm em nhỉ .Chị không biết uống cà phê nhưng rất thích ngửi hương thơm của cà phê .( chị uống được vài thìa cà phê sữa thôi )
Trả lờiXóaMột ngày em uống mấy tách cà phê ?
Ảnh tư liệu đẹp quá anh ...
Trả lờiXóaHV ghé thăm anh, những hình ảnh anh sưu tầm rất hay và bài viết phong phú lắm, chúc anh cuối tuần vui nhé :)
Trả lờiXóaChúc em cuối tuần thật vui nhé Ánh Nhật
Trả lờiXóaSang thăm bạn đây, chúc bạn một buổi chiều thật vui vẻ.
Trả lờiXóaGhé sang thăm anh để chiêm ngưỡng cafe Tam Kỳ xưa và nay, chúc anh cuối tuần tràn đầy yêu thương!
Trả lờiXóaBài viết của em công phu quá!Chị thích và uống cà phê 43 năm nay rồi!
Trả lờiXóaChúc em luôn vui khoẻ.
Bài viết và hình ảnh rất hay . Sau khi đọc xong , chỉ cũng nhớ lại chút ít vào thời điểm năm 75 , lúc đó chị cũng còn bé lắm ...thế nhưng cũng nhớ được chút chút chẳng hạn những chiếc xe lam chở khách , vào thời điểm đó có rất nhiều ở Sài Gòn xưa kia ....
Trả lờiXóa