23 tháng 9, 2013
Phụ nữ VIỆT NAM biết mặc quần từ khi nào !?
Theo tờ Daily Mail, tiến sĩ David Reed - Một chuyên gia nghiên cứu "Động vật có vú" thuộc Đại học Florida đã cùng các cộng sự của mình làm cuộc “Cách mạng” nghiên cứu sự phân kỳ tiến hóa của các con Rận – Một "động vật không có …..vú". Từ đây họ vô tình đã xác định được thời điểm loài người bắt đầu biết mặc quần áo . Theo đó, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, con người bắt đầu mặc quần áo từ cách đây 170 nghìn năm, đúng vào thời điểm con người vượt ra khỏi Châu phi và di cư đến những vùng khác
Và từ năm 1618 – 1623, có một vị giáo sư người Ý tên Cristoforo Borri sống ở vùng Quảng Nam, sau này ông đã có nhận xét trong một cuốn sách của mình rằng: “Người Việt Nam xưa nay thường có tính rất kỹ lưỡng. Tuy là một nước nhiệt đới, nhưng người Việt ăn mặc rất kín đáo, có thể là kín đáo nhất so với các dân tộc khác trong vùng”. Vậy với chiếc quần, người phụ nữ Việt Nam biết mặc nó từ khi nào? Một câu hỏi như vậy được đặt ra có khi người ta cho là "vớ va, vớ vẩn" cũng nên đáng tội! Nhưng bây giờ chúng ta hãy thử cùng bàn điều này ra sao….
Thời Lạc Việt phụ nữ đã biết mặc váy. Nhưng thực ra thời ấy người ta chưa hình dung ra cái quần có hai ống như bây giờ ra sao, hay nói cho đúng hơn là chưa có ai “bị ép” phải mặc quần (!) mà lai lịch của nó lại gắn liền với áo "Tứ thân".
Chuyện áo quần, theo truyền thuyết xưa kia kể lại, khi cưỡi voi xung trận đánh đuổi quân Nam Hán, Hai Bà trưng đã mặc áo dài hai tà giáp vàng, và có che lọng vàng (còn quần là gì?). Có một cách giải thích về "áo dài hai tà giáp vàng" này, đó là thời trước kỹ thuật dệt còn quá đơn giản, thô sơ và mộc mạc, người Việt không thể dệt vải theo khổ lớn được (ngày xưa chỉ dệt được rộng nhất là 40 cm), nên người ta phải ghép bốn mảnh vải lại mới có thể tạo ra được một chiếc áo dài. Vậy nên nếu ta muốn biết tiểu sử và “thời điểm lịch sử” mà người phụ nữ Việt Nam trút bỏ váy để xỏ "đôi chân vào quần" là phải biết sơ về cái áo "Tứ thân" và sự thăng trầm của nó.
Qua các thời kỳ, trước hết ta nhận thấy áo "Tứ thân" là tiền thân của áo … "Ngũ thân”. Trong khi áo “Ngũ thân” là mẹ đẻ của chiếc áo dài “Nhị thân” mà ngày nay các cô, các bà người Việt Nam thường tự hào và làm duyên khi mặc vào như hiện nay.
Trong đời thường chiếc áo "Tứ thân" đi vào trong hội họa, âm nhạc, thi ca như nhà thơ Nguyễn Bính đã viết: “Nào đâu cái yếm lụa sồi? Cái lưng đũi nhuộm hồi sang xuân? Nào đâu cái áo tứ thân? Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?” . Hơn nữa chiếc áo này thường được các nghệ sĩ sân khấu lấy dùng vào cho các vai nữ nông thôn miền Bắc. Đó là áo có phần lưng gồm hai mảnh vải ghép lại, phía trước có hai thân tách rời, được buột lại với nhau, thả trước bụng để tạo dáng người thon thả, phía trên không gài khít mà để lộ yếm màu bên trong. Áo tứ thân dài gần chấm gót, tay áo bó chặt …..
Chuyện chiếc quần của chúng ta hiện nay đã có nhiều thăng trầm theo cùng lịch sử đất nước, mà rõ nhất là trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài diễn ra, vì “không đợi trời chung” nên cũng đành không muốn lễ nhạc, lễ phục lãnh địa của mình giống đối phương. Khi ấy chúa Nguyễn Phúc Khoát ở Đàng Trong lên xưng vương (năm 1744) đã bắt quan, dân phải mặc lễ phục lấy mẫu từ bộ “Tam tài đồ hội” của nhà Minh - Trung Quốc kết hợp với chiếc váy của người Chăm (Vì vậy nên có giả thuyết cho rằng, áo dài Việt Nam xuất xứ từ phương Bắc). Lúc đó theo “cải cách” này, Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã ra chỉ dụ, buộc phụ nữ Đàng Trong phải mặc quần trong cho váy! Nhưng cuối cùng cuộc cải cách của Võ Vương đã bất thành!.
Hãy thử tưởng tượng nếu khi ấy chiếc áo "Tứ thân" đi liền với cái quần thì sẽ ra sao!?. Chắc cũng chẳng có sao!. Bởi nếu ngày nay có "giao diện" như vậy thì cũng thấy bình thường, vì dân Việt rất thông minh trong việc tìm cách phối hợp những nguyên tắc thẩm mỹ, cũng như nắm bắt rất nhanh trong thời trang đa hệ. Nhưng còn thời xưa, đó là chuyện “xúc phạm” đến thuần phong mỹ tục, là chuyện quốc gia đại sự chứ chẳng chơi. Với di sản mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, ý chí đấu tranh quật cường của người phụ nữ Việt Nam, nên lời chúa của Khoát cũng chẳng lay chuyển được cái “tính ương ngạnh”của chị em chúng ta. Và cuộc cách mạng đổi váy thay quần cũng tạm ngưng tại đó.
Đến năm Minh Mạng năm thứ 8 (Năm 1828 – Vua Minh Mạng là vua thứ nhì của triều đình nhà Nguyễn, trị vì từ 1820- 1841) đã nêu gương liệt tổ Nguyễn Phúc Khoát phán bảo bộ rằng: "Dư đồ của nước nhà hỗn hợp làm một, văn hóa phép tắc cũng giống nhau, sao nên có sự khác biệt. Châu Bố Chánh là đất phụ thuộc kinh kỳ, nhưng y phục của dân gian vẫn còn khác biệt, không hợp với nghĩa cùng chung quê quán, cùng chung phong hóa. Hạ lệnh cho dinh thần Quảng Bình, truyền khắp dân gian trong châu phải mặc quần áo cho đúng cách thức với dân ở sông Linh Giang trở vào miền trong, khiến cùng chung phong tục…”
Tuy nhiên, nhà vua cũng ý thức được việc "đổi váy thay quần" rất khó khăn với dân chúng nên ban dụ bộ lễ rằng: "Yên thói thường, quen nếp cũ, đó là tình người ta. đất bắc hà dồn chứa tập quán đã sáu bảy trăm năm, trong một ngày trở nên thay đổi, thật là ý nghĩa có quan hệ đến khí vận của đất nước, không phải sức người có thể tính liệu được” (Minh Mệnh Chính Yếu – quyển 2 trang 224-225 . Bộ này gồm có 25 quyển do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn). Từ trên xuống dưới chiếu lệnh vua ban nhưng chẳng nhúc nhích được lòng dân, phụ nữ ra đường vẫn ung dung váy yếm!.
11 năm sau (1839), Minh Mạng Hoàng đế lại ban dụ tiếp: "Ngày trước từ Linh Giang trở ra Bắc, dân vẫn ăn mặc như tục cũ. Đã ban dụ truyền lệnh sửa đổi theo y phục từ tỉnh Quảng Bình trở vào Miền trong để phong tục đồng nhất. lại cho thời hạn rộng rãi, khiến dân được thong thả mua sắm áo quần. Từ năm Minh mệnh thứ 8 đến nay, đã 10 năm rồi, vẫn nghe nói dân chưa sửa đổi. Vả lại từ Quảng Bình trở vào nam, mũ khăn quần áo đều theo cách của nhà Hán, nhà Minh xem khá tỉnh tề. Theo phong tục cũ của người miền Bắc, con trai đóng khố, con gái mặc áo thắt vạt, dưới mặc váy. đẹp xấu đã thấy rõ rệt. Có kẻ đã theo tục tốt, cũng có kẻ giữ nguyên thoái cũ. Phải chăng làm cố ý lệnh trên? Các tỉnh thần nên đem ý ấy mà chỉ bảo, khuyên dụ dân. Hạn trong năm nay, phải nhất tề thay đổi. nếu đầu năm sau, còn giữ nguyên theo y phục cũ, sẽ bị tội " (Minh Mệnh Chính Yếu, quyển 2 , trang 261)
Với chiếu lệnh này cũng chẳng có sự chuyển biến nào tốt hơn, và sau đó không thấy ai nhắc đến kết quả sự kiện "đổi váy thay quần" của vua triều Nguyễn. Bởi việc cải đổi y phục của vua đã gặp phải sức kháng cự của người dân Đàng Ngoài bằng hành động bất tuân phục và đặt ra những bài hò vè để chế diễu phản đối. Như sau này trong tác phẩm "Đất Lề Quê Thói" của tác giả Nhất Thanh Vũ Văn Khiếu có viết về vấn đề đó như sau: “Người xứ Bắc vốn không qui phục nhà Nguyễn . . . lại gặp phải chính sự hà khắc cấm đoán cả về y phục, trái với lẽ thường, dân mất váy lần này có câu ca rằng:
Tháng chín có chiếu vua ra:
Cấm quần không đáy người ta hãi hùng.
Không đi thì chợ không đông,
Đi ra bóc lột quần chồng sao đang.
Có quần ra quán bán hàng,
Không quần đứng nấp đầu làng trông quan ”
(Đất Lề Quê Thói, tr. 207-208)
Mãi nửa đầu thế kỷ 20, trong bối cảnh lịch sử mới, nước Nam chịu sự tác động của Âu hóa, chiếc áo “Tứ thân” được cải tiến thành “Ngũ thân” (5 vạt) có khuy cài. Dần dần thời gian rồi áo “Ngũ thân” đơn giản hóa thành “Nhị thân” như người ta thấy hiện nay. Chính nhờ sự biến tấu của "Ngũ thân" nên chiếc quần hai ống cũng mới thực sự được đàn bà An Nam chấp nhận xỏ vào thay cho váy một cách đại trà theo thời trang áo "Nhị thân". Và cũng bắt đầu từ đây trong con mắt của mọi người Việt nếu mặc áo dài “Nhị thân” mà tròng váy vào đúng là coi "không đã”, vì thế nên tất cả đều phải mặc…. quần.
Với chiếu lệnh này cũng chẳng có sự chuyển biến nào tốt hơn, và sau đó không thấy ai nhắc đến kết quả sự kiện "đổi váy thay quần" của vua triều Nguyễn. Bởi việc cải đổi y phục của vua đã gặp phải sức kháng cự của người dân Đàng Ngoài bằng hành động bất tuân phục và đặt ra những bài hò vè để chế diễu phản đối. Như sau này trong tác phẩm "Đất Lề Quê Thói" của tác giả Nhất Thanh Vũ Văn Khiếu có viết về vấn đề đó như sau: “Người xứ Bắc vốn không qui phục nhà Nguyễn . . . lại gặp phải chính sự hà khắc cấm đoán cả về y phục, trái với lẽ thường, dân mất váy lần này có câu ca rằng:
Tháng chín có chiếu vua ra:
Cấm quần không đáy người ta hãi hùng.
Không đi thì chợ không đông,
Đi ra bóc lột quần chồng sao đang.
Có quần ra quán bán hàng,
Không quần đứng nấp đầu làng trông quan ”
(Đất Lề Quê Thói, tr. 207-208)
Người mẫu HANH LE |
Mãi nửa đầu thế kỷ 20, trong bối cảnh lịch sử mới, nước Nam chịu sự tác động của Âu hóa, chiếc áo “Tứ thân” được cải tiến thành “Ngũ thân” (5 vạt) có khuy cài. Dần dần thời gian rồi áo “Ngũ thân” đơn giản hóa thành “Nhị thân” như người ta thấy hiện nay. Chính nhờ sự biến tấu của "Ngũ thân" nên chiếc quần hai ống cũng mới thực sự được đàn bà An Nam chấp nhận xỏ vào thay cho váy một cách đại trà theo thời trang áo "Nhị thân". Và cũng bắt đầu từ đây trong con mắt của mọi người Việt nếu mặc áo dài “Nhị thân” mà tròng váy vào đúng là coi "không đã”, vì thế nên tất cả đều phải mặc…. quần.
Thật may chiếc quần trắng rộng từ khi xuất hiện đã rất thích hợp với dáng vóc phụ nữ Việt Nam, như tưởng chừng nó sinh ra để kết hợp với chiếc áo dài "Nhị thân" thành một "cặp đôi hoàn hảo". Và cái đẹp giữa "áo và quần" này đã tạo nên một bộ trang phục độc đáo có tính thương hiệu và đặc trưng, quí phái, gợi cảm nhất của người phụ nữ Việt Nam hiện nay.
Còn điều này nữa, theo hoàn cảnh lịch sử kể trên, có phải phụ nữ Miền Nam biết mặc quần trước phụ nữ Miền Bắc?. Chuyện ấy chưa bàn mà chỉ biết với một đường kéo xẻ cái váy ra làm hai mảnh và hai đường may “ốp” 2 mảnh thành hai ống quần mà phải trải qua mấy trăm năm “sóng gió”. Thật ra cũng nhờ thế mới biết, mỗi nhát cắt và mũi kim trên chiếc quần hiện đại có chiều dài “lịch sử đấu tranh” hàng chục năm với bao thăng trầm “oan nghiệt”…
Andi Nguyễn Ánh Nhật
Mời các bạn cùng thư giãn với những câu Slogan vui được in trên áo.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
BÀI ĐƯỢC NHIỀU ĐỘC GIẢ ĐỌC
-
Đến Tây Bắc, bên con sông Nậm Nhé, ta có thể nhận ra bản Thái qua những đặc điểm như cọn nước, cối nước, những điệu múa xoè liên tu bất tận...
-
SUỐI MƠ - Đẹp như một giấc mơ Nhớ hôm đầu năm 2014, tôi cùng với Thu Do Rita, Tuyết Lê và Tuấn “ngố” hành hương về Chùa Bà Chúa Xứ,...
-
Chí Phèo là nhân vật chính trong tác phẩm nổi tiếng cùng tên của nhà văn Nam Cao. Trong tác phẩm này nhiều nhà nghiên cứu, phê bìn...
-
MỌI LÚC MỌI NƠI! ĂN MẶC HỞ HANG QUÁ EM VUI HỌC TOÁN ...
-
Thành phố Tam Kỳ là “anh em” của thành phố Đà Nẵng, là “con” của đất Quảng Nam yêu thương và đã “ra riêng” sau khi tách tỉnh Quảng Nam –...
-
“Những cây cầu ở Quận Madison” của tác giả Robert James Waller là cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất năm 1992. Đó là câu chuyện về mộ...
-
Những người đọc truyện của Nguyễn Nhật Ánh đều không xa lạ hình ảnh Chợ Đo Đo - Một hình tượng văn học trở đi rồi trở lại trong cá...
-
Đã từ lâu tôi vẫn thường đi đó đây và thích “phiêu lưu với cuộc đời” bằng chiếc Honda cà tàng của mình. Như thế người ta gọi là phượt...
-
Những ngày cuối năm 2013, đi khảo sát một dự án sẽ làm trong năm 2014 1. TẠI ĐỒN CẢNH SÁT Một cô gái mặt tái mét, nước ...
-
Tôi đã đi lên miền biên viễn. Bức tranh bờ cõi, mỗi thời mỗi khác... Ôi quá đìu hiu...
Em thì .... thì... chả biết ...lớn lên thì thấy đã mặc roài ...hì...hì... icon cắn móng tay
Trả lờiXóaVậy là Thu Điệp còn nhớ chứ anh quên mất tiêu rồi. À quên còn nhớ tắm mưa thôi ...ko có mặc gì hết! Heee
XóaCơ bản là lo ngẫm đã pị tem bạc @.@
Trả lờiXóaLo ngẫm nghĩ lúc nào chưa và ko mặc chứ gì?. Biết mà! Heeee
Xóahihihi...ngocloan không rành cho lắm về lịch sử ANN ơi...Chúc ANN một đêm thật ngon giấc nhé.
Trả lờiXóaDạ cảm ơn chị nhiều. Andi viết theo một số tài liệu cho vui.
XóaEm phải cảm ơn anh vì bài viết này. Người Việt nên rành Văn Hóa Việt!
Trả lờiXóaBuổi tối vui anh nhé !
Văn hóa Việt đa dạng lắm Hà Dương, biết gì anh nói nấy vậy thôi. Heee
XóaChị nhớ có bài thơ này
Trả lờiXóaChiếu vua Minh Mạng ban ra
Cấm quần không đáy người ta hãi hùng...
Bởi vậy nên hồi đó có câu ca dao:
Xóa"Vừa bằng cái thúng mà thủng hai đầu,
Bên ta thì có, bên Tàu thì không." đó chị!. Heeee
Ông bà ta cũng ...thời trang nhỉ
Trả lờiXóaXưa bày nay bắt chước đó em!
XóaMột bài viết mang tính lịch sử thật ý nghĩa ạ. Cám ơn anh Nguyễn Ánh Nhật!
Trả lờiXóaCảm ơn Clover đến thăm. Chúc em bình yên trong cuộc sống!
XóaAnh viết về đề tài này thật thú vị, đọc và hiểu thêm được nhiều dữ kiện lịch sử ý nghĩa. Cảm ơn anh nhé
Trả lờiXóaNgày mới an lành
Lịch sử Việt Nam nhiều tăng trầm và ngay cả thời trang cũng vậy Trần Minh Châu nhỉ? Gay gắt lắm đó chứ. Heee! Ngày mới vui nghe bạn. Thân!
XóaTheo dõi qua quả cầu onlien mới thấy blog của bạn rất đông khách truy cập. chúc mừng bạn ?
Trả lờiXóaNgày mới an lành nhé
Cảm ơn chị nhiều, blog đẹp hẳn ra! Heee! Mừng, chỉ có một chúc xíu nữa thôi là hoàn hảo chị nhỉ. Nhưng thôi từ từ làm tiếp cũng được. Heee! À em có người bạn LHTT có hỏi ai làm blog anh vậy?. Em có trả lời là chị, nên có gì đó chắc bé cũng nhờ vả đến chị đó. Vui vẻ và cố gắng giúp đỡ cho bạn em nghe. Rất làm phiền chị. Thân!
XóaBài viết rất công phu. Cuối bài còn khuyến mãi thêm mấy hình ảnh hài hước. Dzui thiệt! :))
Trả lờiXóaOM là dân Deginer của một tòa soạn báo, nên có thể "chế biến" được nhiều hình ảnh đẹp hơn như thế này là cái chắc!. Phải ko?
XóaNếu như ngày xưa thì Nhi thích phụ nữ mặc váy hơn vì trang phục Việt thời ấy của cả đàn ôngng và đàn bà chân quê đều giống nhau. Dòm không mềm mại chút xíu nào. Thật tội
Trả lờiXóaBây giờ thời trang phụ nữ cũng thích mặc vấy nhiều lắm đó. Nhưng phải công nhận người ta biến tấu ra nhiều kiểu đẹp thật. Heee!
XóaHì hì..Thật zui! bài sau sẽ là "Đàn ông VN biết mặc ..(một số thứ).. từ khi nào", phải không chủ nhà ơi?!
Trả lờiXóaLà sao ta? "Đàn ông VN biết mặc ....(một số thứ)...từ khi nào" là sao ta?. Mình cần sự trợ giúp, ai biết giải thích cho tớ đê.....Có hậu tạ!
XóaHì hì…
Trả lờiXóaAnh hay thật…
Cho xin hậu tạ đê…
Hậu tạ cái gì thế.....?. Đừng để ông anh này mừng hụt nghe.
XóaEm biết mặc từ khi mới sinh ra :)))
Trả lờiXóaAnh biết mặc quần từ khi biết...xấu hổ. Heeee
XóaPhụ nữ Việt nam biết mặc quần từ khi biết CỞI TRUỒNG LÀ XẤU (độ 12 tuổi-với nông thôn,và 10 tuổi ở thành thị) mới chính xác anh ạ;
Trả lờiXóaTheo anh bây giờ khoảng cách giữa nông thôn và thành thị rất gần nhau về độ tuổi ...biết mặc quần. Heeee!
Xóagiật tít cao thủ lun, làm em hết hồn. em thú thiệt là chưa bao giờ nghĩ tới vấn đề này. May nhờ ông anh khai sáng mà ...mở mang đầu óc chút xíu.
Trả lờiXóaNói gì thì nói, công nhận cái áo tứ thân, và cả áo dài sau này của phụ nữ Việt, xứng đáng là trang phục gợi cảm nhất và kín đáo nhất ( thấy che - thực ra lại khoe , mình khoe - mà chả ai dám nói mình khoe . Vậy mới là tài ).
Uhm! Cái ái dài và chiếc quân mặc với áo dài đúng như bà Tám nói : " Thấy che - thực ra lại khoe , mình khoe - mà chả ai dám nói mình khoe " là chính xoát nhất.
XóaGiật tít như vậy may ra bà Tám mới giật mình mà. Heee
Bộ trang phục áo dài Việt Nam rất xứng đáng được nhận sự ngưỡng mộ của khắp 5 châu em à! Vừa kín đáo nhất nhưng cũng gợi cảm nhất...Đêm an lành bên em nè! ctím thăm em.
Trả lờiXóaChị Tím nhận xét vô cùng chính xoát, trang phục của người phụ nữ Việt Nam có từ xưa kia như Áo dài được khắp 5 châu ngưỡng mộ. Song em thấy sự biến tấu của trang phục này lại ko đẹp chút nào.
Xóa" THỨ GÌ KHÔNG MUA ĐƯỢC BẰNG TIỀN THÌ SẼ MUA ĐƯỢC BẰNG RẤT NHIỀU TIỀN !!! "
Trả lờiXóaHì hì ...
P/S : Bài hay lắm anh, rất công phu ... ảnh minh họa lại đẹp nữa ...
Anh cảm ơn Võ Mỹ Thụy thật nhiều!
XóaBài viết của anh thật kỳ công...và mang tính Dã sử nữa chứ ! Chúc mừng anh với ý tưởng viết bài thật hay ! Cảm ơn anh và chúc anh nhiều sức khỏe, may mắn và hạnh phúc !
Trả lờiXóaCông nhận viết thể loại Biên Khảo phải chịu khó và kỳ công lắm em, bởi rất có nhiều nguồn tư liệu nhưng mình ko biết cái nào đúng, cái nào sai mà phải chọn lọc. Cảm ơn Thủy Tiên đến thăm Blog của anh.
XóaĐọc bài này hiểu thêm nhiều điều, bây giờ chị em lại thích quay về thời xưa mặc quần một ống thôi anh ah cho tiện hehehe..!
Trả lờiXóaTrong các quán mát xa,các em mặc toàn quần 1 ống,chắc là tiện cho việc "đánh nhanh rút gọn".Hì...hì...
XóaHeee! Quần một ống (Váy) gợi cảm thật và vô cùng "bất lợi" mới đúng chứ Gaigia?. Heeee!
XóaOh ...bài viết rất hay ...chị đã ở từng tuổi này rồi , thế mà hôm nay chị mới biết được " lai lịch " về chiếc quần của người phụ nữ Việt Nam . Cảm ơn em rất nhiều về bài viết rất có ý nghĩa đó Ánh nhé !
Trả lờiXóasang thăm NAN càng hiểu thêm về lịch VIỆT NAM nhiều bài thật ý nghĩa.cám ơn nhiều nhé...
Trả lờiXóaAnh mình lại đang nghiên cứu đến lĩnh vực gì rồi ? hihi
Trả lờiXóaBữa trưa ngon miệng nha Anh!
đẹp nhưng hơi ... lép!
Trả lờiXóaBài viết thật công phu - trong phạm vi blog thế này - thật đáng khen ngợi !
Trả lờiXóaE chỉ sợ lớn mà ko mặc hehe
Trả lờiXóactím sang thăm em nè! Em có nhà hông dị ta? cafe chiều với ctím đi NAN emui!
Trả lờiXóaThú vị , ra là phụ nữ thích váy, đầm hơn là quần...
Trả lờiXóaAnh rất kỳ công trong việc sưu tầm tư liệu và viết thành một entry tổng hợp khá hoàn chỉnh về trang phục của phụ nữ Việt.
Trả lờiXóaCá nhân em cũng thích mặc váy hơn mặc quần. Và mặc áo tứ thân tuy trông hơi già một chút nhưng cảm giác về sự duyên dáng rất dễ chịu anh ạ.
Theo mình thì cái sự biết mặc quần của người phụ nữ việt nam là đi ngược lại với lịch sử tiến bộ của thế giới về ăn mặc của chị em đấy Tiền thân người phụ nữ việt nam mặc váy (quần 1 ống )cũng là bình thường như phụ nữ thế giới thời xa xưa . Nhưng tới khi họ biết mặc quần thì miền bắc tuyệt chủng luôn váy chẳng có chị em nào mặc hết . Phụ nữ mặc váy thường uyển chuyển mềm mại dễ thương hơn là mặc quần . Mặc váy cặp chân được biểu diễn hoàn thiện hơn mặc quần nhìn thanh lịch mát mẻ và nữ tính hơn mặc quần .. Chỉ tiếc 1 điều người việt nam khi mới được sinh ra không được bó chân như các nước phương tây nên cặp giò hơi có vấn đề chút ít .nhưng với thời buổi bùng nổ về thời trang như bây giờ vấn đề này không còn là chuyện lớn nữa .
Trả lờiXóaCòn cái áo dài hai thân đã cải tiến theo thời gian của việt nam vẫn là hàng đậc chủng thuần việt
tới mức tiếng tiếng anh là tiếng có nhiều nghĩa nhất có tới trên 800 ngìn nghĩa cả thẩy mà không dịch nổi từ áo dài, khí họ dùng từ áo dài việt nam phải sử dụng nguyên thể ( The áo dài ) Đủ biết là nó đặc chủng tới mức nào rồi .?
Thăm bạn ! Chia sẻ vài lời cùng bài viết rất thú vị này .Chúc bạn luôn vui và thành đạt
Cuối tuần yêu thương nhiều nhé em.
Trả lờiXóabài viết sâu sắc, hình ảnh ngộ nghĩnh, đọc xong muốn chứng minh ... rằng Mộc đã comment rồi, hihihi!
Trả lờiXóaChúc anh ngày nghỉ cuối tuần nhiều niềm vui và hạnh phúc
Trả lờiXóaHN công nhận trang phục áo dài Việt ta là số một nhưng HN chỉ thích mặc đầm vì lùn ....hi hi .
Trả lờiXóaCuối tuần vui và hay như bài viết anh nhé .
Bài viết của Ánh Nhật thật công phu. Chúc mừng thành công của bạn và chúc bạn vui khỏe, hạnh phúc!
Trả lờiXóaAnh sưu tầm ở đâu mấy cái hình độc quá đi mất! Em không ngờ lại có những câu "khẩu hiệu" như vậy đấy!
Trả lờiXóaCám ơn bạn chia sẻ sưu tập công phu nầy, chúc bạn chiều chúa nhật vui vẻ nhé.
Trả lờiXóabài viết nào của Nhật cũng khá công phu, đọc rất thích vì tăng thêm kiến thức.
Trả lờiXóamấy cái anh xitin vui mắt lắm! hehe...
Ngọc thăm NA! Tuần mới đong đầy niềm vui, có thêm nhiều bài viết hay, thú vị nữa nha!
Trả lờiXóaCái chi mà kỳ rứa anh...đang cái quần ...đưa cái áo...cho đủ bộ á....hihi....ấm áp nha anh...
Trả lờiXóaThời Hai Bà Trưng chị em ta đã biết mặc quần rồi:
Trả lờiXóaHồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định dẹp yên biên thành
Hồng quần là gì thì xem ở đây:
http://vdict.com/h%E1%BB%93ng+qu%E1%BA%A7n,3,0,0.html
Thời Bà Trưng, đánh nhau với Tô Định thì chủ tướng Trưng Trắc, Trưng Nhị cỡi voi, còn các tướng như Thánh Thiên, Bát Nạn, Vũ Thị Thục toàn cỡi ngựa. Mà cỡi ngựa đánh nhau thì một là bận quần, hai là cởi truồng, chứ dứt khoát không thể mặt váy ngồi một bên chạy ngoạn cảnh như mấy nữ công tước xứ Tây được. Nhưng chả lẽ ra trận mà các nữ tướng ta cởi truồng thì kỳ quá, do đó chỉ có cách là mặc quần. Vậy thôi, thời Hùng Vương thì không rõ, vì chưa thấy ghi nhận nào về các nữ tướng thời Hùng vương cỡi ngựa, cũng không rõ hồi ấy cỡi gì, ngoài cỡi mấy cỡi gió như Sơn Tinh Thủy Tinh , Chủ Đồng tử thì chỉ có Thánh Gióng cỡi ngựa sắt. Nhưng đấy là việc của đàn ông, mà đàng ông thì có thể đóng khố cỡi ngựa cũng được.
Túm lại, phụ nữ Việt biết mặc quần từ thời Hai Bà Trưng, còn tại sao sau này mặc váy thì có lẽ sau thời Trưng Triệu, nữ chủ yếu ở nhà nấu cơm, nuôi heo, không ra đánh trận. Giả sử có đi tham gia lính lác thì cũng nấu cơm là cùng. Mà nấu cơm nuôi heo thì váy là tiện nhất, nhất là cái cảnh : Lợn kêu con khóc chồng đòi tòm tem thì cái váy rất chi là tiện, tiện hơn quân nhiều.
Rứa hỉ.
Nặc danh à, cho chị được phép trao đổi với em nhá: Hai câu thơ đó là của người đời sau viết về Hai bà đấy chứ. Hồng quần chẳng qua là một cách nói hoán dụ để chỉ người phụ nữ, nó xuất phát từ Trung Quốc: phụ nữ thường mặc quần hồng. Như trong truyện Kiều của Nguyễn Du vậy:
Xóa"Phong lưu rất mực hồng quần
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê"
Phụ nữ thời nay có người không nuôi heo, nội trợ mà cũng mặc váy kiệm vải để cho...tiện trên đường phố đấy thôi!
Nghe bảo thời trang sắp tới của phụ nữ chỉ còn là một chiếc thắt lưng thắt ngang eo, ngoài ra không có quần áo gì sất! Tội nghiệp thế hệ trẻ quá!
Hehe. Một cách giải thích rất chi Lâm Ngữ Đường, chị Nhật Thành Hồ à. Người đưa ra cách giải thích này không có ý định tranh luận, vì nếu tranh luận lại rơi vào vòng xoáy của Lâm đại nhân, ô hô thiên.
XóaEm ghé thăm ông anh, tiêu đề này thôi em làm thinh :) say Hello thôi...
Trả lờiXóaChiều thứ 5 vui anh nhé
Trả lờiXóaĐể cô LC chôm bài viết ni về dạy văn thuyết minh cho HS.
Trả lờiXóaNếu đọc cái tiêu đề thì LC sẽ trả lờilà: Phụ nữ VN biết mặc quần từ khi... "biết dị". Cười!
Em cũng hổng nhớ biết mặc đồ khi nào nữa ! hiiii . Thăm anh chúc anh sức khỏe mốt về thăm đồng hương Đồng Nai ạ.
Trả lờiXóaLÚA rất tâm đắc câu kết luận của bạn "từ nét cắt,đến đường kim mủi chỉ mà chiếc quần hiện đại phải trải qua bao thăng trầm cùng lịch sử hằng mấy chục năm"
Trả lờiXóaLÚA góp thêm với bạn vài ý như sau:
"LÚA rời quê hương nam bộ theo gia đình đến định cư tại tây nguyên vào tháng 12/1963. sau khi lật đổ được NGÔ ĐÌNH DIỆM,chính phủ mới của nền đệ nhị cộng hòa trong miền nam vẫn tiếp tục chính sách bình định nông thôn,họ dùng quân đội lùa dân tộc thiểu số sống du cư trên các triền núi xuống bình nguyên lập ấp chiến lược bảo an kiểu mới...thời điểm này đồng bào dân tộc thiểu số chưa hề biết quần áo,đàn ông đóng khố lưng trần ,đàn bà vận củng( là 1 tấm vải tự dệt bằng sợi bông gòn, mà khổ vãi bề ngang chừng 4_5 tất. nên có thể che từ rốn đến đầu gối,còn phần trên là để trần theo lệ "tốt khoe,xấu che,"và tập tục cà răn,căng vàn tai vẫn còn..
cho đến năm 1965 giáo phái tin lành theo chân quân đội mỹ vào miền nam họ thâm nhập và chiêu dụ người dân tộc thiểu số theo đạo,và kèm theo phân phát quần áo củ (đồ viện trợ) ..vậy có thể nói người dân tộc thiểu số tây nguyên biết đến quần áo từ thời kỳ sau năm 1963 đến nay thôi...tuy nhiên phụ nữ dân tộc chỉ mặc áo chung với váy có cải tiến dài đến gót...và ngày nay họ cũng bắt đầu làm quen với chiếc quần 2 ống từ sau giải phóng miền nam.chỉ có ngày chủ nhật đi nhà thờ thì họ lại mặc váy truyền thống...đoi lời góp thêm vui cùng bạn,thân mến.
lúa viết sai vài từ xin sữa lại như sau...tục cà răng,căn vành tai"
Xóarất ý nghĩa.
Trả lờiXóaCác bạn ghé vào website mình minh nhé. Mình chuyên Bán nón nỉ vành rộng tại TPHCM |Ban non ni vanh rong tai TPHCM . Cám ơn
RAT HAY.
Trả lờiXóaCác bạn ghé vào shop nón Aza của mình tham khảo các mẫu nón mới nhé. Click vào đây: bán nón nỉ dưa hấu kiểu hàn quốc tại tphcm - ban non ni dua hau kieu han quoc tai tphcm
đẹp
Trả lờiXóashop chuyên bán nón kết jean hàn quốc đẹp tại TPHCM | ban non ket jean han quoc dep tai TPHCM
Chuyên nón bảo hiểm chính hãng chất lượng cao. Vào xem nhé mọi người
Trả lờiXóaBán nón bảo hiểm andes nữa đầu có kính 181 giá rẻ tại TPHCM
ban non bao hiem andes nua dau co kinh 181 gia re tai tphcm