27 tháng 2, 2013

Những chuyến ngao du !




Người xưa có câu "Đọc vạn quyển sách, đi vạn dặm đường". Vậy ngoài sách sú ra, du lịch là một hoạt động của con người ở ngoài nơi “cư trú thường xuyên” của mình, nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định . Và “đi đây đi đó” còn để tìm hiểu về phong tục tập quán, cuộc sống con người, danh lam thắng cảnh của từng vùng miền khác nhau và những di tích lịch sử của cha ông ta ngày xưa để lại. Đi, không chỉ mở mang kiến thức, “đó đây” còn mang lại một khoảng thời gian để thư giãn, để nghỉ dưỡng sau những chuỗi ngày làm việc mệt nhọc, giúp mọi người thêm yêu, thêm quý cuộc sống này hơn, và còn thêm điều nữa, đi là cho ta nhìn ra được cuộc sống quanh ta, thật tươi đẹp biết nhường nào….
Với tôi, khi tôi đã từng đi và trải nghiệm, mỗi bước chân tôi qua hoặc đặt chân đến một vùng miền đất lạ, đều luôn cho tôi nhiều điều mới mẻ. Và tôi thật sự yêu những nơi ấy, dù rằng ở đó hoàn toàn khác biệt nơi tôi đã sinh ra lớn lên, cũng như nơi tôi đang sinh sống trong hiện tại. Con người có những lý lẽ của trái tim rất thường tình, yêu thương một người khác mình hay gắn bó với một vùng đất không phải quê cha đất tổ thì không bao giờ là điều dễ dàng bất cứ ai. Nhưng khi đã đến thăm một nơi nào ấy dù có xa lạ, thì một con đường, một lối rẽ, một vùng quê, tôi đều luôn để trái tim mình “tự do thổn thức” và cũng chính điều ấy đã cho tôi thật nhiều điều, rằng vũ trụ này bao la và cuộc sống này luôn thật sự hấp dẫn với mọi người, nó tràn đầy mới mẻ và cũng chính điều ấy đã đem đến cho tôi biết bao niềm tin và hy vọng…..
Nói đến du dịch ở miền Trung, tôi biết cứ ai đến Huế thăm chơi cũng tìm cách tót lên Bạch Mã, hoặc ai lâu về Đà Nẵng cũng…. nhảy lên Bà Nà. Còn “Đất Quảng Nam yêu thương” - Quê hương tôi, với nhiều người thường nghĩ ở đó có là Tháp Mỹ Sơn, là Hội An, là Cù Lao Chàm v.v.v. Không! Quảng Nam còn rất nhiều nơi, nhiều chốn để đi, để tham quan và tìm hiểu về một mảnh đất mà từ ngàn xưa đã gọi “Ngũ phụng tề phi”
Trước đây tôi đi và về có viết bài : - “Cây đa” đường Huỳnh Thúc Kháng – Tam Kỳ, “Đất Quảng ta ơi”, “Tri âm không là đó đây!”, “Cơm gà Tam Kỳ”, “Gốm sứ Minh Long – Đỉnh cao của sự huyền nhiệm”, “Hồ trên núi”, "Saigon-Tam kỳ" v.v.v trên Blog Yahoo của mình và những bài ấy được Đài PT và TH thành phố Tam Kỳ- Quảng Nam mang sang đăng lại trên trang Web chính của đài và một trang Web ở Mỹ cũng không bỏ lỡ “cơ hội” đem về spot tiếp lên….v.v.v và nhiều trang mạng khác như “monanngon.com”, hay “banvannghe.com”, "Gomminhlong.com" .v.v.v cũng sử dụng phần nhiều bài viết trên blog của tôi.
Đó là niềm vui của riêng tôi, cũng như chính đó cũng là niềm vui của mọi người viết log, viết là một nhu cầu của bản thân, viết là để trao đổi cho mọi người cùng đọc, cùng biết về thế giới xung quanh ta, khi ta chưa biết hoặc ta chưa có dịp đến đó để tìm hiểu….
Tôi đã có một cái Tết xuân Quý Tỵ tại miền Nam hơn 2 tuần “lẩn quẩn và loanh quanh”,nếu tính đi tính lại cũng là…. nữa tháng giêng. Người ta thường nói: “Tháng giêng là tháng ….ăn chơi”, nhưng với riêng tôi thì bao giờ nghĩ vậy, mà tháng giêng là “tháng rộng ngày dài” cho một năm mới bước đến sẽ còn vất vả, lo toan mà đời thường vốn có. Bởi vậy đây là khoảng thời gian mà tôi có thể cho phép mình nghĩ ngơi và thăm thú vài nơi chút đỉnh ….
Vậy là tháng giêng năm Quý Tỵ này tôi đã đến một số nơi như “Cù Lao Chàm”, “Ngũ Hành Sơn”, “Tháp Mỹ Sơn”, “Nhà Lưu niệm của Cụ Huỳnh Thúc Kháng”, "Nhà tưởng niệm Phan Chu Trinh" v.v.v.
Và sau đây không phải là loạt phóng sự, một bút ký hay là một thể loại gì để cho “rắc rối và to tát”, bởi chính đây là những gì tôi thấy, tôi chứng kiến những nơi tôi đã đến thăm, và nay tôi ghi chép lại vì sợ rằng …kẻo quên, chỉ có vậy!
Lời đầu tiên, tôi thành thật mong các độc giả, bạn bè gần xa đón nhận và góp ý chân thành qua comment.
Andi Nguyễn Ánh Nhật
KỲ 1 : “ Tháng Giêng về thăm nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng”
ĐÔI NÉT VỀ CỤ HUỲNH THÚC KHÁNG
Huỳnh Thúc Kháng (1876–1947) được người Việt chúng ta còn gọi với một tên khác thật là gần gũi : Cụ HUỲNH ! Một tên gọi như để tỏ lòng kính trọng và ngưỡng mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng - Một người vừa có tài năng, vừa đức độ, rất yêu nước, thương dân.
Huỳnh Thúc Kháng sinh ngày1-10-1876 tại làng Thạnh Bình, tổng Tiên Giang Thượng, huyện Tân Phước, phủ Tam Kỳ (nay thuộc xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Thân phụ ông là cụ ông Huỳnh Văn Phương, tự Tấn Hữu, xuất thân nhà nông hào nhưng cũng học qua Nho học, nhiều phen thi cử nhưng không đỗ. Thân mẫu ông là cụ bà Nguyễn Thị Tình, người làng Hội An nhưng cư ngụ làng Phú Thị (nay thuộc xã Tiên Châu, huyện Tiên Phước), em ruột Phó bảng Nguyễn Đình Tựu
Huỳnh Thúc Kháng là một trong những người cùng với Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và Trần Quý Cáp là những nhà lãnh đạo phong trào Duy Tân. Vì lý do đó, ông bị bắt trong năm 1908, rồi bị đày ở Côn Đảo suốt 13 năm, đến mãi năm 1919 mới được trả tự do.
Huỳnh Thúc Khàng là một chí sĩ yêu nước nổi tiếng Việt Nam. Ông từng giữ chức Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ thời thuộc Pháp, Bộ trưởng Nội vụ. Sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời được thành lập, Bác Hồ đã mời cụ Huỳnh Thúc Kháng tham gia, giữ chức vụ phó chủ tịch nước, rồi quyền Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau đó Huỳnh Thúc Kháng được phân công chỉ đạo cuộc kháng chiến ở khu vực Nam Trung Bộ. Ông qua đời năm 1947 tại Quảng Ngãi. Nhân dân Quảng Ngãi yêu kính ông, an táng ông trên đỉnh núi Thiên Ấn.

VỀ THĂM NHÀ LƯU NIỆM CỤ HUỲNH. 

Sáng một ngày của thượng tuần tháng giêng năm Quý Sửu, xuân hình như vẫn còn ở  mọi nhà, trước ngõ nhà nào cây cỏ vài mươi ngày trước đã đâm chồi nảy lộc và nay cũng chỉ đang ở độ lá non. Tôi xách ba lô trên vai lên đường trực chỉ theo tỉnh lộ 616 vhướng Trà My, Tiên Phước – Quảng Nam, để đến nhà lưu niệm cụ Huỳnh. Đó là ngôi nhà thực của cụ Huỳnh xưa kia, nơi cụ đã sinh ra và lớn lên. Có thể nói đây là một ngôi nhà không có một bí ẩn nào , cũng như không có một sự tương truyền nào về giả thuyết mang tính huyền thoại về sự hình thành của nó để cho tôi hay mọi người tò mò khám phá. Nhưng tôi quyết đến thăm nhà cụ bằng một trái tim chân tình của mình về lòng biết ơn và nhân cách lớn, nhân cách làm người của cụ…….
(Còn nữa).
Andi Nguyễn Ánh Nhật

 Huỳnh Thúc Kháng (1876–1947)

 Toàn cảnh khu nhà tưởng niệm HUỲNH THUC KHÁNG











Nhìn từ cổng chính vào

NHÌN TỪ TRONG RA 






-->Đọc thêm...

20 tháng 2, 2013

Bác Hồ có bao nhiêu bút danh !?




Đã có nhiều tài liệu được ghi Bác Hồ có hơn 50 bút danh trong cuộc đời của người. Nhưng theo tiến sĩ Nguyễn Đình Cát công tác tại Viện Hồ Chí Minh, Bác Hồ có 54 bút danh, Và Bác Hồ không những là nhà báo lỗi lạc mà còn là người sáng lập ra tờ THANH NIÊN ra số 1 ngày 21-6-1925 và báo Nhân Dân số 1 ra ngày 11-3-1951. Bài báo đầu tiên của Bác Hồ là ”Yêu sách của nhân dân An nam” Bác ký tên Nguyễn Ái Quốc và đăng trên báo “L’humanité” Pháp ra ngày 18-6-1919 cách đây đúng 93 năm. Bài báo cuối cùng của Bác “Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng” ký tên Việt Hồng đăng trên báo Nhân Dân số 5526 ra ngày 1-6-1969
Từ trước đến nay ai cũng cho Bác Hồ có 53 bút danh. Nhưng cho đến nay Viện Hồ Chí Minh đã phát hiện được nguyên bản 8 bài báo của bác đăng trên tờ Cứu Vong Nhật Báo, một tờ báo do dảng Cộng sản Trung Quốc sáng lập và lãnh đạo trong thời kỳ kháng chiến chống Phát Xít Nhật. Tám bài báo ấy Bác đều lấy bút danh Bình Sơn. Vậy nếu tính tổng số, Bình Sơn là bút danh thứ 54 của Bác. Và trong cuộc đời của Người tính từ năm 1919 đến năm 1969, Bác viết được 1541 bài báo, kể thêm 11 bài Bác không để bút danh nữa là 1552 bài.
Tổng số bài báo theo bút danh của Bác Hồ từ năm 1919-1969 như sau:
1 Nguyễn Ái Quốc ……..83
2 Nguyễn ……………….  1
3 Nguyễn A Q…………... 2
4 N.A.Q ………………….1
5 X X……………………. 1
6 Nguyễn Ái Quốc ………2
7 N.A.Q…………………..4
8 N………………………..6
9 Yang……………………7
10 NK…………………….1
11 A.N……………………2
12 D.C.Lin………………..1
13 P.C. Lin………………. 1
15 Lin……………………..2
16 Bình Sơn………………8
17 Q.T…………………….9
18 Q.TH…………………..8
19 A.G…………………….9
20 XYZ…………………. 10
21 G……………………… 2
22 LT……………………..15
23 Lê Nhân ………………. 1
24 L.T ……………………251
25 Đin …………………… 1
26 Lê……………………... 1
27 Tân Trào ………………1
28 ĐX……………………..173
29 CB……………………..703
30 VK……………………..   4
31 KC……………………….4
32 T………………………….1
33 C.K……………………… 21
34 Trần Lực………………… 75
35 Lê Nông…………………. 5
36 Chiến Sĩ ………………… 84
37 La Lập ………………….. .2
38 Nói Thật…………………. 14
39 Chiến Đấu ……………….  2
40 T.Lan …………………       5
41 Thu Giang ……………….   1
42 KV……………………….    1
43 Tuyết Lan………………...   1
44 PH.K.A1………………….   1
45 Trần Lam…………………   1
46 Luật sư TH Lam………….    1
47 Lê Thanh Long…………       1
48 C.H. KOPP (A-LA-BA-NA)  1
49 Thanh Lam………………….1
50 Nguyễn Kim………………   1
51 C.S ………………………….1
52 K.Q………………………….1
53 Lê Ba ……………………….1
54 Việt Hồng …………………  1
55 Không bút danh …………….11
Trong tổng số 1541 bài có bút danh và 11 bài không bút danh.
Bài báo mang bút danh Bình Sơn
Như chúng ta đã biết, Bác về nước vào ngày 2-8-1941. Trước đó bác đã dừng chân ở Quảng tây và đã viết loạt bài báo ấy lấy bút danh là Bình Sơn đăng trên từ Cứu Vong Nhật Báo
Theo trình tự thời gian, 8 bài báo ấy gồm : Chú ếch và con bò (24-11-1940), Hai chính phủ Véc xây (23-11-1940), Bịa đặt (1-12-1940), Nhân dân Việt Nam và báo chí Trung Quốc (2-12-1940), Ca dao Việt Nam và cuộc kháng chiến của Trung Quốc (4-12-1940), Mắt cá giả ngọc trai (5-12-1940),, Ý đại Lợi (Italia) thực bất đại lợi (16-12-1940), Việt nam “phục quốc quân” hay là “mại quốc quân” (18-12-1940). Nhìn bản danh dách các bài báo kể trên của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, chúng ta nhận thấy rằng có bài viết chỉ sau bài trước chỉ một ngày và trong 25 ngày Bác Hồ đã viết và công bố 8 bài báo đó.. Đó là kỷ lục viết báo bằng tiếng nước ngoài của Bác Hồ có lẽ trên thế giới ít có ai bì kịp. Đặc biệt trong 8 bài báo ấy, nổi bật lên hơn tất cả là bài “Ca dao Việt Nam và cuộc kháng chiến của Trung Quốc”. Trong bài này, Bác đã dẫn ra một bài ca dao Việt Nam ủng hộ cuộc kháng chiến chống phát xít Nhật của nhân dân Trung Quốc. Lời bài ca dao ấy như sau;
“ Nhật Bản, phát xít ở phương Đông
Dã man, tàn bạo lại tàn hung
Vào Trung Hoa gây chiến xâm lược
Nhân dân Trung Quốc khổ vô cùng
Người thì bị giết, nhà bị đốt
Núi đầy xương máu đầy khắp đồng
Bom đạn tàu bay sao tránh khỏi
Ốm đau đói rét sống sao đây?
Họ đang đấu tranh rất gian khổ
Giữ gìn dân chủ và hòa bình
Họ đang cần có người giúp đỡ
Họ đang cần có sự đồng tình
Giặc Nhật tấn công toàn thế giới,
Là kẻ thù chung cả loài người
Anh chị Việt nam ta hỡi
Mau đứng lên giúp đỡ Trung Hoa
Giúp người Trung Quốc ta ra sức
Trung –Việt môi răng có khác nào
Nhớ rằng môi hở thì răng lạnh
Cứu Trung Quốc là tự cứu mình
                          Bình Sơn
 ( Theo Cứu Vong Nhật Báo Quế Lâm, Quảng Tây, Trung quốc ngày 4-12-1940)
Một diều kỳ lạ là với mỗi bút danh của mình, Bác đều có một phong cách viết khác nhau. Nhưng chỉ cần đọc qua thì ai nấy đều nhận ra đó là văn phong Hồ Chí Minh. Văn phong Hồ Chí Minh là một hiện tượng, văn phong Hồ Chí Minh thống nhất trong đa dạng. Và bút danh Bình Sơn có phải là bút danh cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh hay không, thì bây giờ cũng chưa có thể trả lời chính xác. Nhưng qua tất cả bài viết với 54 bút danh kể trên, thế hệ trẻ của chúng ta lại hiểu thêm về tầm vóc vĩ đại của bác Hồ kính yêu.
Andi Nguyễn Ánh Nhật





-->Đọc thêm...

Hội chứng Freedom forever và “To be or not to be” của Hamlet !





Vừa phút trước, anh ấy là một người hoàn hảo, phút sau đã khiến bạn bực bội và ngán đến tận cổ. Lúc ấy, bạn đinh ninh rằng mình và anh ấy không hợp tính cũng như mối quan hệ này khó bền vững. Có ai đã từng rơi vào tình huống này chưa? Nếu câu trả lời là “có”, bạn có khá nhiều đồng minh đấy. 

Yêu và ghét, kiểu mâu thuẫn tưởng như không có đất diễn trong tình yêu. Thế nhưng, hầu hết các mối quan hệ lâu dài đều không thoát khỏi cảm xúc đối lập khó hiểu này.

Cảm xúc trái chiều trong một mối quan hệ. Nếu đang ở trong một mối quan hệ tình cảm đầy mâu thuẫn như vậy, hẳn bạn sẽ vô cùng bối rối để rồi dẫn đến một quyết định đáng tiếc: chia tay. Vậy mà khi cả hai đã trả tự do cho nhau, có người đau lòng phát hiện người ấy mới ....tuyệt. Cảm giác yêu đấy, ghét đấy là chuyện bình thường và hầu như ai cũng gặp, chỉ tiếc đã không nhận ra sự bình thường đó mà thôi.

Sống ở bên nhau, không ít người chán ngán và chỉ muốn bước ra khỏi cuộc hôn nhân. Thế nhưng, thật điên rồ đến khi lại cầu mong cuộc hôn nhân của người ấy mau chóng tan vỡ để được sống bên nhau và tiếp tục… chịu đựng nhau. Quả thật, đó là những suy nghĩ ở bản thân mà ai cũng có thể hiểu nổi. Những cảm xúc cực đoan và trái chiều là một phần không thể tránh khỏi trong các mối quan hệ.

Yêu và ghét là hoàn toàn bình thường


Các nhà tâm lý học gọi đây là hiện tượng vừa yêu vừa ghét, một dạng mâu thuẫn trong tư tưởng hoặc là “Hội chứng Hamlet”. Nếu Hamlet của Shakespeare cứ mãi quay quắt “sống hay không sống” thì nhiều phụ nữ hiện đại lại băn khoăn mình “yêu hay không yêu” người ấy.

Trái tim mách bảo họ đang yêu, cảm giác cho thấy họ hạnh phúc bên người mình yêu. Thế nhưng song song đó, đôi khi họ vẫn căm ghét nửa kia. Vì thế mới có chuyện nhiều người thấy mâu thuẫn và nghi ngờ ngay cả tình yêu của mình. Từ đó, một số chọn cách chia tay để đi tìm một nửa đích thực nhưng không bao giờ có thật. 

Còn nếu quyết định đi đến hôn nhân, sau một thời gian duy trì “trạng thái Hamlet”, họ sẽ mau chóng chán nản, thất vọng và đôi khi dẫn tới ly hôn với một lý do rất kinh điển: Không hợp nhau. Tuy nhiên, chẳng ai giống nhau một cách tuyệt đối để hoàn toàn hợp ý từ chuyện bé tí như thói quen, sinh hoạt hàng ngày cho đến lối sống, cách nghĩ. Vì thế, những mâu thuẫn của cảm xúc yêu và ghét là hoàn toàn bình thường và không cần thiết phải “điều trị”.


Lý do phổ biến khiến nhiều cặp chia tay:
Bạn thấy hạnh phúc khi người ở bên cạnh động viên, đưa ra lời khuyên khi bạn gặp khó khăn, thỉnh thoảng làm bạn bất ngờ. Ngược lại, bạn bực bội chỉ vì họ làm những điều không hợp ý. Thế nhưng, đó chỉ là những điều bé như hạt cát giữa sa mạc thôi, đúng không?

Bởi vậy, nó hoàn toàn là chuyện cỏn con so với tình yêu, một báu vật không dễ kiếm và giữa triệu người, bạn mới cảm thấy yêu một người. Hơn hết, họ yêu bạn, luôn bên bạn và biết cách sống chung với bạn. Vậy thì có đáng để những khó chịu vụn vặt làm tan vỡ một tình yêu?

Nếu ai đó cũng rơi vào tình huống này thì liệu họ có thực sự yêu và có nên tiếp tục, tôi sẽ quả quyết: "Có, bạn đang yêu và đừng để cảm giác tiêu cực làm lu mờ tình yêu".

Mâu thuẫn là một dạng tồn tại của những cảm xúc mạnh mẽ và trái chiều, như là yêu và hận, lòng tốt và sự thù địch mình dành cho cùng một người. Điều này giống như các bà mẹ đối với con của họ. Họ luôn ý thức sẽ dành tất cả tình yêu thương và thời gian cho con cái, nhưng lại không nén được cơn giận khi đứa con cứ gào thét hàng giờ.

Điều đó cho thấy, sự mâu thuẫn được hình thành trong đời sống hàng ngày và là một phần của cuộc sống. Trong cuốn “Being in love”, nhà tâm lý Judith Pickering đã nhận xét: “Khía cạnh khó hiểu nhất của các mối quan hệ thân thiết đều do những cảm xúc trái ngược tạo nên”. Trong khi đó, nhiều phụ nữ lại không dễ chấp nhận sự thật: Ở mỗi hoàn cảnh, chúng ta có những trạng thái tình cảm dành cho người yêu khác nhau, với các mức độ: say mê, chán nản, oán giận, ghen tỵ, sở hữu… Lúc này, nếu thiếu khả năng chịu đựng, bạn sẽ bị lầm lẫn trong cảm giác và dẫn đến suy nghĩ: “Mình không thật sự yêu người ấy”.

Một số nhà tâm lý lại cho rằng lý do phổ biến nhất trong những trường hợp chia tay là do mâu thuẫn. Việc này giống như sự biến chuyển từ trạng thái đam mê ban đầu thành lạnh nhạt, thờ ơ theo thời gian. Và hai trong những tín hiệu khiến nhiều người muốn chia tay là: “Em muốn anh hơn bất cứ điều gì, nhưng em vẫn còn rất nhiều ưu tiên khác. Vì vậy, xin đừng trông đợi ở em quá nhiều” hoặc: “Em muốn mối quan hệ của chúng ta càng thân mật càng tốt, nhưng lại không dám đến quá gần anh vì sợ tụi mình không đi đến đâu”. 

Những mâu thuẫn không thể giải quyết được có thể khiến con người mắc kẹt trong vũng lầy của sự không dứt khoát. Có người sẽ tìm cách giải quyết gút mắc theo kiểu: “Mặc kệ, đến đâu thì đến”. Tuy nhiên, cũng có người nhìn nó bằng một thái độ quá căng thẳng khiến cho cuộc sống càng trở nên trầm trọng với những thứ rối như tơ vò.

Giống như những đứa trẻ, hầu hết chúng ta có khuynh hướng nhìn thế giới qua hai màu đen và trắng, tốt hoặc xấu, đúng hoặc sai, hân hoan hay chán nản mà không nghĩ rằng: "Có lúc, cuộc sống là một ly Cocktail mà trong đó, nguyên liệu là tất cả cảm xúc trên". Đó là chúng ta chưa thực sự biết sống sao để yên bình cùng những lo lắng, mâu thuẫn và sự mơ hồ trong cuộc sống.

Rõ ràng trong cuộc sống, ngoài màu đen và trắng, chúng ta cần trải nghiệm nhiều hơn ở những vùng xám rộng lớn. Do đó, đừng ngại khi thấy cuộc sống đầy những mâu thuẫn khó hiểu.

Vì thế, tôi quả quyết những mâu thuẫn trong cảm xúc luôn tồn tại. Tôi cũng tâm đắc những lý giải dưới đây về sự mâu thuẫn của nhà tâm lý Neil Rosenthal:
- Bởi vì chúng ta sợ. Chúng ta sợ bị vạch trần. Chúng ta không muốn bị cự tuyệt.
- Chúng ta sợ gây ra những sai lầm mà chúng ta từng mắc phải trong quá khứ.
- Chúng ta sợ làm tổn thương chính bản thân. Chúng ta không muốn mạo hiểm.
- Chúng ta sợ rằng nếu ai đó hiểu quá rõ về mình sẽ không muốn có mình nữa.

Trên tất cả, sự mâu thuẫn luôn tồn tại và không thể bị “khai tử” trong cuộc sống. Chính vì vậy, một mối quan hệ không phức tạp, không sóng gió chẳng dễ đạt được. Bạn chỉ có thể đối mặt với nó một cách tích cực và đơn giản hóa nó tối đa mà thôi.

Nên nhớ:Mâu thuẫn là một dạng tồn tại của những cảm xúc trái chiều và là lý do khiến nhiều cặp chia tay.


Không vượt qua “hội chứng Hamlet”, bạn sẽ:

1. Mắc kẹt mãi mãi trong đầm lầy của sự do dự và những cơ hội tình yêu sẽ trôi qua một cách phí phạm. Tìm kiếm, yêu, nghi ngờ rồi chia tay, cứ thế, bạn chẳng bao giờ nhận ra người của đời mình vì ai cũng có những khuyết điểm khiến bạn không chịu nổi. Đến lúc nào đó, bạn một mình gặm nhấm nỗi cô đơn và tự an ủi: “Tất cả do duyên phận”. Thực ra, bạn đang thể hiện sự yếu đuối khi không dám đối mặt và chiến thắng mâu thuẫn để giành lấy hạnh phúc.

2. Có người sẽ phản ứng theo chiều ngược lại: chịu đựng những mâu thuẫn. Rong ruổi mãi mà chẳng có bến nào thực sự lý tưởng, bạn đành cam chịu chấp nhận sự thật.

Tuy nhiên, nếu không hiểu hết bản chất của “hội chứng Hamlet” mà cứ chấp nhận nó một cách tiêu cực, kiểu như: “Thôi, chịu đựng cho xong, người đó quả là chẳng ra gì”, bạn đã chai sạn cảm xúc. Một khi “liệt” dây cảm xúc, bạn chẳng thể vui vẻ để vun đắp cho đời sống tình cảm. Một ngày nào đó, bạn và người ấy sẽ sớm chán nhau, kết cục chia tay chỉ là sớm hoặc muộn.

3. Mất niềm tin vào tình yêu và dễ lao vào những cuộc tình một đêm thay vì đầu tư cho mối quan hệ lâu dài. Bởi lúc này, tình một đêm là giải pháp để bạn luôn có những cảm giác tươi mới và mãnh liệt, nhưng lâu dài thì không. Hậu quả, bạn rơi vào cảnh “lắm mối tối nằm không” và chẳng có lấy một người thực sự gắn bó, cùng xây dựng tương lai.
Andi Nguyễn Ánh Nhật!
-->Đọc thêm...

Đến THƯỢNG ĐẾ cũng phải cười ...khà khà !



Người Phương đông nói chung và người Việt Nam nói riêng nay đã là thời đại của Digital nhưng vẫn còn e dè nhìn những bức hình Nude hay sự biến thiên “kỳ cục” của tạo hóa cho muôn loài cỏ cây. Trong khi đó có những bức hình Nude là một tác phẩm tuyệt mỹ nhất của tạo hóa dành cho con người đó sao ? Còn với cỏ cây, tạo hóa cũng tạo cho muôn loài này những hình hài độc đáo, ngộ nghĩnh như một tặng phẩm dành cho con người chiêm ngưỡng. Và chỉ với con người mới cảm thụ được nét độc đáo của vũ trụ bao la bằng con mắt yêu nghệ thuật và yêu cái đẹp thay vì phải nhìn bằng con mắt phàm tục lấy…. “Thanh giảng tục”. Những bức hình sau đây, Thượng đế cũng đã …..cười khà khà. Còn chúng ta bạn hãy cùng ngắm, không cần suy nghĩ, chỉ cười chút chơi để lấy hứng thú cho một tuần làm việc vất vả ! Xin cảm ơn !


Andi Nguyễn Ánh Nhật – Sưu tầm và biên tập


Củ khoai mì có hình bàn chân

Một trong những củ khoai mì to nhất thế giới ! 

Khoai hình cụ Rùa !

Khoai có hình dáng hòn non bộ !

Củ khoai kỳ lạ !

Củ khoai Mì nâng 56 Kg ở Vĩnh Long

Em bé SU SU !

Ớt nào mà ớt chẳng cay !?












Củ khoai mì nặng 27 Kg ở An Giang.

Mẹ con khoai Tây !

Củ khoai Tây lớn nhất thế giới !

Khoai Tây làm dáng !

Vợ chồng nhà Cà – rốt !

Khoai lang đứng thẳng !

Khoai Lang nặng 3 kg ở Hà Nam

Trái bầu dài nhất thế giới !

Ai nằm …nơi đây !

Nhìn ghê vậy ta !?

Vũ điệu của cây lá !

Vòng 2 của Nàng MONICA

Tháp nghiêng ở Italia !? Không phải….

Nghĩ gì ra nấy !

Xương rồng trong chậu !

Xương rồng có gai !
-->Đọc thêm...

BÀI ĐƯỢC NHIỀU ĐỘC GIẢ ĐỌC