30 tháng 4, 2013

Đà Nẵng – Đêm hội hoa ở lưng trời, hoa trong ánh mắt (Kỳ 1)



Tôi đã nghe có người từng nói: “Không đi xem pháo hoa (DIFC) tại Đà Nẵng như mất nửa …..cuộc đời”. Thật vậy ư? Nhưng nói gì cũng không qua là chính mình phải trải nghiệm bằng cảm xúc và phải "mắt thấy tai nghe".

Tối hôm qua 29-04-2013. tôi đã có chứng kiến đêm pháo hoa đầu tiên diễn ra tại thành phố bên bờ sông Hàn qua màn ảnh nhỏ. Quả thật đó là một đêm lễ hội của những “Thùng thuốc súng” tuyệt vời và mãn nhãn. Một khoảng thời gian chỉ một, hai tiếng, nhưng trong tôi có những xúc cảm khó quên,. Tôi nghĩ mọi người xem qua vô tuyến cũng vậy.

Sáng 30-04-2013, chúng tôi gồm 5 thành viên lên đường đi Đà Nẵng, khi trong lòng ai cũng háo hức được xem trưc tiếp tại trận địa điểm bắn pháo hoa đêm thứ 2, cũng như chung kết ai thắng cuộc..

Đà Nẵng ngày  lễ Độc lập, ngày hội pháo hoa, du khách các nơi về đông nghịt. Đọc qua nhiều kênh thông tin đại chúng là có khoảng 100.000 lượt khách đến Đà Nẵng dịp 30/4 để xem trình diễn pháo hoa. Nghe vậy không biết thông tin này có chuẩn xác không, nhưng với riêng mình, tôi cũng có chút….. hơi hoảng, bởi thành phố này có khoảng 500.000 ngàn dân, nay lại thêm 1/5 lượng người, có khi là …nghẹt thở

Thành phố Đà Nẵng tôi yêu, xưa kia tôi đã từng học Đại học tại thành phố này. Bởi thế nếu bây giờ có ai hỏi tại sao tôi thích ở đây lạ vậy?. Có lẽ rằng tôi sẽ trả lời với người ta, vì tôi đã có một thời gian dù chỉ 5 năm học Đại học tại trung tâm thành phồ- Một ký ức của riêng quá đẹp và quá nên thơ.....
Không phải ngẫu hứng, mà để có được một chuyến đi chúng tôi đã lên kế hoạch từ rất sớm, đó là những bạn bè hiện đang sinh sống ở thành phố này được chúng tôi “huy động” tối đa để xin giấy mời hoặc lo tìm vé ở khán đài tốt nhất.
Và hôm nay tôi đã được điều mà mình từng chờ mong là xem một đêm “Đà Nẵng- Hoa ở lưng trời và hoa trong ánh mắt”. Có thể tôi sẽ được thỏa mãn mọi điều hằng ước, rồi nó sẽ trôi qua, và chắc  tôi s thích một thứ cảm giác là mình được nuối tiếc một điều gì đó cứ thường hay là ngắn ngủi như màu huyền nhiệm và sự thăng hoa….

 (Còn nữa)

                                Đà Nẵng đêm hội pháo hoa









                                                       Chuẩn bị lên đường

4 trên 5 thành viên chúng tôi

Tìm nơi cứu đói

A đây rồi! Lotte - DANANG

Cứu đói tại nhà hàng LOTTE - Danang
 
      Với ông bạn Đức Huy tại Nhà hàng Lotte - Danang

                   Chúng tôi vào bãi gi xe, xe c đông nghịt

 4 giờ chiều, anh em chúng tôi "bia đùm, bánh mì gói" tiến về khán đài đối diện trận địa pháo hoa.

                          Ở khán đài khán gibắt đầu đến

         Gần đến giờ biểu diễn- Chiều trên sông Hàn - Đà Nẵng


-->Đọc thêm...

28 tháng 4, 2013

Muối ơi....Muối!



                     Ruộng muối ở Sa Huỳnh - Quảng Ngãi
Muối là gì ? Đó là phần không thể thiếu cho sự sống của con người, như nước, như hơi thở, như không khí của vũ trụ bao la ! Đã từ lâu muối còn là châm ngôn , là chất xúc tác cho giới văn nghệ sĩ sáng tác, như từng có lần Nhà thơ Chế Lan Viên phải thốt lên :” Hãy biết ơn vị muối cho đời cho thơ chất mặn” ( Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng). Chế Lan Viên đã từng trăn trở, băn khoăn, từng nếm mùi vị của “muối đời”. Chàng thi sĩ của “Ánh sáng và phù sa” cùng những văn nghệ sĩ khác đã trải qua biết bao thăng trầm, đã một thời “điêu tàn” trong mộng tưởng, hay trong nỗi đau của nhân tình thái thế. Há chăng rồi những vần thơ hay, hay những vần thơ thép được nhà thơ chưng cất lên từ “bể muối cuộc đời” này đây !?

                                  Diêm dân làm muối
Và không biết từ đâu có câu ca dao:

“ Tay bưng đĩa muối chấm gừng

Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”….. là thế nào nhỉ !?

Muối mặn đi chung với gừng cay, muối thì mặn như…. muối, gừng thì cay như …gừng. vậy có muối gừng không? Có lẽ là không! Tất nhiên ăn cho biết gừng cay muối mặn, như “muối đời” của những chàng nghệ sĩ, ăn như để biết về cuộc đời của con người như gừng cay mặn mà thôi.
Nói về muối đã có một thời của “đêm trước đổi mới”, người dân ta chỉ cần có miếng cơm với muối là niềm ao ước của những số đông hay trong những năm tháng chiến tranh khói lửa hạt muối phải “cắn làm đôi” trong hành trình gian khó , người miền xuôi không có muối để ăn, người miền núi phải đốt cỏ Tranh làm muối.

Muối thật là như vậy đó, bởi muối là thành phần không thể thiếu trong tất cả các món ăn. Bản thân muối chỉ cần “làm bạn” với hạt đậu, hạt mè là đã trở thành một món muối ngon lành. Trong dân gian người ta thường nói muối để càng lâu là có tác dụng như một vị thuốc bồi bổ cơ thể khi nấu ăn. Trong đời sống “Bò có bảy món”, “Cầy tơ có chín món”. “Dê có tám món” v.v.v thì muối có hơn mười bốn, mười lăm món hay còn nói theo một cách khác có “Kính thưa các loại món muối!”, “Kính thưa “vạn trạng biến thiên” của muối”, có thể ví von món muối là “Tôn Hành Giả” có 72 phép thần thông biến hóa nhưng phép nào cũng là của….. “Giả Hành Tôn” .
Nói về “món muối” đầu tiên không thể không nói về “nguyên liệu gốc” là những hạt muối trắng và sau này thêm muối I-ốt. Trên dải đất hình chữ S, nếu Miền bắc có Muối Bạch Long ( Nam Định), Miền Nam có muối Long Hải, thì Miền trung vẫn nổi tiếng hơn với muối Sa Huỳnh ( Quảng Ngãi) và Hòn Khói ( Khánh Hòa)! Bởi muối ở Miền trung hạt lớn, trắng có vị mặn nhiều mà thanh như đã được chắt chiu từng giọt nắng như lửa của vùng miền nơi đây. Chính về nơi này người ta thường nghe câu hát của những người dân diêm sâu lắng: “Muối Sa Huỳnh mặn mà tha thiết, như những tấm lòng hiền hậu thủy chung…..”.( Nghĩa Bình quê hương tôi)
Vũ điệu của Muối
Muối trắng từ xưa đến nay là người bạn thân thiết của những bà Mẹ Việt Nam quanh năm tần tảo. Họ dùng loại muối này trong nhiều việc trong đời sống hàng ngày như muối mắm, muối dưa hay muối cà v.v.v. Đã từ lâu các bà Mẹ đã biết lấy hạt muối trắng về bỏ trong những chiếc ôm đất hầm chín, muối nổ như bắp rang nghe mùi thơm phân phất. Chỉ cần loại muối rang ấy, những năm tháng khó khăn chỉ cần ăn cơm bằng “hạt gạo làng ta” với muối rang cũng thấy thấm đượm tình người, tình thủy chung của người với muối!
Nói về “món muối” đầu tiên cũng phải nói về món muối chiên mỡ thời bao cấp. Đó là món của những ông cha bà mẹ là công nhân viên chức thời ấy, mỗi tháng đựơc ‘phân phối” một hai lạng thit heo. Nhưng đến tháng họ tìm mua những lạng thịt heo ba chỉ. Đem về, họ thái thịt heo thật nhỏ, rồi lựa muối trắng có hạt thật to đem chiên với muối làm lưong khô cho con em mang theo khi học đại học ở xa như một món…. “ăn tưoi” cải thiện thêm hàng ngày. Dần dà cuộc sống khá hơn, món muối này mất đi nhừơng lại cho những món muối khác.
                                                Biển hát 
Muối tiêu là muối được công dung nhất, bởi muối tiêu ngon và công thức chế biến cũng giản đơn. Không những muối tiêu dùng để chấm hột vịt lộn là số một. Loại muối này hầu như chấm thứ gì cũng thấy ngon. Từ những loại trái cây đến những món ăn sang trọng hay món nướng dân dã hay đến cái bánh mì có hay không “người lái” cũng cần muối tiêu. Nói về muối tiêu, có một cách nói của người Miền Trung :” Hôm nay mời bác đến nhà con ăn miếng cơm với muối tiêu….” . Đó là cách nói ”khiêm nhường” thường thấy của người dân nơi đây! Nhưng khi thực tế bản chất của người Miền trung hiếu khách, khách đến nhà “không Gà thì Vịt”, hay trong thời buổi khó khăn năm ấy, dù có đĩa muối tiêu nhưng cũng có thêm đĩa rau hái từ vườn, hoặc vài con cá bắt từ đồng …. chấm muối tiêu.

Muối mè! Muối này không chỉ với vị thơm ngon quyến rũ mà còn có giá trị dinh dưỡng cao, có ích lợi cho tim mạch v.v.v.Còn nữa, với muối mè, từ xưa các bà mẹ Miền trung thường bắt con dâu, con gái của mình khi là sản phụ phải ăn cơm độc nhất với muối mè cũng vài tuần có khi cả tháng cho “chắc bụng, chắc da, chắc thịt!”, không biết có đúng không chứ muối Mè là loại muối nhiều dinh dưỡng người ta ăn để chữa bệnh. Cơm ăn với món muối này là phải nhai quên thôi, nhai khi cơm ra bã mới thấy được cái béo, cái ngon thấm êm cả cổ.

Muối đậu phộng rang chế biến thật giản đơn và ai cũng biết. Nói chế biến cho sang, chứ món muối đậu phộng rang chẳng có gì để chế biến, cứ đậu phộng rang lên, giã nhỏ trộng với muối hầm và đường theo tỷ lệ tùy thích. Nếu tính tuổi đời của món muối đậu phụng thì không ai biết bao nhiêu nhưng trong “tâm hồn ăn uống” từ già lẫn trẻ đều biết món muối này được ăn với tất cả loại xôi hay chấm khoai, chấm sắn ăn vừa thơm, vừa ngọt, vừa mộc mạc, và vừa dân dã.Trước đây chỉ có vài loại muối như Muối rang (hầm), muối đậu phụng, muối mè, muối ớt, muối tiêu chanh, thì ngày nay có thật nhiều “món muối”, muối sả ớt, muối ruốc sả ớt, muối tép, muối tôm, muối ruốc, muối chà bông …..

Muối ruốc sả ớt trước đây là đặc sản của Huế, bởi người dân nơi đây đã biết “thổi hồn” vào cùng với muối, và muối là một thứ gia vị thiết yếu nhất kết hợp với nhiều loại ngũ cốc để cho ra nhiều loại muối. Như trong một Festival Huế gần đây, người ta đã làm gần tới vài chục loại muối khác nhau, người ta đã làm ra muối đậu đỏ, đậu đen, muối kê, muối gạo trắng, gạo tím, muối cá thu, muối tôm, muối ruốc bò…… Thậm chí món tráng miệng là những trái cây được chấm với….. muối mơ làm từ muối và trái mơ từ Hà Nội. Nhưng có lẽ bây giờ món muối ruốc Huế là “phủ sóng” cả đất nước hình chữ S. Với món muối này đem chiên với táp mỡ, thịt heo nạc xíu nhỏ, khi chiên lên điếc cả mùi, mùi sả cộng với mùi ruốc, mùi ớt với mùi thịt và táp mỡ, một mùi đậm đà khó tả rồi đựng trong chiếc hủ thủy tinh trắng ăn dần cho đến hết… Món này, lâu lâu chỉ cần “nó” với vài ba trái dưa leo thái vừa để chấm ăn với gạo Nàng Hương thì ăn  mãi không thôi, có lúc ba bốn chén cơm rồi mà chẳng hay.

Muối dầu lai!? Là muối trộn với trái dầu lai dâm nhỏ có khác chi như muối đậu phụng thơm lừng bởi trái dầu lai vẫn béo và thơm.

Muối khuyết là con khuyết nhỏ được phơi khô rồi rang lên rang lên đâm nhỏ trộn với muối. Muối này rất hợp với những ngày đông mưa phùn giá rét, làm biếng đi chợ chỉ cần cơm nóng với muối ăn sẽ thấy vừa thơm vừa ngọt. Đây là món ăn rất ấm bụng trong những ngày đông rét giá

Mới chỉ kể một vài ba loại muối mà nghe “bỡ cả hai tai” làm sao kể xiết! Nói gì thì nói, muối luôn là bạn của mọi người và không thể thiếu. Với tất cả những món muối như đã được thi vị hóa bằng thơ ca :

“Rồng con ngâm muối biển khơi

Sum vầy chén ngọc rạng ngời ta ơi

Phựong hoàng tung cánh thảnh thơi

Cơm lành cửu vị mặn mòi chân quê

Quà thơm cuối buổi tiễn chào

Ngọt cây chua mặn đậm đà tri ân”

Andi Nguyễn Ánh Nhật
-->Đọc thêm...

Phong cảnh làm từ thức ăn ! (Sưu tầm)

Nhiếp ảnh gia Carl Warner đã tạo nên những bức ảnh phong cảnh tuyệt đẹp bằng chất liệu độc đáo, đủ loại thức ăn như hoa, quả, rau, bơ, bánh mì, cá , thịt......Sự sắp đặt khéo léo với kỹ năng chụp ảnh , đã mang đến những khung cảnh giống hệt như thật...

                                 Đoàn tàu Express được làm từ chocolate .

 San Hô được làm từ cây súp lơ, cá được làm từ các loại quả và rau, đảo là những quả dứa.

         Khung cảnh đêm thu được làm hòan toàn bằng ngũ cốc.

 Chiếc thuyền ( làm từ ngũ cốc) trôi trên biển (tạo bằng thịt cá hồi )với những hòn đảo ( làm từ bánh mì và khoai tây ).
Bánh mì và bơ, tạo nên 1  cảnh độc đáo .

 Những quả khinh khí cầu làm từ các loại quả và cánh đồng chính là
 măng tây, bí xanh, đậu và ngô ( bắp ).

Vách núi kỳ vĩ được tạo từ bột khoai tây, kết hợp với cải xoong, bắp cải lá nhăn và bắp cải đỏ .

 
Cảnh sân trại với đống rơm làm từ quả dừa lột vỏ. 

 Những cây súp lơ tạo nên 1 khu rừng nguyên sơ .

 Cảng biển với những hòn đá  được làm từ vỏ con hào, càng cua . Thuyền được làm từ bí xanh, măng tây , sóng biển được tạo nên từ cá .

   Khu chợ với rất nhiều rau quả .

 Góc bếp với rèm và khăn trải bàn được làm từ mì sợi .

   Chiếc thuyền đêm giông bão, khung cảnh kỳ bí này , được tạo nên từ những cây cải tím.

 Cảnh hang động được làm từ cà rốt ( nhũ đá ), súp lơ ( sinh vật dưới biển ).

   Củ tỏi và lá cải bắp biển thành khung cảnh ngôi làng với những ngôi nhà sáng đèn trong đêm.

Quả là những hình ảnh thật tuyệt vời phải khg các bạn, xin mời
mọi người từ từ xem nha .
 





 
-->Đọc thêm...

Canh Bầu nấu với cá Trê !


Nhớ những năm 90 thế kỷ trước, tôi là  tay “dịch giả” cộng tác cho một số tờ báo, tạp chí thời bấy giờ như Báo Công an Quảng Nam- Đà Nẵng, Tạp chí Kiến thức ngày nay, Tạp chí Phổ thông, Mỹ thuật thời nay v.v.v. Rồi có khi khan hiếm tư liệu dịch, tôi  “trổ tài” chuyển sang viết lách. Với tôi viết là một điều quá khó so với.. ….dịch ( Nhưng khi dịch thì lại thấy khó hơn là..….. viết)! Vậy là tôi đã chọn cách viết như thế nào để dể xâm nhập vào làng báo, làng văn bấy giờ, đó là viết về những món ăn Đất Quảng như Mít non nấu với Cá chuồn, Mì Quảng, bánh bèo v.v.v. Khi vào Sài gòn năm 1993, tôi cũng chọn một số món ăn dân dã của Miền Trung khác “Tấn công” tạp chí “Áo trắng” với mục đích “làm quen” tờ báo. Tuyệt nhiên là không có món “Canh bầu nấu với cá trê” cũng vì nhiều lẽ…. bởi tôi chưa biết món ăn này khi còn sinh sống ờ Miền trung, bởi ở đây bầu thường hay nấu với tôm đồng . Rất ngon!
17 năm sau, tôi trở về Miền Trung, mỗi khi đến nhà của người quen thân thiết, tôi thường trổ tài “Yan Can Cook” với món Canh bầu nấu với Cá trê tôi đã ăn thường ngày ở Miền nam. Có lẽ đây là món ăn người miền Trung không quen, bởi tôi từng nghe nhiều bà nội nói : “Bầu nấu với Cá trê. Tanh! Ai chịu được !?”. Vậy mà tôi vẫn  “trổ tài” nấu món canh “Bầu nấu với cá trê” và đọc cho người ta nghe hai câu ca dao:
“Canh bầu nấu lộn cá trê
Anh đi làm rể, anh mê canh bầu”
Đó là câu ca dao đời nay nhưng không biết xuất phát từ đâu? Nhưng khi đọc hình ảnh Cá trê và trái bầu lại hiện về thật giản dị và mộc mạt như làng quê nước Việt , như tình thủy chung, hạnh phúc vuông tròn trong mái ấm gia đình trong câu ca dao :
“Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”



   
Bầu – Tên khoa học: Lagernaria siceraria (Molina) Standl và có bao nhiêu loại bầu? Chúng ta có thể kể những loại bầu sau : Bầu trắng, Bầu thước, Bầu sao, Bầu thúng hay bầu nậm…. Cây bầu có nguồn gốc Châu Phi và Ấn Độ, ngày nay được trồng rộng rãi ở các nước vùng nhiệt đới và á nhiệt đới trên thế giới. Trái non là bộ phận sử dụng để luộc, nấu canh hay xào khi ăn hoặc thái nhỏ, có khi người ta còn phơi khô để ăn dần. Bầu là loại trái mọc trên thân dây leo. Ở Miền trung, người ta thường gieo hạt vào khoảng tháng 11, 12. Còn ở Miền nam bầu được trồng quanh năm, mùa nắng cho trái nhiều hơn mùa mưa. Bầu là loại cây dễ trồng, không cần bón phân chỉ cần tưới nước nhiều và bón thêm dưới gốc một mớ rơm, trấu mục v.v.v.Trái bầu phát triển 10 – 12 ngày sau khi trổ hoa là có thể thu hoạch để ăn. Cắt trái để ăn khi vỏ còn mềm, trái thon dài, hạt bên trong vừa tượng là ngon. Không nên để trái già, bà con ta thường bắt giàn cho dây bầu leo lên. Chỉ cần nhánh tre ngoài vườn, mớ đọt chà thả qua thì dây bầu cứ vươn ra thỏa thích. Giàn bầu vừa che bóng mát vừa tạo nên cảnh quan môi trường thơ mộng. Ở ngoài quê tôi, mùa này trời nắng gắt, ai đó đi đường tạt vào, được chủ mời uống ngụm nước , ngồi hóng mát dưới giàn bầu hít thở không khí trong lành thì thật là… …dễ chịu
Còn cá trê ? Tên khoa học là Clariidae. Loài cá này có nhiều họ, nhiều nhánh, nhưng tất cả đều sống ờ nước ngọt .Cũng phải nói có nhiều loại cá trê như cá trê vàng, cá trê trắng, cá trê dừa, cá trê năng v.v.v
Mọi thứ đã sẳn sàng chúng ta cùng thử nấu thật dể dàng như “Yan Can Cook :
Cá trê được làm sạch bằng nước muối hay với tro bếp hoặc nước trà với chanh, nhớ móc bỏ cục “máu tanh”ở hai bên mang cá ra, cho cá vào nước sôi để luộc.


Bầu dài!
Bầu gọt vỏ và xắt sợi để sẵn. Khi nước sôi, để lửa lớn cho đến khi nào thấy da cá nứt, hình dáng cá hơi cong là đã chín. Vớt cá ra cho vào một tí nước mắm, tiêu, ít lá hành xắt nhuyễn để cá dậy mùi thơm. Sau đó cho Bầu vào nấu. khi sôi nhớ vớt bọt, bầu đã chín trong xanh cho đĩa cá trở lại nồi, chờ nước vừa sôi lên lại là xong! Cá lại vớt ra riêng, đặt nguyên khúc trên đĩa chấm với nước mắm gừng là…..hết biết!
Cá trê nấu với bầu, đặt biệt lại thơm lừng hơn nấu những thứ khác, và sợi bầu và nước trong veo
Còn một cách bạn nấu như kiểu nấu canh cá lóc ở Miền trung. Đó là  sau khi cá Trê được làm sạch rồi bỏ vào nước sôi luột chín. Nước dùng để nấu canh, còn cá được “tao” lấy sạch xương và ướp với hành tỏi và một ít nước mắm, knor trong vòng 10 phút. Xong bắc chảo lên xào cá đã ướp sẽ nghe thơm ngát, rồi cho vào nồi canh bầu khi vừa sôi.
Đây là món ăn Việt có bản sắc riêng rất độc đáo, rất đáng tự hào, nhiều chất, nhiều vị, vừa ngon và có lợi cho sức khỏe. Chần chừ gì nữa, bạn hãy tự tay làm đi, rồi bạn sẽ thấy sau một ngày làm việc vất vả, một tô canh nóng “ Bầu nấu với cá trê” thơm mùi ngò hành bưng lên, bạn húp mồ hôi như vã ra, mệt nhọc sẽ cùng tan nhanh như khói, ăn với cơm gạo của miền quê Xứ Quảng, như Vợ tôi có khi xới ba bốn chén lúc nào chẳng hay!
Andi Nguyễn Ánh Nhật !


-->Đọc thêm...

BÀI ĐƯỢC NHIỀU ĐỘC GIẢ ĐỌC