12 tháng 4, 2013

Những chuyến ngao du. (KỲ 10 –“Thăm Mỹ sơn – Dấu tích của nền văn hóa Chămpa!” Tiếp)


Chúng tôi mua vé xong nhưng phải gởi xe ngoài cổng này để đi bộ vào khu di tích Mỹ Sơn. Nơi tôi bắt gặp đầu tiên là suối Khe Thẻ có chiếc cầu bê tông bắt ngang qua thật là… “duyên dáng” và có con đường dẫn được lát đá khá “khang trang”. Với công trình “làm đẹp” này tôi còn nhớ cách đây không lâu trên phương tiện thông tin truyền thông đại chúng đã nổ ra cuộc tranh cãi dữ dội giữa các nhà khoa học, nhà quản lý, bảo tồn di tích với những người chịu trách nhiệm khai thác du lịch. Chuyện tranh cãi “cũ như trái đất” này, cuối cùng đâu cũng vào đấy nên mới có chiếc cầu và đường lát đá hiện nay đến khoảng vài trăm mét. Chúng tôi đi bộ tiếp nữa là một đoạn đường đất có cây lá rừng hai bên dài đến gần cả 1km, một đoạn đường in dấu chân bao thế hệ người Chăm lẫn người Việt hành hương về chiêm bái thánh địa . Sao không có xe đưa đón du khách như một số khu du lịch đã làm? Hoặc còn cách nào khác nữa không hay là làm bãi gởi xe nằm sát khu di tích ? 
                        Cầu Khẻ Thẻ thật là "duyên dáng"
Tôi tự hỏi buâng quơ, chứ thật ra tôi cũng lý giả được phần nào chuyện giá tăng, cũng như dịch vụ tệ hại như thế này. Thứ nhất, hiện nay giá vé ở đây cũng như tất cả mọi sản phẩm của xã hội tạo ra hay đã có sẵn cũng phải tăng mới kịp …thời đại, như nước dâng cao, cũng phải tìm cách “dâng cao hơn hoặc bằngmới có th sống chung với lũ. Tất tần tật cái gì trong xã hội bây giờ đều tăng, chỉ có thực tế người thu nhập thấp với một "tốc độ" tăng thật chậm là một con số rất đông 

Giá cao, dịch vụ tồi là chuyện nhỏ. Thực ra trong xã hội hiện nay có quá nhiều chuyện động trời khiến người ta chưa kịp quan tâm đến là một sự kiện nào đó xảy ra, rồi chưa dừng lại có sự kiện khác đáng quan tâm hơn đến, nhiều lần đâm ra người ta không còn quan tâm điều gì nữa. Ai cũng biết giá Xăng tăng vụt lên 1430 một lít, vài ba ngày hạ xuống 500 thì cái chuyện giá tăng “đột xuất” ở khu Di sản này có đáng gì để nói. Vả lại mấy năm trở lại gần đây tôi đã quen với thời cuộc, quen với cuộc sống, quen với giá tăng, và quen cvới “căn bệnh mất ký ức”, tức là không có để bất cứ chuyện gì ăn sâu vào trí nhớ của tôi! Đi du lịch là cứ đi, hơn nữa đến với Mỹ Sơn đòi hỏi mình phải thật “tịnh tâm” mới có thể tham quan và chiêm nghiệm được tháp cổ ngày xưa.
                      Đường dẫn bộ vào khu Di sản Mỹ Sơn

Tôi và một vài người du khách nước ngoài lững thững bước đi vào quần thể của tháp. Khi gặp nhà biểu diễn nghệ thuật cổ truyền, nghe nói hằng ngày được tổ chức tại đây, nhưng mọi biểu diễn đã ..xong, tôi cũng chẳng có chút buồn phiền, bởi nghệ thuật này không xem ở đây là có thể xem ở một dịp khác đâu đó.

Chậm rãi chúng tôi bước thêm sâu vào khu tháp. Bỗng dưng tôi không thể tin vào mắt của mình được, một “quần thể” nhà bảo vệ, dịch vụ buôn bán hàng lưu niệm được xây cất bằng bê tông cốt thép hiện đại. Đã từ lâu tôi đã yêu Mỹ Sơn, yêu sự gồ ghề và thô ráp của gạch đất, yêu cái cứng cỏi chịu đựng nắng sương mưa gió, cùng với stàn phá của chiến tranh và cả sự thay đổi của đất trời qua hàng bao thế kỷ. Tần ngần đứng nhìn tôi kịp nhận ra, những bụi cây cỏ mọc xanh nơi đây, những bông hoa dại tinh khiết và thơm ngát trong quần thể gạch đất, bây giờ đã bị che chắn và kẹp chặt bởi một vành đai bê tông cốt thép. Tôi tự hỏi vì sao con người không cứ để những bông hoa thanh tao như thế sống giữa thành đền cổ kính “xấu xí” kia mới thấy giá trị, mới là “phải phải” với điều xưa cũ?

Thoạt nhìn bờ kè che chắn bằng gạch vữa xi măng kia tôi có cảm tưởng mình đã bị xốn mắt trước “chướng ngại vật” và muốn chấm dứt cuộc tham quan.

Tôi đứng lại nhìn, thì một anh bạn du khách ở Sài Gòn hỏi tôi : “Sao người ta xây dựng quá phản cảm giữa không gian xưa như thế này dzậy anh? Sao người ta không dùng chất liệu và phương pháp phù hợp với cảnh quan để trùng tu di tích?. Bảo tồn là phải bảo vệ nguyên trạng của di tích, rồi đến cảnh quan cũng phải cố gắng giữ nguyên trạng .Tôi đi thăm nhiều khu di tích nhưng cũng chưa thấy ở đâu trùng tu “kiểu này”!!”. Tôi im lặng và lắc mặt chắc anh bạn cùng đi cũng đã hiểu được ý tôi.

Tôi bước tiếp, còn khoảng 100 mét là đến tháp. Lại một đoạn suối với bờ kè bê tông ngoằn ngoèo như một con quái vật bò ngang trước mặt các đền tháp cổ kính. Dòng suối cổ được khoác một chiếc áo “thời trang” hiện đại làm tôi cảm thấy xốn xang…
                        Dòng suối cở thì hiện tại- Mỹ Sơn

Nói về những địa danh, di tích được công nhận Di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam hiện nay chỉ có 10 nơi được công nhận như: Quần thể di tích Cố đô Huế, Vịnh Hạ Long, Phố cổ Hội An, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội v.v.v, nhưng nếu tất cả đều tự tiện xây dựng cơi nới như thế này thì còn gì gọi là di sản văn hóa?. Rồi không biết Ủy ban UNESCO có lấy lại “Bằng công nhận” không - Tôi nghĩ di!?. Còn chuyện đi tham quan hay đó đây, tôi chưa đi nhiều như mọi người khác, chỉ là di chuyển nhiều thôi chứ thực ra cũng đi lòng vòng, loanh quanh, luẩn quẩn ở đất nước Việt Nam thân yêu. Còn ra nước ngoài? Tôi cũng chỉ biết và đến đền Angkor Wat ở Siem Reap – Camphuchia và một vài nơi Bangkok – Thái Lan. Như ở Camphuchia mặc dù thời gian chiến tranh và sự đập phá tàn khốc của Khome Đỏ kéo dài một thời gian dài ở thế kỷ trước đã biến Angkor Wat thành phế tích . Nhưng hiện nay những hiện vật điêu khắc, kiến trúc có trùng tu vẫn còn mang phong cách tuyệt đỉnh của nghệ thuật và kiến trúc Khmer. Còn di tích Mỹ Sơn đây là một giai đoạn lịch sử mỹ thuật dân tộc Chăm, đó là những kiệt tác đánh dấu một thời huy hoàng của văn hoá kiến trúc Chămpa cũng như của Đông Nam Á, nhưng vì sao con người lại không phải với một nơi có niên đại khoảng thế kỷ thứ 4 tkhi vua Bhadresvara xây dựng ngôi đền để dâng cúng vua thần Siva- Bhadravarman vậy? Nhân đây tôi cũng xin nói thêm vị thần được tôn thờ ở Mỹ Sơn cũng chính là Bhadravarman, một vị vua đã sáng lập dòng vua đầu tiên của vùng Amaravati vào cuối thế kỷ 4 

Dù sao tôi đã yêu Mỹ Sơn như phải lòng với một cô gái mà không thể cưỡng được và cứ mỗi lần đi đến đây tôi như đã đến một miền đất lạ, ở cuối chân trời có cỏ cây rừng rậm, có cổ kính thiên linh. Tôi mặc kệ, lòng dửng dưng không một chút cảm tình chi với những điều đã thấy để bước tiếp vào chiêm ngưỡng đền thờ chính thờ bộ Linga và những nơi thờ thần Siva - Ðấng bảo hộ của các dòng vua Chămpa

Tôi đã từng đi thăm các tháp ở nhiều nơi, nhìn chung tháp Chàm đều được xây dựng trên một mặt bằng tứ giác, chia làm 3 phần: Ðế tháp biểu hiện thế giới trần gian, vững chắc. Thân tháp tượng hình của thế giới thần linh, kỳ bí mê hoặc. Phần trên cùng là hình người dâng hoa trái theo nghi lễ hoặc hình cây lá, chim muông, voi, sư tử... động vật gần gũi với tôn giáo và cuộc sống con người.

Và cũng phải nói rằng mỗi thời kỳ lịch sử, mỗi nơi như Phan Rang, Bình Định hay tháp chàm ở xã Bình Định – Thăng Bình quê tôi đều có kiến trúc mang phong cách riêng. Và mỗi đền tháp thờ những vị thần, những triều vua khác nhau nhưng đường nét kiến trúc tháp nào cũng đầy dấu ấn.

Bước vào từng tháp, tôi không hiểu sao từ thế kỷ thứ 7 vua Sambhuvarman đã xây dựng ngôi đền bằng những vật liệu bền vững và tồn tại cho đến ngày nay. Và sau đó các triều vua đã có tu sửa các đền tháp cũ và xây dựng đền tháp mới vẫn hơn ngày nay chúng ta phục dựng bằng sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật?. Tôi đã nhìn thật kỹ, những dấu vết trùng tu sau này chỉ có thời gian trên dưới 10 năm nhưng đã “rêu phong cổ kính”? Còn “nguyên tác” của ngày xưa không ẩm thấp và rong rêu!? 
                                        Biểu tượng Linga

Tôi đã có một buổi thật là thú vị. Chính những vật liệu gạch nung và đá sa thạch của nhiều thế kỷ người Chăm dựng lên trong một quần thể kiến trúc đền tháp độc đáo, liên hoàn đã làm tôi cuốn hút và “bệnh quên ký ức” mới tái phát đã xua tan. Bức màn lịch sử đã được vén dần lên khi tôi nhìn những bia ký, những hiện vật tìm thấy được thuộc về lịch sử của ngày xưa như đền chính thờ Linga-Yoni (Dương vật- Âm vật) biểu tượng của năng lực sáng tạo

             Một du khách nghịch đùa với biểu tượng Linga
Ngoài những chứng tích nổi tiếng đã được nhiều người nhắc đến, trong lớp bụi của thời gian và hiện vật. Khi thấy những bộ Linga tôi cảm thấy một điều thú vị mà dường như giới nghiên cứu ít khi nói đến ở quần thể di sản thế giới Mỹ Sơn, đó là hiện vật của người Chăm xưa trong tục thờ cúng của mình.

Lang thang một vòng quanh tôi thấy nhiều Linga “dũng cảm” đứng với tư thế “hiên ngang” trong khu tháp cổ. Tôi biết nó đã đứng yên vậy như thế trong hàng thế kỷ nay    có trong những trang sách, trang lịch sử Mỹ Sơn. Thật vui tôi thấy nhiều du khách đã dừng lại để ngắm nhìn hay đứng cạnh Linga để chụp ảnh. Ở trong lòng khu di sản cổ, tôi nghĩ biểu tượng Linga chắc chắn sẽ mang nhiều tưởng tượng và suy nghĩ của nhiều người vì sao một vật thể như vậy có thể “tôn vương” trong khu thờ kính.

Nói gì thì nói chứ thế giới thờ cúng linga và yoni ở Mỹ Sơn ngoài mặt giá trị nghệ thuật, di sản còn phản ánh cả một thế giới văn hoá tín ngưỡng hết sức đặc sắc của người Chăm xưa. Đó là thế giới của thần linh, của sự mong ước sinh sôi nảy nở, hoà hợp âm dương, của năng lực sáng tạo và cũng là thế giới biểu tượng cho sự chính thống, quyền uy và vĩnh cửu của một vương triều đã tạo dựng nên nó. Tôi biết Linga và thần Siva còn chính là hiện thân của đấng bảo hộ cho các triều vua Champa, và rất nhiều lí do khác nữa mà tôi chưa có cơ may được hiểu thấu ngọn ngành….

Đi ở nơi đâu trong tháp, nhiều bước tượng được xây dựng và đặt nhiều nơi khi thì con trâu, con bò, con dê nhưng rất thân quen với những câu chuyện cổ tích như bắt đầu bằng cụm từ quen thuộc “ngày xửa, ngày xưa...”.

Lang thang trong khu di tích chỉ vài giờ ngắn ngủi, tôi đã thấy một đoàn sinh viên của Đại học An Giang ra đây thăm thú. Đi cùng với họ là một hướng dẫn viên. Tôi thấy h chăm chú lắng nghe người hướng dẫn viên giải thích, rồi yên lặng quan sát và ghi chép, có bạn trầm ngâm ngắm nghía hồi lâu một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc Chămpa. Tôi nghĩ họ từ miền Tây xa xôi ra đây chắc hẳn hiếm có ai trong hđi qua một thời học phổ thông có thể kể tên một câu chuyện văn hóa Chămpa mà mình yêu thích như ở Mỹ Sơn. 
Một chuyến du lịch tại Mỹ Sơn tôi có thể viết được nhiều và nhiều hơn nữa vì niềm vui của riêng tôi, cũng như chính đó cũng là niềm vui của mọi người viết log, viết là một nhu cầu của bản thân. Và hôm nay tôi viết là để trao đổi cho mọi người cùng đọc những gì tai nghe mắt thấy ở Mỹ Sơn hôm nay, và cùng nhau biết về thế giới Mỹ Sơn, khi có người chưa biết hoặc chưa có dịp đến đó để tìm hiểu….  Thân!
Andi Nguyễn Ánh Nhật

27 nhận xét :

  1. Đọc bài này của Ánh Nhật đã cho mình hiểu thêm về nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc Chàm. Thực sự nếu có đi tìm hiểu về dân tộc Chàm cũng rất khó vì có rất ít tài liệu.
    Mình thật sự khâm phục nghệ thuật điêu khắc Chàm, lấy ví dụ bức vũ nữ múa, với một bố cục uyển chuyển,kết hợp với động tác tay, chân thật sự rất sống động, với bộ ngực mà khối nhô ra hơi nhú thoạt nhìn như ngực đàn ông nhưng nó đã diễn tả một sức sống mãnh liệt, bức này duy nhất là bản original đặt tại bảo tàng mỹ thuật quốc gia ở Hà nội, nó được tình cờ tìm thấy của một gia đình mà họ không hề hiểu giá trị của nó,(đem kê ở góc sân).Còn hầu hết bị dân Pháp mang về nước sau khi rút khỏi VN.
    Mình cũng rất lấy làm buồn và tiếc cho những công trình nghệ thuật cổ đang bị tàn phá, hoặc nếu có được chăm sóc thì rất ngu xuẩn hoặc vụ lợi(bày ra để lấy kinh phí...)
    Chúc bạn hạnh phúc, nhiều niềm vui.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn anh đã cho Andi biết thêm thông tin về nghệ thuật của người Chăm. Anh nói rất đúng; "Mình cũng rất lấy làm buồn và tiếc cho những công trình nghệ thuật cổ đang bị tàn phá, hoặc nếu có được chăm sóc thì rất ngu xuẩn hoặc vụ lợi(bày ra để lấy kinh phí...)". Và hình như ở Mỹ Sơn này cũng vậy. Thân!

      Xóa
  2. Khéo chọn chỗ đứng chụp hình quá ha. hi hi
    Chúc chuyến đi vui vẻ nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhiều người chụp ảnh nơi này đó chị!

      Xóa
    2. Cái gì của ông bà mình ngày xưa cũng good hết nhỉ? hihi..
      Em muốn ôm cả đất...
      Em muốn ôm cả trời...
      Mà sao...mà sao...anh ơi, không ôm hết nổi...một cái linga...chĩa lên trời!
      Mà sao anh không đưa cái ảnh chụp cái Yoni hả anh?!

      Xóa
    3. Kakaka! Đây là một lời còm ..vô cùng thú vị, lời đầu tiên xin tôi cảm ơn bạn! Lời còm của bạn rất dí dỏm và còn có cả nhạc nữa ta!?. Bạn có một cái nhìn rất đúng với thực tiển, là đàn ông bây giờ có lẽ “không bằng” ngày xưa nhưng lại nhậu nhẹt nhiều quá nên cũng ko được good cho lắm nhỉ? Kakaka!
      “Em muốn ôm cả đất...
      Em muốn ôm cả trời...
      Mà sao...mà sao...anh ơi, không ôm hết nổi...một cái linga...chĩa lên trời!”…..
      VÌ SAO…..và VÌ SAO vậy em ? Cái Linga “Very good” quá hả?Kakaka!

      Xóa
  3. Ghé thăm Andi , mình cũng hay đi ..chơi nhiều, nhưng ít quan tâm đến vấn đề này .Nay nghe tường thuật thầy hấp dẫn quá .... Cám ơn em đã chi tiết để anh hiểu hiểu nhiều về Champa.
    Chúc em cuối tuần vui vẻ ,hạnh phúc nhé .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chà lâu lắm rồi mới gặp lại anh Trai! Anh vẫn khỏe luôn chứ? E cũng thường đến nhà thăm anh và có để lại lời nhắn không biết anh có biết không. Từ ngày anh em mình vui chơi và nhậu đến nay cũng hơn 2 tháng rồi nhỉ? Em rất mong một ngày nào đó ngồi trò chuyện cùng anh. Thân!

      Xóa
  4. Anh làm nghề gì mà anh có nhiều thời gian đi du ngoạn vậy anh? THích nhỉ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À mình thích du lịch, và chỉ có đơn giản vậy mà mình đã đi được thật nhiều nơi, có khi tận hang cùng ngõ hẻm của một địa phương nào đó. Chúc bạn cuối tuần vui!

      Xóa
  5. A đi đã chưa, còn đi nữa thì mình chờ nữa. Nay về nghiên cứu văn hóa chawmpa. Nhiều công trình và nghệ thuật độc đáo anh nhỉ. Đây với đó mà Duy cũng chưa đi bao giờ. đi ngang qua tỉnh này thì có hi...hi...Thôi thì bác đi rồi kể lại cho Em nghe và xem cũng được. Cảm ơn A đã thông báo và chia sẻ. Chúc anh có những chuyến đi nữa nhé. Tận Hưởng thụ cuộc sống này chứ mai dìa âm phủ hết đi hi..hi.

    Trả lờiXóa
  6. Mỹ sơn – Dấu tích của nền văn hóa Chămpa ...dưới con mắt anh thật tuyệt vời ...ngày xưa học CĐSp Đà Nẵng lâu lâu tụi e cũng zìa đây ! thật kỳ vĩ anh à ! Chúc sức khỏe anh đồng hương nghen !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dù sao tôi đã yêu Mỹ Sơn như phải lòng với một cô gái mà không thể cưỡng được và cứ mỗi lần đi đến đây tôi như đã đến một miền đất lạ, ở cuối chân trời có cỏ cây rừng rậm, có cổ kính thiên linh. Tôi mặc kệ, lòng dửng dưng không một chút cảm tình chi với những điều đã thấy để bước tiếp vào chiêm ngưỡng đền thờ chính thờ bộ Linga và những nơi thờ thần Siva - Ðấng bảo hộ của các dòng vua Chămpa==> một kiểu so sánh rất chi là dễ thương anh à !

      Xóa
    2. Hồi xưa em học CĐSP khó mấy và khoa gì vậy? Chà bây giờ mới tiết lộ rằng hồi xưa đi chơi bỏ học phải ko?

      Xóa
    3. Em học khóa 13 sử ..anh à ! má e nghèo.... hổng có tiền cho học đại học ngoại ngữ như anh ! kekeke .....chủ nhật ko tiền zìa quê đạp xe cùng lũ bạn lên đó đỡ tủi thân a đồng hương à !huhu

      Xóa
  7. Phong canh noi day dep qua anh a!..Trang mong 1 lan den day de tham quan....chuc anh Anh Nhat toi chu nhat am ap anh nhe...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uhm! nơi này cũng đáng đi đến một lần cho biết đó em! Cảm ơn lời chúc của em!

      Xóa
  8. lần đầu giáo qua thăm bạn, được đọc bài du ký thật hay và bổ ích! chúc bạn vui khỏe, di nhiều, viết nhiều cho bà con mở rộng tầm nhìn, nhất là với những người ko đi được như giáo đây!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn bạn, mình sẽ cố gắng viết nhiều những nôi mình đi qua! Thân

      Xóa
  9. Ko được đi du lịch nhưng ghé nhà được anh hướng dẫn cụ thể từng nơi thật cặn kẽ. Cảm ơn anh , nhờ anh mà mọi người cũng được biết về phong tục tập quán cũng như phong cảnh ,các di tích nhiều nơi mà ko phải ai cũng có dịp đến thăm.

    Trả lờiXóa
  10. Anh đựoc đi du lịch nhiều nơi sưóng nhỉ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chúc Mai Thúy Lê có một tuần vui vẻ và hạnh phúc với những gì đang có!

      Xóa
  11. Dù sao tôi đã yêu Mỹ Sơn như phải lòng với một cô gái mà không thể cưỡng được và cứ mỗi lần đi đến đây tôi như đã đến một miền đất lạ, "
    Ngưỡng mộ

    Trả lờiXóa
  12. Về ngay ,về để chiêm ngưỡng " cô gái quyến rũ" của Andi chứ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sinh nhật gì mà lâu vậy!?. Uhm! Về theo anh đi Mỹ....Sơn! Heeee

      Xóa

BÀI ĐƯỢC NHIỀU ĐỘC GIẢ ĐỌC