2 tháng 4, 2013

Những chuyến ngao du . (Kỳ 8. Núi CHỨA CHAN, đi và cảm nhận!)



Nếu như vậy, thì phương án hỗ trợ các hộ buôn bán này chuyển nghề là một bài toán khó. Nhưng nếu được, vậy nơi đây liệu có còn hấp dẫn du khách khi phá vỡ đi cái “rất riêng” của núi Chứa Chan đã có txưa nay.
                                   Nghỉ mệt khi xuống 
Thường thường với những người leo núi khi lên tới đỉnh mới mãn nguyện, còn những người đến nửa chừng rồi về sẽ luyến tiếc. Đã thấy mình thật mệt và con đường hãy còn xa, nhưng tôi không thể đứng nơi lưng chừng này nhìn lên đỉnh biết thế… rồi về. Quả thật đã mấy năm nay tôi chưa một lần đi bộ đâu xa, chứ nói gì là leo núi, trèo đèo. Song lần này tôi quyết tâm thử sức mình một lần như trải nghiệm với bản thân. Để khắc phục điểm yếu của thể lực, tôi nghĩ là mình cần nhiều điểm dừng rồi cũng stới đích như ai (!).

Tôi trở lại “đường đua” cùng với khách tham quan, bắt đầu trên đường đi nhan nhản là những người ngồi nghỉ mệt hai bên hàng quán. Chậm rãi đi thêm không biết bao nhiêu bậc nữa, thấy một cụ bà bán vé số, tôi dừng chân mua và hỏi chuyện với bà:

“Thưa bác , đường lên đến chùa Bửu Quang có còn xa nữa không hả bác?”. “Còn 300 mét nữa thôi con, nhưng đi rất mệt vì dốc bắt đầu tại đây dựng đứng!”. Nghe bà nói, tôi thầm mừng vì mình đã leo được 2000 mét rồi chứ có ít đâu, chỉ cần ráng sức leo thêm vài trăm mét nữa là xong. Không bỏ lỡ cơ hội trò chuyện, tôi hỏi tiếp bà : “À, bà ơi! Chùa Bửu Quang còn một tên gọi là Da Lào hay Gia Lào hả bà?”. Chậm rãi bà nói cho tôi hay: “Chùa Bửu Quang nằm trên gần đỉnh núi Chứa Chan, đó là ngôi chùa lớn nhất và nằm ở vị trí cao nhất so với nhiều chùa khác có trong khu vực núi. Khi xưa, ngay lúc tôi còn rất nhỏ đã nghe tên chùa này gọi là Bửu Quang, ông nội tôi nói chùa được xây dựng từ hồi đầu thế kỳ XX…..Đến năm sau giải phóng (1975) vùng đất Da lào nằm ngay chân đỉnh núi là "vùng kinh tế mới" của dân Long Khánh và các nơi khác đến sinh sống,  làm ăn. Hồi ấy người ta đi lể hội nơi đây không nhiều lắm, nhưng lúc nào cũng có công an , du kích ở địa phương Da Lào này lên tham gia giữ trật tự,  bảo vệ cho khách tham quan. Và tên chùa Bửu Quang lại thêm tên gọi khác Da Lào cũng bắt đầu từ ngày ấy.  Da Lào hay Gia Lào tên gọi nào cũng …đúng!?”

Cách giải thích của bà ta, tôi cho rằng có thể vậy. Ngồi chơi dăm ba phút, nghe nói còn đoạn khó khăn, nhưng tôi nhủ lòng là quyết tâm đi nước rút
                              Ngồi nghỉ mệt và trò chuyện
Ngay từ sáng sớm, núi rừng đã cựa mình thức giấc, bởi rất nhiều những Tịnh xá, Am, Cốc vẳng tiếng gõ mỏ, tiếng Kinh. Và hình như mỗi bước leo, tôi đã thấy rộn ràng sự sống. Còn mọi người đi đến đây, ai cũng như tôi đều tạm quên những tạp niệm vốn lăng xăng chạy theo muôn chuyện mà đời thường vốn có. Dưới ánh mặt trời chói chan hay trong làn gió nhẹ dịu dàng thoảng, không tâm niệm ở những lúc này mà đợi đến lúc nào ấy thì làm sao "định lực niệm" có thể đủ sức trừ khử những tạm niệm ngày càng dung dưỡng trong ta !?. 
Những nơi thờ phượng tâm linh ở đây nhiều vậy, nhưng tôi thấy rất “văn minh” hơn nhiều nơi tôi từng đến, là họ cần sự “hảo tâm” và lòng chân thành của người du khách. Tôi đã từng chứng kiến nhiều nơi du lịch, người trần nhân gian lại đi làm những chuyện “buôn thần bán thánh”, chèo kéo du khách thập phương làm ai cũng thật là bực bội.
                         Thuyền Bt Nhả - Đỉnh cao nhất

10 giờ sáng tôi lên gần tới đỉnh, chùa Bửu Quang hiện ra trưc mắt, “Thuyền Bất Nhả” ở phía trên. Đó là ngôi chùa có chánh điện mái vòm, tọa lạc trên một hang đá có dáng Hàm Rồng. Toàn bộ quần thể kiến trúc chùa đều dựa theo những hang động thiên nhiên, tạo nên nét độc đáo giữa chốn thâm nghiêm kỳ vĩ của núi rừng. Dừng nghỉ đây dăm ba phút, tôi hớp ngụm nước chè của nhà chùa nấu cho du khách uống, để lấy sức bước tiếp lên “Thuyền Bất Nhả” nơi cao nhất núi Chứa Chan. 
Ôi! Thuyền Bất Nhả - Một "mặt tiền" của ngọn núi, nơi có thnhìn thấy những gì đẹp nhất, quyến rũ nhất có tại núi này đây! Điểm này tôi nhìn được toàn cảnh bao la. Dưới tầm mắt tôi là một tuyệt tác nghệ thuật. Khe Da Lao mênh mang xanh, dưới ấy những xóm làng nhìn có tí teo, con đường đất cũng vậy như một sợi chỉ đỏ chạy dài trong tầm mắt. Hôm ấy trời cao rất xanh làm cho mắt người nào ngắm cây lá lại càng thấy xanh hơn. Cành cọ vàng nào đã vẽ nên tuyệt tác này đây? Phải chăng đó là đất mẹ vĩ đại, là trời cha che chở, là một quả tròn đầy của rất nhiều nhân duyên truyền kiếp điệp trùng, của hành trụ có cái phải bị hoại diệt đi, mới tạo nên được một phong cảnh tuyệt mỹ này!. Mọi điều thật là quý giá mà tôi chưa bao giờ biết và khám được như hôm nay.
       Chùa Quảng Đạo- Một trong những ngôi chùa có tại núi.

Vãn cảnh và trò chuyện với nhiều người trên đỉnh núi cao này thật lâu. Mọi người còn đứng đó ngắm nhìn. Vì công việc, tôi thu xếp ba lô trở về …chân núi.

Tôi đã nhiều lần đi núi Châu Đốc – An Giang, hay núi Bà Đen - Tây Ninh ở đây con dốc thoai thoải, tôi vẫn thường chọn phương án “50/50”, đi lên đường bộ, đi xuống bằng cáp treo. Nhưng nói đến cáp kiết ở đây thật là xa xỉ, ai cũng tự biết nên không có đòi hỏi gì thêm.

Bước xuống chỉ mới được ba con dốc, hai chân tôi đều đau dữ dội. Hình như hai chân tôi không còn tí sức bật hoặc khả năng đàn hồi nào nữa. Hai khủy chân như rớt ra chẳng ăn nhập gì với cơ thịt thân hình tôi nữa, bàn chân tự do rơi xuống từng mặt bậc đường mòn, làm đau xốn toàn thân và nhân lên gấp bội nỗi mệt mỏi như muốn chết đi được đây. Thế là sao? Đi lên đã mệt, nhưng đi xuống có sướng gì đâu, tôi lẩm nhẩm trong miệng câu mật chú, “Lạy trời cho con xuống nơi đây!”. Cái mệt khi đi xuống không phải là cái thứ mệt chí tử như ráng sức đi lên, đây là cái thứ mệt tiêu huỷ thể lực từ từ. Tất cả mọi cơ bắp, mọi thớ thịt, mọi tế bào đều mệt, mệt như chết đi mới sống lại. Vì sao mà mệt đến như vậy, thật đã quá rõ ràng do tôi khi ở trên đỉnh cao ấy không khởi động thả lõng cơ thể mình ra. Và nếu như thế chả lẽ ở đó mình lại đi tập bài “thể dục buổi sáng” thì coi sao được với mọi người ở đây, chướng chết!.
                    Tịnh Xá Ngọc Chơn tại núi Chứa Chan
Tôi cố kéo căng “dây thắng” chân mình chứ không sẽ chúi mụi vào du khách đi lên và sức tôi cũng có vậy, chỉ vừa đủ để xoay xở tránh người người ngược lại. Quả thật khi đi xuống tôi cũng cần đến 3 ,4 dấu mốc nghỉ, chứ đâu phải dể dàng lèo một hơi....
Xuống tận chân núi, tôi thở phào ngồi ở quán nước nhìn lên một cuộc hành trình cả buổi ngày mệt nhọc

Núi Chứa Chan – Như tên gọi, như một cõi hư vô cực lạc. Sông có đời sông chảy, phố có xôn xao đời phố, núi cũng có đời của núi, đêm im lặng chìm vào trong khói sương, ngày lại không hề tịch lặng trầm u với lá hoa cây cỏ và những câu mật chú đưc ghi trên vách đá, trên bia

Ngồi trong quán nước khi cái mệt dần nguôi ngoai, trong tôi lại dâng đầy tên núi một điều khó tả. Chứa Chan nghe lúc nào cũng thật là gợi cảm và mời mọc, quyến rũ và đắm say.

Dẫu sẽ mệt nhiều nhưng bạn cứ đến nơi đây và chiêm cảm. Nếu ở đây chưa đủ để cho bạn mênh mang thì bạn hãy lắng nghe từ trong người bạn chất thiền tiềm ẩn bây lâu nay lại bắt đầu giao thoa cùng sự sống. Khi ấy “hưong vị cuộc sống” và cảm giác bình yên là đây, khi ta thăm thú và dâng hương trong một “quần thể” không gian tâm linh trang nghiêm. Ta không thiền tông, nhưng hành giả là có thể trực tiếp “chứng ngộ” chân lý trong đời sống hiện tại hôm nay.
Andi Nguyễn Ánh Nhật
(K9 - Tôi và em trên đỉnh Thủy Sơn - Ngũ Hành Sơn lộng gió !)

                    Rất nhiều Am, Cốc có tại núi Chứa Chan

                                  Trên chùa Bửu Quang



             Một du khách là Phật tử duyên dáng...sùng đạo

12 nhận xét :

  1. Tôi đã đi nhiều chùa, nhiều nơi và đã chứng kiến những cảnh không đẹp mắt, bát nháo đã diễn ra trước mắt mình. Nhiều nơi chốn tôn nghiêm trở thành địa điểm ăn nhậu, đánh bài v.v.. Còn ở Núi Chứa Chan có hàng quán san sát với nhau bán đồ ăn , đồ uống, nhưng tôi chưa thấy cảnh ăn nhậu diễn ra ở đây một chổ nào
    Còn chuyện cầu an, ở nhiều nơi du khách bủa vây tựong phật giành giật, ăn xin thì vay kín lối đi. Có nơi du khách họ quá dị đoan lấy nước tưới lên tượng phật bà Quan âm hoặc lấy áo choàng tượng phật lau mặt, có khi lau cả …toàn thân từ dưới lên trên…… hết biết
    Còn những Cốc , Am “ăn theo”, có một lần tôi chứng kiến ở miền Tây nơi hành hưong nọ. Khi tôi vào một cái “Am” ven đường thắp hương khấn vái thì nghe tiếng tụng kinh gõ mỏ phát ra từ một chiếc máy cassette. Nhưng khi chỉ mới bước ra nơi đây chỉ vài ba bước, không biết vì lý do “kỷ thuật” hay sao lại nghe tiếng hát cũng phát từ chiếc máy này : “Tiền khô cháy túi có ai hiểu cho, nhiều khi ra đi như kẻ không nhà”
    Bó tay!



    Trả lờiXóa
  2. Việt Nam mình cảnh đẹp, món ngon không thiếu, nhưng phải nói, dịch vụ du lịch thì...khó nói quá. Những cảnh bát nháo anh nói góp phần không ít làm nên cảnh: tự mình tô tro vào mặt mình thui. Cái bịnh du lịch này có từ bao lâu nay, cũng đem lên bàn chẩn đoán xăm soi, nghiên cứu, điều trị...cuối cùng vẫn là...căn bệnh mãn tính. Không lẽ cứ sống chung với lũ riết rồi...yêu lũ cũng không chừng.
    Em chưa đến Núi Chứa Chan, nhưng cũng mừng vì ít ra nơi ấy còn giữ được chút gì...thiệt thà của mình.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Đan Thùy lời còm bằng nhận định của mình thật là xác đáng. Núi Chưa Chan lần đầu tôi đi, tôi chưa thấy nơi nào bán hàng ăn nhiều như ở đây với nhiều món lạ. Hình như những người làm công tác Quản lý ở đây quán triệt chuyện ăn nhậu, đánh bài hơn nữa rất vệ sinh. Tôi thấy ở đây có nhiều khu vệ sinh công cộng, tôi có vào và thấy cũng thật là sạch sẽ, có người quét dọn thường xuyên.
      Điều đặc biệt nữa là giá cả những chai nước uống bán ở trên cao chót vót. nhưng giá cả cũng vừa phải 6000 đồng. Còn ở nhiều nơi, tôi thấy chai nước bán giá ngang bằng .....Jetstar Pacific Airlines, nhưng độ cao thấp hơn phương tiện giao thông này
      Chưa đi? Bạn hãy đến một lần ngao du và chiêm cảm! Thân!

      Xóa
  3. em cảm nhận đc cái mệt đường xa.. vànhững nơi anh đến qua bài viết của anh- thật thú vị cho những khám phá nét đẹp trên những chuyến đi - của quê hương- sẽ chờ đọc tiếp các bài vuết của anh! chúc ngày mới vui nhé anh!

    Trả lờiXóa
  4. Sư huynh viết kỳ này muội thít ghê, muội đọc hai, ba lần rồi đó. Chúc ngày mới vui nhé sư huynh!

    Trả lờiXóa
  5. Qua anh xem và thuyết minh về Núi chứa chan. Chúc mừng và cảm ơn anh nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chị qua bên nhà cậu chơi, nhưng vào nc họ không cho nc nè,,,

      Xóa
  6. Bạn may mằn đi nhiều và cảm nhận rất chi tiết, đọc bài của bạn như mình được đi vậy, chúc bạn mãi vui vẻ và khỏe đi nửa và viết nửa.

    Trả lờiXóa
  7. Hi hi gã đầu đinh này cũng giỏi đi ngao du ghê ta. Sao không rù cả bạn tui đi cùng nhỉ.... ka ka....

    Trả lờiXóa
  8. Đọc 1 lèo nên cũng cảm giác hơi hơi...mệt và thú vị như cảm giác được đi leo núi vậy ...hihi.Tại cái tên núi hay quá ,chứa chan quá nên quên nghỉ đó

    Trả lờiXóa

BÀI ĐƯỢC NHIỀU ĐỘC GIẢ ĐỌC