30 tháng 3, 2013
Những chuyến ngao du. (Kỳ 7 - Vượt chướng ngại vật đến đỉnh núi CHỨA CHAN)
Còn trong bài viết “Nguồn gốc và ý nghĩa một số địa danh ở
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” Tiến sĩ Lê Trung Hoa có lý giải về
địa danh Chứa Chan như sau: Trong tiếng Chăm, từ chỉ núi là chơk và núi non là Chơk Chăn. Người Chăm cũng dùng
một từ của tiếng Gia Rai và tiếng Êđê là Chư
và gọi núi Chứa Chan là Chư
Chan. Trong Sổ tay địa danh
Việt Nam (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002), Đinh Xuân Vịnh có ghi: Chử Chân (hoặc Chứa Chan): còn
gọi là núi Gia Ray. Có lẽ Chử Chân là biến thể của Chư Chan. Chan (hay Chăn, Chân) trong
tiếng Chăm hiện đại đã mất nghĩa, có thể vốn là tên người, tên cây hoặc tên
thú. Theo suy luận của tác giả bài viết trên, địa danh Chứa Chan bắt nguồn từ
từ tổ Chư Chan của tiếng Chăm
theo con đường tạm gọi là“mượn âm”. Còn người Chơro ở Bảo Chánh (huyện Xuân
Lộc) gọi núi Chứa Chan là Gung Char
với nghĩa là “núi Lớn”.
Nhìn xuống khe Da lào
Tôi nghĩ nếu giải thích theo cách
này thì nghe không thật nên thơ như tên gọi của núi..... Chứa Chan!. Còn theo tôi có lẽ đây là cách giải thích
khoa học và hợp lý nhất so với mọi giải thích khác.
Hành trang tôi đi về núi Chứa Chan với những hiểu biết chỉ có vậy. Và tôi đã khoác ba lô trên vai đi về nơi ấy cũng chỉ mục đích thăm chơi và tìm hiểu thêm về câu chuyện truyền thuyết, cũng tên gọi của những ngôi chùa có tại đây.
Từ ở trong Sài Gòn ra, đi khoảng được 120 km, gặp ngả ba Sông Ray (hay ai đó ở ngoài bắc vào cũng tại đây), đây là nhánh rẽ về hướng núi Chứa Chan, tôi dừng nghỉ. Ngồi đây dăm mười phút café buổi sáng, tôi cảm thấy cũng thật là vui mắt, bởi con đường huyết mạch Bắc – Nam, xe cộ ra bắc, vào nam, phía tây xuống tuôn đi nờm nợp. Xong xuôi, tôi tiếp tục cuộc hành trình theo tỉnh lộ 713, đây là tuyến giao thông huyết mạch cho trục kinh tế Đông Tây nối một số huyện như Đức Linh, Tánh Linh - tỉnh Bình Thuận với Xuân Lộc – Đồng Nai và Sài Gòn. Khi chỉ đi mới được khoảng trên dưới 1 km ở thị trấn Sông Ray, tôi bắt đầu tự hỏi, thị trấn này đã phát triển bao lâu mà nay trông quá dỗi!. Xa xa trong sương mai sớm, những mái nhà cao tầng nhô lên trên nền trời trong vắt, tạo như một bức tranh bình minh tuyệt mỹ. Và tôi nhận thấy nét khoan thai của người dân nơi đây đi làm buổi sáng, chắc họ có cuộc sống bình yên và đang giàu có….
Cổng vào núi Chứa Chan
Trên con đường tỉnh lộ 713 “xẻ
dọc” thị trấn bình yên, tôi vừa đi, vừa hít thở bầu không khí lạ, chỉ được dăm
bốn cây (km), đường rẽ vào núi Chứa Chan đã hiện ra trước mắt. Tôi rẽ xe theo
hướng ấy , xe vẫn chạy bon bon không chút gập ghềnh. Con đường đi vào Núi Chứa
Chan thật đẹp và thẳng, phải nói không
có gì gọi là “thử thách” với tôi, một
tay lái ở hạng A1 Mô tô. Một đoạn đường dài nhưng chỉ có một vài khoảng quanh
co, chỉ cần chậm rãi chút xíu là tôi đã “bò”
qua một cung đường uốn. Điều thật lạ khi
ngước mặt nhìn lên, khúc cua nào tôi cũng nhìn được sương mù trên đỉnh núi cao
và có cảm tưởng đang chờ mình đến đó. Tôi thu vào tầm mắt mình toàn cảnh núi
non, nắng đã lên cao, nhưng vẫn còn đầy sương khói, trông cứ hệt như đây là một
bức tranh, rất cuốn hút và rất có nhiều điều mình muốn khám phá….
Đường đi về hướng núi, ai cũng có
thể “mãn nhãn” với màu xanh của lá, của cây đang “lấp đầy” vùng đất bằng phẳng
hai bên, đó là màu đậm rì của những loại cây trồng công nghiệp điều, cao su đang
tươi tốt. Tôi đang suy nghĩ về vùng đất này nhiều điều, bỗng chợt bị cắt ngang
bởi một bãi xe du lịch lớn hiện ra. Ôi thôi, ở đây thật nhiều loại xe cộ lớn
nhỏ của khách thập phương đang đứng đổ. Người người ăn vận áo quần đủ kiểu, cả Tàu
lẫn Tây, nhưng phần lớn phong cách Ta… chiếm lỉnh !. Họ là những người đã đến
đây từ hôm qua ở lại và người của hôm nay bắt đầu đến viếng, tham quan.
Đi nhiều nơi, nên thật dễ dàng
khi tôi tìm một bãi giữ xe máy “uy tín, chất lượng” giá cả lại bình dân,
không chặt chém và không để “con ngựa sắt cưng” của mình “dãi nắng, dầm mưa”.
Khi đã gởi xe xong, trên mang vai ba lô, tôi ung dung bước vào chân núi. Thoáng
nhìn mọi người, tôi mới phát hiện ra một điều thật lạ, những cô gái Sài Gòn
đỏng đảnh đi đến đây không một ai mang giày cao gót, người người đều giày dép
đế bằng hoặc giày thể thao. Tôi nghĩ, khi ở nhà bắt đầu đi, chắc họ đã “phao”
với nhau, đến đây là phải gian nan trèo đèo, leo núi. Núi Chứa Chan đâu
như núi Bà Đen, núi Bà Rá hay núi Sam Châu Đốc có cáp treo đưa du khách đi lên, rồi đưa xuống, mà có thể ung dung ngồi trong cabin ngắm cảnh núi hay nhìn hồ thỏa thích….
Đường vào thẳng tắp
Ngay tại chân núi liền là những bậc tam cấp làm bằng xi măng, sau này tôi biết, đó là những bậc tam cấp “nhẹ nhàng” chỉ để cho du khách “khởi động” bước đầu tiên, xong “vượt chướng ngại vật”, rồi “tăng tốc” mới có thể về “đích” là đỉnh núi cheo leo. Tôi thoăn thoắt bước và nghĩ ở đây cũng như ở trong nhà mình vậy, từ tầng trệt bước lên tầng 1, rồi tầng 2 thì có là bao. Nhưng khi đến con dốc thứ 3, tôi nghe một người hàng quán “sát rạt” bên con dốc mời đon đả : “Mua giúp cây gậy đi chú ơi, giá chỉ 5 000 đồng một cây, còn xa lắm, chú phải bước …365 bậc nữa mới tới chùa Bửu Quang !”. “Làm trai cho đáng nên trai” – tôi nghĩ bụng phì cười, tuổi này mình phải cần gậy chống hay sao !?. Tôi cảm ơn và hình như có chút mỏi chân, tôi ngồi ngay chiếc ghế đá nơi ấy, rồi gọi họ mua một chai nước lọc thay vì “chiếc gậy Trường Sơn”. Đó là “dấu mốc” đầu tiên tôi dừng lại giữa núi non hùng vĩ, nơi hôm qua tôi được nghe bao câu chuyện truyền thuyết. Và của hôm nay mình bắt đầu thấm mệt, lại con số bậc còn lại phải bước có đến vài trăm. Tôi ngao ngán, nhưng không còn sự lựa chọn nào là mình phải tiếp….
Ngay tại chân núi liền là những bậc tam cấp làm bằng xi măng, sau này tôi biết, đó là những bậc tam cấp “nhẹ nhàng” chỉ để cho du khách “khởi động” bước đầu tiên, xong “vượt chướng ngại vật”, rồi “tăng tốc” mới có thể về “đích” là đỉnh núi cheo leo. Tôi thoăn thoắt bước và nghĩ ở đây cũng như ở trong nhà mình vậy, từ tầng trệt bước lên tầng 1, rồi tầng 2 thì có là bao. Nhưng khi đến con dốc thứ 3, tôi nghe một người hàng quán “sát rạt” bên con dốc mời đon đả : “Mua giúp cây gậy đi chú ơi, giá chỉ 5 000 đồng một cây, còn xa lắm, chú phải bước …365 bậc nữa mới tới chùa Bửu Quang !”. “Làm trai cho đáng nên trai” – tôi nghĩ bụng phì cười, tuổi này mình phải cần gậy chống hay sao !?. Tôi cảm ơn và hình như có chút mỏi chân, tôi ngồi ngay chiếc ghế đá nơi ấy, rồi gọi họ mua một chai nước lọc thay vì “chiếc gậy Trường Sơn”. Đó là “dấu mốc” đầu tiên tôi dừng lại giữa núi non hùng vĩ, nơi hôm qua tôi được nghe bao câu chuyện truyền thuyết. Và của hôm nay mình bắt đầu thấm mệt, lại con số bậc còn lại phải bước có đến vài trăm. Tôi ngao ngán, nhưng không còn sự lựa chọn nào là mình phải tiếp….
Một khoảng đường hơi ...bằng phẳng
Uống một chai nước suối nhỏ xong, tôi chợt hỏi người hàng quán : “ Sao chị biết chắc là đường lên đỉnh còn 365 bậc?” , “Thì làm như vậy để tượng trưng cho 365 ngày nối tiếp trong năm !”. Thì ra cô ta đã trả lời cho tôi một điều “chân lý”, nhưng ở đời cái gì đã “chân lý” rồi thì có còn gì gọi là hay!?. Tôi định hỏi tiếp những điều mình còn thắc mắc, nhưng sợ hỏi thêm sẽ làm người ta bực bội hoặc họ sẽ không biết trả lời giúp tôi.
Uống một chai nước suối nhỏ xong, tôi chợt hỏi người hàng quán : “ Sao chị biết chắc là đường lên đỉnh còn 365 bậc?” , “Thì làm như vậy để tượng trưng cho 365 ngày nối tiếp trong năm !”. Thì ra cô ta đã trả lời cho tôi một điều “chân lý”, nhưng ở đời cái gì đã “chân lý” rồi thì có còn gì gọi là hay!?. Tôi định hỏi tiếp những điều mình còn thắc mắc, nhưng sợ hỏi thêm sẽ làm người ta bực bội hoặc họ sẽ không biết trả lời giúp tôi.
Và như thế tôi lầm lũi bước tiếp
theo là vài chục mét con đường không bằng phẳng
nhưng đó là những bậc thấp, độ cao chỉ khoảng chưa đến một gang tay, nhưng độ
dài mỗi cấp đến 5, 7 mét. “Chuyện nhỏ như con thỏ, vậy mà mấy người đi
dụ ông mua gậy …Trường Sơn”- Tôi nghĩ bụng
Ảnh chụp trứoc chùa Bửu Quang (Gia Lào)
Nhưng eo ơi! Cầu thang bộ của một Building hai mươi tầng tôi đã từng đi là chuyện nhỏ. Bởi nơi ấy có tay vịn, và bậc tam cấp cũng chỉ ở độ cao khoảng 15, 16 cm, thoai thoải dẫn người lên, chứ đâu phải như đây đường lên dốc ngược, còn nhọc nhằn hơn đường lên đỉmh Phanxiphan (Tôi chưa đến Phanxiphan nên nói vậy!). Lúc tôi đi được khoảng 100 bậc, mệt nhòa lại gặp tiếp những bậc tam cấp nhỏ, chiều dài chỉ khoảng 1,5 m, nhưng hai bên là hàng quán nên cảm thấy chật chội làm sao. Ngồi chình ình ngay lối đi, mệt nhưng tôi cố lấy điện thoại ra chụp vài kiểu ảnh và nghĩ : “Chắc người công nhân xây dựng ngày xưa làm đến đây, họ “mệt tới nơi”, nên chỉ làm được con đường nhỏ và ngắn chừng này!?”. Lại khát nước, mồ hôi toát ra như tắm, tôi cởi vội chiếc áo khoác mỏng mặc cho đỡ lạnh hơi sương trong lúc sớm mai! Tôi quấn chiếc áo ngay ở thắt lưng, trông thật mình thật là dị hợm và lôi thôi lếch thếch làm sao!. Ngồi bên hàng quán bán đủ thứ thức ăn, thức uống, tôi vẫn gọi tiếp một chai nước suối cầm hơi…..
Nhưng eo ơi! Cầu thang bộ của một Building hai mươi tầng tôi đã từng đi là chuyện nhỏ. Bởi nơi ấy có tay vịn, và bậc tam cấp cũng chỉ ở độ cao khoảng 15, 16 cm, thoai thoải dẫn người lên, chứ đâu phải như đây đường lên dốc ngược, còn nhọc nhằn hơn đường lên đỉmh Phanxiphan (Tôi chưa đến Phanxiphan nên nói vậy!). Lúc tôi đi được khoảng 100 bậc, mệt nhòa lại gặp tiếp những bậc tam cấp nhỏ, chiều dài chỉ khoảng 1,5 m, nhưng hai bên là hàng quán nên cảm thấy chật chội làm sao. Ngồi chình ình ngay lối đi, mệt nhưng tôi cố lấy điện thoại ra chụp vài kiểu ảnh và nghĩ : “Chắc người công nhân xây dựng ngày xưa làm đến đây, họ “mệt tới nơi”, nên chỉ làm được con đường nhỏ và ngắn chừng này!?”. Lại khát nước, mồ hôi toát ra như tắm, tôi cởi vội chiếc áo khoác mỏng mặc cho đỡ lạnh hơi sương trong lúc sớm mai! Tôi quấn chiếc áo ngay ở thắt lưng, trông thật mình thật là dị hợm và lôi thôi lếch thếch làm sao!. Ngồi bên hàng quán bán đủ thứ thức ăn, thức uống, tôi vẫn gọi tiếp một chai nước suối cầm hơi…..
Vài đoạn đường như thế này và "dồn" chiều cao ngọn núi vào những bậc tam ấp rất dốc
Ngước mặt nhìn về hướng có người lên, tôi thấy người có gậy cũng phải một tay kia chống ..gối, mới có thể vượt lên được một bậc xi măng. Cảm động nhất là nhìn hình ảnh người cửu vạn, mỗi bậc lên họ đều phải khom lưng, đầu cuối về phía trước trông rất gần với những tam cấp phía trên….Nhìn họ, tôi biết mình ở điều hiển nhiên là quá nhỏ bé giữa đại ngàn rừng núi. Nhưng so giữa con người với nhau, sức lực tôi với họ cũng chỉ là con kiến – Như Lạc Long Quân dưới biển lâu năm lên núi thăm con (!?). Và dừng nghỉ tại đây và nhìn từng bước chân đi của những người cửu vạn, tôi cảm phục và quý họ làm sao. Những bước đi gánh gồng thận trọng, có khi họ lại nhíu mặt, mọi thứ cũng chỉ vì cuộc mưu sinh, vì để cho khách không quen dốc sẽ bớt nhọc nhằn khổ ải. Họ đã nhận về phần mình điều ấy, cũng chỉ muốn để cho du khách khỏe chút ít khi phải leo đến đỉnh núi cao, và như thế mọi người mới có thể thưởng thức được một cách trọn vẹn ở trên kia là một “phòng triển lãm” thênh thang với đủ gam màu đậm nhạt, đủ tông sáng bóng tùy theo thời tiết và tùy từng giờ nơi đây.
Ngước mặt nhìn về hướng có người lên, tôi thấy người có gậy cũng phải một tay kia chống ..gối, mới có thể vượt lên được một bậc xi măng. Cảm động nhất là nhìn hình ảnh người cửu vạn, mỗi bậc lên họ đều phải khom lưng, đầu cuối về phía trước trông rất gần với những tam cấp phía trên….Nhìn họ, tôi biết mình ở điều hiển nhiên là quá nhỏ bé giữa đại ngàn rừng núi. Nhưng so giữa con người với nhau, sức lực tôi với họ cũng chỉ là con kiến – Như Lạc Long Quân dưới biển lâu năm lên núi thăm con (!?). Và dừng nghỉ tại đây và nhìn từng bước chân đi của những người cửu vạn, tôi cảm phục và quý họ làm sao. Những bước đi gánh gồng thận trọng, có khi họ lại nhíu mặt, mọi thứ cũng chỉ vì cuộc mưu sinh, vì để cho khách không quen dốc sẽ bớt nhọc nhằn khổ ải. Họ đã nhận về phần mình điều ấy, cũng chỉ muốn để cho du khách khỏe chút ít khi phải leo đến đỉnh núi cao, và như thế mọi người mới có thể thưởng thức được một cách trọn vẹn ở trên kia là một “phòng triển lãm” thênh thang với đủ gam màu đậm nhạt, đủ tông sáng bóng tùy theo thời tiết và tùy từng giờ nơi đây.
Lại một khoảng đường thoai thoải
bằng Bê tông, rồi đến những tam cấp dốc ngược, hàng quán vẫn cứ san sát hai
bên. Tôi đã đi nhiều nơi, nhưng thấy ở đây mới có điều lạ này. Tôi thầm nghĩ,
nếu ở đây có cáp treo thì những người dân buôn bán hai bên dốc sẽ về đâu?. Tôi tính
sơ sơ, ngoài Chùa, Tịnh xá và Cốc, Am vài chục cái, thì "ăn theo" trên đường đi lên này vị chi cũng là
1100 hộ kinh doanh mua bán, tương đương 5.000 nhân khẩu sinh sống ở đây. Vậy họ
sẽ làm nghề gì khi có cáp treo? ….. (Còn
tiếp phần 3 - Núi Chứa Chan đi và về cảm nhận!)
Andi Nguyễn Ánh Nhật
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
BÀI ĐƯỢC NHIỀU ĐỘC GIẢ ĐỌC
-
Đến Tây Bắc, bên con sông Nậm Nhé, ta có thể nhận ra bản Thái qua những đặc điểm như cọn nước, cối nước, những điệu múa xoè liên tu bất tận...
-
SUỐI MƠ - Đẹp như một giấc mơ Nhớ hôm đầu năm 2014, tôi cùng với Thu Do Rita, Tuyết Lê và Tuấn “ngố” hành hương về Chùa Bà Chúa Xứ,...
-
Chí Phèo là nhân vật chính trong tác phẩm nổi tiếng cùng tên của nhà văn Nam Cao. Trong tác phẩm này nhiều nhà nghiên cứu, phê bìn...
-
MỌI LÚC MỌI NƠI! ĂN MẶC HỞ HANG QUÁ EM VUI HỌC TOÁN ...
-
Thành phố Tam Kỳ là “anh em” của thành phố Đà Nẵng, là “con” của đất Quảng Nam yêu thương và đã “ra riêng” sau khi tách tỉnh Quảng Nam –...
-
“Những cây cầu ở Quận Madison” của tác giả Robert James Waller là cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất năm 1992. Đó là câu chuyện về mộ...
-
Những người đọc truyện của Nguyễn Nhật Ánh đều không xa lạ hình ảnh Chợ Đo Đo - Một hình tượng văn học trở đi rồi trở lại trong cá...
-
Đã từ lâu tôi vẫn thường đi đó đây và thích “phiêu lưu với cuộc đời” bằng chiếc Honda cà tàng của mình. Như thế người ta gọi là phượt...
-
Những ngày cuối năm 2013, đi khảo sát một dự án sẽ làm trong năm 2014 1. TẠI ĐỒN CẢNH SÁT Một cô gái mặt tái mét, nước ...
-
Tôi đã đi lên miền biên viễn. Bức tranh bờ cõi, mỗi thời mỗi khác... Ôi quá đìu hiu...
Có một chi tiết em nhận ra chủ nhà thật có lòng : những người cửu vạn.
Trả lờiXóaChờ phần 3 xem anh có tới được đỉnh mà ...không có gậy không nè !
Cuối tuần vui vẻ, anh nhé !
mợ đan thuỳ hỏi hay thật có ai tới đỉnh mà hông cần gậy. chủ nhà hông có lòng sao sống và bạn với ta được.
Trả lờiXóaHahaha...lên đỉnh mà khg cần gậy, nếu có...chắc chị em đăng ký nhiều lắm đó, nhất là mấy bà mấy cô khg chồng....
XóaCó một cách giải thíc nữa của. LÃO CÓC về cái tên núi HỎI :CHỨA CHAN <=>CHÁN CHƯA, ĐÁP: CHƯA CHÁN <=> CHAN CHỨA. có zậy mà cũng tìm chi ngôn ngữ khác ,ke ke! cứ giải thíc như lão cóc. cho nó đậm đà bản sắc bộ tộc. .Lạy cụ nhật con lại nhà
Trả lờiXóaMỗi lần ghé nhà anh là một lần được tham quan một vùng đất đất mới, một câu chuyện lịch sử mới.
Trả lờiXóaLại một vùng đất mới nhưng hẹn với AN lần sau sẽ sang đọc bài và c/m nha! Bây giờ c tím không có tâm trạng vì:
Trả lờiXóaNhà c tím bị sao rồi nên bạn bè không vào c/m được c tím thành thật xin lỗi AN nha! AN bạn thử vào bằng URL xem sao
http://banglanghoatim9999.blogspot.com/ Rất mong các bạn đến chơi nhà. Thân mến
Rất cảm ơn những chuyến đi của bạn !
Trả lờiXóaCảnh đẹp và ông anh của em cũng đẹp!
Trả lờiXóaEm nay mới nghe Núi Chứa Chan đó anh ạ!
Trả lờiXóaNhững chuyến ngao du thật thú vị.
Trả lờiXóaChúc anh sức khỏe đặng ...leo núi nhé. keke
Rất vui thích được hoà nhịp cùng chuyến đi của bạn, cám ơn Andi Nguyễn Ánh Nhật.
Trả lờiXóaNghe tên địa danh đã thấy dễ thương rồi bạn ạ. Bạn lên đấy...thấy chứa chan gì nhất vậy ? Tình đời? Tình người hay tình cỏ cây sông núi ? Chúc bạn có những hành trình thú vị nhé .
Trả lờiXóa