3 tháng 3, 2013

Mãi mãi tuổi hai mươi !


Cảm ơn Nhà Báo Nguyễn Tam Mỹ đã viết về người Cậu ruột của tôi!
Bình tú là xã vùng cát của Huyện Thăng Bình (QNĐN). trên dải đất cát mênh mông của Bình Tú, Bình Đào, Bình Dương đã có một thời Vùng trắng, chỉ còn trơ lại cây dương duy nhất ở Bình Dương mà người dân vùng cát này đã gọi là cây dương thần, vì bất cấp thuốc khai hoang, bom cày đạn xới, cây dương vẫn tồn tại như một thách thức kẻ thù. trong ngôi nhà nhỏ của bà mẹ già của nhà thơ Phan Trước Viên ở vùng cát trắng ấy có đến bốn tấm bằng Liệt Sĩ trên bàn thờ. Cha, chú ruột em trai và cả Phan Trước Viên đều là Liệt Sĩ
Xuất thân từ một gia đình có truyền thống cách mạng và văn học- cha và chú đều là những người nổi tiếng hay thơhơ từ rất sớm. Khi mới 11 tuổi, nhân dịp cắm trại mừng sinh nhật Bác Hồ, ở vùng tự do thời kháng chiến chống Pháp, Phan Trước Viên đã sáng tác bài thơ “Nhớ Bác”, mà những dòng thơ đầu tay ấy đã đầy nét chân thành tả vầng trán rộng của Bác có những “Đường nhăn vì dân tộc lầm than”, màu da Bác là” màu pha trời đất, là màu quê hương chồng chất từ lâu. Truyền thống ấy đã là căn cốt, là bản chất tinh thần hun đúc nên nhân cách của chàng trai đã đi ngang qua cuộc đời này và dừng lại ở tuổi hai mươi. Bởi lẽ, ngay khi bước chân vừa chạm vào những ngày đầu tiên ở tuổi ba mươi thì chàng trai đã ngã xuống trước họng súng của kẻ thù trong một lô cốt nhỏ, tối tăm ở Tuân Dưỡng (Thăng Bình), để mãi mãi đi vào cõi vô cùng ở lứa tuổi hai mươi:
…Tuổi của tôi
Tuổi gánh độc tài khom lưng tù tội
Sách vở, tình yêu, khóm tối, trường thi
Tuổi của đá cây, gậy dùi, hơi cay, lựu đạn
Cướp giật, hoan hô, đả đảo, lọc lừa
Tuổi ma cô, ăn cắp, hiếp dâm
Quỷ sứ đưa đường dẫn lối khai tâm…”
(Sinh nhật thứ 27)
Tham gia cách mạng khi đang còn là học sinh trung học, Phan Trước Viên đã từ đó trưởng thành trong nhận thức và thi ca. Ngay cả khi phải khoác bộ áo lính Quân Y Sài Gòn, Phan Trước Viên trước sau vẫn một lòng yêu nước. và thơ anh vẫn là tiếng nói chân thành, sôi nổi của một thanh niên không thể chấp nhận cảnh quê hương, Tổ quốc bị chà đạp dưới gót giày đế quốc. trong thời gian đầu làm lính, Phan Trước Viên đã sống ở Nam bộ. Chính đây là thời gian Phan Trước Viên đi nhiều, và những vùng đất Củ Chi, Hiệp Hòa, Hậu Nghĩa, Tây Ninh còn lưu lại dấu vết trong thơ chàng. Đi đến đâu chàng cũng gặp những cảnh đau lòng trong một xã hội mà ở đó con người đã bị đánh mất niềm vui :” Mỗi bước chân dẫm lên niềm u uất”. Chàng buồn bã và phải cứ đi trong niềm cô đơn còn dài hơn cả nỗi buồn. Cô đơn vì mang thân phận của một người làm nô lệ :” với núi sông tôi không là khách lạ, Sao nước sông buồn cũng chẳng hỏi han” (Bến khuya) Và buồn vì :” Bầy gái nhởn nhơ má phấn môi son, Từ đâu tới mang chuổi cười lượm giọng, Con phố chết sau một thời sôi động, nằm thở hơi cay dưới nắng trưa nồng
Là người đi nhiều, viết nhiều, cho đến ngày hi sinh, Phan TYruoc71 Viên còn để lại 5 tập thơ, có đến 150 bài, mà con trai nhà thơ Nguyễn Công Hoài Thúc – và gia dình hiện còn trân trọng giữ lại. Trong các năm từ 1962-1967, thơ Phan Trước Viên đã đăng nhiều trên các báo như : Thân Dân, Phổ Thông, Bách Khoa, Văn, Tinh Thần và nhiều nhất là trên báo Thái Độ, tờ báo mà Phan Trước Viên là một trong những người sáng lập. Có thể nói rằng nỗi đau mất nước, chiến tranh xâm lược của Mỹ và cảnh đất nước chia cắt là nỗi dằn vặt, trăn trở trong suốt gia tài thơ mà Phan Trước Viên để lại. đó là tất cả vốn liếng tâm hồn của chàng trai trẻ ấy. Hay nói khác đi, lý tưởng cách mạng và thơ ca là hành trang trên những bước đi của chàng và cũng là tất cả những gì chàng đã say sưa dâng hiến cho cuộc đời này
Từng tên núi tên sông, tên đất, tên làng đã đi vào thơ Phan Trước Viên gân guốc, như gõ lên tâm thức chàng tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, của sông núi ngàn thu. Tình cảm đối với quê hương đất nước trong lòng chàng gần như không biên giới, nhưng hầu như đều được gởi gắm qua hình tượng một người thân duy nhất còn lại bên đời chàng, đó là người Mẹ. Hàng loạt bài thơ từ trong tù, chàng đã gởi về Mẹ :Thư về Mẹ, Gia tài trong cuộc chiến đấu, đặc biệt là Tình ca cho Mẹ, bài thơ đã được in trong tuyển tập :’ Lời phản kháng của những người làm thơ nhược tiều” (Thái Độ xuất bản 1967), đã bộc lộ tất cả nỗi lòng đau xót của chàng. Đây là tình riêng mà không còn giới hạn cái riêng. Đây chính là nỗi đâu chung của mọi đứa con, của mọi thanh niên yêu nước:
Tóc mẹ đầy sao khuya
Sao khuya dọi qua miệng hầm
Giọt sương trên tàn lá úa
Nhà ơi, không đèn không lửa
Vướn ơi, không cỏ , không hoa”
Điều kỳ lạ và hợp quy luật, là trong nỗi đau vẫn ánh lên chất ngọc long lanh của tình thương yêu và niềm tin tưởng:
 Hôm nay cánh cửa xà lim
Hé mở cho con quà của mẹ
Chuối chín đường đen, xôi nếp tẻ
Ôi ba món quà mang trọn nghĩa cao xa
Sau mỗi lần bị hành hạ khảo tra
Về ngậm miếng đường đen con như hồi tỉnh lại
Sản phẩm quê hương đã giúp con chịu đựng
Đã bao lần dòng điện dốt qua thân
Mẹ lại bảo con hãy nhẩn nhục kiên cường.
Hãy giữ tình xôi ý nếp!..”
(Thư về Mẹ)
….con nâng niu từng trái chuối thơm
Áp vô mát trên vết bầm thân thể
Giản dị và tuyệt với biết bao là những bà Mẹ Việt Nam. Trong lửa đạn của kẻ thù, Mẹ vẫn “bám đất, giữ làng”. và mẹ vẫn dịu dàng nói với con lời tâm huyết, để thành quyết tâm của người con trai tự nguyện hiến đời mình cho đất nước:
“Con đã biết thế nào là chịu đựng
Ách nước tai trời giặc giã vây quanh
nhưng quê hương sẽ hun đúc trong con
Nghĩa sống đấu tranh gian lao khắc khổ”
(Gia tài trong cuộc chiến đấu)
Có thể nói hình ảnh người mẹ là nguồn dộng viên, là tình thương yêu sâu nặng trong thơ Phan Trước Viên. Điều đó cũng đúng thôi, khi trong cuộc đời thực những người thân yêu khác đã ngã xuống hay đã ra đi, chàng chỉ còn có Mẹ. Cho nên Mẹ cũng là thơ, cũng là Quê hương
Thấp thoáng thấy trong thơ của chàng có bóng dáng của người con gái “Áo xanh đã bạc phong trần, Nhắc chi câu chuyện một lần yêu nhau”. Anh Vương Trọng, một bạn tù của Phan Trước Viên ở nhà lao Kho Đạn (Đà Nẵng) cho biết, trong thời gian bị giam, phan Trước Viên có thêu và rất khóe tay- nhiều chiếc gối rất đẹp. Nhân có một người bạn ra tù, Phan trước Viên đã gởi cho một cô gái tên Nguyễn khoa Như Ý một chiếc bao gối và một chiếc khăn quàng
Người con gái mang tên Nguyễn Khoa Như Ý ấy chính là người yêu của Phan trước Viên. Hai người quen nhau qua thơ văn và yêu nhau từ những ngày trong phong trào đấu tranh ở Đà Nẵng. Năm 1964, Như Ý vào Sài Gòn, lại nhập vào làn sóng đấu tranh của SVHS yêu nước, bị địch truy nã phải trốn ra Huế và sau đó thoát lên rừng từ năm 1966
Cái bao gối và chiếc khăn quàng ấy chẳng bao giờ Nguyễn Khoa Như Ý nhận được. Và Như Ý nay là một nhà văn nữ có bút danh khá quen thuộc- đã tâm sự, nếu nhận được những “của tin” ấy của Phan Trước Viên thì chắc chị đã không đi lấy chồng!
Nhưng dù cho những tặng vất ấy có đến với cô nữ sinh xứ Huế kia thì nhà thơ cũng không còn trên cõi đời này để thực hiện lới xưa chàng đã hẹn:
“Anh sẽ đưa em về
Qua ruộng đồng xơ xác
Nương chiều không sắn ngô
Con trâu già ngơ ngác
Gặm quanh bờ cỏ khô”
(Nếu chúng ta còn sống)
Phan Trước Viên đã vĩnh viển ra đi vào lòng đất Mẹ. Những gì chàng còn để lại chưa phải là nhiều, chưa tạo nên vóc hình đậm nét trên những nẻo đường lịch sử văn chương. Nhưng qua những câu thơ nóng bỏng nhiệt tình cách mạng, thủy chung dâng hiến trọn vẹn tuổi thanh xuân của mình cho một lý tưởng cao cả, ta dể nhận ra chân dung của một thanh niên với tâm hồn nhiệt tình, tinh tế, sâu sắc và nhạy cảm trước cuộc sống, va chạm vào đâu cũng thấy hơi nóng, sức sống của một kiếp người đoản mệnh. Có lẽ vì vậy mà chàng phải sống đến tận cùng sự sống, đối mặt với tai ương và hiểm nguy, thách thức với hoàn cảnh nghiệt ngã, khi chính chàng đã tiên cảm về đời mình như một lời tiên tri của định mệnh, qua “Thư về Mẹ”
Hồn Liệt Sĩ mãi còn trên dương thế
Đang nhìn theo dõi bước con đi
Tiến lên từng bước gan lì
Gian nan không sợ, hiểm nguy không lùi
Phương ngoài trời đã hồng tươi
Mai con về với mặt trời vinh quang
Mẹ cười rung tóc hoa sương
Mắt già sẽ cạn căm hờn từ đây!
Nguyễn Tam Mỹ

1 nhận xét :

  1. Hôm nay cánh cửa xà lim
    Hé mở cho con quà của mẹ
    Chuối chín đường đen, xôi nếp tẻ
    Ôi ba món quà mang trọn nghĩa cao xa
    Sau mỗi lần bị hành hạ khảo tra
    Về ngậm miếng đường đen con như hồi tỉnh lại
    Sản phẩm quê hương đã giúp con chịu đựng
    Đã bao lần dòng điện dốt qua thân
    Mẹ lại bảo con hãy nhẩn nhục kiên cường.
    Hãy giữ tình xôi ý nếp!..”
    em thực sự xúc động khi đọc những dòng này....

    Trả lờiXóa

BÀI ĐƯỢC NHIỀU ĐỘC GIẢ ĐỌC