20 tháng 3, 2013

Những chuyến ngao du ! KỲ 5 (Thăm nhà tưởng niệm PHAN CHU TRINH)


Bài viết kỷ niệm 87 năm ngày mất của Chí sĩ cách mạng PHAN CHÂU TRINH (24/3/1926 – 24/3/2013)
     Bàn thờ PHAN CHÂU TRINH đặt giữa ngôi nhà tưởng niệm (Ảnh Andi)


Những tháng ngày đầu năm rảnh rỗi nên tôi đã đi được nhiều nơi và đến nhiều địa điểm. Nhớ có ngày tôi cùng em leo lên chót vót đỉnh núi cao hay đã đứng trên Vọng Gác Đài – Ngũ Hành Sơn …ngắm biển. Lúc lại hai đứa lang thang trong khu phố cổ Hội An, nơi của nhiều ngôi nhà có niên đại đến vài trăm năm tuổi vẫn còn nguyên kiến trúc xưa, không cơi nới, không sửa sang hoặc sơn phết chút nào….

Một tháng trời đi rong ruổi. Có thể nói đến nơi nào tôi cũng được trải nghiệm riêng cho mình một cảm giác sống. Hơn thế nữa là được sống chậm lại chút xíu trong hàng ngày lắm lúc quá bon chen. Đi để cho mình biết “Uống nước nhớ nguồn” và biết yêu thương nhiều hơn sau khi trở về với cuộc sống thực tại…..

 Cổng nhà tưởng niệm Phan Châu Trinh tại Tam Lộc- Phú Ninh (Ảnh Andi)


Mọi điều không phải ngẫu hứng. Nhưng sau cái lần tôi cùng em đến thăm “Nhà lưu niệm Huỳnh Thúc Kháng” ở Tiên Phước là còn lẽ của riêng tôi. Ngày này hay ngày khác, tôi sẽ đến thăm các khu di tích, nhà tưởng niệm những chí sĩ anh hùng của đất Quảng Nam như Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp .v.v.v


Với tôi, những chuyến đi tới thăm các khu di tích lịch sử đều luôn có ý nghĩa , đó là để nhận thức lịch sử văn hoá, lịch sử của những con người cách mạng một cách sâu thêm. Ý nghĩa của mỗi chuyến đi không chỉ cho ta kiến thức ngoài sách vở mà đó còn là bức tranh chân thực bằng trực quan sinh động về những con người anh hùng của dân tộc Việt Nam 


Sau mỗi chuyến đi, ai cũng có một cảm nhận cho riêng mình. Nhưng tôi nghĩ, mọi suy nghĩ đều hướng về một tính “vĩnh cửu trường tồn” của con người Việt Nam: Đó là lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc những anh hùng, những nhà cách mạng đã ngã xuống, đã hy sinh cho dân tộc Việt Nam !

    Một trong những bức ảnh trong nhà Tưởng niệm (Ảnh Andi)

Đôi nét về PHAN CHÂU TRINH và ngày mất của ông


Chí sĩ Phan Châu Trinh tự Tử cán, hiệu Tây Hồ, biệt hiệu Hy Mã. Sinh ngày 9- 9- 1872 tại làng Tây Lộc, tổng Vinh Quý, huyện Hà Đông (Tam Lỳ, Quảng Nam, Nay là xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam). Ông mất vào lúc 9 giờ 30 tối ngày 24.3.1926 tại Sài Gòn.


Ngày ấy, sau khi PHAN CHÂU TRINH mất, cả nước nhiều phong trào yêu nước đã phát triển nhanh bất chấp sự đe dọa và đàn áp của thực dân Pháp. Ở mọi nơi như Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình, Phủ Lý, Hải Phòng, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Tam Kỳ, Hội An, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Đà Lạt, Nha Trang, Phan Thiết, Bến Tre, Ba Tri, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh, Long Xuyên, Cao Lãnh, Hương Điểm, Rạch Giá, Tây Ninh... đều tổ chức lễ tang và truy điệu cụ Phan. 

Riêng tại Sài Gòn, đám tang Phan Châu Trinh đã trở thành một cuộc biểu dương lực lượng của quần chúng (...). Những ai chứng kiến đám tang vĩ đại này thời ấy cũng bảo, dù rất đông người tham gia nhưng được tổ chức thật trang nghiêm, trật tự và được đánh giá là "Dân tộc Việt Nam đã tỉnh giấc, thức dậy rồi! Việt Nam"

Không những vậy, ở nước ngoài như Phnom Penh, Paris..., tất cả bà con Việt kiều ai ai cũng hưởng ứng tham gia phong trào ấy. 


Thân phụ của Phan Chu Trinh là ông Phan Văn Bình (1886). Thời ấy ông làm chức Quản cơ sơn phòng, sau đó tham gia phong trào Cần vương, làm Chuyển vận sứ đồn A Bá (Tiên Phước) phụ trách việc quân lương. Mẹ ông là Lê Thị Trung (Chung) (1878), con gái của một nhà vọng tộc, thông thạo chữ Hán, ở làng Phú Lâm huyện Tiên Phước, Quảng Nam


Phan Châu Trinh sinh hạ được 3 người con là Phan Châu Dật, Phan Thị Châu Liên (Tức cô Đậu 1901- ?) và Phan Thị Châu Lan. Người con trai Phan Châu Dật mất sớm vào năm 1921 khi chưa lập gia đình. Bà Phan Thị Châu Liên kết hôn với ông Lê Ấm có 7 người con là Lê Thị Khoách, Lê Thị Kinh (Phan Thị Minh), Lê Thị Lộc, Lê Khâm ( Tức Nhà văn Phan Tứ - 1930-1995) *.


Còn bà Phan Thị Châu Lan (tức cô Mè 1904 -1944) có chồng là ông Nguyễn Ðồng Hợi làm tham tá công chánh là thân sinh của người phụ nữ lừng danh thế giới Nguyễn Thị Bình (Còn gọi là Châu Sa - Nguyên Phó Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) **

   Đường lên Tam Lộc nơi có nhà tưởng niệm Phan Chu Trinh

Về thăm nhà tưởng niệm cụ PHAN CHU TRINH


Một buổi chiều nắng đẹp, tôi chẳng chuẩn bị gì nhiều như mọi lần đi các nơi, tôi xách xe máy ra chỉ kiểm tra cho đầy đủ xăng dầu, rồi không có điều gì ngần ngại phóng đi vun nút. 

Khi đã đến ngã ba cầu Bà Dụ - Tam An (Tam Kỳ), tôi ngoặc xe sang hướng Tây để thẳng tiến về “Nhà lưu niệm Phan Châu Trinh” khi nghe người dân tại đây chỉ bảo. 

Đường về nhà tưởng niệm Phan Châu Trinh thẳng tắp, lại không chút mấp mô. Tôi đi qua những làng, những xóm với đặc điểm như đã thấy nhiều ở nông thôn miền Trung. Đó là những ngôi nhà luôn tách biệt và được bao bọc bởi luỹ tre làng quanh năm xanh tốt. Hết làng, tôi được gặp ruộng đồng trải dài ngút ngát và trông quá bình yên. Qua nơi này, tôi nhích nhẹ tay ga để muốn cho mình lắng nghe tiếng gió thổi vi vu. Và hơn thế, tôi mới có thể cảm nhận được những chuyển động tinh tế của đất trời ở vùng đất đang sinh sôi – Nông thôn Tam Lộc trù phú và đang vươn mình để làm giàu và đẹp ….

Xe tôi đi chừng được khoảng 15 km là đến nhà thờ Tộc Phan ở Tam Lộc – Phú Ninh. Dừng xe ven đường, tôi hỏi một người nông dân đang làm đồng bên vệ đường đang đi : “Thưa bác cho cháu hỏi đường đi đến Nhà tưởng niệm cụ Phan Châu trinh ?”. Người ấy đã phải dừng tay công việc, ngẫng mặt lên cười nhẹ và nhiệt tình trả lời bằng giọng thân thiện vốn có của người Quảng Nam : “Con chỉ đi thêm năm ba cái nhà nữa, rồi rẽ phải theo con đường có lát đá xanh là đến “Nhà tưởng niệm cụ Phan!”. Tôi nghĩ bụng mình thật may mắn khi gặp và hỏi đường được một người chân quê thật thà chất phác, giọng nói phát ra rất đặc trưng của con người Quảng Nam.


Nhưng khi tôi vừa chạm chân đến đầu ngõ nhà tưởng niệm cụ Phan là đã nhìn thấy cổng đã khóa im lìm từ khi nào chẳng rõ. Tần ngần tôi chỉ biết đứng ngoài nhìn vào khuôn viên trông thật đẹp và yên lắng của một ngôi nhà cổ xưa. Tôi không biết mình phải làm sao đây, hay đến rồi chỉ ở ngoài nhìn “Nhà tưởng niệm cụ Phan”…..từ xa, còn không nếu xách xe chạy về liền thật là …quá uổng. Nhưng lúc tôi vừa loay hoay móc chiếc điện thoại Iphone của mình ra định chụp vài trước cổng Nhà tưởng niệm cụ Phan rồi về, bỗng có một người phụ nữ nhà nằm ngay trước cổng nhà tưởng niệm cụ Phan vọng sang hỏi (Xin nói thêm đã 6 năm nay tôi luôn dùng chiếc điện thoại này “Tác nghiệp” mọi lúc, mọi nơi): “Chú đi tham quan nhà tưởng niệm cụ Phan Châu Trinh hả ?”. “Dạ! Con đi thăm nhà thờ cụ Phan!” – Tôi chưa kịp nói tiếp điều gì thêm, nhưng bà ta tiếp : “Để tui mở cổng cho chú, tui mới đóng cổng khi nãy, vừa có một đoàn tham quan, họ đã ra về cách đây mấy phút. Tội nghiệp kinh, nghe nói họ là Việt kiều ở Sài Gòn ra, đi chi mà xa xôi kinh rứa…Ủa!? B chú cũng người Sài Gòn luôn hay răng mà tui nghe giọng y như mấy người hồi nãy!?.”. Tôi không biết nói điều gì với bà thêm mà chỉ biết cảm ơn rối rít khi trong lòng mình đã mở cờ sung sướng, như thể tôi có một buổi chiều gặp may. Niềm vui ấy còn lớn hơn như ai đó đã tặng cho tôi một món quà quý. Sau thêm một vài câu thăm hỏi, tôi biết bà tên là Phan Thị Mai, người cháu bà con của cụ Phan, cũng là người trông giữ và quét dọn khu nhà này.


Khi bà Mai vừa mở cổng, cũng là lúc tôi đã thấy mặt trời chuẩn bị bắt đầu trò chơi trốn tìm trên đỉnh núi ngay sát sau nhà tưởng niệm của cụ Phan. Tôi chậm rãi bước lên từng bậc tam cấp dẫn vào khoảng sân rộng lớn của một ngôi nhà cổ nguy nga. Ánh nắng bắt đầu nhạt, kéo lưng lửng trên nền trời trong veo và trải xuống khiến cho ngôi nhà cổ trông thật trang nghiêm mà khoáng đạt lạ. Lần đầu tiên đến, tôi thấy cái đẹp nơi đây rất hài hòa cùng với núi trời nhìn rất gần trong tầm mắt, chắc ai lần đầu đến cũng có cảm giác mới lạ như tôi, rồi sẽ thích và yêu, rồi sẽ biết và hỏi ở mình phải làm gì để gìn giữ và quảng bá một di sản “văn hóa vật thể” như ngôi nhà lưu niệm của cụ Phan này đây !?


Mới gặp nhưng bà Mai chẳng khác gì là một người bạn đồng hành với tôi. Đầu tiên tôi đưa máy điện thoại để cho bà chụp giúp tôi một vài kiểu ảnh với khu nhà tưởng niệm, sau đó bà đưa tôi dạo một vòng quanh vườn nhà cụ Phan. Bà vừa đi, vừa giới thiệu cho tôi nghe về lịch sử ngôi nhà và tôi đã nghe và hiểu nhiều điều thú vị mà mình chưa bao giờ biết về khu nhà này từ một người chỉ mới quen. Bởi hồi còn đi học qua sách vở tôi chỉ biết mảnh đất Tam Lộc này, Chí sĩ cách mạng Phan Châu Trinh đã sinh ra và lớn lên nhưng tôi chưa một lần đặt chân đến. Tôi biết bà một hướng dẫn viên du lịch “không chuyên” và thậm chí còn là bất đắc dĩ, nhưng qua lời kể của bà ta , tôi có cảm tưởng mình đã gặp được một “Nhà Phan Châu Trinh học” chứ đâu phải chuyện chơi…..


Đến khi cánh cửa chính của ngôi nhà được mở, tôi sửng sờ trước mắt mình một ngôi nhà cổ có 3 gian, 2 chái, mái nhà được lợp nguyên bằng ngói âm dương theo kiểu một hàng ngửa, một hàng úp. Thoạt nhìn ai cũng biết chắc đó là một ngôi nhà không chỉ có giá trị về mặt kiến trúc với nhiều tiểu tiết hoa văn chạm trổ rất đẹp, còn những vật lưu niệm, tranh ảnh trong nhà được bài trí hết sức trang trọng và khoa học làm sao!. Ở ngay giữa nhà là bàn thờ cụ Phan, còn trên tường xung quanh nhà được treo rất nhiều ảnh. Đó là những bức ảnh của gia đình cụ Phan, cũng như ảnh cụ chụp chung với những người bạn mình như Trần Quý Cáp, Ngô Đức Kế, Phan Bội Châu và biết bao chí sĩ yêu nước khác đã cùng cụ tham gia vào phong trào Duy Tân và các phong trào khác, cũng như những người đã cùng cụ Phan hoạt động tại Pháp. Phải nói bức hình nào cũng thật quý cho giá trị lịch sử, là “nhân chứng hoàn tráng” cho cuộc đời cách mạng của cụ Phan Châu Trinh .

Tôi chỉ chụp cho mình được một vài tấm ảnh rồi đắm mình vào nhìn đọc các dòng chú thích của những bức ảnh ấy và bức ảnh nào cũng buộc tôi phải thật chậm rãi và cảm nhận …..


Rồi tôi đã được nghe bà Mai kể thêm : “Ngôi nhà này được chính quyền địa phương “trùng tu và xây dựng” lại theo kiến trúc cổ  trên nền nhà cũ xưa kia của cụ Phan để tỏ lòng kính trọng Phan Châu Trinh- Một nhà cách mạng, nhà văn, nhà hùng biện yêu nước có chân tài thực học…. Và ngôi nhà được công nhận di tích theo quyết định số 67/2005/QĐ-BVHTT ngày 16 tháng 11 năm 2005”


Hơn một tiếng đồng hồ ở nhà tưởng niệm cụ Phan, tôi đã nhìn từng chi tiết và hình như đã cảm nhận được gần như trọn vẹn về cuộc đời của Chí sĩ cách mạng Phan Châu Trinh. Cụ là niềm tự hào, là tấm gương trung kiên bất khuất của người dân Tam Lộc, của Huyện Phú Ninh, của Quảng Nam nói riêng, của dân tộc Việt Nam nói chung và hơn nữa trên toàn thế giới đều biết tên ông.


Tôi đã từng đến thăm nhiều khu di tích, nhiều nhà lưu niệm ở mọi miền đất nước, song nhiều khi đến thăm và chứng kiến nơi ấy, rồi bỗng dưng tôi vỡ vạc ra một chân trời hoài vọng. ...Như còn có nhiều nơi tôi thấy con người lại quên đi văn hóa ứng xử và hiếu khách tham quan. Thậm chí người ta quên một cốt cách của người xưa, người của lịch sử để làm nên một ngôi nhà tưởng niệm đúng chất nhân văn v.v.v. Còn đây, khi tôi đã đến và đã thấy cuộc sống của vùng Tam Lộc- Phú Ninh nay đã đổi thịt và vinh dự thay ở nơi đây lại có một di tích quý báu thuộc về lịch sử không chỉ riêng của cho miền đất này mà còn là cả nước .


Andi Nguyễn Ánh Nhật

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG CHUYẾN ĐI. 

     Cổng nhà thờ Tộc Phan ở Tam Lộc gần nhà tưởng niệm


                    Nhà thờ Tộc Phan ở Tam Lộc - Phú Ninh

            Bia tưởng niệm đặt nơi đầu ngõ nhà tưởng niệm

                          Đường dẫn vào nhà Tưởng niệm


                         Nhà tưởng niệm Phan Châu Trinh

                                          Một góc nhìn


                     Giếng nước trước ngôi nhà tưởng niệm


                          Ngôi nhà nghỉ trong khu di tích


                           Ngôi nhà chính nhìn từ bên hông


                                      Và ở phía bên kia


                      Phan Châu Trinh và những người bạn 


                                Vợ của Phan Châu Trinh

           Phan Châu Dật con trai của Phan Châu Trinh


          Phan Châu Trinh và con trai trong thời gian ở Pháp

          Chiếc rương xe của nhà cụ xưa kia được phục chế


          Và chiếc cối xay gạo được phục chế theo nguyên tác



                             Mới đến ...cổng khóa chặt!

                           Khi vào được nhìn từ trong ra

                              Về hay ở lại !? Buồn ...5 phút!


                    Tác giả ngồi trước ngôi nhà tưởng niệm


             Tác giả trước ngôi nhà nghỉ trong khu di tích


                        Tác giả đứng trước ngôi nhà chính


Dòng kênh chính Phú Ninh hướng về nhà tưởng niệm Phan Châu Trinh
Mong các bạn đón đọc : Những chuyến ngao du (Kỳ 6 - Đức Linh - Mảnh đất và con người)


                         (TẤT CẢ ẢNH DO ANDI CHỤP)

THAM KHẢO THÊM

(*) Những Tác phẩm tiêu biểu của Nhà văn PHAN TỨ

 PHAN TỨ và một trong những trang di cảo còn lại của cố nhà văn.
- Bên kia biên giới (tiểu thuyết, 1958, tái bản 1978)
- Trước giờ nổ súng (tiểu thuyết, 1960)
- Trở về Hà Nội (truyện ngắn, 1960)
- Trên đất Lào (bút ký, 1961)
- Nhật ký chiến trường (di cảo, viết bằng 4 thứ tiếng Việt, Lào, Pháp, Nga)
- Về làng (1964)
- Trong đám nứa (truyện ngắn, 1968)
- Gia đình má Bảy (tiểu thuyết, 1968, tái bản 1971, 1972, 1975)
- Măng mọc trong lửa (bút ký, 1972, 1977)
- Mẫn và tôi (tiểu thuyết, 1972, 1975, 1978, 1987, 1995)

(**) Những Tác phẩm tiêu biểu của Bà Nguyễn Thị Bình

           Bà Nguyễn Thị Bình giới thiệu tác phẩm của mình
- "Gia Đình, Bạn Bè Và Đất Nước" – Tác phẩm đã gây ấn tượng bởi một cái tên đã gắn liền với Hiệp định Paris (về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình tại Việt Nam), gắn liền với sự nghiệp ngoại giao nhân dân, người phụ nữ Việt Nam có nhiều bạn bè nhất trên thế giới – Bà Nguyễn Thị Bình.
Andi Nguyễn Ánh Nhật


45 nhận xét :

  1. Chào anh ! lời đầu tiên cảm ơn anh chia sẻ tuyến du lịch này. mấy ngày nay đổ về xuôi-Khúc ruột miền Trung rồi đó. Được thăm di tích lịch sử các vị lãnh tụ yêu nước-Không biết còn đi đến đâu nữa nè. Anh chụp nhiều hình vào để làm kỷ niệm, hôm nào ghép thành 1 abum anh nhé. Có chi tiết vậy là hay dể hiểu rồi. Chúc Anh bình an chuyến du đi này. Và chờ đón đoạn tiếp theo. Có hút thuốc không Duy mời nè...hi..

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uhm! Mình cảm ơn Đình Duy lời comment khuyến kích mình đi tiếp, nhưng hết tiền rồi... Heee! Đình Duy ơi, mình viết với mục đích ..kẻo quên, còn chụp ảnh để người ta ko nói mình ...Phùa! Vậy vậy phải ko Đình Duy! Nói thật cũng vui, mình đến nhà tưởng niệm cụ Phan nơi được xây dựng trên nền nhà cũ của cụ trông rất đẹp và tham quan mình được biết những điều chưa biết về cụ Phan Châu Trinh mặc dù nơi làm ăn, kinh doanh của mình hiện tại mang tên của Người. Chúc Đình Duy vui!

      Xóa
  2. Cảm ơn anh .....bài viết với em thật ý nghĩa ở nhiều mặt a ạ ! hì !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhân ngày mất của cụ Phan, anh cũng ráng đi và ráng viết một điều gì đó về Cụ để bằng lòng và không ray rứt điều gì thôi nàng đồng hương "Quảng Nôm" của tôi ơi!

      Xóa
  3. Nhà em ở tận Sông Tiên
    Nước thì chạy ngược lên triền ..ngộ không ?
    Bây giờ nơi ấy vẫn mong
    Vì em xa xứ vào trong này rồi
    Bà Rịa ---Đất Quảng xa xôi
    Mỗi năm một bận em rồi ...về thăm ! Zị nha ! hì

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xinlỗi Nhại theo chút xíu nghe :
      “Tôi là Ánh Nhật thật tên !
      Sinh ra và đã lớn lên Thăng Bình
      Cầu xin cuộc sống bình yên
      Tập trung tài trí liên miên có tiền”
      Zị nha ! Heee

      Xóa
    2. Nếu ra em sẽ ghé liền
      Thăm anh cùng xứ hiền hiền zị nhoa ! hì

      Xóa
  4. Đi du lịch miền Trung mà không chịu rủ con em này đi cùng. Thế mà cũng là ông anh cơ đấy! Nhưng phải công nhận là ông anh viết rất hay. Bài viết rất có giá trị. Hình ảnh minh họa rất cụ thể. Em xin về để làm tư liệu, dạy bài "Hương Sơn phong cảnh ca" nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Heee! Nghe Thủy nói bài "Hương sơn phong thủy ca" mình mới nhớ lại một bài thơ của Chu Mạnh Trinh người Trúc Vân - Hưng Yên- Tác giả nổi tiếng của bài thơ này hay nhất viết về Hương Sơn, nơi có động Hương Tích - Nam thiên đệ nhất động. Tôi rất thích đoạn :
      "Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt,
      Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây.
      Chừng giang sơn còn đợi ai đây,
      Hay tạo hóa khéo ra tay xếp đặt."
      Tôi sẽ bình bài thơ này trong nay mai, Thủy đừng chê tôi nghe! Thân! Chúc Thủy mãi tươi trẻ

      Xóa
  5. Mừng chuyến ngao du của anh thành công viên mãn và anh đã cho bạn bè blog đại khai nhãn giới về một di tích lịch sử...về một vùng miền đặc trưng của đất nước...
    Cám ơn anh!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Miền Trung Hoa Nắng ơi, không biết vì sao mình vào nhà của bạn không được nè! Chúc bạn một ngày tốt lành!

      Xóa
  6. nhìn tác giã mặt mài tươi gói là biết chuyến đi này vui quá vui rồi....anh cứ ngao du cứ lang thang như kẽ bụi đời..hi hí ngẩu hứng xíu hí hí

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đi đông mới vui cứ Sầu Riêng, đi một mình chán chết, chỉ có một nỗi Sầu.....riêng thôi! Phải ko?

      Xóa
  7. Tham qua ..qua hình ảnh cũng thú vị đó..chúc bạn chiều vui vẻ nha

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn bạn đã ghé thăm đọc và để lại comment. Chúc bạn một buổi tối an lành!

      Xóa
  8. Mỗi chuyến đi của anh như đều gắn với một trang lịch sử thật thú vị.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Gia Yên ơi những nơi di tích như thế này thú vị lắm, mình biết nhiều thêm, vả lại dù ko vui nhưng ngược lại..... bớt mệt ,chen lấn và bị chặt chém` như những khu Du lịch! Heeee

      Xóa
  9. Mỗi chuyến đi của AN gắn liền với một địa danh hoặc một di tích lịch sử thêm vào đó là hình ảnh minh họa thật thú vị. Thật ngưỡng mộ nha.
    Chiều vui thật nhiều...Mai tiếp tục chuyến tham quan thành công nha.

    Trả lờiXóa
  10. Cảm ơn Banglanghoatim nhiều, mình rất thích đến những nơi này, ở đây cho mình nhiều thứ, nhất là kiến thức. Vậy đó! Chúc bạn luôn vui!

    Trả lờiXóa
  11. Đi nhiều nơi qua ha. Tối vui vẻ nhé AD

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào chị ! E rất vui mỗi lần chị ghé thăm em! Vui nghe chị! E quý chị nhiều!

      Xóa
  12. Anh Andi - Ánh Nhật ui! Muội thường xuyên đọc bài viết của sư huynh , rất hay và bài viết nào Muội cũng thít. Nay cho Muội hỏi nè, trong phần “sơ lược tiểu sử” , sư huynh viết Phan Chu Trinh Biệt hiệu là Hy mã. Vậy Hy mã có ý nghĩa gì vậy hả sư huynh? Mong sư huynh giải đáp và cám ơn Sư huỳnh nhìu nhìu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào em gái! Phan Châu Trinh có 3 biệt hiệu là Tây Hồ, Tử Cán và Hy Mã (như bé hỏi). Trong 3 biệt hiệu ấy của cụ Phan, nổi tiếng nhất là Biệt hiệu …Tây Hồ. Người ta hay nhắc đến Tây Hồ bởi người ta cho Phan Chu Trinh là người “sáng chế” ra “mốt” thời trang cho thời bấy giờ. Hồi xưa người ta còn lập ra một hội “mặc đồ Tây” như cụ.
      Trong cuốn: “TRUNG KỲ DÂN BIẾN THỈ MẠT KÝ” Cụ Phan có viết :”Người Nam thưở nay, từ bậc trung trở lên, thường dung sa-sô của Tàu, từ khi thuế nhập cảng tăng, vật giá thêm mắc thì con buôn Tàu hay giả mạo, đem hàng xấu thế hàng tốt, tốn tiền nhiều mà mau rách, thân sĩ biết vậy nên hẹn cùng nhau ngày thường qua lại thì mặc đồ Tây, thay đồ Tàu, vì giá rẻ mà hàng tốt…..( Bản dịch Lê Ấm và Nguyễn Quyết Thắng – Trang 44) .Đó là lý do thời ấy có “Hội mặc đồ Tây” theo cụ Phan
      Còn một điều thú vị nữa về chuyện…. “ăn mặc đẹp” của cụ Phan, đó là trong THI TÙ TÙNG THOẠI” Cụ Huỳnh Thúc Kháng có viết : “Khi chúng tôi ra đây, bước chân lên đảo, định chắc là gặp cụ “Tây Hồ”, nhưng vào khám hỏi mấy người ma tà thì mới biết cụ Tây Hồn có lệnh trên đã được ra ngoài làng An Hải ( Làng thổ dân độc nhất tại đảo) tự do làm ăn không ở trong khám. Nguyên lúc cụ Tây Hồ ra đảo, ăn mặc, nòi năng và cử chỉ đều khác bọn tù thường, ma tà và bọn tù kia nghe nói cụ ở trong triều làm quan, nên gọi là “Quan to”, mà trong lịch sử Côn Dảo có thêm hạng tù …”Quan to” (Trang 49)
      Ngày nay người ta nhìn lại những bức chân dung cụ Phan so với các bậc chí sĩ cùng thời thì quả là cụ Phan ăn mặc “mốt” nhất phải không?. Đó là chiếc áo Bành tô hay chiếc quân may bằng vải nội hóa Quảng Nam, nhuộm đen và thắt cà vạt cũng đen, đi giày Tây mỏ vịt. Mốt này thời ấy là “Number one”
      Tôi xin quay lại câu hỏi của Bé về biệt hiệu HY MÃ? Biệt hiệu này do cụ Phan rất phục nhà yêu nước người Ý- Giuseppe Mazzini (1805-1872). Mazzini phiên âm ra Hán việt là Mã-chí-ni hoặc Mã-di-ni. Năm 1906, cụ Phan gặp Phan Bội Châu ở Yokohama (Nhật), cụ “Tây Hồ” lúc ấy có nói : “Nay tôi về trong nước đóng vai Mã-chí-nị (Mazzini), còn bác ở ngoài làm Gia Lý Ba Đích (Garibaldi) chia làm hai đường mà đi tới”
      Như vậy cụ Phan lấy Biệt hiệu Hy Mã mong được như Mã-Chí-Ni. Xin nói thêm về Mã-Chí –Ni cho bạn biết, Mã-Chí-Ni là người con rất hiếu thảo cha mẹ và trung với nước cho đến ngày chết và ông rất có ảnh hưởng đến các bậc chí sĩ Việt Nam thời ấy. Như năm 1906, lúc Nguyễn Hàng Chi- Một chí sĩ yêu nước người Hà Tỉnh, tìm đường vào Nam kết giao với những người cùng chí hướng, hô hào mở mang dân trí, kêu gọi mọi người ý thức về cái nhục mất nước….Lúc đó, nghe tin mẹ mất nhưng không về được ông đã làm câu đối khóc mẹ :” Chúng ta lấy nước Việt Nam làm mẹ, trong lúc đồng bào đau khổ khóc than, để tang nên mặc áo MA-NÊ”.
      Vậy đó có gì sai sót mong bạn bổ sung thêm hay góp ý. Thành thật cảm ơn bạn. Thân!
      Andi Nguyễn Ánh Nhật


      Xóa
  13. Môn này mình cũng rất khoái đây nhưng có diều kiện để thực hiện .Đi du lịch hoặc đi thăm đây đó những địa danh luôn mang lại cho chúng ta những cảm xúc khó quên bạn nhỉ ?
    Sang thăm bạn .Chúc bạn luôn khỏe và thành đạt trong cuộc sống

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lần đầu tiên bạn đến thăm nhà tôi! Tôi thành thật cảm ơn bạn thật nhiều! Chúc bạn luôn vui và hạnh phúc! Mong bạn mãi mãi là bạn quý của tôi.

      Xóa
  14. Thật tuyệt Bạn ạ. Tối thật vui Bạn nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Lão! Sang Lão lúc nào cũng có nhậu nhệt sướng ghê! Ước gì được lần nào uống chung một chum với Lão! Thân! Hẹn một ngày nào ấy nhé...!

      Xóa
  15. Cám ơn vè bài viết và cả những bức ảnh cảnh và người...
    Nhìn thấy khỏe vui. tuyệt!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn lời khen của bạn thật nhiều, mình viết mục đích chỉ ...kẻo quên! Chúc một cuối tuần bạn vui vẻ và hạnh phúc!

      Xóa
  16. Cho e di voi andi oi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Heee! Vậy là em chưa đọc kỷ Blog của anh rùi, chắc "Cởi ngựa xem hoa"....????. Thui để anh hỏi người ấy là vợ anh đã nghe! Heee! Thân!

      Xóa
  17. Bạn viết hay quá! Đến với Blog của bạn, VC hiểu thêm về nhà yêu nước, chí sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX - Phan Châu Trinh.
    VC chúc bạn có nhiều chuyến đi thú vị và bổ ích nữa nhé! Chúc bạn thật nhiều thành công

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uhm! Mình cũng vậy đó Vĩ Cầm nghe, đến nhà lưu niệm cụ mời biết thêm nhiều điều mới mẻ! Cảm ơn Vĩ cấm nhiều! Thân!

      Xóa
  18. Ngày ầấu tuần sang thăm và chúc bạn vui vẻ, sức khỏe để đi và kể lại cho mình nghe với, bạn kể rất hay và thực.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn chị Mẫn nhiều, em luôn mong chị bình yên và em sẽ viết thêm đề tài này nhiều kỳ nữa. Cảm ơn chị lời động viên

      Xóa
  19. Tuần mới vui khỏe bạn ơi !
    Để cho đời mãi tươi tràn mùa xuân (~_~)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Để cho đời không là ...bể khổ !??. Phải không chị, em hình như nhiễm tư tưởng ..phật giáo rồi chị ơi! Heeee!

      Xóa
  20. Lần sao đi, anh đừng đi một mình nhé!!
    hiiiii để khỏi phải bân khuân
    [Về hay ở lại !? Buồn ...5 phút!]
    hiiiiii

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đi ...2 người !? Vẫn còn ít! Nếu muốn vậy đi nhiều người hơn, đông vui bạn nhỉ! Chúc bạn luôn vui và hạnh phúc!

      Xóa
  21. Thăm thú khắc nơi vui sướng thế rồi còn bắt đền Gái chi nữa bạn ơi...hiiii...chúc bạn buổi chiều tràn đầy niềm vui nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Heee! Bắt đền điều gì mà mình quên mất ta! Thui để mình nhớ lại! Chúc Gái viết nhiều như hồi còn ở bên yahoo! Thân!

      Xóa
  22. Mình cũng đọc nhiều tài liệu viết về Chí sỹ Phan Chu Trinh, hôm nay đọc bài viết của bạn lại được biết thêm nhiều thông tin quá giá
    Cảm ơn bạn nhiều

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phan Châu Trinh một nhà tư tưởng lớn, thật ra biết cặn kẻ về ông thật là khó với nhà chuyên môn huống gì là mình bạn nhỉ!?. Đến nhà cụ khi xưa có nhiều điều thú vị lắm, mong bạn một lần đến thăm, ở quê Quảng nam mình đó! Thân chúc bạn dồi dào sức khỏe! Thân!

      Xóa
  23. Anh thật hạnh phúc đi ngao du khắp chốn ....
    Chiều đong đầy yêu thương anh nhe

    Trả lờiXóa
  24. Chà xưa nay đâu mất tiêu hả nàng? Nằm nhà Yêu và nhớ suột nên chẳng đến thăm ai hết phải không Nàng ?. Anh rất thích, Nàng yêu nồng nàn hơn thế nữa! Heeee! Thân!

    Trả lờiXóa

BÀI ĐƯỢC NHIỀU ĐỘC GIẢ ĐỌC