17 tháng 3, 2013

Thành phố CẦU


          Hệ thống kênh rạch tại Thành phố Hồ Chí Minh 
Ngày xưa nói đến những cây cầu, ngoài sự liên tưởng ở ấy có một nơi ô uế như thường gọi là … “gầm cầu”, người ta còn được biết nơi đó còn là hang ổ của những “cái chết trắng”, nơi hàng ngày các con nghiện khắp nơi tụ tập về chích choác và cả hàng đêm là nơi "sống" của những mảnh đời các “cô gái ăn sương” cùng với đám ma cô ì xèo chèo kéo khách . Và nơi đây cũng đã gắn bó với nhiều mảng “sáng tối” của những cuộc đời vất vả mưu sinh buôn bán bên thành cầu.
Ngày ấy, nhắc tới cầu ít ai nghĩ đến sự tiện ích cũng như khơi dậy cho họ một niềm đam mê và trân trọng. Họ đã đi trên những chiếc cầu cầu sắt, cầu tre (cầu khỉ) hay cầu thuyền mà lòng vẫn như :" Ta nện gót trên đường phố Huế. Dửng dưng không một cảm tình chi"  (Tố Hữu) 
Còn ngày nay, như ở mọi nơi, những chiếc cầu dường như đã lấy lại được hình ảnh của mình như trong ca dao đã nhắc:”Muốn sang phải bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu mến thầy”. Con người bắt đầu yêu những cây cầu như  đã từng yêu nét đẹp vĩnh cửu của chiếc cầu vồng bảy sắc trong một chiều mưa. Và những chiếc cầu nay đã biết làm duyên làm dáng nên thơ, người ta trân trọng, bởi cầu đã tôn lên biết bao trí tuệ, công sức và tiền của do con người bỏ ra làm ngoài ích lợi cho giao thông, còn đẹp và mang hình ảnh cho một quê hương xứ sở
Những chiếc cầu ở thành phố Hồ Chí Minh đã gắn bó với biết bao con người dân sống ở nơi đây. Với địa hình nhiều sông rạch người ta ước đoán ở mảnh đất này có khoảng 250 cây cầu lớn nhỏ với độ dài 15.000 mét, nhưng con số ấy cũng chỉ là….. võ đoán, bởi chưa từng có một cuộc “điều tra”, hay thống kê tất cả các cây cầu thuộc các quận, huyện ở thành phố hôm nay. Nhưng khi có người lại đi ví von, thành phố Hồ Chí Minh như một Saint Petersburg thứ 2, là một trong những thành phố có nhiều cây cầu nhất thế giới, thì con người mới công nhận điều ấy mới là sự thật.
Ở thành phố Hồ Chí Minh có những cây cầu luôn sừng sững theo năm tháng, suốt ngày đêm đảm nhận chuyển tải bao nhiêu lượt người lặng lẽ và tấn hàng hóa ngược xuôi như cầu Sài Gòn, cầu Bình Triệu, cầu Tân Thuận, cầu Thủ Thiêm v.v.v. Nói về những giá trị của những chiếc cầu này, trước hết là nó góp phần rất quan trọng trong việc giảm tình trạng tắc nghẽn giao thông cho thành phố
Chiến tranh đã lùi xa 37 năm và thành phố cũng chừng ấy năm xây dựng và trưởng thành. Ngoài những cây cầu mới xây như cầu Phú Mỹ, cầu Thủ Thiêm và biết bao nhiêu chiếc cầu vượt đẹp lộng lẫy, trong bài viết ngắn này, tôi chỉ đề cập một vài chiếc cầu được bắt qua …..sông nước ở nội thành và trải qua bao nhiêu năm tháng vẫn trơ gan cùng mưa nắng suốt hàng thế kỷ. Còn những chiếc “lòng vòng” trong phố như cầu Băng Ky, cầu Bông, cầu Kiệu và cầu Lê Văn Sỹ, cầu Ông Lãnh, cầu Phạm Văn Hai, cầu Thị Nghè, cầu Điện Biên Phủ, cầu Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Cầu Nguyễn Văn Cừ , Cầu Đồng Điền, Cầu Tham Lương, Cầu Kinh Nước Mặn Cầu - Rạch Chiếc, Cầu Calmette, Cầu Lò Gốm, Cầu Cá trê lớn, Cầu Hiệp Phước , Cầu Nhị Thiên Đường, Cầu Rạch Lăng, Cầu Thầy Tiêu, Cầu Thủ Bộ, Cầu Ông Thìn hay những chiếc cầu đã đi vào lịch sử ở Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ, Hóc Môn …….là không bao giờ kể xiết

                        Cầu Sài Gòn khi xây dựng 1985


                     Cầu SÀI GÒN (Ảnh chụp từ trực thăng)

                                Cầu Sài Gòn năm 1975

                                Cầu Sài Gòn năm 1975

                                 Cầu Sài Gòn ngày nay 
Cầu Sài Gòn- Xưa kia còn một tên gọi khác Cầu Tân Cảng- Cầu được bắt qua sông Sài Gòn nối quận Bình Thạnh với quận 2. Xưa nay khi chưa có cầu Thủ Thiêm “chia lửa”, cầu Sài Gòn là cửa ngõ chính để vào nội ô Sài Gòn từ các tỉnh miền Trung, miền Bắc Việt Nam . Cầu Sài Gòn được công ty Johnson Drake and Piper thi công từ tháng 11 năm 1958 đến ngày 28 tháng 6 năm 1961 là hoàn thành. Cầu dài 986,12 m, gồm 32 nhịp trong đó có 3 nhịp với chiều dài 267,45m. Cầu được sửa chữa 3 lần vào các năm 1995, 1996. Năm 1998, cầu được tiến hành nâng cấp và sửa chữa với tổng kinh phí 54 triệu franc từ nguồn vốn viện trợ của Pháp và đến tháng 6 năm 2000 thì hoàn thành, mặt cầu được mở rộng từ 19,63 m lên 24 m, tải trọng đạt chuẩn  H30-XB80, có bốn làn xe, tải trọng 32 tấn, đáp ứng cho vận tải hàng hóa ngày càng cao của TP Hồ Chí Minh.
Đến nay đã 55 năm, cầu Sài Gòn cùng trải qua bao thăng trầm của của lịch sử thành phố và nước nhà. Nhất là trong cuộc tấn công thần tốc để giải phóng nước nhà 30-4-1975, cầu Sài Gòn là “cánh cửa” trọng yếu của các binh đoàn chủ lực bộ đội giải phóng hướng vào nội thành Sài Gòn. 

                                     Cầu Bình Lợi xưa

                                Cầu Bình Lợi ngày nay

                                  Cầu Bình Lợi ngày nay

Cầu Bình Lợi 2 đang xây dựng 

                             Phối cảnh cầu Bình Lợi 2 
Cầu Bình Lợi : Cầu bắc qua sông Sài Gòn nối quận Bình Thạnh với Hiệp Bình Chánh – Thủ Đức. Cầu này do hãng Lavelois Perret của Pháp thiết kế và được Giám đốc giao thông công chánh Nam Kỳ thời bấy giờ là Gubian ký duyệt. Cầu Bình Lợi khởi công xây dựng là ngày 30-4-1900 đến năm 1902 là hoàn tất và được đưa vào sử dụng với chiều dài 275 m. Theo thiết kế ban đầu cầu được kết cấu vòm thép, mặt cầu bằng gỗ, và có đường ray xe lửa nối Sài Gòn và Biên Hòa, gồm 6 nhịp trong đó có 4 nhịp chính (3 nhịp 62 mét, 1 nhịp 40 mét và 2 nhịp 22 mét (2 nhịp này không còn tồn tại). Nếu tính từ lúc thi công cho đến nay, cầu Bình Lợi tròn 102 tuổi. Đây cũng là cầu lâu năm nhất ở thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1993 tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã gia công lại trụ bê tông dày 1 mét
Ngày nay người ta đang xây dựng thêm cầu Bình Lợi 2 thuộc dự án Tân Sơn Nhất - cầu Bình Lợi (Khởi công vào ngày 09-06-2008- Dự kiến xây dựng trong 6 năm) và đường vành đai ngoàì có chiều dài 975 m với 8 làn xe mang kiểu dáng kiến trúc cầu vòm Nielsen do Công ty GS Engineering & Construction, Hàn Quốc đầu tư
Cũng xin nhắc một điều chẳng hay, trong tất cả những cây cầu ở thành phố Hồ Chí Minh, cầu Bình Lợi được mệnh danh là “Cầu tuyệt mệnh”, bởi nay từ xưa tới nay là nơi thường chọn đến của những người chán đời muốn làm khách với thủy cung và cho đến bây giờ người ta cũng không hiểu vì sao, vì nước chảy xiết, lắm đá ngầm hay ma quỷ chèo kéo, rủ rê?, tất cả không có câu trả lời nào là chính xác …….

Cầu Tân Thuận xưa

Cầu RẠCH ÔNG ngày nay

                                 Cầu Tân Thuận ngày nay
Cầu Tân Thuận – Nối liền xã Tân Thuận, huyện Nhà Bè với quận 4. cầu này được xây dựng năm 1929 cũng do hãng Lavelois Perret của Pháp thiết kế và thi công bắc qua rạch Tân Thuận với chiều dài 240 mét, chiều ngang 8 mét. Trong thiết kế ban đầu, trọng tải của cầu chỉ cho phép 10 tấn. Đến năm 1994, cầu Tân Thuận được hãng Lavelois Perret đã nâng cấp và sửa chữa toàn bộ nâng trọng tải lên 30 tấn

Cầu Chà Và (1955)

Cầu CHÀ VÀ lúc chưa cải tạo gần đây!

                                 Cầu Chà Và ngày nay
Cầu Chà Và (Java) : Cầu Chà Và bắc qua sông Tàu Hũ nối với kênh Ruột Ngựa làm thông thương vùng Chợ Lớn giữa quận 8 và quận 5 do hãng Lavelois Perret xây dựng năm 1931. Bên phía quận 8 xưa kia có rạp hát Phi Long (nay là nhà sách và trường tiểu học Lý Thái Tổ) cũng là phố chợ của người gốc Ấn Độ chuyên kinh doanh vải lụa cùng với người Hoa – Chợ Lớn. Cầu Chà Và thời gian ban đầu xây dựng có đường xe điện trọng tải 12 tấn và đường ô tô 10 tấn. Năm 1982 cầu được sửa chữa lại, đến năm 1993 cầu Chà Và được mở rộng thêm bằng các trụ bê tông ở thượng và hạ lưu mỗi bên 5 mét với tổng chiều dài là 62 mét, trọng tải mới cho xe là 30 tấn. Và lần cuối cùng là khi thực hiện công trình Đại lộ Đông – Tây, cầu được tôn tạo lại với quy mô hiện hữu có hai nhánh lên và xuống trên Đại lộ Đông – Tây.


                                Cầu Chữ Y nhìn từ trên cao

                                       Cầu Chữ Y (1968)

Cầu Chữ Y (1968)

                                       Cầu Chữ Y nay
Cầu Chữ Y : Cầu Chữ Y được khởi công xây dựng năm 1938 và hoàn thành năm 1941 do công ty Công xưởng và Công trình Công chính của Pháp thiết kế và thi công. Công trình xây dựng cầu chữ Y rất công phu tốn kém, theo nhiều tài liệu còn ghi lại cầu đã sử dụng tới 800 tấn thép và hơn 4,000m3 bê-tông. Cầu gồm 3 nhánh bắt qua rạch Tàu Hũ và Kinh tẻ nối quận 5 với quận 8. Trước đây nhánh nối Nguyễn Biểu (Quận 5) với quận 8 dài 175 m với 8 nhịp dài, nhánh Nguyễn Thị Tần có 9 nhịp 187 m, nhánh bên đường Hưng Phú (Quận 8) 8 nhịp dài 145,63 m. Cầu Chữ Y được thiết kế và xây dựng với tổng chiều dài khoảng hơn 500m. Tuy cầu chữ Y được xây dựng kiên cố như thể hàng ngàn năm mới có thể suy suyển, nhưng  trong chiến tranh chiếc cầu này bị tàn phá nặng nề nhất phải qua nhiều lần sửa chữa. Lần 1 cầu đã phải sửa chữa lớn sau 7 năm đưa vào sử dụng (1948), do hậu quả của những cuộc giao chiến trong năm 1945, giữa Việt Minh và quân Pháp. Lần 2 vào năm 1956 do hãng Eiffel (Pháp) đảm nhiệm với trọng tải nâng lên 16 tấn. Lần 2 vào năm 1971 do hãng Phan Văn Cơ nâng cấp và lần 3 do hãng Fesinet sửa chữa và nâng cấp toàn bộ. Và lần mới đây được tôn tạo lại cùng với Đại Lộ Đông – Tây
Trên đây là một vài chiếc cầu hiện có ở thành phố Hồ Chí Minh, đó là một vài chi tiết nhỏ của câu chuyện lịch sử dài từng chiếc cầu đã có, luôn gắn với những sự kiện lịch sử sống động của một thành phố ở buổi khói lửa giao tranh và với thời bình thực tại, lịch sử của những tình bạn, tình người dân Sài Gòn và cả nước. Hơn nữa trong thực tế ở mảnh đất này còn có những cây cầu đã “ hoàn thành” sứ mệnh lịch sử của mình (dù nó chẳng có một cái tên chính thức nào như cầu Bông, cầu Kiệu, cậu Nhị Thiên Đường mà người ta lấy “hình dáng” đặt tên như cầu Ba Cẳng ở quận 5, hay cầu Kinh ở những vùng huyện ngoại thành) và cũng như chúng ta ngày nay không còn nhìn được những cây cầu như xưa kia là những chiếc cầu trên sông rạch lớn nằm trên Đại Lộ Nguyễn Huệ, cầu Ba Cẳng sập năm 1990, cấu Bùi Hữu Nghĩa được tháo dỡ năm 1997 hay cầu vượt Quách Thị Trang v.v.v. Và hôm nay chúng ta phải nói rằng những chiếc cầu đã thật sự mất, nhưng đối với người dân thành phố, những chiếc cầu ấy nỗi nhớ vẫn còn dài ......
Ai đó ơi cũng chưa từng đi lên trên chiếc cầu Ô Thước sông Ngân, hay đi “xuống” chiếc cầu Nại Hà sông Nại, nhưng chúng ta đang đi giữa trần gian và thiên quốc, giữa cảnh thực và hư, giữa lịch sử và huyền thoại của nhân gian với những chiếc cầu mang dáng dấp quê hương. Xin hỡi đừng vô tâm hay phởn phơ lại quên đi những lời thơ điệu hát năm xưa bên những "Nhịp cầu nối những bờ vui" của một thuở ấy : 
"Những cây cầu ngày đêm bom dội.
Vẫn nguyên vẹn đứng trên lửa khói.
Những chiếc cầu vẫn nối hai quê.
Đêm trăng sáng chân cầu em giặt áo.
Anh lại về sau ngàn ngày chiến đấu.
Ngồi trên cầu thổi sáo đón em..."

Andi Nguyễn Ánh Nhật

Một số hình ảnh cầu ở Thành phố Hồ Chí Minh XƯA và NAY

Cầu Mống Quận 4 xưa!

Cầu Mống nhìn từ Quận 4

Cầu Mống ngày nay

Cầu Mống nhìn gần

 Cầu Thị Nghè thời Pháp

Cầu Thị Nghè nhìn từ Quận Bình Thạnh năm 1965

 Cầu Thị Nghè xưa !

 Và nay ....trông chẳng giống gì !

Cầu Ông Lãnh xưa

 Và không biết chú thích Cầu ÔNG LÃNH thời gian nào đây ?

Cầu Ông Lãnh thời kỳ nào ....không biết! ?

Cầu Ông Lãnh ngày nay ?

 Cầu Quay Khánh Hội - Cây cầu Quay đầu tiên có tại Việt Nam. Đến năm 1955...."hết quay"!

 Cầu Khánh Hội nay

 Cầu Rạch Ông xưa

 Cầu RẠCH ÔNG ngày nay

 Cầu Kiệu Xưa

Một số cầu nhỏ năm trên Đại Lộ Nguyễn Huệ Ngày nay không còn nữa


 Cầu CHỢ LỚN xưa



Đại lộ NGUYỄN HUỆ cuối thế kỷ 19 sau khi đã lấp sông rạch Lớn

Cầu Bùi Hữu Nghĩa ngày nay không còn nữa (1997)


 Cầu Ba Cẳng chỉ còn trong ký ức
  
Một ký ức còn mãi ......

 Cầu Ba Cẳng - Một góc nhìn

 Đường lên cầu Ba Cẳng

 Cầu vượt Quách Thị Trang xưa

 Cầu Phú Mỹ

 Đường dẫn lên cầu Phú Mỹ

 Cầu PHÚ MỸ Toàn cảnh

 Cầu Ánh Sao (Quận 7)

Cầu Thủ Thiêm nhìn từ Quận 1

 Cầu Hầm Thủ Thiêm

Cầu Bình Triệu 1 và 2
Những chiếc cầu di động kỳ dị nhất thế giới.:

 

17 nhận xét :

  1. Chào anh nhé ! Chúc mừng anh trên miền đất mới spot. em đã qua hầm Thủ Thiêm hôm 2/9 vừa rồi, đẹp anh ạ ! Chúc anh vui khỏe với Sè Ghềnh hòn ngọc viễn đông nhé ! (~_~)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dạ cầu Thủ Thiêm là một trong những chiếc cầu mới và đẹp nhất ở thành phố Sài Gòn bây giờ đó chị. Thân!

      Xóa
  2. chào buổi sáng...chúc anh 1 ngày đầu tuần thật vui vẽ tinh thần sảng khoái nha....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hôm nay anh mới quay trở lại đây. Anh cũng vậy "chúc em 1 ngày đầu tuần thật vui vẽ tinh thần sảng khoái nha....". Heee!

      Xóa
  3. Em sang thăm anh ! Cảm ơn anh đã ghé nhà em đọc thơ và để lại cảm nhận ạ!Mến chúc anh ngày đầu tuần nhiều niềm vui,nhiều may mắn nhé anh !
    P/S:Nhin Những cây cầu anh post làm em nhớ quê quá...nhưng nhớ nhiều là những chiếc cầu tre lắc lẻo vùng quê sông nước Miền Tây !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh cũng rất yêu những chiếc cầu lắc lẻo ở miền Tây, một đặc điểm chỉ có riêng ở nơi đây

      Xóa
  4. Cái vụ sưu tầm này thật kì công và phục vì hiểu biết của tác giả

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uhm! Cũng phải cố gắng thôi mà em! Chúc em luôn vui và hạnh phúc.

      Xóa
  5. không hổ danh AD là một nhà báo.nhưng có một vài cầu khá nổi tiếng chỉ có ở sì gòn mềnh nữa nè: cầu cơ nối hai bờ hi với thất vọng hình ảnh khó chụp vì chỉ xuất hiện nửa khuya. cầu ông hồn nối hai thế giới . ghê chưa hé hé

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chà hôm nay Lão Cóc lại khen mình nữa rồi. Hôm nào chắc mời Lão đi nhậu nghe! Heee!

      Xóa
  6. Liệu đêm ngủ có mơ thấy cầu không vậy em.bài viết rất sâu và đầy đủ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dạ không, đêm có thể em mơ được đi chơi với một nàng Tiên nào đó, như vậy thích hơn. Heee!. Phải ko chị?. Chúc chị một ngày cuối tuần vui và hạnh phúc. Thân!

      Xóa
  7. mình thấy Cầu Phú mỹ và cầu ánh sao thật đẹp làm sao?

    Trả lờiXóa
  8. Cầu Bắc Mỹ Thuận cũng đẹp lắm Anh , hãy đưa vào bộ sưu tập của Anh đi nhoa

    Trả lờiXóa
  9. Entry này thật là bổ ích và lý thú cảm ơn bạn nhiều nhé

    Trả lờiXóa
  10. Cám ơn Mr. Andi Nguyễn Ánh Nhật cho xem lại những cây cầu XƯA và NAY thật tuyệt vời và công phu biên khảo. Làm mình rất nhớ Sài-Gòn (lớn và sống SG 1958 - 1975).
    Chúc Mr. vui khỏe cuối tuần.
    vdn

    Trả lờiXóa

BÀI ĐƯỢC NHIỀU ĐỘC GIẢ ĐỌC