24 tháng 10, 2018

Vì sao “HÒN NGỌC BIỂN ĐÔNG’ bị Thái Lan cướp mất!? (Kỳ 1)

Một ngày như mọi ngày cuối tuần tôi thường có mặt ở điểm cuối của dãy Trường Sơn làm việc (Lâm Đồng). Nơi đây mùa thu mát chi lạ!. Trưa, gió chẳng có chốn nào để nghỉ ngơi, cứ lang thang đưa giọt nắng chợt ngắn, chợt dài theo cành lá đu đưa. Bầy chim kia đang mách lẻo bên đồi, rằng chùm hoa giẻ hương bay ngược gió vẫn thơm hoài, xôn xao. Hạnh phúc của tôi là những ngày lên mạn ngược được ăn mày chút bình yên. Chẳng biết rừng bao tuổi, hoa vàng mấy độ nhưng khi xa lại ẩn hiện trong hồn….. 

Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi! (Tố Hữu). 

Một ngày tạm dừng những bước chân rong rũi đi làm nơi xa cùng bao sương nắng. Tạm xa những quán café cuối tuần Sài Gòn chênh chao nhớ. Trước giờ chuẩn bị bay, ngồi trong phòng chờ ở sân bay Tân Sơn Nhất, bên ly café sữa với giá ….. 120 K của thời buổi làm du lịch này của xứ sở An Nam. Ký ức tôi lại bồng bềnh, mường tưởng về một thưởu xa xưa của đất Sài thành và cả sự ngợi ca nơi đây là “Hòn Ngọc Biển Đông” của những người Việt hoài cổ hay cả những chính khách đương thời. Còn nhớ ngày đương chức Bí Thư Thành Ủy Sài Gòn, Đinh La Thăng chẳng phải dí dỏm khi đã được tờ báo thường nhật “Tuổi Trẻ” ngày 27/03/2016 đã đăng trích lời của ông: “TP.HCM đã từng là hòn ngọc Viễn Đông, từng là số một của khu vực. Trước đây, Singapore, Thái Lan nhìn về Sài Gòn với một sự ngưỡng mộ, khao khát bao giờ mới được như Sài Gòn." (!?). 

Không biết có phải vì Gạo Thái, Me ngọt Thái, Sầu Riêng thơm kiểu Thái, dừa Xiêm v.v.v tràn ngập các nẻo đường, hàng quán và người người hàng năm phải xách gói đi đến xứ sở Xiêm La hay đảo quốc sư tử Singapore. nằm bên bờ biển đông du lịch mà người lãnh đạo thành phố "níu lại" bằng những lời “vàng ngọc” như vậy !?.. Song, tôi cũng phải lần nhớ lại từng trang sách cũ còn ghi. Theo những số liệu cũng như trích dẫn ở nhiều cuốn sách chứng tỏ rằng Sài Gòn chưa bao giờ là số một ở Đông Nam Á và danh xưng "hòn ngọc Viễn Đông" mà thực chất chủ yếu cũng chỉ để quảng cáo du lịch hay của những người thuộc thế hệ “Việt Nam Cộng Hòa” thời trước 1975 ngồi caffe “ Sài Gòn chuyện quỡn”. 


Nói về “Hòn Ngọc Viễn Đông”, thực tế Sài Gòn có khách sạn Continental, khách sạn Majestic được người Pháp xây dựng từ rất sớm. Nơi đây có thịt bò beefsteak, có rượu chát Bordeaux, có xì gà La Habana để thưởng thức và cả gái đẹp nhưng tất cả đều dành cho những thủy thủ tàu viễn dương hay đám thực dân đến từ Viễn Tây mà thôi. Nó hoàn toàn không là "hòn ngọc" cách đó chưa được một km với thợ thuyền xưởng đóng tàu Ba Son, cu li bốc vác cảng Sài Gòn, phu xe kéo và đông đảo người dân bản xứ mang trên mình bản án kiếp nô lệ, kẻ mất nước. Theo nhà học giả Vương Hồng Sển để phục vụ cho “hòn ngọc” ấy là cả một xã hội Sài Gòn thuộc địa mà nhiều địa danh còn được giữ đến tận bây giờ: Xóm Củi, Xóm Than, Xóm Dầu, Xóm Bàu Sen (gần đồn Cây Mai), Xóm Giá (làm giá đậu xanh gần cầu Cây Gõ), xóm Lò Bún (gần giếng Hộ Tùng), Xóm Ụ Ghe, Xóm Rẫy Cái, Xóm Cây Cui... (VHS - SGNX - trang 84, 85). Và người Pháp cũng không quên là cần có những tay sai bản xứ sẵn sàng bán nước cầu vinh như Tôn Thọ Tường, Cai tổng Du, Lãnh binh Huỳnh Công Tấn, tri phủ Trần Bá Lộc, tri huyện Đỗ Hữu Phương, thông ngôn Joanès Liễu, Paul Lương v.v.v 

Mẫu quốc Pháp muốn lấy Sài Gòn để cạnh tranh với các thuộc địa của người Anh ở Châu Á. Song tất cả đã dừng lại từ năm 1939 khi chiến tranh Thế Giới thứ 2 nổ ra và các "ông lớn" cũng phải tự cứu lấy mình. Sài Gòn dang dỡ.......

Sở dĩ tôi nhắc lại lời đầy cảm tính của vị Bí Thư Đinh La Thăng như vậy vì rất dễ dẫn nhiều người đi quá xa thực tế và không khóe sẽ lạc đường cho sự phát triển của Sài Gòn. Như một vị Quốc Trưởng được cho là bù nhìn thân Nhật – Trần Trọng Kim nhưng lại có một cách nhìn thực tế về “những người bạn láng giềng” trong cuốn hồi ký “Một Cơn Gió Bụi” của mình: “"Thành Băng Cốc, xưa kia thường gọi là thành Vọng-Các là kinh đô của nước Xiêm, một thành thị rất lớn, có thể lớn gấp năm gấp bảy lần Hà Nội, dân cư rất trù mật có đủ các thứ người, nhưng phần nhiều là người Tàu ở lâu đã nhập tịch nước Xiêm. Hạng người ấy rất hoạt động về đường kinh tế và chính trị. Trừ khu nhà vua, các cung điện làm theo lối cổ, nhà một tầng, mái dốc, nóc nhọn, có các kiểu trang sức đặc biệt của Xiêm. Còn phố xá ở ngoài thành nhà vua trông giống như thành Quảng Châu hay thành Thượng Hải bên Tàu.". 

Đó là cách nhìn nhận từ xưa và nay theo tờ “Công Luận”, những nhà chức trách và làm du lịch Thái Lan, hiện nay họ đang “đau đầu” khi khách du lịch quốc tế đang tăng lên chóng mặt. Con số đặt ra cho năm 2018 là 38 triệu lượt khách, vậy mà mới cuối tháng 8/2018 con số này đã bị bỏ xa. Và cũng theo tờ này, trong 6 tháng năm 2018 Việt Nam mới chỉ được ….. 7 triệu khách quốc tế (!). Một con số biết nói và ai cũng biết là thặng dư thương mại trong lĩnh vực du lịch chính là nhờ doanh thu từ du khách nhập cảnh chứ ai lại tính đến du khách xuất cảnh… 

Việt Nam không giàu nhưng đất nước thật đẹp. Việt Nam không giàu nhưng đất nước thật đẹp. Tôi đi đó đây chưa hết. Ơ! Cái đất nước của ông Thủ Tướng đương thời Prayuth Chan-ocha có gì mà du khách ghé thăm đến ghê vậy ?. Mà như tôi hôm nay cũng như nhiều người Việt cứ xênh xang xách gói và móc hầu bao của mình trên xứ sở đất người….. (Còn tiếp).

-->Đọc thêm...

BÀI ĐƯỢC NHIỀU ĐỘC GIẢ ĐỌC