9 tháng 1, 2013
Đất QUẢNG tôi yêu ! (Kỳ 1)
“Cuộc đời không cứ phải là mãi rong chơi, song may mắn với tôi trong tính cách: thích du lịch, thích khám phá đó đây, thích được gặp bạn xưa cũ v.v.v. Hơn nữa, do công việc, gần mười tám năm qua, “cùng trời cuối đất” tôi đã đi nhiều nơi và gặp được rất nhiều bạn bè mọi chốn.Tôi từng có dịp đi nhiều đến nhiều vùng đất lạ và quen. Hình như tôi đã đi gần hết dải đất hình chữ S, từ rừng rậm U minh đến “Rừng thiêng , nước độc” của vùng núi rừng Tây bắc, không phải “cưỡi ngựa xem hoa”, tôi đã đến, như đã đến từng con đường nhỏ. Đi hết bao nhiêu cây số trong một năm nhỉ? Không biết nữa, nhưng đó là đất liền, còn biển đảo (!?), tôi cũng có dịp đến thăm Nhà tù khét tiếng ở Côn Đảo hay Đảo Phú Quốc cũng được một vài ba lần….
Riêng với Đất Quảng nam, mảnh đất tôi đã sinh ra và lớn lên cho đến ngày tôi vào Sài Gòn mưu sinh, và đã nhiêu lần rồi tôi muốn viết về con người và mảnh đất xưa là “Anh dũng kiên cường đi đầu, diệt Mỹ” này, nay có nhiều phong cảnh đã đẹp làm sao. Song vì không có thời gian và một số lý do không thể viết được. Rồi điều ấy như một “Món nợ” mà tôi chưa có dịp trả, như một sự hàm ơn. Nay có chút ít thời gian tôi lại viết về những nơi tôi đã đến trên mảnh đất quanh năm nghèo khó này. Một Cù Lao chàm, một Tháp Mỹ Son, một Bà Nà, một Hồ Phú Ninh hay Hố Giang Thơm mà tôi từng đến v.v.v.Trong tâm trí tôi vẫn còn một series những hình ảnh, phong cảnh, những “chân dung” và kỷ niệm về nơi tôi cùng đến với người bạn bè hay người bạn đời DH. Lúc công việc hoặc chuyến đi hải hồ, nhưng với tôi tất cả là trải nghiệm và vô cùng thú vị. Nay tôi được viết nhiều kỳ về Đất Quảng tôi yêu là một niềm hạnh phúc lớn, một sự hàm ơn mảnh đất nuôi tôi lớn nổi thành người!
Vẻ đẹp không thể cưỡng của Cù Lao Chàm |
Tôi vừa có chuyến đi công việc và lang thang bé cùng với em đến đảo Cù Lao Chàm . Tôi xin gởi lời cảm ơn đến những người bạn mà tôi đã gặp, đã dành cho tôi nơi ăn chốn ở, dành cho tôi tình cảm thân thương, và mang đến tôi dù chỉ niềm vui nhỏ. Xin cảm ơn tất cả!
Ai cũng đi và cũng có suy nghĩ và ghi lại về nơi ta đến! Tôi đã thấy nhiều trên phiến đá kia ,có ghi tên của hai người nào ấy, có lẽ họ muốn để lại “dấu ấn” nơi họ từng đến khi yêu hay cùng người bạn thân trong một chuyến đi du lịch. Còn tôi, tôi chọn cách không phải bút ký, hay hồi ký gì cho to tát, mà tôi chỉ muốn ghi lại những điều cảm nhận, điều lang mang nhớ nhớ, quên quên, tất nhiên có đúng và có sai. Bởi cũng lẽ thường tình, tôi chưa biết dùng ngôn ngữ để trải lòng, hay thay cho chỉ một lời muốn nói. Cũng đúng, ngay từ lúc học phổ thông, tôi phải hì hục như đúc đến hàng trăm tấn thép mới ra một từ hay cho ngữ nghĩa để ghi, để chép, để có thể làm một bài làm văn…..
Lần này, tôi đến thăm Cù Lao Chàm cùng với em! Một chuyến lang thang bé tôi không nhớ đã bắt nguồn từ đâu (?), ngẫu hứng cho những chuyến “Lên rừng, xuống biển” này !?. Cũng phải tôi thường nghĩ nay mình đã gần già và lớn tuổi, sẽ không còn nhiều những chuyến đi ngẫu hứng và vô lo.
Nhớ khi xưa lúc còn “đơn thân lẻ bóng”, tôi thường có những chuyến phượt …một mình đến cả ngàn cây số, nhưng chỉ bắt đầu và quyết định chỉ trong vòng…..và bao phút. Những lần như vậy, tuy cô đơn nhưng cũng thật thú vị một điều là không bị ràng buộc điều gì ngoài chính bản thân. Rồi những chuyến đi ấy khi chỉ một mình ta với ta, ta đi, ta nếm , ta trải… và cũng có khi những kẻ cô đơn vô tình gặp và biết “đồng cảnh” lại cùng….. có nhau! Còn nay tôi và em, dẫu công việc và hoàn cảnh xuất phát khi sinh ra và lớn lên cũng khác nhau…., nhưng không bao giờ ngượng ngạo, chần chừ, gò bó hoặc chẳng bao giờ định trước một kế hoạch bài bản cho một chuyến đi.
Đầu tiên có thể nói “Cù lao Chàm” là “hậu phương gần nhất của Tỉnh Quảng Nam” , nằm cách bờ biển Cửa Đại khoảng 18 km, đảo nằm ở vị trí tọa độ : 15052’30’’ đến 16000’00’’N và 108024’30’’ đến 108034’30’’E. Đây là một cụm đảo của xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam . Hiện nay Cù lao Chàm đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh khí quyển của thế giới . Cù lao Chàm bao gồm 8 đảo: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông. Dân số trên các hòn đảo này gồm khoảng khoảng 900 hộ dân, tức cũng có khoảng 3.000 người dân đang sinh sống và làm việc trên hòn Đảo này.Cù lao Chàm là một di tích văn hoá lịch sử gắn với sự hình thành và phát triển của đô thị thương cảng Hội An. Bản đồ Tây-phương xưa thường ghi Cù lao Chàm với tên “Champello” lấy từ tiếng Nam-Ấn (Autronesian) “Pulau Champa”. Cù lao Chàm còn có các tên gọi khác như Puliciam, Chiêm Bất Lao, Tiên Bích La.Tại đây còn nhiều di tích thuộc các nền văn hoá Sa Huỳnh , Chăm Pa , Đại Việt , với các công trình kiến trúc cổ của người Chăm và người Việt có niên đại vài trăm năm.
Nhớ khi xưa lúc còn “đơn thân lẻ bóng”, tôi thường có những chuyến phượt …một mình đến cả ngàn cây số, nhưng chỉ bắt đầu và quyết định chỉ trong vòng…..và bao phút. Những lần như vậy, tuy cô đơn nhưng cũng thật thú vị một điều là không bị ràng buộc điều gì ngoài chính bản thân. Rồi những chuyến đi ấy khi chỉ một mình ta với ta, ta đi, ta nếm , ta trải… và cũng có khi những kẻ cô đơn vô tình gặp và biết “đồng cảnh” lại cùng….. có nhau! Còn nay tôi và em, dẫu công việc và hoàn cảnh xuất phát khi sinh ra và lớn lên cũng khác nhau…., nhưng không bao giờ ngượng ngạo, chần chừ, gò bó hoặc chẳng bao giờ định trước một kế hoạch bài bản cho một chuyến đi.
Đầu tiên có thể nói “Cù lao Chàm” là “hậu phương gần nhất của Tỉnh Quảng Nam” , nằm cách bờ biển Cửa Đại khoảng 18 km, đảo nằm ở vị trí tọa độ : 15052’30’’ đến 16000’00’’N và 108024’30’’ đến 108034’30’’E. Đây là một cụm đảo của xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam . Hiện nay Cù lao Chàm đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh khí quyển của thế giới . Cù lao Chàm bao gồm 8 đảo: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông. Dân số trên các hòn đảo này gồm khoảng khoảng 900 hộ dân, tức cũng có khoảng 3.000 người dân đang sinh sống và làm việc trên hòn Đảo này.Cù lao Chàm là một di tích văn hoá lịch sử gắn với sự hình thành và phát triển của đô thị thương cảng Hội An. Bản đồ Tây-phương xưa thường ghi Cù lao Chàm với tên “Champello” lấy từ tiếng Nam-Ấn (Autronesian) “Pulau Champa”. Cù lao Chàm còn có các tên gọi khác như Puliciam, Chiêm Bất Lao, Tiên Bích La.Tại đây còn nhiều di tích thuộc các nền văn hoá Sa Huỳnh , Chăm Pa , Đại Việt , với các công trình kiến trúc cổ của người Chăm và người Việt có niên đại vài trăm năm.
Thêm chú thích |
Một "Hawaii" của Việt Nam!
Sáng hôm ấy chúng tôi ngủ dậy thật sớm, từ Tam Kỳ đi Honda ra Phố cổ Hội An. Tám giờ sáng, hai chúng tôi mới mua được vé ra thăm đảo. Chuyến vượt biển ra đảo lần này bằng chiếc cano ngột ngạt cũng thật là khó quên. Mười sáu con người trên chiếc cano bé xíu. Mùi người, mùi nước hoa của những cô gái đỏng đảnh và mùi mệt mỏi quyện vào nhau trong chiếc cano bịt bùng khó thở. Trong suốt hành trình đi, tôi luôn muốn cố ngoi mặt ra ngoài cửa sổ, như chỉ muốn hít thở một hương vị của biển và của Trời!?. Tôi cảm thấy không gian như đột ngột cô lại, còn em luôn cố nép vào người tôi như muốn cần tôi che chở. Tôi lén lấy máy ảnh chụp một vài người và một cụ bà rúm ró với khuôn mặt thẫn thờ mệt mỏi. Chiếc ca nô vẫn cứ rẽ sóng băng băng về phía Cù Lao Chàm trong một ngày nắng gắt. Sóng nhấp nhô lên xuống khiến chiếc ca nô chao đảo như con lật đật.
Gần chín giờ, chiếc cano dừng lại, để chúng tôi chuẩn bị bước chân lên cầu cảng của đảo, hít thở một luồng không khí mới. Chúng tôi vượt biển chỉ có hơn 18 km, nhưng cảm giác như ai cũng bị say sóng. Khi chúng tôi như lừ đừ chuẩn bị bước lên bờ, bỗng một tài công Cano nói: "Các bạn đang “say bờ” ấy mà, nhưng lỡ bị rồi còn “phê” hơn say nước đấy!”. Mọi người dường như chưa hiểu điều gì, tất cả hiện ra là cù lao không lớn (16 km2) nhưng thiên nhiên ưu đãi cho hòn đảo này đầy đủ các yếu tố núi, rừng, biển và cả những con suối xung quanh. Khí hậu nơi đây thật mát mẻ nên tôi chợt hiểu điều anh ta muốn nói. Nhiều người đến với đảo này dù đã nhiều lần nhưng vẫn cứ thấy đẹp. Đảo bình yên đầy quyến rũ của một cô gái đang độ xuân thì. Những mái nhà nhỏ, thấp lè tè, nhưng lại khiến bao du khách thích thú.
Lên đảo, trời, nước và sóng roi rói làm tôi và em đều có cảm giác háo hức lạ thường. Một lần đến đây, dễ gì ai có thể dứt bỏ mà không thương nhớ không quay trở lại với đảo yêu thương. Tôi thầm nghĩ không nơi đâu lôi cuốn như Cù Lao Chàm bởi nét đẹp hòa quyện giữa cái hùng vĩ của núi rừng và nét dịu dàng mát mẻ của làn sóng biển trong xanh. Một nơi với sự hiện hữu đầy đủ các sinh cảnh đặc trưng của các hệ sinh thái cả trên cạn và dưới nước. Cù Lao Chàm còn được ví như viên ngọc chưa được gọt giũa giữa biển với vẻ đẹp tĩnh lặng, hoang sơ của cảnh quan thiên nhiên cùng các giá trị văn hóa lịch sử lâu đời.
Vừa đặt chân lên đảo!
Vừa đặt chân đến, DH lấy điện thoại gọi cho anh Ngây một đồng nghiệp với DH làm việc tại đây (Có một chi tiết cũng nói thêm, anh Ngây là trạm trưởng biên chế của Viễn thông Quảng nam. còn làm thêm là chạy điện cho trạm phát sóng “Kỳ phùng địch thủ” Viettel và Bưu tá cho Bưu điện đảo. Hết biết…..!) Nhận điện thoại, anh ta liền đến đón chúng tôi về nhà ở. Đến nhà anh, chúng tôi mới nghe anh Ngây nói rằng :” Các em ở đây cho vui, cùng ăn uống, cùng nhậu và cùng ngủ với gia đình anh. Đừng ngại, anh là đồng nghiệp với DH, hơn nữa mấy tháng nay, ở đảo này đang xây dựng “Mô hình du lịch” mới là Home Stay. Đó là loại hình du lịch cùng ăn cùng sinh hoạt với bà con nơi đây, giúp du khách có một cái nhìn và cảm nhận sát sao hơn cuộc sống và con người của đảo Cù lao. Quả thực, lần đầu tiên tôi biết đến loại hình du lịch này, cảm thấy rất hay và mới lạ. Nhà anh ngay dưới chân núi ở trên một bậc đá hơi cao như nhiều nhà khác. Sau vườn nhà anh, đá được xếp khá đặc biệt và trông thật sáng tạo để dẫn nước sạch từ thượng nguồn về làm nước sinh hoạt và tưới cây. Anh nói, ở đây nhà nào cũng vậy, nước dùng sinh hoạt lấy từ nguồn nước những ngọn núi trên cao.
Ngay chiều hôm ấy, chúng tôi đến thăm di tích nổi tiếng như Chùa Hải Tạng cách nơi ở cũng chỉ vài trăm mét. Đến Chùa cũng may, tôi được Thầy trụ trì của Chùa rót nước trà xanh (lá chè của đảo) tiếp chuyện. Thầy kể rằng ngôi Chùa này có cách đây khoảng hai trăm rưỡi năm, Chùa được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 19 (1758) ở vị trí cách nơi này khoảng 200 m về hướng đông bắc so với bây giờ. Sau đó vào năm Tự Đức nguyên niên 1848, Chùa được di dời về đây tiếp tục tôn tạo khang trang hơn. Tuy vậy tôi vẫn thấy ngôi Chùa này vẫn còn hạn chế về sự đa dạng qua kiến trúc và mỹ thuật trang trí, cũng như chưa đạt đến trình độ cao của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của những ngôi Chùa mà tôi từng đến thăm trên dãi đất hình chữ S. Còn theo Thầy, tục truyền rằng gỗ và những cây cột to hơn một người ôm không phải là gỗ tại nơi Đảo Cù Lao Chàm. Đó là gỗ do Vua chúa thời trước đó tuyển chọn nhưng chưa qua gọt dũa, mang tận đâu ngoài Bắc để vào trong Nam xây cung điện hay Chùa chiền (?), khi qua nơi đây gặp sóng to gió lớn, nên đành nên đành bỏ lại nơi đây, rồi người ta lấy làm Chùa Hải Tạng bây giờ. Thầy nói :” Chùa này là …Trời định!”. Tôi không biết có đúng không (!?), nhưng ngôi Chùa Hải Tạng trông thất cổ kính và rêu phong.Tuy chùa Hải Tạng có một vẻ khác không giống các chùa khác nhưng có một điểm chung là đều có một khung cảnh thiên nhiên tĩnh lặng như muốn đưa con người vào cõi thiền để tu nhân tích đức, làm điều thiện, tránh cái ác. Tôi và DH đến đây vào buổi chiều hôm ấy, chúng tôi không nghe tiếng mõ cầu kinh, tiếng chuông chùa đã để lại ấn tượng mạnh trong tâm khảm con người chúng tôi, như đã có một ý nghĩa tâm linh và ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Sau một hồi tham quan Chùa, tôi mới thấy một điều hơi lạ, chính người ngồi tiếp chuyện với tôi mới “chỉ một nửa là vị …chân tu !?”. Nhưng sau khi Thầy giải thích, Chùa Hải Tạng là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng thờ Phật kết hợp với thờ Thần Thánh nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của cư dân trên đảo và cho thương thuyền các nước ghé và hành lễ, cầu mong con đường làm ăn , buôn bán của họ được thuận lợi.
Tham quan xong Chùa Hải Tạng, tôi cùng DH đi tắm biển ở đảo Hòn Ông. Bãi đã đông khách, nhưng chúng tôi muốn tìm đến một nơi hoang vắng hơn, trên đường đi bộ DH luôn thì thầm bên tai tôi ; “Đẹp quá anh ơi, Hawai cũng đẹp thế này là cùng!? Những hàng dừa xanh ngát trải dài theo đường uốn lượn của bãi cát. Nét hoang sơ ở đây bao trùm quanh đảo, tôi cứ nghĩ đảo ở đây như một viên đá khổng lồ chưa từng qua gọt giũa. Một vài nơi trên đảo vẫn còn những vách đá dựng đứng khá cao, thường xuyên bị sóng biển đánh vào, vô tình “tác tạo” nên những tháp, những tường, đá chồng, thác nước. Những hình thù tôi có cảm tưởng như “đá trống, đá mái”, đầu Rùa, đầu Lân một cách tự nhiên, sống động và kỳ vĩ. Đẹp quá! Chúng tôi say sưa tắm cho đến chiều muộn mới về.Trên đường về, dọc đường chúng tôi bắt gặp một chị bán cá đang chở một thúng cá đi bán, cá có lẽ vừa được vớt dưới nước lên vì chúng ánh lên màu xanh của biển, DH những muốn mua hết thúng cá này, dù tôi can ngăn nhưng DH không thể bỏ qua khi phải mua năm ba con cá này mới được!
Ốc Vú nàng Cù lao Chàm !
Đến nhà chúng tôi còn ghé chợ cùng với vợ anh Ngây đi ra chợ mua thêm hải sản về ăn (tôi cũng thấy một vài du khách cũng đi chợ với người dân bản xứ). Hải sản ở nơi đây cũng khá đa dạng chủng loại và hình thù khác nhau…..”kính thưa các loại ốc!” từ cua đá, ngọc trai, ốc hương đến hải sâm tôm hùm…Thích hơn cả là thực phẩm đặc sản yến sào bổ dưỡng. Loay hoay với túi tiền đang có, chúng tôi chọn loại ốc Bào ngư và ốc Vú nàng. Đây là loại ốc cũng khá rẻ so với những quán nhậu bình dân ở Tam Kỳ , Quảng Nam mang lại sự hài lòng cho du khách . Tôi và mọi người cùng mua, có lẽ du khách không người nào bỏ qua món đặc sản ốc vú nàng, một loài nhuyễn thể to khoảng vài ngón tay đến nửa bàn tay, loại này thường bám sống dưới những tảng đá. Ốc vú nàng có hình dáng giống đôi “gò bồng đảo” của các cô gái dậy thì căng tràn sức sống, được bao bọc bên ngoài lớp vỏ bằng xà cừ cứng chắc. Nghe nói loài nhuyễn thể này có quanh năm nhưng chỉ xuất hiện nhiều vào những ngày trăng tròn, sau đó chúng lặn mất dần để rồi tái xuất hiện vào đầu mùa trăng theo một chu kỳ nhất định. Người dân của đảo kể, để bắt được loại ốc này phải chịu khó ngâm mình dưới nước, bơi vào các hang, dùng đèn soi rọi vào tận kẽ đá tách từng con ốc đang bám chặt vào thành đá bằng lớp da bụng mềm mại của nó.
Đêm hôm ấy, tôi và DH cùng với gia đình anh Ngây, tự tay cạy được con nào, vắt chanh, rắc tiêu vào là ăn .
Đây là cách ăn dân dã của những ai là dân “ghiền” ….vú nàng, thịt ốc màu trắng ngà, sẽ rất giòn và ngọt, không mềm như nghêu , sò v.v.v ( Nghe nói dân vùng Cù lao Chàm gặp mùa ốc vú nàng bội thu còn dùng để kho với thịt heo để ăn cơm và thực khách quý hóa lắm mới đãi món vú nàng !?)Vậy là chỉ mới hai loại ốc, chúng tôi cùng gia chủ đã thấy ngà ngà say, và thật ấm tình bạn hữu thân quen như với người dân trên đảo. Đã chín giờ đêm rồi, tôi cùng DH dắt tay nhau đi ra cầu cảng. Ở đây người dân ngủ sớm, lác đác còn vài người trên những con đường nhỏ vắng lặng . Biển hôm nay thật hiền, những con sóng cứ lăn tăn vỗ nhẹ vào ghềnh đá dưới chân cầu. Chọn một phiến đá ngay giữa cầu cảng, chúng tôi bình yên ngồi bên nhau. Yên lặng để cùng nhau ngắm cả bầu trời đầy sao, yên lặng hít đầy lồng ngực vị tinh khiết của biển, chúng tôi thả hồn lang thang trên biển vắng, hai bàn tay nắm chặt nhau để cảm ơn đất trời, cảm ơn cái chất lãng du của hai đứa để đưa đẩy chúng tôi đến một khung cảnh đẹp và lãng mạn như thế này ! Một đêm thật khó quên trong đời ! Gần 12 giờ khuya chúng tôi mới rảo bước về nơi chốn… ngủ!.
Sáng hôm sau dậy sớm, tôi mới vội vàng lấy bút ghi:” Mình ở đây một ngày rồi nhỉ – một ngày chơi không ăn nhậu, chắc mình sẽ không quên nơi đây dù có quá ít thời gian để thăm chơi và thưởng thức. Sao mình “tham lam” nhiều thứ trong thời gian quá ít mà lại không muốn cái gì trôi đi thưởng thức. Kìa! Biển bình minh sao đẹp quá, như ôm cả vào lòng, một bên biển và bên kia núi đẹp hơn ta tưởng tượng. Bờ cát sạch mịn trải dài trong tầm mắt quanh co, lượn uốn. Mặt trời hồng đang lên cảm thấy rất gần và yên ả. Không nơi đâu như ở chốn này” (!?), mình thanh thản, chẳng gợn chút suy tư về nỗi nhọc nhằn trong thực tại. Cù lao Chàm như một cô gái đẹp, mình không bao giờ quên nơi đây, mình đã tự nhủ như thế sau nhiều lần đến. Mình muốn đêm mai không về lại nhà anh Ngây nữa, mình và DH sẽ nằm dài trên bờ cát mịn, nghe gió thổi, nghe những bước chân trần của đôi tình nhân nào đó rảo trên bờ cát mịn, rồi đợi trăng lên, mình không ngủ, mình sẽ nhắm mắt lại, nhưng vẫn nhìn thấy biển ,nghe tiếng thông reo, và như thấy “Em và Tôi” như từng có một đêm, như đêm nay khuya vắng ở biển Cù Lao Chàm nhớ. Một đêm tôi sẽ không lo âu, không suy nghĩ mà cảm thấy điều gì chắc chắn như đã có một tình yêu mà mình từng biết trên cõi đời này”……..
(Còn tiếp……)
|
Andi Nguyễn Ánh Nhật
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
BÀI ĐƯỢC NHIỀU ĐỘC GIẢ ĐỌC
-
Đến Tây Bắc, bên con sông Nậm Nhé, ta có thể nhận ra bản Thái qua những đặc điểm như cọn nước, cối nước, những điệu múa xoè liên tu bất tận...
-
SUỐI MƠ - Đẹp như một giấc mơ Nhớ hôm đầu năm 2014, tôi cùng với Thu Do Rita, Tuyết Lê và Tuấn “ngố” hành hương về Chùa Bà Chúa Xứ,...
-
Chí Phèo là nhân vật chính trong tác phẩm nổi tiếng cùng tên của nhà văn Nam Cao. Trong tác phẩm này nhiều nhà nghiên cứu, phê bìn...
-
MỌI LÚC MỌI NƠI! ĂN MẶC HỞ HANG QUÁ EM VUI HỌC TOÁN ...
-
Thành phố Tam Kỳ là “anh em” của thành phố Đà Nẵng, là “con” của đất Quảng Nam yêu thương và đã “ra riêng” sau khi tách tỉnh Quảng Nam –...
-
“Những cây cầu ở Quận Madison” của tác giả Robert James Waller là cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất năm 1992. Đó là câu chuyện về mộ...
-
Những người đọc truyện của Nguyễn Nhật Ánh đều không xa lạ hình ảnh Chợ Đo Đo - Một hình tượng văn học trở đi rồi trở lại trong cá...
-
Đã từ lâu tôi vẫn thường đi đó đây và thích “phiêu lưu với cuộc đời” bằng chiếc Honda cà tàng của mình. Như thế người ta gọi là phượt...
-
Những ngày cuối năm 2013, đi khảo sát một dự án sẽ làm trong năm 2014 1. TẠI ĐỒN CẢNH SÁT Một cô gái mặt tái mét, nước ...
-
Tôi đã đi lên miền biên viễn. Bức tranh bờ cõi, mỗi thời mỗi khác... Ôi quá đìu hiu...
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét