27 tháng 3, 2013

Viết là người QUÂN TỬ





Trong cuộc sống đôi lúc chúng ta buồn thật nhiều trước một sự thật phủ phàng…. Đó là khi những nỗ lực, những cố gắng của ta không những được ai suy nghĩ mà ngược lại chính điều ấy đã mang thêm cho ta nhiều thiệt thòi và hệ lụy, “tiềng vào , tiếng ra”. Những lúc ấy, ai cũng tưởng chừng như mình không thể chịu đựng và vượt qua. Nhưng nếu ta biết học cách chấp nhận là có thể, đấy một phương thuốc đầu tiên để đạp qua mọi điều mà nghịch lý cuộc sống mang lại.
Cuộc sống vốn luôn có những nghịch lý, đó như những điều tự nhiên vốn có, nên ta cũng cần biết học cách để sống chung với những điều vậy, rồi ta sẽ thấy cuộc sống này tươi đẹp hơn, không có điều gì hệ trọng. Thử hỏi, nếu không có “những điều xảy ra” từ những nghịch lý ấy, thì làm sao biết được những cái  “đích thực” xung quanh ta, xưa nay đang còn tìm ẩn ….?
Tôi triết lý chuyện đời lang mang không ai hiểu, chắc chỉ một mình tôi hiểu !?. Đó là cái thực của người viết, tâm trạng của chính mình đôi khi bâng quơ là vậy. Không có điều gì hết, viết Blog, viết cho mình hay viết được đều là người quân tử…. thế thôi.!

 Ông bạn Già của tôi NGUYỄN TRUNG - Hội viên hội văn học nghệ thuật Tỉnh BÌNH THUẬN. Đích thực là một ...quân tử (Ảnh Andi)

Đã có không ít con người từ thực tại bước vào trong trang sách. Có người thành biểu tượng cho đời sống tinh thần của một thế hệ như Paven Corsaghin trong “Thép đã tôi thế đấy” của Nikolai A. Ostrovsky. Một nhân vật tôi đã đọc từ lúc học lớp 5 và sau này lớn lên tôi học ở văn học lớp 12. Thời gian đã lâu, tôi chưa có thời gian đọc lại, nhưng khi nghĩ về Paven Cossaghin làm tôi cứ nghĩ về một vẻ đẹp của con người thời đại ấy với câu :” Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời….”.
Nhưng ngày nay sao có ít bóng dáng quân tử trong cuộc sống và trong văn chương nhỉ ? Hay bởi cuộc sống thực tại không sản sinh ra những người quân tử mà đa phần người đời đã thấy “ Thạch Sanh thì ít. Lý Thông thì nhiều!”.
Khổng Tử từng nói : “Hoa lan mọc trong rừng, tỏa hương thơm ngay cả khi không có ai xung quanh thưởng thức..”. Đó là người luôn hiểu chân nghĩa của cuộc đời. Dù trong hoàn cảnh nào họ cũng luôn tôn trọng các chuẩn mực đạo đức trong việc làm và kiểm soát bản thân theo lời dạy của các bậc hiền nhân. Bất cứ nơi nào họ đến, họ đều lan tỏa lòng tốt và ảnh hưởng đến những người họ tiếp xúc
Trong “Luận ngữ”“Khổng Tử gia ngữ” có nhiều câu chuyện về Khổng Tử. Chẳng hạn, có một lần Nhan Hồi hỏi thầy của mình Khổng Tử : “Lời nói của phường tiếu nhân có những điểm nào chung? Là người quân tử cần phải hiểu cho rõ” .Khổng Tử đáp: “Một người quân tử nói bằng hành động. Trong tất cả lời nói và việc làm, người ấy đều thực hiện theo những chuẩn mực mà thánh nhân đã dạy. Một kẻ tiểu nhân chỉ giỏi nói miệng mà thôi. Kẻ ấy chỉ giỏi đòi hỏi và tìm lỗi của người khác, trong khi lại chẳng đóng góp gì. Một người quân tử đối nhân xử thế bằng sự chân thành. Khi nhìn thấy bạn bè của mình vi phạm đạo đức, người đó sẽ cảnh báo những hậu quả mà bạn mình phải gánh chịu và khuyên bạn hành động theo lương tâm. Lời nói của họ là phát xuất từ trong tâm bởi vì họ thực sự quan tâm đến hạnh phúc của người khác. Kết quả là tình bạn sẽ ngày càng sâu sắc hơn. Kẻ tiểu nhân thì lại thường kết thành bè đảng để gây rối. Tuy nhiên, chúng không thể không đổ lỗi và đâm sau lưng nhau” . Khổng Tử cũng giảng: “Quân tử nghĩ về đức hạnh, tiểu nhân truy cầu hưởng thụ. Quân tử nghĩ về đạo lý; tiểu nhân truy cầu những đặc ân mà hắn có thể kiếm được”


Đó là chuyện của ngày xưa, chuyện bên xứ Tàu, hể nhắc đến “quân tử” người Việt Nam ta chỉ nói đến “Quân tử Tàu”? Có phải bên Tàu kia người ta đông dân nên sinh ra nhiều quân tử? Không cần suy nghĩ về điều ấy cho nhọc công! Với người Việt chúng ta, theo thiển nghĩ của riêng tôi còn một dạng quân tử khác là thấy người giàu không khen, thấy người nghèo không khinh, thấy người khác thông minh không tìm cách để loại! Ích kỷ hẹp hoài không bao giờ là bạn của quân tử được.
Đoạn viết trên có lẽ tôi đã bám vào đám nhựa đường triết lý chữ nghĩa rắc rối khó tiếp cận thời đại Digital hiện nay. Thời đại mà cuộc sống luôn là một … “chiến trường đua chen”, lắm lúc con người nhỏ bé lại trong dòng đời luôn tuôn chảy đến lúc nào chẳng hay !?.
Thôi, tôi xin nói chuyện quân tử của người cầm bút và văn chương chút xíu trong đời thường đang diển ra. Người cầm bút làm một quân tử! Có nghĩa rằng tôi không nói đến những người có thể sống bằng nghề cầm bút như Mạc Ngôn, Haruki Murakami, J.K.Roling v.v.v, hay một nhà văn giỏi của Việt Nam như Nguyễn Nhật Ánh chẳng hạn…Còn tất cả ở Việt Nam ít có người sống bằng nghề văn chương. Thực tế hàng năm, chúng ta đã chứng kiến con em mình thường chọn ngành nghề cho tương lai, thi khối C (Văn, Sử, Địa) thường thường số lượng sẽ tuyển nhiều hơn đối tượng dự thi (!?).
Nước Việt có một ngàn năm văn hiến và kẻ sĩ nước ta không bao giờ là ít, nhưng trong đời sống văn hóa viết số người viết hình như ít hẳn đi. Lẽ nào xã hội ngày nay không có gì để viết? Hay cuộc sống bi cực quá mà cái đẹp cũng như cái bi, cái hài cũng chẳng quan tâm, mà cốt lõi chỉ quan tâm cho cuộc sống chính mình (!?)
Bởi vậy tôi muốn nói rằng, người viết cho thời đại hôm nay là một quân tử. Trước hết họ phải hiểu “cơm áo không đùa với khách thơ”, bỏ đi cái hơn ,cái thiệt của cuộc đời mà cầm bút bằng nội tâm hơn là đời thực, bằng lương tâm hơn là nhuận bút. Cuối cùng, họ cũng cần có tư tưởng : “Mặc kệ giàu nghèo, chức quan đều có số!”. Cha ông của những con người ấy chỉ dạy họ chữa được cái bệnh chứ có bao giờ dạy họ chữa cái mệnh cầm bút của họ đâu! Một tư tưởng của AQ chính truyện của Lỗ Tấn thường họ lấy làm cây kim chỉ nam, lấy làm chân lý sống mặc kệ, thiên về vô tri, lấy phép lợi tinh thần để sống trong cuộc đời và trong cả văn chương. 
Tôi biết sống với văn chương, với câu chữ đâu phải là chuyện dể. Họ đã làm việc hết mình, có khi lao tâm khổ tứ nhíu mày nghĩ ra hoặc có khi phải tĩnh tâm để sàng lọc trau chuốt văn chương, mới nhìn thấy cái cần viết và cần mô tả. Còn được gì không? Họ là quân tử mà, ngày nay không trình làng thì còn ngày kia, lo gì họ đọc, miễn đừng bỏ phí thời gian. Tất cả không có gì! Không có gì ngoài những gì họ viết trên trang giấy là …của họ và khen chê, chích ngoáy là điều không thể ai có được điều diễm phúc ấy như người quân tử cầm bút.
Nhưng có một điều chắc chằn rằng, người đọc sẽ rất ít còn nhiều cơ hội đọc được một áng văn hay, hay là một câu truyện dịch, một truyện ngắn nhỏ hay một vài cảm nhận thô mộc mà lắng sâu….. để cảm thụ, phê phán hay khích bác nếu không đưa ra được một lời giải hữu hiệu để chắp cánh. Và quân tử  cũng đành phải chọn và biết làm gì với  câu “To be or not to be!’’ của Hamlet trong Shakespeare. Tất nhiên diễn đàn nào cũng sẽ héo hon…...
Andi Nguyễn Ánh Nhật


40 nhận xét :

  1. Vì họ suy nghỉ bậy bạ chứ ai biết tôi nghỉ gì mà bậy với không!!
    Chúc bạn vui vẻ an lành..

    Trả lờiXóa
  2. Bài viết rát hay trong cuộc sóng không có đièu gì là không thể, điều quan trọng là mình có làm điều đó hay không mà thôi, ghé thăm bạn chúc buổi tối vui vẻ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn bạn có ý kiến cho riêng mình về vấn đề này. Thân

      Xóa
  3. đây là lần thứ 6 mưa com..( 5 lần ở bài viết Ngao du 5..) nhưng k biết máy có còn bị rớt m k nữa.những bài viết của anh mưa đọc và và k khỏi k suy nghĩ.
    chúc anh luôn có những bài viết hay nhé NA!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chà thật cảm động ghê khi Mưa cố gắng vào nhà anh thăm chơi. Vậy lời còm này là lần thứ ...7 mới được phải ko? Người ta nói cái gì cũng bất quá tam là thôi. Vậy mà Mưa...vẫn Mưa cho được. Heee

      Xóa
  4. Muội đến thăm, sư huynh vẫn còn lãng tử như ngày Muội mới gặp và biết sư huynh ở ngoài đời. Rất hay, muội rất thít!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn tỉ muội nhiều. Anh rất vui khi được em thường đến thăm.

      Xóa
  5. Cũng định nhưng dị quá thông cảm nhé

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cậu cố gắng xây dựng cho mình một trang blog đê.... Ở trên Đức Linh đó có vui ko cậu?. Thân chúc cậu luôn hạnh phúc và dịch nhiều nghe.

      Xóa
  6. Trong cuộc sống đôi lúc chúng ta buồn thật nhiều trước một sự thật phủ phàng...phải rồi ...và đọc bài này song HN cũng cố gắng để vượt qua nó

    Trả lờiXóa
  7. Ông anh của tôi lúc nào cũng là người sâu sắc.

    Trả lờiXóa
  8. Có chăm hiểu (anh viết ra thế ...còn gì...)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chăm hiểu nhưng một số người...chưa hiểu. Làm răng hè?

      Xóa
  9. Qua thăm bạn được đọc bài viết về người quân tử rất sâu sắc và rất hay !Thank you !
    Có 1 điều mà ông bạn băn khoăn không ai hiểu chỉ mình bạn hiểu có lẽ tôi không nhất trí như vậy .ở đây có chi đó nhầm lẫn trong suy nghĩ và đánh giá nhưng người xung quanh mình chăng ? với ai thì tôi không biết riêng với tôi , tôi hiểu rằng bài viết của bạn có những giá trị gì và bạn muốn chuyển tải tới bạn bè những gì mà bạn muốn nói .Thế mới nói cả tới Khổng tử đôi khi cũng có lúc nhầm lẫn
    Ngày đầu tiên đến đất Tề, có một nhà hào phú từ lâu đã nghe danh Khổng Tử, nên đem biếu một ít gạo. Khổng Tử phân công tất cả các môn sinh vào rừng kiếm rau, riêng học trò cưng nhất Nhan Hồi đảm nhận việc thổi cơm.
    Khi Khổng Tử đang đọc sách đợi cơm,bỗng nghe một tiếng “cộp” từ nhà bếp vọng lên. Khổng Tử ngừng đọc, liếc mắt nhìn xuống và thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm cho vào tay rồi nắm lại từng nắm nhỏ.Kế đến, Nhan Hồi đậy vung lại, liếc mắt nhìn chung quanh và từ từ... đưa cơm lên miệng. Khổng Tử thở dài, ngửa mặt lên trời cay đắng.Lát sau, các môn sinh khác mang rau về luộc. Xong xuôi đâu đấy, mọi người chắp tay mời Khổng Tử xơi cơm.Khổng Tử ngồi dậy, nói: “Bữa cơm đầu tiên trên đất Tề làm thày chạnh lòng nhớ đến quê hương nước Lỗ. Thày nhớ đến cha mẹ, cho nên thày muốn xới một bát cơm để cúng cha mẹ thày. Nhưng không hiểu cơm này có sạch không?".Tất cả học trò không rõ ý Khổng Tử muốn nói gì nên ngơ ngác nhìn nhau. Chợt Nhan Hồi chắp tay thưa: “Dạ thưa thày, nồi cơm này không được sạch”.Khổng Tử hỏi: "Tại sao?".Nhan Hồi thưa: “Khi cơm chín con mở vung ra xem thử cơm đã chín đều chưa, chẳng may một cơn gió tràn vào, bồ hóng và bụi trên nhà rơi xuống làm bẩn cả nồi cơm. Con liền xới lớp cơm bẩn ra, định vứt đi nhưng lại nghĩ: cơm thì ít, anh em lại đông, nếu bỏ đi sẽ làm mất một khẩu phần, anh em phải ăn ít lại. Vì thế con đã mạn phép thày và tất cả anh em, ăn trước phần cơm bẩn ấy, còn phần cơm sạch để dâng thày và tất cả anh em".Nghe Nhan Hồi kể hết câu chuyện, Khổng Tử than rằng: “Chao ôi! Thế ra trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật! Suýt chút nữa là Khổng Tử này trở thành kẻ hồ đồ!”.Các cụ dạy trăm nghe không bằng một thấy, song trường hợp kể trên thì hoàn toàn trái ngược. Xem ra, tìm hiểu và đánh giá đúng bản chất của sự việc là chuyện không hề đơn giản.
    Đúc kết lại :Nếu là người quân tử thường hay bị thiệt thòi {đây chính là bản sắc rất riêng của người quan tử mà !Bạn hãy tự hào về điều đó )

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chà bạn quả thật là người đọc và hiểu nhiều đã kể cho mình biết them một câu chuyện giữa Khổng Tử và Nhan Hồi. Lời còm của bạn câu kết thật là chính xác : "Nếu là người quân tử thường hay bị thiệt thòi" và tôi đã thấy ngoài đời là vậy. Thân. Cảm ơn bạn nhiều.

      Xóa
  10. Đàn anh viết ...thì đàn em đọc để mở rộng tầm nhìn dù mắt thuộc hàng từa lưa độ . Càng bình càng loạn nên hổng dám nhoi.
    Chỉ cho em đóng góp cái mỏ vô , hót câu này :
    - Em thà làm bạn với tiểu nhân còn hơn đi chung với ...quân tử kiếm kiểu...Nhạc Bất Quần ( em cứ thích gọi là Lạc Mất Quần thui ).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tớ thít kiểu này bà Tám nè: “Khi cơm chín con mở vung ra xem thử cơm đã chín đều chưa, chẳng may một cơn gió tràn vào, bồ hóng và bụi trên nhà rơi xuống làm bẩn cả nồi cơm. Con liền xới lớp cơm bẩn ra, định vứt đi nhưng lại nghĩ: cơm thì ít, anh em lại đông, nếu bỏ đi sẽ làm mất một khẩu phần, anh em phải ăn ít lại. Vì thế con đã mạn phép thày và tất cả anh em, ăn trước phần cơm bẩn ấy, còn phần cơm sạch để dâng thày và tất cả anh em". Tám thấy được không?

      Xóa
    2. ui trùi ui ! hy sinh cao độ à nghen !
      Em thấy được đó, anh cứ xử phần í trước đi, Tám chờ anh ...xử xong, Tám mới ôm chén sang xin..." cho em miếng ". Hì hì

      Xóa
  11. Viết là quân tử. Người quân tử viết khác người "chưa quân tử" và sống cũng vậy.Có lẽ khó hiểu hết những điều anh nghĩ đến khi gởi gắm trong bài viết này. Nhưng biết là anh dang trăn trở.Trăn trở của người đang " Viết" ( quân tử).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em nhận xét như vậy là chính xoát rồi còn gì: "Nhưng biết là anh dang trăn trở.Trăn trở của người đang " Viết" ( quân tử).". Heee!

      Xóa
  12. KH đã từng rất say mê đọc truyện,thời gian rảnh chỉ để đọc truyện,nhiều khi giả vờ như học để đọc truyện. Nhưng đó chủ là Văn chương của thời xưa,kể cả trong và ngoài nước. Truyện ngày nay rất khó để mà say mê như vậy,đọc cứ thấy nó nhàn nhạt,na ná giống nhau,nhiều khi đọc xong một quyển truyện không đọng lại trong đầu một chút gì.không biết có phải là mình đã già nên không theo kịp trào lưu chung hay không? Liệu có phải KH đã nghĩ rất sai về người cầm bút khi nghĩ rằng họ cũng chỉ chạy theo cơm áo ,gạo,tiền hay không?
    Người quân tử liệu còn được bao người?
    Nếu có gì mộ phạm bỏ qua cho KH em nhé

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em đọc sách từ rất sớm từ hồi học lớp 5, và say này vẫn sưu tầm sách. Nhà của em khi làm là ưu tiên thiết kế thư viện trước. Đọc nhiều mà chỉ thích những tác phẩm trước đây thôi. Tuy vậy những tác phẩm bây giờ , và những tác phẩm dịch "loạn xạ", em vẫn mua mà để đó không đọc...để đó. Em từng là dân dịch giả trước đây 20 năm, nên thấy nhiều tác phẩm bây giờ dịch cẩu thả và dễ giải quá nên thôi. Túm lại, em có quan điểm giống chị!. heeee

      Xóa
  13. Chị HV ghé thăm em Ánh Nhật Nguyễn đây ! Chúc em Ánh Nhật Nguyễn buổi tối an lành,ấm áp, đêm về ngon giấc nhé em !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh Nhật cảm ơn chị Hoa Vàng nghe. Chị vẫn vậy vui và hạnh phúc với con gái nhiều nha. Bé rất xinh chị ạ!

      Xóa
  14. Kính báo cụ là em có ghé thăm nhà! Cụ lại vắng, chắc phược phương nào rồi. Em zìa, lót dép ngồi hóng chuyện của cụ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Jack Frost có còn lót dép ngồi ở đóa ko?. sao mình không nhìn thấy hè????. Heee!

      Xóa
  15. ... thì hãy cho biết tôi đang nghỉ gì trong đầu, đó mới là "thiên tài",Tối ngon giấc bạn nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh chọn lời nhận xét của Lê My chừng này nè: "hãy cho biết tôi đang nghỉ gì trong đầu". Chúc em một ngày cuối tuần vui và hạnh phúc. Thân!

      Xóa
  16. Nhưng ngày nay sao có ít bóng dáng quân tử trong cuộc sống và trong văn chương nhỉ ?
    Đi tìm câu trả lời hóc búa luôn là thói quen của một người như bạn đó hả NAN? Khó lắm.
    Mà bạn và anh bạn Quân Tử này chưa được gọi là già đâu, giọng văn còn trẻ vậy người sao đã nhận già.
    Cá Sấu Nam Mỹ thích bài viết của bạn. Thân ái.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngày nay ít bóng dáng quân tử, ít người viết tiểu thuyết và nhiều người viết log, viết truyện ngắn. Đó cũng vì thời đại...đó Dung. Thân!

      Xóa
  17. Lót dép hóng hớt đã đời, đệ tí toáy viết vài dòng mạn đàm cùng huynh, gọi là kết của của cái sự lót dép ngồi thềm cũng có cái...rảnh. :D

    - Viết, là viết. Quân tử hay tiểu nhân đều viết. Đôi khi cái chữ và nội dung cũng không là cơ sở để phân biệt được đâu người quân tử - đâu kẻ tiểu nhân.
    Có kẻ "có vẻ" là người quân tử trong văn, nhưng ngoài đời thật chất là kẻ tiểu nhân. Hoặc có thể ngược lại, hoặc có thể văn - và người hoàn toàn là một. Tựu trung, xin hãy đọc lại danh tác Đời thừa của cao lão tiền bối Nam Cao, hẳn mỗi ai có chút khí tiết người Quân tử hoặc đang ngã mình theo hướng ngược lại, hẳn cũng phải giật mình đùi đụi. Tốt thay!

    J_F lạm bàn!

    P/s: Bái tạ lão huynh, em lại xách dép zề!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Jack Frost hay đùa mình rất vui! Mình đồng y với Jack Frost: "Quân tử hay tiểu nhân đều viết. Đôi khi cái chữ và nội dung cũng không là cơ sở để phân biệt được đâu người quân tử - đâu kẻ tiểu nhân.". Uhm! Nhưng viết tốt hơn là không viết có lợi cho chính mình là khỏi uơng thiu. Heee! Phải ko bạn?. Thân!

      Xóa
    2. May quá, đệ vừa đi tẩm mớ muối ở Côn Đảo vào thân về. Xác không ôi, chỉ sợ hồn bị ôi. Viết, sẽ không ôi; vậy viết ít như đệ, chắc cũng ít ôi. Thiệt là đỡ (ôi) ghê. Keke
      Tạ lão huynh, em qua lót dép ngồi nhà bác từ sớm mơ!

      Xóa
  18. Đúng là Quân tử. Bài viết của anh thẳng thắn, thong tin phong phú, thuyết phục.
    và...hay một nhà văn giỏi của Việt Nam như Nguyễn Nhật Ánh chẳng hạn… going chút hả anh ANN

    Trả lờiXóa

BÀI ĐƯỢC NHIỀU ĐỘC GIẢ ĐỌC