29 tháng 3, 2013

Những chuyến ngao du. (Kỳ 6. Núi CHỨA CHAN- Như tên gọi!)



                Cây đa 3 gốc khổng lồ tại núi CHỨA CHAN. 
Lời Tác giả : Trong kỳ 5 tôi có viết sẽ post ở kỳ 6 : “Đức Linh – Mảnh đất và con người”. Song cũng chính "Tựa đề" của bài viết này làm cho tôi cảm thấy ..quá khó cho những gì mình viết ra. Đất Bình Thuận nói chung, đất Đức Linh nói riêng thật đa dạng địa hình với cánh đồng lúa bạt ngàn, cùng rừng xanh bao la và những con sông hiền hòa uốn khúc. Còn con người ở đây đầy thân thiện, cả ngừoi Kinh, lẫn dân tộc thiểu số anh em.
Đức Linh, xưa kia một phần lớn đất đai thuộc về các dân tộc thiểu số như: K'Ho, Châu Ro, Tày, Nùng, Mường, Hoa...trong một thời gian dài. Họ có đây t lúc chưa hề có ý thức hệ về sự phân chia trong cấu trúc xã hội cổ xưa và hơn 50 năm qua họ đã cùng với người Kinh anh em trong một đời sống hòa đồng và cùng nhau phát triển.....
Đức Linh, một vùng đất nằm theo vùng liền kề Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Thuận, điểm cuối của dảy Trường Sơn hùng vĩ, nơi còn có người gọi là “Đất Hoàng triều cưong thổ” (!?)- Một đề tài rất khó, tôi đang từ từ viết, rồi sẽ xong nay mai.....
                  Trên đỉnh núi CHỨA CHAN (Ảnh Andi)
Sáng ta đi và chiều quay lại về nhà, nhưng có bao giờ ta lại đếm được những bước chân của  mỗi ngày mình đi !?. Và đến nay ta có bao nhiêu dấu chân đã dẫm trên trần gian dương thế !?. 

Cuộc sống cũng vậy, đã có biết bao dấu mốc quanh ta: dấu mốc thời gian, dấu mốc lịch sử, dấu mốc đáng nhớ v.v.v. Rồi có khi một góc phố, một ngôi nhà , hay một ngôi đền Chùa, một khu di tích lịch sử cũng có thể  lại là dấu mốc trên con đường dài ta sắp đi….


Tôi vẫn còn nhớ về ngày khi mình còn rất nhỏ, tôi cùng với một người bạn, mỗi ngày cắp sách đến trường, chúng tôi luôn hẹn gặp nhau ở ngả ba đầu xóm hoặc nơi cổng đình làng để cùng đi. Đó là “dấu mốc” của tuổi thơ tôi ngày xưa và hôm nay là một ký ức hằng sâu….


Đường học vấn, trường đời để học, hãy còn rất xa chưa bao giờ ai đến đích. Ta chỉ biết và còn nhớ những dấu mốc của các năm học ở cấp một, cấp hai, cấp ba, hay đại học ở một khoảng thời gian và những ngôi trường ta đã học. Mỗi bậc, mỗi cấp độ dễ mấy ai quên cho vùng trời kỷ niệm. 

Có những dấu mốc như một vì sao lấp lánh, đã làm ta hay chợt nhớ, rồi phồng mũi hoài, bởi dấu mốc ấy ta đã có được một tấm bằng loại ưu . ….


Và có lẽ trên đời này chưa có một ai, nếu chỉ một lần đạt điều gì đó trong đời, là đủ để “trang trải” hay để dùng mãi mãi suốt cuộc đời còn lại !?. Ta trúng số, ta bỗng dưng có một niềm hạnh phúc lớn lao, ta là một huyền thoại của mọi người, ta không cần làm thêm điều gì nữa, ta chẳng cố gắng gì với cuộc đời của ta  v.v.v. Vậy liệu suốt đời những thứ ấy có luôn “vĩnh cửu” với cuộc đời ta …phải sống?.

           Chùa Nghĩa Phưong ngay chân núi CHỨA CHAN
Đã có một buổi, tôi đi bộ bằng đôi chân của mình trên một đoạn đường. Nếu tính từ điểm “xuất phát” đến “đích” lên chỉ dài 2.280 m, nhưng tôi lại phải cần có nhiều dấu mốc để dừng chân nghỉ. Đi với con đường có chiều dài như thế, có người bảo dài, có người lại nói ngắn, cần gì phải nghỉ xả hơi?. Người nói ngắn đúng, người nói dài cũng không sai, và chỉ  thực tế mới điều quan trọng nhất…


Đã có thực tế ở một nơi, nếu bạn đến tham quan hoặc cầu nguyện dân hương (tôi xin nhắc lại con đường chỉ dài 2.280 m). Tôi tin chắc là bạn sẽ cần đến nhiều nơi dừng nghỉ. Đó là những “dấu mốc” của một cuộc hành trình (ngắn hay dài tùy bạn), nhưng sẽ nằm mãi trong ký ức bạn mai sau…..

                Đường vào núi CHỨA CHAN (Ảnh Andi)
 Cuộc sống còn nhiều thứ quan tâm, nhiều khi ta chẳng cần lưu tâm lại dấu mốc nào đó làm gì. Nhưng có nơi lại cho ta một rất điều lạ , vẫn cứ mãi trong ta về một phong cảnh thật đẹp, thật lý thú, sẽ không bao giờ phôi pha….


Khi ta đã quên một chút mệt nhòa trong cái lần ta đã đặt chân đến đó. Rồi bạn lại thèm mong trở lại nơi đây! Bởi ta nghĩ mệt nhọc trong một chuyến tham quan, là thứ nhỏ nhoi so với đời người phải qua nhiều con đường gian khổ. 

      Dưới bảng Quảng cáo "Đức Trang" là con đường lên núi
 Một thoáng có gồ ghề lởm chởm của đá, của những bậc cao rồi đến thấp, của một khoảng hương bay rừng xanh lá đỏ thỉnh thoảng chen trên đường ta đi tới. Thấp thoáng đâu đó trong giấc mơ đời người, là đựơc thấy sưong mây quấn quít cùng với tiếng chuông, tiếng gõ mỏ tụng kinh....... là đà trên cây lá suốt con đường ta đi. Rồi dù có mệt, có phải thở nhiều hơi gấp gáp, song ai cũng có thể tự dưng buộc miệng hát nghêu ngao: “wǒ xiàng nà dài a lù zhū de huā bàn. Tián tián dì bǎ nǐ yī liàn. Òu shā lǐ wǎ. Òu ….” (Con đường ta đi tới – Phim Tây Du Ký)

Và có đoạn đường nào, nơi ta nghỉ ngơi lại được xem đó là một dấu mốc?. Ta có thể  ngồi ăn uống nghĩ ngơi trong khu họp chợ bán buôn sầm uất, lại chính đó là con đường ta phải vượt từ dưới thấp lên cao, từ lưng chng đến đỉnh đầu ngọn núi cheo leo!?. Nơi ta nghỉ hay đoạn đường ta đi, đều luôn là một lát cắt, là một trải nghiệm thú vị, khác hẳn những gì ta từng trải qua, và như thế mọi điều đã cho ta thấy cuộc đời này thật là ý nghĩa…..

                                 Andi trên đường đi lên!

 LỊCH SỬ VÀ HUYỀN THOẠI

Tôi đang nói lòng vòng điều gì đây, có lẽ mọi người chưa hiểu !?. Thực ra chẳng có điều gì khó hiểu, chỉ có một điều tôi chưa có đủ ngôn ngữ để diển tả cảm xúc của mình khi đi đến núi CHỨA CHAN, một thắng cảnh hữu tình nằm trên địa bàn Huyện Xuân Lộc – Đồng Nai trong một lần tôi đã đến thăm , sau Lễ Thượng nguồn (dịp Rằm tháng Giêng -2013)

Chứa Chan !?. Trong cuộc sống tôi một vài lần nghe người ta nói lái theo cái kiểu “Chán… chưa”. Nhưng với riêng tôi, tính từ “Chứa Chan” , tôi rất thích một ai đó đã dùng trong những câu này : “Những giọt nước mắt “chứa chan” dành để khóc cho một niềm hạnh phúc !”, “ Đây là nơi “chứa chan” niềm tự hào của mảnh đất - Đồng Nai thập cảnh !”. Họ đã nói không ngoa ngôn, bởi tôi đã chiêm ngưỡng được vẻ đẹp hùng vĩ, uy nghiêm ấy ở ngọn núi Chứa Chan này. Và hơn nữa, đến nơi đây tôi đã  bắt gặp nhiều điều, như mình đã trở về với phong cảnh hữu tình của núi non. 

             Lên "Thuyền Bát Nhả" ...uy nghiêm trên đỉnh núi

 Núi Chứa Chan được người ta ví như một “nóc nhà” của miền Đông Nam bộ, ở độ cao 837 mét, núi Chứa Chan chỉ đứng sau núi Bà Đen (Tây Ninh) – 986 mét và cao hơn núi Bà Rá – Bình Phước với độ cao 713 mét. Mỗi ngọn núi ở miền Đông Nam bộ và mỗi ngôi Chùa ở đó đều gắn liền với một câu chuyện cổ tích mang tính huyền thoại xưa. Riêng với núi Chứa Chan tôi đã nghe người ta kể sự tích của tên gọi :

Vào thế kỉ 17, có một vị quan người Việt là Việt Hùng, trong lúc giao chiến với quân Khmer, ông bị bắt cùng với người vợ của mình. Ông bị giam lỏng ở miền núi này và lập ở đây một ngôi miếu ăn chay tịnh. Còn vợ ông vì có nhan sắc nên đã bị vua khmer ép làm vợ lẽ mặc dầu biết bà đang mang thai. Sau đó, bà sinh đựoc một con gái, đặt tên là Mai Khanh. 18 năm sau, khi cô gái lớn lên, bà đã kể sự thật về cha cô cho cô nghe. Cùng với một người nô bộc của mình, Mai Kanh quyết định đi tìm cha. Rồi hai cha con gặp nhau trong niềm vui sướng, và họ quyết định bỏ trốn , họ bị người Khmer truy đuổi gắt gao. Trong lúc hoảng loạn, cả ba người đã gieo mình tự vẫn ở ngọn núi này. Người dân ở đây đã lập miếu thờ ba người, hiện nay trong chùa có 3 tượng được mọi người gọi là ông vàng, cô bạc và cậu chì là để chỉ ba người này. Biết được câu chuyện thương tâm đó, người dân ở đây đặt tên cho ngọn núi này là núi chứa chan để nói lên tình cảm chan chứa của gia đình họ.

Câu chuyện này tôi đã nghe một vài người kể trước đây, nhưng tôi nghĩ có thể đó là câu chuyện do những người làm du lịch chế tác ra, rồi kể cho du khách thêm phần thi vị. Chuyện 3 người trong gia đình vị quan và cái chết của họ cùng với 3 pho tượng thờ, tôi đã chứng kiến có thể là thật. Nhưng đi ghép câu chuyện này với tên núi hôm nay, tôi cho rằng cũng có chút khiên cưỡng. Nhưng không sao, có những truyền thuyết như vậy ở một nơi du lịch và hành hương, như thế thì chuyến đi sẽ  lý thú nhiều hơn….

Ở núi Chứa Chan có nhiều ngôi chùa như Tịnh xá Ngọc Chơn, Linh Sơn Tự, chùa Quảng Đạo, Chùa Nghĩa Phưong, Thuyền Bát Nhả v.v.v. Nhưng ngôi chùa Bửu Quang nằm ở vị trí cao nhất các chùa, trên đỉnh núi chon von, lại còn có những tên gọi lẫn lộn Gia Lào hoặc có người gọi …Da Lào?

Tôi biết trong Sách Đại Nam Nhất Thống Chí có viết : “…Núi Chứa Chan có thế núi chót vót, trông xuống khe Da Lao, chỗ giáp giới của hai huyện Long Khánh và Phước Binh có nhiều mây song gỗ lạt, lưng núi có động đá và giếng đá…”. Vậy chùa này gọi là Da Lào hay là Gia Lào, tên gọi nào chính xác ?.

(Còn tiếp phần 2 – Vượt chướng ngại vật đến đỉnh núi CHỨA CHAN)

Andi Nguyễn Ánh Nhật

       Người người đi lên bằng cây......Trường Sơn. (Ảnh Andi)

   Lên xuống liên miên là những cửu vạn giúp khách tham quan

                       Đâu th bon bon trên dặm đường dài
                       (Tất cảnh do Andi chụp.....còn tiếp)

13 nhận xét :

  1. Có một điều thú vị, khi leo lên đỉnh núi, tôi có ngồi hầu chuyện với một người đã làm ăn sinh sống trên đỉnh núi này đến vài chục năm. Ngừoi ấy đã kể cho tôi nghe về truyền thuyết, về những câu chuyện tâm linh của Núi Chứa Chan. Và có một chi tiết nữa, ngừoi ấy nói rằng ngọn núi này trước đây cao 837 mét so với mực nứoc biển. Nhưng năm 2000 ngừoi ta đo lại được … “837 phẩy 3 mét” và đó là con số chính xác, nhưng tôi phải hỏi nhà chuyên môn địa lý vì sao vậy!?. Trong phần 2 tôi sẽ kể chi tiết “Vượt chướng ngại vật đến đỉnh núi CHỨA CHAN”

    Trả lờiXóa
  2. Một chuyến đi thú vị, "Đi một ngày đàng, học được một sàn khôn" Mình cũng là chân đi, nếu có dịp mình sẽ đi đến núi Chứa Chan thăm thú,,, Cám ơn bạn đã cho mình " du lịch" trước các địa điểm qua bài viết...

    Trả lờiXóa
  3. Cảm ơn bạn ghé thăm nhà
    Đôi lời để lại gọi là làm quen
    :))
    Cảm ơn bạn đã cho biết thêm một địa danh. Núi Chứa Chan, một cái tên thật ấn tượng chứa đựng những điều kỳ thú.

    Trả lờiXóa
  4. Nhất bạn rồi, chúc bạn có những chuyến đi du lich vui vẻ, khám phá mọi miền quê hương đất nước việt nam thân yêu này (~_~)

    Trả lờiXóa
  5. Sư huynh ơi, tụi muội đã có một lần đi đến đó. Rất vui và lý thú, nhưng về nhà, tụi muội đều hỏi với nhau ....Chán chưa? Muội đang chờ đọc tiếp phần 2 của sư huynh.

    Trả lờiXóa
  6. Qua nhà bạn được du lịch qua màn ảnh ...máy tính và biết thêm nhiều điều thú vị. Cám ơn bạn nhiều nhé !
    Chúc bạn cuối tuần vui nha.

    Trả lờiXóa
  7. Đúng là ông anh nên leo núi nhiều hơn để "giữ gìn nhan sắc". Bài viết rất thú vị, em đang chờ để đọc tiếp. Anh không chụp cảnh quan ở góc rộng cho em xem với .

    Trả lờiXóa
  8. Những hình ảnh đẹp, lời văn trôi chảy lôi cuốn người đọc diễn đạt ý hay.Cảm ơn anh đã cố gắng trên đường dài mệt mỏi và tiếp tục ngồi viết lên entry này để chia sẻ.Chúc anh đoạn đường tiếp sau...

    Trả lờiXóa
  9. Cảnh núi thật hùng vỷ uy nghi,e cũng mong có dịp tham quan nơi đây cho thỏa lòng mơ ước
    Chúc anh ngày cuối tuần thật vui hp tuyệt vời

    Trả lờiXóa
  10. Anh ngao du ... thít thật đấy !

    Trả lờiXóa
  11. Một địa danh đọc xong muốn đến và khám phá !

    Trả lờiXóa
  12. Một chuyến đi thật tuyệt và Entry được viết bằng cả tấm lòng. VC cũng đi khá nhiều nơi song chưa được đến nơi đây. Hy vọng một ngày nào đó sẽ được khám phá địa danh này.

    Trả lờiXóa

BÀI ĐƯỢC NHIỀU ĐỘC GIẢ ĐỌC