19 tháng 4, 2013

Tôi là tôi (Kỳ 2)



“Vũ trụ có rất nhiều kì quan nhưng kì quan đẹp nhất, lớn nhất đó chính là trái tim của mẹ”.  


Mẹ tôi tuổi ở 83 năm 2014



Ba mẹ tôi nay đã già, họ đều là những người đã sống và đi qua thời kỳ chiến tranh khốc liệt trong lịch sử Việt Nam. Một giai đoạn mà sự sống của con người, của tình yêu luôn bị giằng co không ngừng giữa hai phạm trù đối lập: Một bên tình yêu đôi lứa thiết tha bắt nguồn cho sự sống và một bên là mọi thứ đều hung tàn, bạo lực vô độ, sự sống hằng ngày luôn luôn chứng kiến bằng sự hủy diệt lẫn nhau. Một giai đoạn gần 30 năm như đã chiếm gần hết phần đời người của ba mẹ tôi, và bây giờ những người cùng thời với họ, dễ có mấy ai quên!

Ở những năm 1954 - 1955, mẹ tôi đang ở tuổi xuân như một đóa hoa xinh, nhưng thời loạn ly đã cuốn mẹ tôi vào trong cơn giông bão…..

Năm ấy mẹ tôi bước về nhà chồng làm dâu, Ngoại cầu mong cho con gái mình được “yên bề gia thất”. Nhưng chỉ mới được nửa năm, cuộc đời mẹ lại bắt đầu sang trang khác. “Trong một ngày sắp ngả sang đông, thu bỗng nắng vàng lên rực rỡ” (Nguyễn Mỹ), mẹ tiễn đưa chồng đi tập kết. Lúc ấy, mẹ đang “bụng mang dạ chửa” sắp đến ngày “nở nhụy khai hoa” nhưng không ai chăm sóc. Rồi mọi điều có khó khăn hơn nhưng mẹ vẫn vui vì “Đó là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ, tươi như cánh nhạn lai hồng”.

Thời ấy, hy sinh tình nhà cho việc nước là một nghĩa vụ thiêng liêng đâu chỉ có riêng mẹ, mà có rất nhiều phụ nữ miền Nam, họ phải chấp nhận. Ở tuổi thanh xuân, mẹ tôi cùng với hàng triệu người miền Nam bị chiến tranh kéo ở lại bên này giới tuyến, con trẻ trông cha và vợ đợi chồng.

Rồi có ai ngờ đâu, 21 năm trời biền biệt, có người trở về, có người lại không…..

Chồng mẹ đi tập kết, còn cha chú ở lại quê hương với nhiệm vụ được giao, họ đều suy nghĩ mọi thứ sẽ bình yên sau vài năm ngày “Hòa bình lập lại”. Nhưng không, mẹ và gia đình ngoại tôi bắt đầu chứng kiến như những gì cậu ruột tôi - Nhà thơ PHAN TRƯỚC VIÊN đã viết lúc ấy:

“Qua ruộng đồng xơ xác
Nương chiều không sắn ngô
Con trâu già ngơ ngác
Gặm quanh bờ cỏ khô”
(Quê nhà)

Và cậu tôi đã thấy :

“Những lau sậy cúi đầu trong giông tố
Những cành rau run rẩy dưới mưa rào
Càng chống đỡ chúng càng thêm đau khổ
Đành âm thầm chịu đựng với trời cao”
(Lau sậy)

Rồi mọi điều đã xảy ra, trút xuống gia đình mẹ tôi đến không kịp trở tay, Chưa đầy 1 năm, Cha và Chú của mẹ đã hy sinh dưới bàn tay quân thù khát máu. Ngoại và mẹ đã điếng lòng trong nỗi đau kêu Trời không thấu. Tóc Ngoại lúc ấy hãy còn xanh, bỗng dưng bạc nhiều đi trông thấy. Gia đình mẹ lại thêm Ngoại, chiếc bóng cô đơn......

Bao nhiêu năm sau, những chiếc bóng ấy cứ dấu thật sâu trong bức tường nhà hiu quạnh. Ngoại và mẹ phải sống với nỗi buồn câm lặng và chịu đựng không biết nói cùng ai. Còn mấy cậu tôi, tuổi 14, 16 chưa đủ lớn khôn, không làm được gì hơn ngoài trải lòng trên những vần thơ uất hận, hờn căm:

“Hồn Liệt Sĩ mãi còn trên dương thế
Đang nhìn theo dõi bước con đi
Tiến lên từng bước gan lì
Gian nan không sợ, hiểm nguy không lùi
Phương ngoài trời đã hồng tươi
Mai con về với mặt trời vinh quang
Mẹ cười rung tóc hoa sương
Mắt già sẽ cạn căm hờn từ đây!”
(Phan Trước Viên)

"Khi Tổ quốc cần họ biết sống xa nhau..." và ngày mai sẽ là ngày sum họp, nhưng mãi đến 9 năm chờ chồng, mẹ hầu như vô vọng........

Đã đến lúc mẹ cần nối tiếp hạnh phúc như đã có ngắn ngủi ở hồi…. mười năm về trước. Mẹ không thể sống cô đơn trước sự ám ảnh của chiến tranh - Mất mát, chia cắt lẫn chia ly!. Nếu nhớ nhung và thương yêu chồng của mẹ là điều mãi mãi, thì chiến tranh đâu có phải trò đùa!?. Mẹ còn chi hơn để nói điều hơn thiệt?. Trong suốt 10 năm, mẹ không nhận được một dòng tin nhắn từ người chồng mà mình yêu thương. Và cả chị tôi, khi cha ra đi đang còn nằm trong bụng mẹ. Rồi hơn 10 năm biền biệt tin cha và chẳng biết cha đâu để gọi một lần.......

Rồi mẹ gặp ba tôi- Một công chức làm việc tại Tòa hành chánh tỉnh lại mang tư tưởng như mẹ – Chưa nói về điều đồng chí hướng, nhưng sự gặp gỡ, đến với nhau của họ trước hết là một tình yêu chân thật. Một hạnh phúc vỗ về để san sẻ chia nhau khổ đau trong thời chiến. Rồi ba mẹ đã có anh chị em chúng tôi : 4 trai, 2 Gái

Khi mẹ có ba, người chị cả Minh Hương mới có tiếng "Ba" thiêng liêng để gọi đầu đời. Nhưng hạnh phúc lớn nhất của chị cũng chỉ được có .....2 năm. Đến tuổi 12 chị bị bệnh nặng và mất đi. Chị tôi đột ngột rời khỏi vòng tay mẹ, không biết chị đi một mình hay có nàng Tiên nào đó nữa không mà chẳng kịp nói một lời vĩnh biệt. Chị tôi đi, bỏ lại mẹ, bụng đang mang một mầm mống sinh linh (là anh Nhật Ánh bây giờ) và đứa em gái kế Minh Huyên mới 9 tháng tuổi lò đò biết đi....

Mẹ tôi đã sống giữa cuộc chiến tranh khốc liệt. Cha chú của mẹ đã hy sinh, gần 10 năm (1954) nhưng vẫn chưa tìm được xác. Nỗi buồn chiến tranh!. Đã biết bao gian nan, tàn khốc, con người chỉ còn lại duy nhất là tình thương, là tình ruột thịt máu mủ, đó cũng là nguồn sống cuối cùng của con người trong cuộc chiến. Vậy mà Trời đã bắt chị tôi đi……Một điều khủng khiếp lại tiếp tục hủy diệt tâm hồn và thể xác mẹ. Đời còn gì hơn với mẹ ngoài cái chết!. Trái tim mẹ đã thoi thóp từng nhịp đập khi chiếc quan tài chị tôi từ từ hạ xuống huyệt sâu.......

Cha chú mất, hai đứa em trai và con gái đi…..bỏ lại mẹ tôi nhiều năm trầm cảm. Có nỗi buồn nào hơn là mất mát người thân!. Mẹ phải nuốt ngược ấm ức và dòng nước mắt chảy vào trong. Còn gì hơn, mẹ phải gắng thêm nhiều can đảm mới có thể lo cho mẹ già và nuôi nấng một bầy con thơ.

Thật may, sự can trường của mẹ như một mạch nước ngầm ngày càng thấm sâu vào trong lòng đất. Vẫn chưa hết tuyệt vọng với cuộc đời này, Mẹ tự chữa lành vết thương trong chính trái tim mình trơ dại. Cố làm lụng nuôi con, Mẹ chỉ mong sao có ăn, có sống và con cái ngảy càng lớn khôn. Còn vết thương chiến tranh vẫn còn mãi mãi- Một nỗi buồn câm lặng cho đến ngày nay....

Đến bây giờ viết gì về mẹ, tôi luôn hỏi tại sao, tất cả những đau thương mất mát lại phủ đầu với mẹ tôi như thế? Thật kinh hoàng cho bản chất cuộc đời và bản chất chiến tranh. Tôi từng hỏi mà cho đến bây giờ vẫn không có lời giải đáp nào thỏa đáng cho thế hệ mẹ tôi và những bà mẹ Việt Nam thời ấy.

Ai cũng có mẹ và ngồi viết vài dòng về một khoảng thời gian ngắn trong quảng cuộc đời của mẹ, chỉ có khoảng vài chục năm thôi nhưng còn biết bao điều tôi chưa viết hết. Mẹ tôi đang còn đó ở tuổi 84, tôi sẽ viết tiếp về người mẹ của mình ở thời gian nay mai.

Andi Nguyễn Ánh Nhật.

43 nhận xét :

  1. hihihi! TEMMMMMMMMMMMMMMM ZÀNG cho em nè Andi ơi!
    “Đó là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ, tươi như cánh nhạn lai hồng”
    Bài viết hay lắm Andi à! sau khi đọc xong bài viết này c tím càng hiểu thêm về tinh thần bất khuất của những người mẹ Việt Nam trong thời chiến tranh. Tuy chỉ là những nhười phụ nữ dịu hiền, đôn hậu nhưng cái sức chịu đựng đã vượt xa những trang nam tử. Những con người không chịu khuất phục, không những vì chồng, vì con, vì gia đình dòng tộc, và hơn thế nữa là đã vì mảnh đất quê hương mình...đấu tranh trong âm thầm lặng lẽ...
    Một vài ý cảm nhận của c tím cho bài viết hay của em. Chị tím chúc cho gia đình em mãi là một gia đình hạnh phúc. Chúc ba mẹ của em vui khỏe, hạnh phúc đong đầy bên những đứa con thành đạt_ ngoan hiền, hiếu thảo của mình.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chị C. Tím à! Cảm ơn lời cảm thông và chia sẻ cùng em. Chiến tranh đã làm gia đình lớn của em mất mát nhiều quá, sau ngày giải phóng chỉ còn phụ nữ và con nít quạnh hiu. Phải nói Bà mẹ Việt Nam anh hùng hầu như tất thảy phải không chị?. Người ở nhà không cầm súng cũng là một hy sinh lớn lao cho người thân trực tiếp cầm súng, họ đã hy sinh thầm lặng và chịu đựng thật nhiều.
      Chị biết không? Khi đặt bút viết bài này, em đã thực sự rất khó viết, bởi những hờn căm và những thiệt thòi cho đến những cuộc đời như chúng em cũng đã bị ảnh hưởng sau cuộc chiến. Nhưng không phải vì thế mà bây giờ mình lại viết bằng một giọng điệu uất ức và tủi nhục cho những gì đã mất….
      Chị biết không, em cố nhẹ nhàng trong câu chữ và “gò bó” nên câu văn không được súc tích và cảm thấy khó hiểu nhiều điều.
      Lần nữa em thật sự cảm ơn lời comment chia sẻ của chị. Trả lời Comment của chị, không biết sao em buộc miệng hát “Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu….” (Phạm Minh Tuấn). Nhưng tiếc thay em không biết “dán” clip bài hát này vào đây để tặng chị mà chỉ có đường link:
      http://www.youtube.com/watch?v=xhm6DVsFRGo

      Xóa
  2. Mẹ anh !

    Mẹ anh tuổi đã tám tư
    Nhìn còn trẻ lắm cứ như chưa già !

    ...chúc mẹ nhiều sức khỏe a nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uhm! Cũng thật mừng là Mẹ anh vẫn còn khỏe. Bức ảnh này anh mới chụp hôm mới về quê. Thật vui, hôm ấy anh về thấy Mẹ ở nhà một mình đang buồn, bỗng vui khi thấy anh về. (Mẹ ba anh có sáu người con nhưng sinh sống 5 người ở Saigon và chỉ có một chị ở gần nhất cũng Danang, xa cách đến 50 cây)
      Thấy con trai về, má vui như một liều thuốc, anh nói "Má ra trước sân, con chụp tấm mình". "Người gìa ra con nít" - nghe vậy má đi ra sân liền, Vậy là chiếc điện thoại của anh có liền trên 10 tấm hình của Má. Heeee! Nói nhỏ với Miền Sơn Cước vậy thôi chứ má anh nghe vậy ....chửi chết! Mẹ anh vẫn còn rất minh mẫn và sắc sảo. Ở nông thôn vậy chứ hàng ngày luôn có 2 tờ báo đã đặt hàng tháng người ta mang đến để đọc đó. Thân.

      Xóa
    2. Nhất Má anh nhé ...ba em mất rồi má e vẫn ở Tiên phước !

      Xóa
  3. Em chào anh. Chúc anh ngày cuối tuần an vui bên gia đình.

    Trả lờiXóa
  4. Bài viết xúc động quá! Mẹ anh khá giống bà nội của em khi xưa. Chỉ khác là Bà còn được gặp ông nội và Ba của em (con trai đầu) sau ngày giải phóng. Còn 4 chú ruột của em thì đã hi sinh. Chiến tranh tàn khốc quá!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thủy à! Đọc lời comment của Thủy, tôi đã hiểu thêm về gia đình lớn của Thủy đã cũng phải một thời chịu đựng và mất mát vì chiến tranh. Mảnh đất Đức Phổ của Thủy trước đây tôi không biết nhiều, nhưng từ khi “Nhật Ký Đặng Thùy Trâm” “nổ” ra tôi mới vỡ ra nhiều điều mà mình trước đây chưa được biết. Và cuốn sách ấy đã thôi thúc tôi từ Saigon ra Đức Phổ khi ấy để tìm hiểu mảnh đất ,con người nơi đây. Và tôi một mình nện gót ở nhiều nơi trên quê hương của Thủy.
      À tôi có một người bạn nay làm Chi cục thuế ở Quảng Ngãi. Trước đây có người cha đã hy sinh ở chiến trường Đức Phô. Rôi khi “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” phát hành, tên của người Liệt sĩ ấy có nhắc trong cuốn nhật ký. Sau đó nhiều đồng đội của Liệt sĩ đã đi tìm kiếm người con của đồng đội là bạn tôi và họ đã giúp đỡ nhiều cho người ấy. Người bạn tôi bây giờ rất thành đạt lẫn công danh. Dù hàng vạn người con em liệt sĩ mới có được một người như bạn tôi. Nhưng tôi nghĩ cũng xứng đáng với những gì người thân họ đã đổ máu cho độc lập , cho quê hương.
      Còn nhà mẹ tôi, ngoại sinh ra được 10 người con, nhưng đến khi đất nước độc lập chỉ còn …3, gia tài không còn gì ngoài những tấm bằng “Tổ quốc ghi công”. Tôi thực sự xin được chia sẻ những mất mát hy sinh của gia đình Thủy cho quê hương đất nước.
      Tôi nói vui, ngay từ đầu cảm nhận riêng, tôi đã hiểu Thủy thật nhiều về hoàn cảnh sinh ra, lớn lên. Thủy chưa biết gì về chiến tranh ở miền Nam. Hơn nữa ngoài chuyện tôi biết Thủy là “dân gia công” . Tôi còn biết Ba Thủy là con của một gia đình cách mạng, là một thầy Hiệu trưởng đáng kính. Và hiện nay tôi còn biết Thủy đang giảng dạy ở trường nào ở Đức Phổ- Quảng Ngãi nữa. Heee! Thủy có nghĩ tôi tò mò về Thủy có quá đáng lắm ko?
      Vui thôi, Thủy à! Chiến tranh đã đi qua 38 năm rồi, đó là một khoảng thời gian để đủ chúng ta nhìn lại mà không thể không đau buồn cho người Mỹ, cho giữa người Việt Nam và người Việt Nam với nhau đã diễn ra trong cuộc chiến.
      Thủy! Chúng ta bây giờ đừng nói về chiến tranh để vết thương lòng là mãi mãi! Sao tôi nói vậy, Thủy có hiểu điều tôi muốn nói không!? Chúng ta tự chữa lành là quên đi đau buồn chỉ bằng cách nghĩ : Bây giờ chúng ta nhìn bằng những trải nghiệm cuộc sống, còn chiều kích đau thương để lại sau cuộc chiến cũng chỉ một vài lần như hôm nay tôi và Thủy mới có dịp chia sẻ cùng nhau.
      Chiến tranh đã gây ra đau thương cho tất cả đôi bên, người Việt và người Mỹ đâu có bên nào thua hơn hoặc thắng được nhiều hơn! Phải không Thủy?
      Cảm ơn Thủy thật nhiều bởi lời comment đã gợi tôi nhớ về những kỷ niệm đã xa về gia đình tôi. Thân!

      Xóa
  5. Nói thiệt là em chưa kịp đọc bài viết của anh, để em từ từ đọc sau. Tuần rùi do tình hình sức khỏe, nội bộ không tốt, nên em nghĩ quẩn, nói bậy làm anh cùng mọi người lo lắng. Em qua nhà anh để cảm ơn anh cùng mọi người đã quan tâm tới trang blog nhỏ của em nha.
    Chúc anh cùng gia đình những ngày cuối tuần vui vẻ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mong mọi điều đến với em tốt lành và em luôn bình yên trong suy nghĩ! Thân!

      Xóa
  6. Em được sinh ra khi hòa bình lặp lại, thời đó ở miền Bắc rất khó khăn nhưng em lại chưa từng phải ăn cơm độn và chưa nhìn thấy hạt bo bo ,không biết đấy có phải là may mắn hay không may mắn,ông bà và cha mẹ em đều là nhà giáo và cái thời chiến tranh khốc liệt bi tráng ấy chỉ được trí tưởng tượng của em hình dung qua lời kể của cha mẹ ,sách vở và bây giờ là 1 blog có tên Andi, em cũng đã từng bị ám ảnh khi đọc bài của 1 bloger đã viết về 1 câu chuyện người thân từ quê lên nằng nằng đòi xem clip về các chiến sĩ của ta bị quân TQ bắn ngoài đảo, người ấy có con ngã xuống trong số những chiến sĩ bảo vệ hải đảo quê hương,không cho xem không được và anh biết hình ảnh người mẹ xem xong thế nào không ...nghẹn ngào quá

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em quả thật là may mắn không biết mấy câu thơ này:
      "Nhất gạo nhì rau
      Tam dầu tứ muối
      Thịt thì đuôi đuối
      Cá biển mất mùa
      Đậu phụ chua chua
      Nước chấm nhạt thếch
      Mì chính có đếch
      Vải sợi chưa về
      Săm lớp thiếu ghê
      Cái gì cũng thiếu"
      Đó là một câu thơ rất phổ biến ở thời “Bao cấp” mà thế hệ của Nguyên Hồng chưa được biết. Chính những vần thơ này là một bức tranh sinh động nhất của con người Việt Nam khi đã “Giã từ vũ khí”, thỉ bắt tay vào nắm “súng đạn Bo bo” . Đối với những người như bọn anh, đã sống qua thời kỳ này ở miền Nam hơn 10 năm (1975-1986), không cần phải giải thích loại thơ ca ‘tức cảnh sinh thời’ đại loại như trên. Tuy nhiên, đối với các thế hệ của Nguyên Hồng và thế hệ sau này nữa, ngoài phải cần biết lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc, cần phải biết thêm trang “Lịch sử oai hùng” này ở thời bình đất nước ta.Heee! (Năm nay không thi TNPT môn sử nên anh mới nói nhiều với Nguyen Hong vậy, đừng giận nha).
      Vậy nghe Nguyên Hồng! Anh thấy em đi chu du nhiều nơi quá, e rằng không biết hoặc có biết rồi quên tút tùn tụt…..Heeee

      Xóa
  7. Một Entry rất xúc động và đáng tự hào, Xin chia sẻ nổi buồn của gia đình bạn, và cũng chúc mừng bạn về niềm tự hào nầy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn sự chia sẻ của chị nhiều. Uhm! Ai cũng tự hào về người mẹ của mình chị nhỉ! Heee

      Xóa
  8. bài viết công phu , hay và rất có ý nghĩa nhất là trong lúc một bộ phận lớn chúng ta mắc bệnh vô cảm bạn ạ, vui nhé, lâu quá không thấy tưởng đâu gác kiếm rồi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lâu lắm rồi mới gặp anh trai đồng hương. Kiếm còn đó chứ anh , nhưng ko mài nên có cũng như không! Hee

      Xóa
  9. Chị sang đọc en try em viết và rất xúc động vì nhiều lẽ:
    - Mẹ em 84 tuổi là cùng tuổi với mẹ chị đó !( Mẹ chị cũng sinh năm 1930).
    - Tuy mình ở 2 miền khác nhau, nhưng đều sinh ra, lớn lên trong gia đình có truyền thống yêu nước và đặc biệt quý trọng tình cảm gia đình , quê hương làng xóm,ân nghĩa ở đời...
    -Anh trai em- Nguyễn Nhật Anhs-có phải nhà văn viết truyện cho thiếu nhi nổi tiếng mà chị và con gái chị vẫn hâm mộ không?
    Em viết tiếp đi nhé ! Tự truyện của em không chỉ là chuyện của riêng gia đình em nữa mà đã tái hiện một thời đạn bom- một thời anh hùng của cả dân tộc mình rồi em ạ !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lâu ngày mới gặp lại chị Sơn, chính em mới khâm phục chị nhiều! "truyền thống" của gia đình chị mới đáng nể, một nhà có đến ....ba nhà thơ! Người ta thường nói "ba cây chụm lại thành...." phải không chị!?. Cảm ơn chị em sẽ viết tiếp và viết nhiều về đề tài này đó chị! Thân!

      Xóa
  10. Hay quá... bài viết rất sâu sắc và đầy ý nghĩa, chúc mừng anh, e theo chân a sang đây, mong sẽ được làm bạn chia sẽ... a có pải người Đà Nẵng ko vậy a... hihi, chúc ngày CN vui và ý nghĩa nhé người bạn mới quen... ^_^

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Anna_Bảo Trân, tên bạn trùng với gia đình mình nhiều cái, thôi lần sau mình sẽ nói cho bạn rõ hơn. Mình Quê ở Quảng Nôm. Chính xác hơn Bình Tú - Thăng Bình- Quảng Nam. Chúc bạn một ngày đầu tuần vui.

      Xóa
  11. Nilan đã đọc, đọc rất nhiều entry của bạn,rất hay, hay ở cái chổ là không sáo ngữ, mà viết lên những gì mà nó phát ra từ trái tim của mình.
    Khi mới vô trang blog, cái entry " Mẹ Tồi Là Vua Đầu Bếp" đã đập vào mắt mình ngay lập tức.
    Một ngày thật vui, thật đẹp Ánh Nhật nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình cũng vậy đã vào của bạn nhiều lần và lục tung cả nhà của bạn đấy! Mình như bạn đang ở Đan Mạch? Mình rất cảm kích trước những lời khen của bạn!. Chúng ta sẽ "thăm viếng" nhau bạn nhỉ!?

      Xóa
  12. Một bài viết rất hay và xúc động!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn bạn thật nhiều, chúc bạn có một tuần lể vui và hạnh phúc!

      Xóa
  13. c tím sang thăm em nè! Lại đọc entry của em một lần nữa. c tím thật ngưỡng mộ truyền thống bất khuất của những người mẹ VN anh hùng.
    C tím chúc em có một đêm an lành bên gia đình nha.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn nhiều bà chị quý của em! Nhờ lời chúc của chị mà đêm qua em có được một đêm thật là ngon giấc. heee!

      Xóa
  14. BM qua đọc entry cảm nhận được những xót xa, đau thương và cả sự chịu đựng bền bỉ của những người phụ nữ.
    Cám ơn bài viết và chân thành chia sẻ cùng anh dù những chuyện đó đã đi qua.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lần đầu tiên Bạch Mai đến thăm Andi. Cảm ơn bạn thật nhiều nhe!

      Xóa
  15. Chiến tranh thật tàn khốc em nhỉ và những người mẹ đã chịu bao đau thương mất mát người thân khi họ ra đi vĩnh viễn .
    Đọc entry của em chị cảm nhận được nỗi đau thương bao gia đình phải hứng chịu khi sống trong thời chiến và gia đình em cũng có những nỗi đau lớn .
    Chị xin chia sẻ cùng em và chúc gia đình em mọi sự tốt lành và hạnh phúc nhé .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những người như thế hệ của chị chắc chiến tranh đã cho mình nhiều trải nghiệm chỉ nhỉ!?. Rôi cũng đã qua, nhưng bao giờ ai muốn chứng kiến thêm một lần trong đời! Chiến tranh đâu phải trỏ đùa!

      Xóa
  16. Mấy ngày nghỉ em đi Lào, nên giờ mới sang thăm anh và được đọc một bài viết rất hay, em xin chia sẻ với anh nhé

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chuyến đi chắc có nhiều thú vị lắm Minh Châu nhỉ? Bạn có chụp hình và viết gì về chuyến đi này ko, mình sang đọc nghe!

      Xóa
  17. Một thời đau thương của dân tộc. Nó đã qua đi nhưng vết thương vẫn còn hắn sâu trong tâm trí mọi người ! Cầu chúc Cho Cụ sống lâu bên con cháu để hưởng những tình thương yêu của người thân mang lại. Cầu chúc cho linh hồn của chị luôn yên bình nơi xa ấy !

    Trả lờiXóa
  18. Em qua thăm anh, chúc anh ngày mới thật vui vẻ ạ.

    Trả lờiXóa
  19. Anh trông giống với người anh hùng Tiểu La lắm đó. Bài viết của anh dể lại ấn tượng thật sâu đậm và các comment cũng chia sẻ nhiều tâm tư thật trân tình và xúc động. Chúc những ngày mới an lành theo từng bước chân anh nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Giống Tiểu La vậy hả!?. Không dám đâu, đó vị anh hùng dân tộc nói chung và của miền quê anh nói riếng. Uhm! Anh rất cảm ơn em và mọi người có những lời comment chân thành và chia sẻ với anh! Thân!

      Xóa
  20. Hạnh phúc nhất vẫn dành cho những ai đang còn mẹ, trái tim của người mẹ thật sự vĩ đại và không gì so sánh được, đọc bài viết hiểu được một phần hoàn cảnh của người mẹ đã trải qua thời kỳ đau khổ nhất, giờ mẹ già, nhưng chắc mẹ biết rất rõ, những người con của mẹ luôn yêu quí và hướng về mẹ mỗi ngày, bà sẽ rất vui ,mong sao bà luôn dồi dào sức khỏe để có thể tiếp tục vui vầy bên những đàn cháu, entry hay và đầy cảm xúc, ngày vui nhé NAN

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lời comment của chị thật hay và là chân lý sống của mọi người : " Hạnh phúc nhất vẫn dành cho những ai đang còn mẹ, trái tim của người mẹ thật sự vĩ đại và không gì so sánh được, đọc bài viết hiểu được một phần hoàn cảnh của người mẹ đã trải qua thời kỳ đau khổ nhất,.....". Em cảm ơn chị thật nhiều!

      Xóa
  21. Ngồi đọc đi đọc lại hết những entry chú từng viết.Con mới thấy mình thật buồn cười lại nhầm chú với chú Nhật Ánh!Mà cũng nhờ đọc entry này mà con mới biết mình nhầm.:)Nhưng cũng nhờ sự nhầm lẫn đó mà chú cháu mình nhận ra nhau.Vui quá chú nhỉ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bao giờ cuộc gặp gỡ hay nhân biết nhau ..bất ngờ cũng mang nhiều điều thú vị phải ko Mây! Cảm ơn con đã "lặn lội" đọc những bài viết của chú! Thân!

      Xóa

BÀI ĐƯỢC NHIỀU ĐỘC GIẢ ĐỌC