7 tháng 9, 2018
AI RA XỨ BẮC (Kỳ 3)
Tôi đang miên man chuyện “buồn vui thế sự”, chợt nhớ cuộc hẹn với ông bạn già Que Hoang nên vội vả chạy về phố Hàng Tre như đã hẹn. Vừa bước khỏi ra con đường “cách mạng” Thanh Niên nạn kẹt xe ở Hà Nội như nút thắt cổ chai không thể thoát đi đâu được. Tôi căng mắt nhìn những chiếc xe nhập làn đường một cách thô bạo, vượt chen lên dù khoảng cách phía trước chỉ có chưa đầy năm mươi phân. Phải cẩn thận, tôi tự nhắc mình vì chỉ một giây lơ đễnh thôi rất dễ húc đít chiếc xe phía trước. Văn hóa giao thông của người dân ở đây thật là tệ mạt. Thành phố đã từng ngày lên tầm sang trọng mới, thanh cao mới vậy mà khi đèn đỏ đến. Những Xuân Tóc Đỏ, những Típ-Phờ- Nờ không đội mũ bảo hiểm, họ cứ “tự nhiên như người Hà Nội” vượt băng, hề có sá chi những công an đang đứng trên bục điều khiển giao thông. Đã sống ở Sài Gòn gần 25 năm nên tôi đã học được cách bình tĩnh, kiểm soát cảm xúc để giảm sự căng thẳng trong đầu, nhưng đi trên đường phố Hà Nội điều này vẫn trỗi dậy trong tôi một cách tự nhiên. ...
Dòng xe trở nên bất động ngay một ngã tư. Bỗng một lực phía sau đẩy xe tôi tới “hun” một cái chót ngay đít em “SH Mode” yêu kiều phía trước. Bực mình hết cỡ, tôi quay mặt về phía sau thì ra là một “ông già quê” cũng xoan tuổi tôi, chắc từ nhà quê lên phố chưa học luật đi đường của nơi đây nên loạng choạng. Quay về phía đằng trước, khuôn mặt tôi cũng "quay theo 180 độ” một cách đáng thương của người gây lỗi. Một bông hồng tuổi đã 35 hãy còn rất xinh và ăn mặc thời thượng dừng xe xuống xem …đằng sau xe mình. May thay tôi cũng chỉ chạm nhẹ, và cũng là “ông già miền Nam” luôn có ý thức giao thông chứ không biết đâu sẽ bị ăn “bún mắng, cháo chửi” giữa đường mà có nhục mặt. Cô gái Hà Thành dễ thương và rộng lượng bỏ qua…. Tôi cám ơn rối rít.
Dường như kẹt xe trở thành một trong những “tính cách” của các thành phố hiện đại, nó thể hiện sự đông đúc dân cư tập trung với lý do đây là nơi đất lành chim đậu, có đầy đủ những tiện nghi văn hóa hấp dẫn nên cư dân từ các nơi khác kéo về sinh sống. Dân số Hà Nội chỉ khoảng 6 triệu người cộng thêm 4 triệu dân số cơ học. Tất cả họ đều có thể tự hào mình được sống trong một thành phố lớn – Thủ Đô Việt Nam. Có người hỏi với tôi rằng, có bao nhiêu Hà Nội ?. Đó không phải là câu hỏi cắc cớ nhưng phải hiểu rằng Hà Nội như bàn tay có ngón ngắn, ngón dài, như trời mưa có người đội mũ, có người che ô, còn có người cứ lao mình giữa trời mặc cho sũng ướt!.
Trước đây, đã có con dao mổ của nhà phẩu thuật tài ba Vũ Trọng Phụng một thời và nay có những nhà tài ba khác của đời thực đang âm thầm gọt bỏ, cắt đi những cái ung nhọt cho một Hà Nội ngày thêm tươi đẹp mà ta không biết hết được. Có những CSGT hay lực lượng 414 ngày đêm trên những ngã đường Hà Nội làm trật tự giao thông và trấn áp tội phạm cướp giật. Đường phố ở Hà Nội đang mở rộng tối đa như đường Trường Chinh, Cát Linh v.v.v Và tất cả hệ thống liên kết đồng cũng loạt tăng thêm vài làn xe. Điều đó không chỉ người Hà Nội trông chờ mà tôi biết cả chính quyền thành phố cũng cố gắng làm điều gì đó để hạn chế tình trạng kẹt xe. Mọi giải pháp chắc chắn không dễ. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc chính phủ có mở rộng đường sá, tăng thêm các phương tiện công cộng chỉ có nghĩa là tăng thêm khả năng tiếp cận dễ dàng các nơi muốn đến và cho bạn thêm nhiều lựa chọn điểm đến khác nhau, chứ không có nghĩa là giảm nhu cầu đi lại của chúng ta và giảm tình trạng kẹt xe.
Và như thế, Sài Gòn hay Hà Nội chuyện kẹt xe vẫn muôn thuở là “Chuyện thường ngày ở huyện”. (Còn nữa).
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
BÀI ĐƯỢC NHIỀU ĐỘC GIẢ ĐỌC
-
Đến Tây Bắc, bên con sông Nậm Nhé, ta có thể nhận ra bản Thái qua những đặc điểm như cọn nước, cối nước, những điệu múa xoè liên tu bất tận...
-
SUỐI MƠ - Đẹp như một giấc mơ Nhớ hôm đầu năm 2014, tôi cùng với Thu Do Rita, Tuyết Lê và Tuấn “ngố” hành hương về Chùa Bà Chúa Xứ,...
-
Chí Phèo là nhân vật chính trong tác phẩm nổi tiếng cùng tên của nhà văn Nam Cao. Trong tác phẩm này nhiều nhà nghiên cứu, phê bìn...
-
MỌI LÚC MỌI NƠI! ĂN MẶC HỞ HANG QUÁ EM VUI HỌC TOÁN ...
-
Thành phố Tam Kỳ là “anh em” của thành phố Đà Nẵng, là “con” của đất Quảng Nam yêu thương và đã “ra riêng” sau khi tách tỉnh Quảng Nam –...
-
“Những cây cầu ở Quận Madison” của tác giả Robert James Waller là cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất năm 1992. Đó là câu chuyện về mộ...
-
Những người đọc truyện của Nguyễn Nhật Ánh đều không xa lạ hình ảnh Chợ Đo Đo - Một hình tượng văn học trở đi rồi trở lại trong cá...
-
Đã từ lâu tôi vẫn thường đi đó đây và thích “phiêu lưu với cuộc đời” bằng chiếc Honda cà tàng của mình. Như thế người ta gọi là phượt...
-
Những ngày cuối năm 2013, đi khảo sát một dự án sẽ làm trong năm 2014 1. TẠI ĐỒN CẢNH SÁT Một cô gái mặt tái mét, nước ...
-
Tôi đã đi lên miền biên viễn. Bức tranh bờ cõi, mỗi thời mỗi khác... Ôi quá đìu hiu...
rất đầm ấm
Trả lờiXóa