7 tháng 9, 2018
AI RA XỨ BẮC (Kỳ 4)
Tôi còn nhớ ba mươi năm trước, thành phố “36 phố phường”, hình ảnh đặc trưng là những chiếc xe đạp “Tiền Phong” hay “Thống Nhất” được phân phối theo tiêu chuẩn có giấy “Chứng nhận sở hữu”, có biển số và được giữ gìn như vật báu trong nhà. Bởi vậy thời ấy, thanh niên Hà Nội luôn coi xe đạp là thứ đồ hàng hiệu, và việc một cô gái được ngồi sau “sang chảnh” thì cũng không có gì quá đáng. “Đêm trước” thời trang của chiếc “đồng hồ Orient SK mặt lửa và áo bay”, nơi đây đã từng có câu truyền miệng:
“Một yêu anh có Sen-kô (đồng hồ đeo tay hiệu Seiko)
Hai yêu anh có Pơ – giô cá vàng (xe đạp Peugeot màu cá vàng)
Ba yêu anh có téc gang (quần vải téc)
Bốn yêu hộ tịch rõ ràng Thủ đô”
Đến những năm 1980, Hà Nội mới có nhiều xe máy hơn, chủ yếu là những xe đã cũ được đưa từ miền Nam đưa ra. Gia đình nào thời ấy sở hữu một “con” Honda 67 là một tài sản không nhỏ. Còn ngày nay, có thể hiểu nạn kẹt xe ở Hà Nội có phần góp thêm phần “văn hóa xứ sở”. Đó là dù trong dịp lễ hay không thì phần đông sự ăn chơi của lớp trẻ là vẫn cứ mỗi chiều về ra phố với những chiếc xe máy thời thượng là “thấy mình mới oánh” (?).
Hà Nội ngày nay nghèn nghẹt xe máy. Đường về Hàng Tre như đã hẹn, trời cũng xế chiều nhưng không khí hãy còn hầm hầm. Tôi chứng kiến nhan nhản những con phố đã bắt đầu bày sẵn những bộ bàn ghế tràn ra lòng lề đường như những vết dầu loang sẵn sàng đón khách. Trong đầu tôi thoáng nghĩ, nếu ông Đoàn Ngọc Hải (Quận 1, TP HCM) ra đây làm Chủ Tịch thành phố Hà Nội thì cũng bó tay. Trên bản đồ hình chữ S, Sài Gòn có những “Phố nhậu đêm” như Bùi Viện, Nguyễn Trung Trực (P.Bến Thành, Q.1) hay đường Nguyễn Tri Phương, Tô Hiến Thành (Q.10). Đó là một trong những "thiên đường ăn nhậu" mang tinh thần kiểu Khaosan của con phố ngủ ngày, thức đêm Bangkok – Thái Lan. Hà Nội cũng vậy, hầu hết ở khu vực phố cổ Tạ Hiện, Mã Mây, Lương Ngọc Quyến... ban ngày mọi thứ chìa ra đường buôn bán, còn về đêm tất cả đều được "trưng dụng" làm nơi mở quán nhậu. Nạn kẹt xe ở Hà Nội, nguyên nhân đây cũng đã góp phần nhiều……
Cuối cùng, tôi đã đến được nhà hàng đúng hẹn. Nhà hàng không lớn, có máy lạnh điều hòa nhưng cửa sổ mở toan, còn chiếc máy kia cũng chỉ như sản phẩm “trưng bày” cho đẹp. Trong quán nhiều đàn ông độ tuổi khoảng ngoài 30 đến các cụ già 70 đang ngồi "chém gió". Thỉnh thoảng có người ra vào chào bàn, tôi vẫn còn nghe văng vẳng những câu chào hỏi xưa cũ rất vui tai: “Đoàn kết và xây dựng!”, “Thân ái và quyết thắng!”. vân vân và vân vân….
“Thổ địa” Que Hoang mời tôi ly bia hơi. Hớp một ngụm không nuốt vội, tôi cố “ngậm mà nghe môi có mềm như tơ”. Nhưng không, hương vị chỉ nhàn nhạt như bia lên cơn ở miền Nam. Chắc chỉ chưa quen thôi, nhưng tôi không hiểu vì sao thức uống bình dân này như một môn đạo. Từ bia cỏ, bia vi sinh cho đến bia có thương hiệu như Hà Nội, Việt Hà, Việt Pháp... được rất nhiều cánh đàn ông Hà Nội ưa chuộng. Đem thắc mắc này tôi mới hỏi ông bạn của mình. Thì ra ông bạn tôi không chỉ là người Hà Nội chính gốc mà còn là “Nhà Bia hơi Hà Nội học”. Bắt đầu lời giải thích, bạn tôi vòng vo chuyện bia hơi ở Hà Nội thời bao cấp, cảnh phải xếp hàng mấy tiếng đồng hồ mới được cấp phát những thứ thiết yếu như gạo, thịt, xà phòng… Bia hơi Hà Nội thời điểm đó cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Người người đều háo hức xếp hàng chờ đợi để thưởng thức Bia hơi. Niềm yêu thích Bia hơi của người dân Hà Nội cũng bắt đầu từ thuở đó…..
Nói về bia “thời mậu dịch quốc doanh” ở Hà Nội, tôi vẫn còn nhớ về thời “bao cấp” đã tồn tại Việt Nam ta trong một thời gian dài. Nhân đây tôi cũng xin mạo muội nói về chuyện “kinh tế chính trị” của Việt Nam thưởu ấy. Đối với các nước tư bản giàu có, cường thịnh, “Bao cấp” là Subsidy đại cuộc lo cho hiện thực phúc lợi toàn dân về y tế, giáo dục, nông nghiệp, nông trang hữu cơ v.v.v. Ngay cả đất nước nghèo khó như Cuba, nhà ái quốc Fidel Castro cũng đã nổ lực cho người dân nước mình có những cái gọi "subsidy nhật định". Còn Bao cấp ở Việt Nam là subsidy bắt buộc vì hoàn cảnh chiến tranh. Do đó từ “bao cấp” của Việt Nam phải mang tên tiếng Anh khác để thế giới không hiểu nhầm rằng Việt Nam có bao cấp vì Việt Nam là siêu cường quốc kinh tế. Vậy cho nên có thể hiểu Bao cấp ở Việt Nam là absolute subsidy, hoặc overtight subsidy, hoặc struggling subsidy, hoặc nhóm từ nào không phải chỉ là chữ subsidy đầy uy thế uy lực uy quyền của thế giới dân túy chủ nghĩa.
Trong ký ức như tôi, một đứa trẻ khi “hai miền cùng nhau giải phóng” (1975) - Một ý thức hệ khác với câu thường gọi “miền Bắc giải phóng miền Nam”. Tuổi lên mười nhưng tôi đã chứng kiến của một thời, viên gạch vô tri giữ chỗ xếp hàng ở nơi bến xe hay cửa hàng mậu dịch quốc doanh. Ngày nay, những cặp tình nhân mới mua sắm “áo đôi”, nhưng thời ấy “cả nước” đều trong một thế giới trang phục cùng màu phân phối nhu yếu phẩm. Màu của thời gian trên từng cổng ngõ đã dập phá xây lại trên nẻo đường Hà Nội và cái máu của sự khốn khó vẫn còn đọng lại trong nếp nghĩ của người dân nơi đây. Họ có khả năng cải tiến, tích lũy, nhưng cớ sao vẫn tái sử dụng đa dạng một đồ vật nhiều thứ !?. Ngay cả cốc bia hơi xấu xí và thô kệch tôi cầm trên tay là sản vật được họa sĩ Lê Huy Văn thiết kế đã 42 năm mà nay vẫn trường tồn với thời gian. Phải chăng người Bắc bộ cũng có tính giống như người Di-gan ở châu Âu, họ có thể dùng một đồ vật cho nhiều mục đích sử dụng, họ rất ít vất đi thứ gì. Chứ đâu như người miền Nam vốn trù phú về sản vật….
Vừa lắng nghe bạn thuyết trình, tôi móc điện thoại “tự sướng” vài kiểu ảnh cùng chiếc cốc như một cách tiếp cận với “mảnh đất hóa tâm hồn, tâm tư một thưở” của bạn. Tôi đến và đi qua ở Việt Nam nhiều vùng đất, nhưng với Hà Nội cũng “cưỡi ngựa xem hoa” nên dấu ấn trong tôi chẳng có gì gọi là lưu luyến. Điều rất thường tình nhưng nhiều người đến Hà Nội về thường chia sẻ. Rằng " chỉ mất một ngày để yêu Sài Gòn nhưng cần phải một tháng mới có thể yêu Hà Nội.”. Bên ly bia hơi, tôi nghe Que Hoang nói, cứ như là “cái sự yêu dành cho Hà Nội nó cũng sẽ trở nên sâu sắc hơn rất nhiều.”
Phải chăng như Doumer, một toàn quyền Ðông Dương thời kỳ xưa hẳn còn muốn gọi Hà Nội bằng cái tên Delila yểu điệu quyến rũ vì nó gần hơn với cái tên Ðại La hay La Thành thời cổ xưa là điều có lý!?...... (Còn nữa)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
BÀI ĐƯỢC NHIỀU ĐỘC GIẢ ĐỌC
-
Đến Tây Bắc, bên con sông Nậm Nhé, ta có thể nhận ra bản Thái qua những đặc điểm như cọn nước, cối nước, những điệu múa xoè liên tu bất tận...
-
SUỐI MƠ - Đẹp như một giấc mơ Nhớ hôm đầu năm 2014, tôi cùng với Thu Do Rita, Tuyết Lê và Tuấn “ngố” hành hương về Chùa Bà Chúa Xứ,...
-
Chí Phèo là nhân vật chính trong tác phẩm nổi tiếng cùng tên của nhà văn Nam Cao. Trong tác phẩm này nhiều nhà nghiên cứu, phê bìn...
-
MỌI LÚC MỌI NƠI! ĂN MẶC HỞ HANG QUÁ EM VUI HỌC TOÁN ...
-
Thành phố Tam Kỳ là “anh em” của thành phố Đà Nẵng, là “con” của đất Quảng Nam yêu thương và đã “ra riêng” sau khi tách tỉnh Quảng Nam –...
-
“Những cây cầu ở Quận Madison” của tác giả Robert James Waller là cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất năm 1992. Đó là câu chuyện về mộ...
-
Những người đọc truyện của Nguyễn Nhật Ánh đều không xa lạ hình ảnh Chợ Đo Đo - Một hình tượng văn học trở đi rồi trở lại trong cá...
-
Đã từ lâu tôi vẫn thường đi đó đây và thích “phiêu lưu với cuộc đời” bằng chiếc Honda cà tàng của mình. Như thế người ta gọi là phượt...
-
Những ngày cuối năm 2013, đi khảo sát một dự án sẽ làm trong năm 2014 1. TẠI ĐỒN CẢNH SÁT Một cô gái mặt tái mét, nước ...
-
Tôi đã đi lên miền biên viễn. Bức tranh bờ cõi, mỗi thời mỗi khác... Ôi quá đìu hiu...
đi cho biết đó biết đây
Trả lờiXóa