30 tháng 7, 2013

Thưa gởi ngài DAVID McCOLLOUGH!


David McCollough Jr với bài diễn văn gây sốc
Thưa các bạn gần xa, kỳ thi Đại học và Cao đẳng 2013 đã kết thúc và đang có kết quả. Tôi là phụ huynh không đi thi, nhưng thực tế tôi đã bị áp lực nhiều, bởi thi vào Đại học thời nay sao khắc nghiệt quá, không giống ngày xưa
Lời đầu tiên, tôi xin gởi cảm ơn đến tất cả bạn bè gần xa đã từng chia sẻ tôi và động viên con trai GIA BẢO trong kỳ thi vừa qua. Và cũng chính nhờ động lực này, con trai GIA BẢO đã chính thức là Tân sinh viên khoa Cơ – Điện tử trường ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. Một niềm vui đến với tôi hơn mọi niềm vui!
Trong kỳ thi qua tôi đã viết: “Thơ với mùa thi”, “Lướt sóng cùng mùa thi”, “Thư gởi con Trai” ... Nay lần dở lại trên mạng, tôi đã đọc được một bài phát biểu của ngài David McCollough trong lễ tốt nghiệp của các học sinh lớp 12 Trường trung học Wellesley High ở bang Massachusetts (Mỹ) đã đánh động dư luận xôn xao. Mời các bạn xem ở địa chỉ: 
Và đây bức thư tôi gởi lại cho ngài David McCollough kính mến của tôi. 
                                                                                            Thân! 
                                                                    Andi Nguyễn Ánh Nhật
                 Bài phát biểu của Ngài David McCollough
Tôi là một công dân Việt Nam, vinh dự thay, đây là một Châu lục được cả thế giới gọi là vùng “đang trỗi dậy”, còn ngài quả là một người hạnh phúc hơn tôi vì đang sinh sống ở một lục địa “Thế giới mới”, một nơi mà ai ai cũng ao ước được sống trên mảnh đất ấy như ngài.
Qua sử sách đã ghi, tôi biết lục địa của ngài từ xa xưa được Christopher Columbus phát hiện ra hồi thế kỷ 15, là vùng đất hoang sơ nhưng tươi đẹp và nhiều hứa hẹn. Còn riêng đất nước Mỹ của ngài cho đến bây giờ đã bình yên được suốt mấy trăm năm, và mọi công dân luôn tự hào bởi một “Tuyên ngôn độc lập” nổi tiếng năm 1776. Ở đó quyền con người và quyền công dân được chính thức công bố trước toàn thể nhân loại và được đề cao như một sự thách thức đối với chế độ thực dân cũng như chế độ quân chủ chuyên chế đang thống trị “hoành hành” khắp lục địa Bắc Mỹ và Châu Âu lúc ấy. Và tôi cũng chưa được biết cha ông của ngài thuộc dòng người di dân nào đến với nước Mỹ, như họ đã góp được gì cho quá trình phát triển và hình thành nên một cộng đồng như nước Mỹ hôm nay – Vô cùng tiến bộ, năng động và đa dạng nền văn hóa  
Ngài David McCollough thân mến! Tôi đã mang dòng máu đỏ da vàng và rất tự hào, tự tôn dân tộc chúng tôi. Thưa ngài, bài học lịch sử đầu tiên tôi đã học và dân tộc tôi ai cũng tự hào truyền thuyết đậm chất sử thi “Lạc Long Quân và Âu Cơ”- Truyện kể trăm trứng nở trăm con để rồi năm mươi con xuống biển, năm mươi con lên rừng… (!), và lịch sử đất nước chúng tôi có ngàn năm dựng nước và giữ nước...
Thưa ngài David McCollough! Từ ngày hòa bình lập lại và thống nhất nước nhà năm 1975, con em chúng tôi đều được học hành dưới mái trường XHCN và ngay từ bài học vở lòng chúng đã phải ê a học thuộc: “Đất nước ta giàu có, có rừng vàng, biển bạc….”. Rồi hàng năm con em chúng tôi luôn được tiếp thu cái mới, cái thường xuyên được gọi là “Cải cách giáo dục”. Và cho đến nay chúng tôi đã thấy điều “hiệu quả” nhất của việc “Cải cách giáo dục” là mỗi năm học theo cấp độ lớn hơn, con em chúng tôi phải mang sách vở đến trường mỗi ngày nhiều thêm!?. Ngài David McCollough có biết, dân tộc Việt Nam tôi xưa nay có truyền thống nhẫn nại và chịu đựng, nên những chiếc cặp thật nhiều sách vở và nặng đến tưởng chừng như còng lưng, gãy cổ, nhưng con em chúng tôi vẫn thong thả như….. “giọt đàn bầu !”….

 
Con em chúng tôi "oằn lưng" vác cặp mỗi ngày 
Ngài David quý mến! Dân tộc tôi từ xưa đến nay còn có truyền thống hiếu học và đã có nhiều con em đã đạt nhiều giải thưởng lớn trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc tế. Như ngài đã biết những Lê Bá Khánh Trình, Lệ Tự Quốc Thắng hay Trần Nam Dũng đã từng “làm mưa, làm gió” trong những kỳ thi toán học quốc tế. Dân tộc tôi đã sản sinh ra những người con “văn võ song toàn”, anh hùng trong mặt trận chống giặc ngoại xâm và thông minh trên mặt trận văn hóa. Và nền giáo dục của đất nước chúng tôi rất ưu việt, luôn luôn lấy “Tiên học lể, hậu học văn” làm nền tảng cho cả hệ thống giáo dục, làm kim chỉ nam, làm sợi chỉ xuyên suốt trong quá trình học tập của mọi người....
Thưa ngài! Nhiều người cho rằng bài phát biểu của ngài trong lễ tốt nghiệp của các học sinh lớp 12 Trường trung học Wellesley High ở bang Massachusetts (Mỹ) đã qua thực sự là sốc, là khác thường, là vân vân và vân vân.... Nhưng đối với tôi, ngài không có gì gọi là khác thường, bởi ngài đã được sống và làm việc trong một đất nước tự do và dân chủ, ở đó ngài có thể nói những gì ngài muốn nói. Ngài được dân chủ, thẳng thắn trong việc dựng xây cho một nền giáo dục hữu ích. Hơn nữa, ngài có một điều rất “lợi thế” là xung quanh ngài có rất nhiều người “uy quyền” nhưng họ đã “luôn luôn lắng nghe và luôn luôn thấu hiểu”…  
Thưa ngài, tôi đồng ý lời phát biểu của ngài: “Các em được người lớn ngợi khen đến tận trời xanh, được gọi là cục cưng. Đúng vậy đó. Chúng tôi đã ở bên cạnh các em trong các trò chơi, vở kịch, các cuộc biểu diễn âm nhạc, hội chợ khoa học. ..”. Bởi cũng như ở đất nước tôi, Hồ Chủ Tịch từng dạy “Trẻ em như búp trên cành, biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”. Đó là quyền sống, quyền hưởng thụ của một thế hệ tương lai đất nước, ở đó các em được tất cả những gì mà các em cần có để được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn. Các em không chỉ là người tiếp nhận thụ động lòng nhân từ, bảo che của người lớn, mà các em là những thành viên tham gia tích cực vào quá trình phát triển, ngoài học hành các em được vui chơi và giải trí…..
Nhưng thưa ngài, mỗi mùa hè hàng năm, tôi đã nhìn thấy nhan nhản hàng ngàn con em ở những đất nước tiến bộ như nước Mỹ của ngài đã sang đất nước hình chữ S chúng tôi để thư giãn, du lịch cho một mùa hè bổ ích. Còn con em chúng tôi phải vùi đầu nhồi nhét những kiến thức học thêm, “học vẹt”, “học trước” chương trình của năm sau, để bước vào năm học mới học thêm…. lần nữa. Đây là vấn nạn, là hậu quả của sự thiếu trách nhiệm, thiếu triệt để lâu năm của ngành giáo dục Việt Nam, mà toàn xã hội chúng tôi như bó tay và lo sợ cho thế hệ tương lai. Chúng tôi đã báo động, nhưng những người có trách nhiệm vẫn chưa tìm ra lối thoát cho nền giáo dục đang khủng hoảng toàn diện. Nền giáo dục đang duy ý chí, chưa dạy cho con em chúng tôi phải độc lập một tư duy sáng tạo mà chỉ biết nhồi sọ “nhồi qua, nhai lại” như một chú vẹt con.

 
Cõng chữ, trèo non đến trường 
Tôi biết đất nước của ngài trong xã hội, ngoài đời còn tràn ngập nhiều vấn nạn và gương xấu, nhưng trong giáo dục của đất nước ngài ít có tiêu cực hay vấn nạn học hè, học thêm….Nhưng đây ở đất nước tôi “học thêm” lại như một vòng kim cô, là một sức ép tâm lý đang đè nặng lên tâm hồn các con em chúng tôi. Bởi hiện nay thi tuyển đầu vào không cần học giỏi, chỉ cần đi học thêm để “học tủ”, học thuộc lòng những “bộ đề” mà người ta sắp thách đố trong mỗi kỳ thi tuyển.
Ngài David McCollough! Xin thưa với ngài đất nước tôi đã trải qua bao nhiêu đời Bộ trưởng nhưng chưa bao giờ tôi nghe được một câu nói như ngài David kính yêu của tôi: “Xin chào mừng các em đến với cuộc đời thực !”. Đời thực của các em học sinh ở Mỹ ngày nay là gì hỡi ngài David McCollough? Còn đời thực của con em Việt Nam chúng tôi ở ngoài cổng trường là vấn nạn đau đầu. Cả xã hội Việt Nam đang nhức nhối về hàng loạt những vụ bạo lực học đường xảy ra như cơm bữa. Những clip đánh đập với nhau cứ đua nhau lên Youtube.com ngày này sang ngày khác như một bộ phim truyền hình nhiều tập.
Ở nước Mỹ xa xôi, ngài David McCollough có đồng ý với tôi rằng, đó là hệ quả tất yếu của một nền giáo dục lệch lạc lâu ngày, như một quả bóng căng phồng đã đến lúc phải nổ tung. Và chúng tôi không biết cho đến bao giờ những nhà tâm lý học, xã hội học và những người làm công tác giáo dục Việt Nam phải vào cuộc một cách triệt để tìm ra giải pháp cho vấn đề nan giải này đây!?. Ngài có biết chúng tôi là những bậc phụ huynh hiện nay lo âu rằng, sẽ đến một ngày nào đó phải đau xót cho tình thương yêu bạn bè và giúp đỡ lẫn nhau của con em chúng tôi bị mất hết, rồi có thể điều ấy như là thứ xa xỉ hay chỉ là một thứ viễn mơ trong học đường XHCN.
Còn nữa, ngài có biết rằng ở đất nước tôi, những con em chúng tôi đâu phải như là những học sinh ở trường Wellesley High của ngài, Đó là một nền giáo dục phương Đông mà hàng ngày con em chúng tôi phải chứng kiến và đau khổ biết chừng nào khi những thần tượng của mình sụp đổ. Một nhân vật “Vàng Anh” cùng tên của một bộ phim truyền hình nhiều tâp, được tất cả con em chúng tôi sùng bái và mến mộ, rồi bỗng dưng một clip sex tung lên. Một chú chim Vàng Anh được yêu thích trong câu chuyện cổ tích “Tám Cám” ngày xưa bỗng dưng “chết ngắt” trong lòng con em chúng tôi.
 

Bà TƯNG hết showbiz lại tấn công vào HỌC ĐƯỜNG  
Ngài ạ, nếu Pháp có truyện cô gái Lọ Lem, Đức có Cô Tro Bếp, Trung Quốc có Nàng Diệp Hạn, hay Thái Lan có Con Cá Vàng, còn ở đất nước tôi chú chim Vàng Anh là hình ảnh của một Cô Tấm hiền thảo và tốt bụng. Vậy mà khi Clip “nổi đình nổi đám” ấy tung lên đã làm con em chúng tôi có đứa bỏ ăn, bỏ uống mấy ngày trời, tội nghiệp! 
Hàng ngày con em chúng tôi còn trở thành nạn nhân bởi những chiêu trò tạo ra scandal để nổi tiếng của người lớn. Những bức hình Nude trâng tráo cứ nhan nhản tung lên trên mạng, một Ngọc Quyên như là con châu chấu, Mai Hải Anh như một con bạch tuộc vùng biển Nha Trang hay Ngọc Trinh như là con heo mộng thịt, rồi Thái Nhã Vân “thoát” trong cửa thiền, nay lại bà Tưng mất nết, hư thân lại muốn hăm he "xông" vào học đường của trẻ nhỏ v.v.v làm con em chúng tôi nhiễm bệnh.
Thưa ngài David McCollough! Cả thế giới trước đây đều biết ở đất nước ngài có Tổng thống Abraham Lincoln từng gửi thư đến cho một thầy hiệu trưởng: “Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có một con người chính trực; cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ, ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết; nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng một đồng đôla kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với năm đôla nhặt được trên hè phố…”  
Còn đất nước tôi đang có một hệ thống giáo dục với chương trình nhồi nhét….."ưu việt", và các bậc phụ huynh chúng tôi phải chạy trường, chạy điểm theo "phong tào" để con em đến được nơi coi là “có lý” . Người dân chúng tôi ai ai cũng thuộc lòng : “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” của cụ Đồ Chiểu. Nhưng vấn nạn thi cử là của trẻ nhỏ, còn nạn chạy trường chạy lớp là của người lớn hiện nay ở đất nước chúng tôi lại là ……. “chuyện thường ngày ở huyện” và gần như bó tay!. Công luận và truyền thông hàng ngày lên tiếng nhưng mọi căn bệnh trong giáo dục cứ mỗi ngày trầm kha. Nếu kỳ thi tốt nghiệp ở bên đất nước ngài là thật sự có giá trị và ý nghĩa thì đất nước tôi thi cử quả là hài hước, ảnh hưởng nặng nề của căn bệnh thành tích như là muôn thuở không có thuốc chữa.
Với thuốc tây ở đất nước Mỹ của ngài mang sang, con em chúng tôi cũng phải “Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng”, nhưng kết quả thi tốt nghiệp lớp 12 con em chúng tôi chỉ “tư duy đơn giản” là “Không cần đọc và dò kết quả” thật là có một không hai trên thế giới, phải không ngài David? . Và tôi cũng tin chắc ở đất nước của ngài không thể có những “cao trào” và bảng thông báo kiểu này chứ? Mong ngài xem ảnh kế bên mà ngẫm nghĩ….

 

Bảng thông báo ...trời ơi! 
Chắc ngài sẽ lạ lùng và “ngạc nhiên chưa!” về những con số trống rỗng nhưng đầy sức mạnh để người lớn có thể “thăng quan tiến chức”. Tôi nghĩ chính điều này đã giết chết sự trung thực, lòng tự trọng của nhiều con người trẻ tuổi, một thế hệ quyết định đến sự tồn vong của đất nước sau này. Nghĩ về câu “hiền tài là nguyên khí của quốc gia” của cha ông xưa mà chúng tôi hổ thẹn.
Thưa ngài, nếu như ngài đã nói: “Trước khi các em tỏa đi khắp nơi, tôi kêu gọi các em hãy làm những gì mình yêu thích và tin tưởng. Hãy kháng cự lại sự thỏa mãn nhất thời, vẻ lóng lánh bề ngoài của vật chất, sự tê liệt của lòng tự mãn. Hãy xứng đáng với những lợi thế mà mình có”. Thì ở đất nước chúng tôi, học xong bậc phổ thông trung học, các em học sinh phải đối phó với những vấn đề hóc búa mà xã hội mang đến. Đó là 20 năm trước, nếu sinh viên Việt Nam tốt nghiệp Đại học với tấm bằng cử nhân trong tay, thì đoan chắc có thể tìm được việc làm cho mình thì nay những tấm bằng ấy đã trở nên vô dụng. Ở đất nước tôi có vô số sinh viên ra trường phải đi bán kẹo kéo, phải làm đủ thứ nghề không phải chuyên môn để mưu sinh. Vì sao?
Trước nhất là trường Đại học được mở ra tràn lan, rải rác trên khắp nước Việt thân yêu một cách vô tội vạ, theo tìm hiểu của tôi có đến 186 trường Cao Đẳng, 61 trường Đại học Dân Lập, 21 trường Đại học Địa phương, 23 Học Viện và 86 trường Đại học công lập. Một con số khủng khiếp, nhưng không có chất lượng đào tạo cũng như đầy đủ cơ sở vất chất để dạy và học. Như ngài đã biết qua kênh thông tin, trường Đại học Phan Thiết với quy mô “3 không” : Không giảng đường, không giảng viên, không thiết bị học tập mà cơ sở vật chất được tính đến từng đôi đũa cái chén, rồi đến nồi xoong chảo……Hay Đại học Văn Hiến tồn tại bao nhiêu năm chuyển đổi và di dời đến nay gần như chết yểu v.v.v.


Sự gia tăng con số các trường đại học ở Việt Nam đã khiến việc kiếm một tấm bằng Kỹ Sư hay Cử Nhân thật dễ dàng hơn bao giờ hết. Và một lý do nữa là việc cắt giảm công việc ở trong mỗi công ty trong thời buổi khó khăn chung hiện nay. Do vậy nên ngài cũng thừa hiểu nhiều sinh viên của con em chúng tôi thay vì phải rời trường đại học, cao đẳng để ra làm việc mang lại sản phẩm cho xã hội, họ lại phải tiếp tục học để lấy bằng cao hơn, như một giấy thông hành để mong việc kiếm việc làm sẽ dễ dàng hơn.
Trong điều kiện xã hội chúng tôi hiện nay, nhiều con em giỏi đổ xô vào những ngành hot như Ngân hàng, Sư phạm, Y khoa…., điều này cũng giống như ngài đã nói: “có thể giết chết sự trung thực, sự tự trọng của nhiều con người trẻ tuổi, thế hệ quyết định mọi sự tồn vong của đất nước sau này”. Số còn lại con em chúng tôi là luôn tìm cơ hội để làm việc ở nước ngoài với niềm hy vọng là chen chân được sống ở một xã hội phồn vinh như đất nước ngài. Ngài có biết ở Việt Nam nhiều học sinh ở nông thôn muốn được ra học ở những thành phố lớn như Saigon, Hanoi .v.v.v với hy vọng sau này sẽ được ở lại nơi đây làm việc, hốt bạc và sống cuộc sống tiện nghi. Nhưng thực tế đã có nhiều con em không thể bon chen được những nơi này và đã trở về nhà với giấc mơ tan vỡ
Một thực tế nữa ai cũng đều nhận ra và không thể phủ nhận là con em hôm nay tự lập trễ hơn chúng tôi ngày trước. Trước đây chúng tôi rời cha mẹ đều sống tự lập, tự tìm nguồn trang trải để bù vào thêm khoản nhà nước đã “bao cấp” cho giáo dục, thì ngày nay con em chúng tôi phải ở lại với cha mẹ lâu hơn vì chưa có công ăn việc làm ổn định
Ngài David McCollough thân mến! Thư gởi đến ngài tôi có thể và muốn tâm sự với ngài đến 1001 chuyện giáo dục ở Việt Nam. Song thư đã dài dù tôi mới chỉ nói với ngài chỉ có một vấn đế nhỏ. Cảm ơn ngài đã cố gắng đọc thư tôi. Chúc ngài mạnh khỏe. Hẹn thư sau.
Trân trọng!
Andi Nguyễn Ánh Nhật








52 nhận xét :

  1. Tem bài nì 3 lần mà tem không được là seo ta ? Lần này mà hổng được nữa bỏ nghề săn tem nhà nì lun .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lá thư rất dài, nhưng đọc bị cuốn, không chán, đúng là đàn anh có khác. Lời thư lịch sự vừa đủ gây hoang mang cho Ngài David McCollough và đau đầu cho các Ngài có dây mơ rễ má.
      Thư này gởi cho Ngài David không thui thì uổng quá, cũng nên ..." giết người hàng loạt " lun đi anh. cho sốc !
      Cuối cùng, chúc mừng Quý tử nhà anh tiếp tục Sự Nghiệp của Đảng nhá.

      Xóa
    2. Seo bao nhiêu phần trăm Tám hè?. Mấy bà ngoài chợ bạn của Tám Seo nhiêu, anh nhiêu nha!?. Heee

      Xóa
    3. Chà Tám quan tâm đến giáo dục ghê nhỉ?. Tám từ bửa nay mang chuyện ông Mĩ David McCollough đi hàng xóm tám cho pa kon biết rằng ở Mĩ như vầy, như vầy nghe, còn ở Việt Nam nếu có ai nói gì thì Tám nói: "Biết rùi, khổ lém, nói mãi....". Heee

      Xóa
    4. Quên chia sẻ cùng đệ tử nhà anh kinh nghiệm của người đi trước, từng học Bách Khoa TP HCM, ( khoa Kỹ Sư chất lượng cao í nhá ) là :
      - đóng tiền nhớ giữ biên lai. Vì có một ngày đẹp trời, tự dưng tên mình không có trong danh sách tốt nghiệp, lý do : chưa đóng tiền. Mà rõ ràng đóng rồi. Cãi với Khoa không được, về nhà chổng mông lục tìm biên lai gần chít. May mà tang chứng vật chứng còn rành rành đem ra đối chất, không thì kể như lên đường vì giải thích nhà có ai tin mình không chứ ? Kinh nghiệm xương máu đấy. Và nhiều người bị chứ không phaoi3 là trường hợp hy hữu đâu nha anh. tốt nhất, cẩn thận vẫn hơn, tiền bạc là chuyện nhỏ, mất thời gian chuốc bực mình là chuyện lớn á.

      Xóa
  2. Bài phát biểu của ông David McCollough chị đã đọc rồi và rất thích với những gì ông ta phát biểu.Chị cũng đã từng định đưa bài này lên blog,nhưng nghĩ lại thôi vì không muốn nói sâu về tình trạng dạy học ở vn. Hôm nay đọc bài viết của em chị thấy rất đúng với hiện thực.VN đang rất sốt với cái gọi là sinh viên ĐH,còn chất lượng sg thì đặt xuống hàng thứ yếu. Chị nhớ có một ông thầy người Đức đã hỏi chị " vn sao nhiều cử nhân thế,ai cũng học ĐH hết à?" Một câu hỏi kèm theo một câu trả lời đầy ngại ngùng vì không muốn nói đến sự thật.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bài phát biểu này của Ngài David McCollough đã gần một năm rồi, nhưng em thấy vẫn có thể nhắc lại ở mọi năm ở Viết Nam đó chị. Con chị Kha Han ở bên ấy tiếp thu dc nền giáo dục tiến bộ, còn ở Việt Nam ẹ quá chị ơi. Bao giờ cho đến tháng mười, chị nhỉ?

      Xóa
  3. VN là một nước có nhiều tiến sĩ nhất thế giới(tính theo tỷ lệ dân số) và cũng học nhiều nhất(hầu như học hết những kiến thức lổi thời xưa củ). "ra ngỏ gặp tiến sĩ". Có người bạn ở Newzeland nói với tôi là ở VN nhiều nơi bàn điện thoại di dộng và rất nhiều nơi bàn bia mà khó tìm cho ra chổ bàn sách. tôi chỉ còn biết chống chế là ngày nay bọn trẻ đọc sách trên dtdd .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Câu chống chế của anh "Bọn trẻ ở Việt Nam đọc sách trên điện thoại di động" là cứu một bàn thua trông thấy, chứ ko bẻ mặt với bạn bè anh nhỉ/. Heee

      Xóa
  4. Chúc mừng con trai của bạn, chúc mừng bạn và gia đình với niềm vui này.Cánh cửa đại học chỉ là sự khởi đầu là tấm vé lên một chuyến tầu cuộc đời. Còn tương lai lại là phía trước. Chúc con bạn cũng như tất cả con trẻ của chúng ta đều đến được cái đích của mình ... Thân ái !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn bạn nhiều! Mình đồng ý với quan điểm của bạn: "Cánh cửa đại học chỉ là sự khởi đầu là tấm vé lên một chuyến tầu cuộc đời.".

      Xóa
  5. Chị chúc mừng con trai em đậu Đại học nhé.
    Lời phát biểu của ông David McCollough rất hay, và bức thư của em cũng hay lắm nhưng không biết ngoài gởi cho ông, em còn gởi cho ai nữa không?
    Vì cũng có nhiều Vị cần đọc bức thư này em ạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Gởi cho Ngài David McCollough và mấy vị chức trách trong ngàng giáo dục ở Việt Nam nữa chị. Heee!

      Xóa
  6. Trước hết cho em gửi lời chúc mừng con trài Gia Bảo của anh.
    Bài phát biểu của ông David McCollough em cũng đọc rồi và rất thích với những gì ông ta phát biểu. Đọc người mà ngẫm đến ngành giáo dục nước ta mà xót xa. Em thích nhất câu nói: Xin chào mừng các em đến với cuộc đời thực !”
    Bức thư của anh là rất tuyệt....
    Ước gì không chỉ David McCollough đọc mà các quan chức ngành giáo dục cũng bớt chút thời gian, dù đã kín lịch để đọc thư của anh thì tốt biết bao.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn em thật nhiều, Anh cũng thích nhất câu nói: Xin chào mừng các em đến với cuộc đời thực !. Không biết sao qua bao nhiêu đời Bộ trưởng ở Viết Nam, ko ai nói như vậy hè? . Còn mấy ông làm ngàng giáo dục của Viết Nam của mình có bao giờ như người Mĩ: "Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn tahu61 hiểu". Heee

      Xóa
  7. Andy nêu lên thực tại đau lòng trong ngành GD của ta để... đối chứng mí ông thầy Mỹ hở? hehe...

    Trả lờiXóa
  8. NIỀM TỰ HÀO CỦA BỘ GIÁO DỤC LÀ NỖI NHỤC CỦA BỘ CÔNG AN

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. CÒN NIỀM TỰ HÀO CỦA BỘ CÔNG AN LÀ NỖI NHỤC CỦA AI LÃO CÓC HÈ?

      Xóa
  9. Con trai GIA BẢO trong kỳ thi vừa qua. Và cũng chính nhờ động lực này, con trai GIA BẢO đã chính thức là Tân sinh viên khoa Cơ – Điện tử trường ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. Một niềm vui đến với tôi hơn mọi niềm vui!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. CẢM ƠN CƯỚC THẬT NHIỀU! GIA BẢO ĐẬU ĐẠI HỌC LÀ NIỀM VUI RẤT LỚN CỦA ANH ĐÓ EM!

      Xóa
  10. Andy thân mến ! Trước tiên LR xin CHÚC MỪNG CHÁU GIA BẢO .
    Đọc bài này của Andy làm se thắt lòng cho thế hệ con em VN chúng ta quá !Ở Mỹ thì có khác hơn..........
    Bài viết rất hay, mong rằng người đọc càng nhiều và thấu hiểu nhiều hơn cho thế hệ mai sau nhờ.........

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn chị Lan Rừng nha! Nền giáo dục của Việt Nam ẹ quá chị ơi, vậy mà thi cử rất là áp lực, cuối cùng nếu ai ko đậu thì trường ...dân lập vớt hết, rồi học lằn nhằn gì đó cuối cùng có bố mẹ chạy việc ...là xong! Hee!

      Xóa
  11. Sang thăm chúc anh ngày thứ 4 bình an và công việc thuận lợi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn rất nhiều người bạn thân thiết của tôi. bạn cũng vậy nhé! Thân

      Xóa
  12. Bài này chị đọc từ hôm trước nhưng vội quá, chưa kịp nói lời chúc mừng con trai Gia Bảo.Cho chị gửi qua em lời chúc mà mong Gia Bảo sẽ tiếp tục gặt hái nhiều thành công trên con đường sắp tới.
    Bài viết thật hấp dẫn bởi vừa khái quát vừa tường tận, vừa sâu sắc vừa dí dỏm hài hước. Nhưng chị nghĩ, những nỗi nhức nhối ấy trong nền GD nước nhà còn lâu mới hết em ơi. Bọn chị vẫn gọi đó là "Căn bệnh hết thuốc chữa" " Ung thư giai đoạn cuổi" rồi. Sắp sửa lại thay sách. Một thế hệ học sinh nữa chuẩn bị làm vật thí điểm cho các công trình nghiên cứu của mấy ông TIẾN SĨ NÁT BÉT!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chị đang làm trong ngàng giáo dục cũng đau đầu huống chi là Phó thường dân như tui em, kêu trời ko thấu đó chi ui. Chị nói TIẾN SĨ NÁT BÉT!. Vậy mà người ta đang cấp bằng ào ạt đóa chị! Làm sao bây giờ hè?. Chịu chết!

      Xóa
  13. Kính thư ngài Andy !
    Ngài đã mở mang cho tôi về một nền giáo dục mang bản sắc rất Á Đông,rất Việt Nam,từ truyền thống đến hiện đại vẫn đầy triết lý giáo dục: "Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu mến thầy" ,hay" nhất tự vi sư bán tự vi sư " cho đến khẩu hiệu mà chưa biết đất nước ngài đã áp dụng được bao nhiêu "Học thầy không tày học bạn", "Học phải đi đôi với hành"... Tôi cũng được thấy qua nét hình ảnh đứa trẻ VN trèo lên xe buýt mà người ngửa ra đằng sau vì chiếc cặp kiến thức ,tôi cũng biết tới một đất nước cái gì cũng có chỉ tiêu: chỉ tiêu tuyển sinh,chỉ tiêu tốt nghiệp,chỉ tiêu tuyển dụng ...để phấn đấu được cái chỉ tiêu ấy thì nhà nhà thi đua,người người thi đua,phong trào thi đua có ở mọi nơi ,từ vùng bằng đến miền xa vì "yêu nước là thi đua ,thi đua là yêu nước". Con em các ngài đã lĩnh hội trọn vẹn câu "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu "...Cám ơn ngài đã viết thư trao đổi về 2 nền giáo dục mang phong cách của 2 châu lục,hi vọng một ngày không xa tôi sẽ có dịp được trò truyện với ngài.Chúc ngài khỏe mạnh.
    Kính thư
    ( mạo danh David McCollough)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thu Hà Nội mạo danh David McCollough viết một tâm thư cho Ăn-Đi được lém đóa. cảm ơn nhiều nha. Ăn- Đi thít nhất là mấy câu dẫn giải của Thu Hà Nội: ""Học thầy không tày học bạn", "Học phải đi đôi với hành"... Ăn- Đi cốm ơn nhiều nha! Heee!

      Xóa
  14. Cười thôi, chẳng biết làm sao đây...Chúc mừng tác phẩm dài như một thiên cảm hứng..bất tận.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Heee! Mình viết vậy chứ cũng giống như Kim Dung thôi"chẳng biết làm sao đây", không chừng người ta nói lại: "Biết rùi, khổ lém, nói mãi" nữa.

      Xóa
  15. Chúc GIA BẢO xứng đáng như cái tên của cháu và hãy tự hào vì một người cha ( ba) hết sức tâm huyết, lo lắng cho nền giáo dục nước nhà!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn anh nhiều, lời khen của anh là niểm động viên lớn cho em. thân!

      Xóa
  16. Mình vừa đọc xong bức "bức xúc tâm thư" của Ánh, nói thật, ù hết cả tai, mặc dù những vấn đề Ánh đưa ra chưa phải mới lạ với mọi người về một nền giáo dục của Việt nam. Một nền giáo dục mà cho ra những sản phẩm khập khiễng, kém chất lượng...
    Rất muốn nói chuyện dài nhưng hôm nay hơi mệt nên tạm dừng, chúc Ánh vui nhiều.


    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nghe anh nói ù cả tai, em thấy thương anh trai của em ghê,bởi anh cũng quan tâm đến một nền giáo dục Việt Nam đang ...xập xệ! Heee!

      Xóa
  17. Bài viết này của ông anh quá hay, đệ bái phục luôn!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vậy hả bạn? Nghe bạn khen, mình mừng ghê! Chúc một ngày cuối tuần, vui và hạnh phúc nha.

      Xóa
  18. công nhận bây giờ em thấy các cháu học nhiều quá,,, rồi học thêm...
    nếu như môn toán, lý ,hóa thiên về công thức. thì môn văn yêu cầu sự sáng tạo và lập luận đi sát chủ đề. vậy mà môn văn cũng là một môn mà các em phải đi học thêm ..chính cô giáo dạy môn đó...
    em nghĩ điều này k thể đổ lỗi cho..bộ GD đc mà là các em k chịu học và tư duy- quen kiểu như ấn máy tính 5+15= 20 chứ k phát triển tư duy là kết quả như vậy nhưng ta làm phép tính nhẩm như thế nào nhanh và hay mà vẫn cho kết quả như vậy- và người truyền đạt cũng là điều rất quan trọng để làm sao truyền cảm hứng cho học sinh của mình, thổi hồn vào tác phẩm để học sinh mình cảm thấy yêu môn học hơn,,,
    mạn đàm cùng anh về vấn đề học chút-
    p/s: cho em gửi lời chúc mừng GBao của anh chị nhé! chúc cháu thành công trên con đường đã chọn....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Môn văn cũng là một môn mà các em phải đi học thêm ..chính cô giáo dạy môn đó...". Đúng đóa phải học chứ ko sẽ bị thiếu điểm liền à! Một lời còm của em thật là sâu sắc và xác đáng. Cảm ơn lời chúc mừng của em. Thân!

      Xóa
  19. Chúc mừng con trai anh đã đổ vào ĐH thật không phụ lòng cha mẹ vất vả để nuôi con, đọc bài phát biểu thật hay nhưng mà lại buồn cho nước ta, Đào tạo tràn lan chất lượng không khả thi, ra trường không có việc làm, bên cạnh đó còn đào tao tại chức nữa chứ nếu cán bộ mà đi học còn có thể chấp nhận vì đã qua thực tế, nhưng đằng này học sinh mới xong phổ thông cũng chiêu sinh học như thế khi ra trường theo gái chỉ làm hại cho XH mà thôi..!
    ghé sang thăm anh chúc buổi chiều thật vui!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. " Học sinh mới xong phổ thông cũng chiêu sinh học như thế khi ra trường theo gái chỉ làm hại cho XH mà thôi..!". Anh cũng nghĩ như em, nhưng mình thấp cổ bé họng, ko chức, ko quyền như mấy ông làm giáo dục thì cũng chịu thôi em. Chia với em một ít nỗi niềm cho giáo dục Việt Nam,

      Xóa
  20. Em sang mừng với gia đình anh nè..Chúc Gia Bảo học hành luôn tấn tới để không phụ lòng ba Ánh nhé...ba lo cho cháu nhiều lắm đó. Cố lên nhé...sắp tới là một thử thách trước mắt lại vùi đầu vào học...lại lối mòn quen thuộc gần như phổ thông. Cháu cứ chịu khó đọc sách và đi học đều sẽ ổn cả thôi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn em gái Gagia. Gia Bảo chắc nghe lời "hiệu triệu" của chị Gagia sẽ cố gắng thêm nhiều. Anh tin vậy.

      Xóa
  21. Sang thăm anh trước là để chúc mừng cậu Gia Bảo đã trở thành tân sinh viên ĐHBK, sau là được đọc lại bài phát biểu của ngài David McCollough, cũng như bức thư của anh, nó làm không ít người phải giật mình thon thót đấy anh ạ. Nên gửi cho một số quan chức trong ngành GD -VN nữa thì hay.
    Chúc anh cuối tuần vui và HP nhé.

    Trả lờiXóa
  22. Sang thăm em cuối tuần nè. Chúc em ngày nghỉ vui nhiều nhé.

    Trả lờiXóa
  23. Đọc bài này thấy rằng anh rất tâm huyết và trăn trở với nền giáo dục của nước nhà. Nhiều dẫn chứng anh đưa ra vốn đã rất thuyết phục. Nhưng nó thuyết phục hơn nữa khi được viết bằng một giọng văn chính luận mà không hề sáo rỗng và khô cứng.

    Học trò ngày nay quả thật phải học quá nhiều. Nếu tính ra chúng đi học và học bài ở nhà nhiều gấp mấy lần một học viên đi học lấy bằng thạc sỹ. Bằng chứng là ví dụ họ học tại chức thì một tuần chỉ đi học thứ bảy và chủ nhật. Sau hơn một năm là đã có thể tiến hành làm luận văn tốt nghiệp. THậm chí có người em biết chẳng hề đi học mấy buổi (toàn thuê người đến điểm danh), mà vẫn làm luận văn với số điểm gần tuyệt đối.

    Trả lờiXóa
  24. Trả lời
    1. Quên lại sau lưng một tí mà thế giới thực tại lắm gam ro (em mãi lanh quanh trong căn bếp nhà mình có biết gì đâu) ...
      Giờ đọc bài này của anh lòng có chút gì đó khó nói nên lời ...

      cuối tuần chúc anh và gia đình an vui ..
      thân mến!

      Xóa
  25. Trước hết tôi chúc mừng con trai GIA Bảo của bạn đã là tân sinh viên của đh bách khoa tp HCM . Bức thư của bạn rất hay , bạn đã nói lên những bất cập của nền giáo dục VN hiện này quả là vấn đề nan giải và bức súc của nhiều tầng lớp nhân dân. các trường ĐH cao đẳng mọc ra nhan nhản . đào tạo còn yếu kém , sinh viên ra trường thất nghiệp, thi tuyển công chức nhà nước có nhiều điều đáng quan tâm. bức súc của bạn cũng là bức súc của mọi người dân vn .

    Trả lờiXóa
  26. Em sang thăm anh và chúc mừng Gia Bảo đã là tân sinh viên ĐHBK! em đọc kĩ bức thư anh gửi ngài David McCollough .. đúng là thực trang GD mình đáng buồn như thế nhưng phải đâu trách nhiệm của các thầy cô giáo không thôi phải không anh? còn gia đình và xã hội nữa chứ... nếu mỗi người đều có ý thức cao về trách nhiệm với thế hệ tương lai của đất nước thì không phải bàn anh nhỉ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn em lời chúc mừng con trai của anh!
      Nền giáo dục Việt Nam rối như canh hẹ chưa có lối thoát đó em, biết bao đời Bộ trưởng rồi, khi nào mới lên ai cũng hứa điều này, điều nọ rồi cũng "Vũ như cẩn"
      Thôi chúng ta là những bậc phụ huynh của con em, cũng phải kiên nhẫn chớ thêm khoảng vài chúc năm nữa...xem sao. Heee!
      Cảm ơn lời nhận xét của em. Thân!

      Xóa
  27. Chúc mừng cháu GIA BẢO.Cố gắng học thật tốt cháu nhé!
    Em viết bài này thật sâu sắc.rất ý nhị và nhẹ nhàng nhưng bóc mẻ toàn bộ nền giáo dục.
    Có một câu chuyện thế này(có người con trai,tốt nghiệp Đại Học,nghành địa chất, về nhà tâm sự với Mẹ.Mẹ ơi,đất nước Việt Nam là rừng vàng biển bạc đó,ở trong lòng đất bao nhiêu là mỏ.Người Mẹ nghe và nhỏ nhẹ nói
    (Mẹ có thấy gì đâu,toàn mỏ Chó không con ạ)




















    Trả lờiXóa

BÀI ĐƯỢC NHIỀU ĐỘC GIẢ ĐỌC