12 tháng 7, 2013
Thành phố CHỢ.
Chợ! Tôi nghe nhiều người nói vui: "Chỉ cần năm bảy chị em ngồi “tám” với nhau lại có thêm một…..con vịt thì đó là cái chợ”!? Hình như nhiều người hiểu nôm na chợ là thế! Chợ còn là nơi có nhiều bất quy tắc chung và những thói quen để hình thành nên đời sống chợ. Rồi điều ấy ngấm dần vào suy nghĩ của mỗi chúng ta, khiến cho bất cứ ai cũng có thói quen cửa miệng, như ở đây luôn có sự mặc cả của người mua và nói thách của người bán.
Sự sấm uất của những chợ lớn, những siêu thị khổng lồ ở các thành phố hay chợ nhỏ ở làng, ở xã, tất cả đều là sự biểu hiện chính xác nhất của đời sống kinh tế và một phần của đời sống văn hóa. Nói một phần vậy có thể là nhỏ hoặc không nhỏ, nhiều khi hàng ngày nhìn thấy nhiều cái chợ trong cuộc sống mà ta lại ít suy nghĩ.
Tóm lại, chợ là một..... "vấn đề" không thể không có trong đời sống chúng ta. Vậy nên, dù đó là siêu thị hay đại thương xá đối với tôi nơi ấy vẫn là cái chợ
Chợ là Viện bảo tàng. Chợ là Viện Hàn lâm!
Có
một nhà văn Pháp đã nói rằng: "Tôi yêu chợ. Chợ là Viện bảo tàng. Chợ là Viện
Hàn lâm!”. Thiết nghĩ nếu ai đi tìm hiểu về những “Viện bảo tàng” hay “Viện Hàn
lâm” này, tất nhiên sẽ có biết bao thú vị và điều bổ ích. Khái niệm về chợ bắt
nguồn từ tiếng La tinh (Mercatus), đó là nơi buôn bán trong một không gian có hàng
ngang, lối dọc, có người qua kẻ lại mua bán, trao đổi hàng hóa...vân vân và vân vân...
Đối với đất nước Việt Nam chúng ta, trải qua bao nhiêu năm chiến tranh và bị ngoại bang đô hộ. Nếu người Pháp đã mang đến cho chúng ta một sự ảnh hưởng của văn hóa phố, thì người Nhật và người Trung Hoa lại mang đến ít nhiều về văn hóa chợ. Và với riêng người Việt, ở mọi miền đất nước đều coi chợ là nơi tinh túy nhất của mọi điều. Ở đâu đâu từ vùng xuôi cho đến vùng ngược, chợ luôn tô điểm cho không gian sống của người dân nơi ấy, chợ góp phần làm sinh động cho một “văn hóa sống”, một “tổ ấm đám đông nhân bản”. Dẫu có nhìn chợ là một bức tranh hơi lộn xộn, có khi nhếch nhác, nhưng chợ vẫn luôn luôn mang một bản sắc văn hóa của mỗi vùng miền…..
Và trong bài viết này tôi muốn nói vài điều về những cái chợ tại thành phố Hồ Chí Minh, bởi mảnh đất này tôi hay gọi đây là …. "Thành phố chợ!”. Sài Gòn một thành phố mang nhiều màu sắc nhất Việt Nam, nơi có chợ nhiều nhất, đa dạng nhất, sinh động nhất v.v.v. Và tôi nghĩ thành phố Hồ Chí Minh hay thành phố Sài Gòn nay đã phát triển và phồn vinh cũng nhờ….. những cái chợ ấy đó sao!
Thành Phố Hồ Chí Minh có 179 chợ lớn nhỏ, trong đó có 93 chợ lớn, nội thành có 145 chợ, ngoại thành có 34 chợ. Nếu kể cả những cái chợ tự phát, chợ lề đường, chợ “chồm hổm”, “chợ chạy” (Đó là những chợ chuyên kinh doanh các món đồ secondhand họp bên vỉa hè, góc đường... Ở đây, người mua bán toàn là đàn ông và tất họ đều trong tư thế... chạy) ở những các khu công nghiệp, thì đây là con số chưa chính xác mà phải ước chừng là vài trăm cái). Thành phồ có 44 ngôi chợ lớn được nhiều người biết tên, mỗi chợ có trên dưới 1000 hộ buốn bán với gần 20000 lượt người đi chợ mỗi ngày như chợ Bến Thành (Quận 1), chợ Vườn Chuối, chợ Nguyễn Văn Trổi (Quận 3), chợ Xóm chiếu (Quận 4), chợ An Đông, chợ Kim Biên, chợ Quang Minh (Quận 5), chợ Bình Tây (Quận 6), chợ Tân Bình, chợ Phạm Văn Hai ( Quận Tân Bình), chợ Phú Nhuận (Quận Phú Nhuận), chợ Gò Vấp, chợ Hạnh Thông Tây ( Quận Gò Vấp), chợ Bà Chiểu (Quận Bình Thạnh), chợ Dakao (Quận 1) v.v.v Một số chợ Huyện cũng khá vi mô về diện tích lẫn kinh doanh có thể kể như chợ Bình Chánh, chợ Hóc Môn, chợ Củ Chi, chợ Thủ Đức, chợ Đầu mối ( Thủ Đức)
Nói về sinh hoạt thì phần lờn các chợ đều như nhau, hoạt động chợ búa cũng gần như một thói quen “sáng tinh mơ bắt đầu họp chợ" để rồi tan dần cho đến xế chiều. Có loại chợ khách hàng đầu mối phần đông như An Đông, Bình Tây, Tân Bình là trung tâm mua bán hàng sỉ lớn nhất nước, bạn hàng là những người buôn bán ở các chợ khác trong cũng như ngoài thành phố. Mỗi chợ có một thế mạnh riêng. Như trước đây chợ Cầu Ông Lãnh (còn gọi là chợ Cầu Muối), và sau này có thêm chợ đầu mối nông sản Thủ Đức là những chợ chuyên bán sỉ trái cây Miền Nam hay cả trái cây Trung Quốc, Mỹ v.v.v . Chủ bán ở các chợ này là những chủ chành, vựa, sạp không ai bán lẻ.
Còn chợ Soái Kình Lâm chuyên bán sĩ các loại vải vóc, hàng nơi đây tuông đi cả nước được tính bằng nhiều cách như cân ký hay tính cây. Chợ Học Lạc chuyên cung cấp từ A đến Z nguyên liệu thuốc lá hay thành phẩm. Những công ty sản xuất thuốc lá lớn như Dona, Bến Tre, hay Sài Gòn cần nguyên liệu cũng phải đến đây mới có. Ở chợ Học Lạc người ta có thể thấy “kính thưa các loại thuốc lá” từ những điếu xì gà Cu Ba đến những điếu xì gà “hợp chủng quốc” không ai mua mà có thể mặc cả vì giá rất ….”thơm”!.
Chợ Trần Chánh Chiếu ( Quận 5) một chợ của người Hoa được mệnh danh là “nhiệt kế giá gạo” có từ thời người Hoa đến đây bá chủ. Đã có thời như trước năm 75, giá gạo ở miền Nam “nhảy múa” như phim, rồi phải nhờ đến tướng Nguyễn Cao Kỳ ra tay lệnh dọa: "Nếu giá gạo không xuống, nơi đây chợ Trần Chánh Chiếu sẽ trở thành bình địa!”, đến lúc ấy thì dân trong nước mới yên. Rồi còn thời nay, lâu lâu giới thương lái người Hoa ở chợ này cũng “làm” cho một “phát!” buộc báo chí phải loan tin “Mọi người dân hãy nên bình tĩnh!” như hồi tháng 4 năm 2008. Lúc đó giá gạo đang ở mức 6, 7 ngàn đồng một ký, người dân Sài Gòn lại "Bỗng dưng muốn khóc" cho giá gạo hàng ngày, hàng giờ cứ phá mức vọt lên. Để đến khi giá gạo 14, 15 ngàn đồng một ký trong vài ngày như “hốt bạc” xong xuôi, “bộ não” Trần Chánh Chiếu mới cho hạ nhiệt.
Chợ Điện tử Huỳnh Thúc Kháng (Quận 1), Chợ Nguyễn Kim (Quận 10) có đầy đủ các mặt hàng điện tử, có thể như hàng mới xuất xưởng ở Mỹ hôm qua, tức thì hôm nay chợ này đã có. Còn nữa hàng điện tử secondhand thiên hình vạn trạng hàng ngày cập cảng Nhà bè, Tân Cảng hay cảng Sài Gòn cũng chỉ chạy về những nơi đây, rồi mới “trôi” đi trăm phương ngàn hướng. Nói vậy chứ 2 chợ này cũng có ran rản hàng của những tay “Bác sĩ” (Chích xì ke) hay “chà đồ nhôm”, và của những nhà “Manchester học” (Cá độ đá banh) chôm chỉa mang đến đây mua bán ì xèo
Còn chợ xe gắn máy dọc hai bên phố đường Lý Tự Trọng (Quận 1) là chợ chuyên
bán vô số loại xe máy, xe tay ga, nhất là hàng độc và hàng ở …”bển”. Ở Sài Gòn còn có
những chợ sinh hoạt khác thường hơn như chợ Đêm Bến Thành chỉ dành cho ẩm thực, chỉ có
ăn mà không có ….nhậu (Đây là chiếc nôi mô hình này và nay được nhân rộng ở nhiều tỉnh thành), giống như khu La Cai trên đường Nguyễn Tri Phương được
người Hoa gọi là “Quầy xực cái” (chợ ăn).
Còn chợ Đêm Hạnh Thông Tây (Quận Gò Vấp) là chợ chuyên buôn bán hàng xa
xỉ của chị em thật là đầy đủ với giá cả cạnh tranh nên người ta đi nườm nượp.
Chợ cầu Ông Lãnh xưa kia chỉ nhộn nhịp từ chập tối nhưng chợ cá Xóm Củi (Quận
8), chợ rau Mai Xuân Thưởng (Quận 6) lại bắt đầu hoạt động từ nữa đêm về sáng.
Chợ Hoa Nguyễn Huệ
Ở thành phố Hồ Chí Minh còn một loại chợ chỉ nhộn nhịp vào lúc 3, 4 giờ chiều cho đến tối, và “chợ nhà giàu” như chợ Cũ (Quận 1) với giá cả bao giờ cũng cao hơn nơi khác bởi đây toàn là …..”Hàng tuyển” và “Hàng xách tay”, Hoặc như chợ đồ cổ Lê Công Kiều hoạt động bất kể ngày đêm, giờ giấc nhưng không ồn ào, xô bồ, không có cả những tiếng ì xèo theo kiểu chợ búa hàng ngày thường thấy. Đến đây mua hay bán đều như được nghe và học những bài lịch sử chưa từng biết của những người buôn bán nơi đây. Mỗi món đồ đưa ra bán đều được chủ nhân ( có khi là con nít) luôn thuyết trình về giá trị lịch sử cũng như nguồn gốc. Bất cứ thắc mắc nào của khách cũng được tận tình giải đáp hơn cả Đài 1080…
Chợ "Lạc xoong" nghe đã biết rồi. Xưa nay Sài Gòn vẫn có tên gần gủi hơn “ Saigonvechai” theo "kiểu Saigon" rất lạ - NGƯỜI BÁN CỨ THÍCH MANG ĐẾN LẠI MANG VỀ.....!. Như chỉ nằm trong hẻm nhỏ dưới chân cầu Băng Ky ( Nơ Trang Long- Bình Thạnh). Chợ đặc biệt này chỉ có một phiên trong ngày cuối tuần dành cho những người đam mê thú vui hàng “độc”. Gọi là chợ “Sài Gòn ve chai”, nhưng những ai đã một lần đến với phiên chợ này đều “lác mắt” vì “hàng” ở đây đều thuộc vào “top”, và khó kiếm cả khó mua bằng đồng VND. Như một chiếc hộp quẹt zippo chỉ nhỉnh hơn bao diêm có giá ban đầu….. chưa “hét” cũng phải hàng trăm USD, những chiếc xe máy hiệu Mobylette, Lambretta, Vespa, ... được sản xuất từ những năm 40-60 của thế kỉ trước đáng giá hàng ngàn USD, hay những chiếc máy ảnh, máy hát, đồng hồ, vật dụng tưởng chừng là... đồ bỏ, đồ vứt đi lại khiến không ít người mê mẩn. Như chiếc đồng hồ Uply thập niên 1950 - 1960 được chào giá 12 triệu đồng hay con Omega mạ vàng giá 300 - 400 USD một cái, xe mô tô cổ sản xuất trước năm 1900 giá rất “mềm và thơm” chỉ có 6.000 USD... Khu chợ này còn có những loại chủ nhân của những món hàng chỉ “đem đến lại mang về”, chủ yếu để... “khoe” hay để biết “giá trị của giá trị” chứ không bao giờ bán, dù được ai đó trả giá rất cao.
Ở thành phố Hồ Chí Minh còn một loại chợ chỉ nhộn nhịp vào lúc 3, 4 giờ chiều cho đến tối, và “chợ nhà giàu” như chợ Cũ (Quận 1) với giá cả bao giờ cũng cao hơn nơi khác bởi đây toàn là …..”Hàng tuyển” và “Hàng xách tay”, Hoặc như chợ đồ cổ Lê Công Kiều hoạt động bất kể ngày đêm, giờ giấc nhưng không ồn ào, xô bồ, không có cả những tiếng ì xèo theo kiểu chợ búa hàng ngày thường thấy. Đến đây mua hay bán đều như được nghe và học những bài lịch sử chưa từng biết của những người buôn bán nơi đây. Mỗi món đồ đưa ra bán đều được chủ nhân ( có khi là con nít) luôn thuyết trình về giá trị lịch sử cũng như nguồn gốc. Bất cứ thắc mắc nào của khách cũng được tận tình giải đáp hơn cả Đài 1080…
Chợ "Lạc xoong" nghe đã biết rồi. Xưa nay Sài Gòn vẫn có tên gần gủi hơn “ Saigonvechai” theo "kiểu Saigon" rất lạ - NGƯỜI BÁN CỨ THÍCH MANG ĐẾN LẠI MANG VỀ.....!. Như chỉ nằm trong hẻm nhỏ dưới chân cầu Băng Ky ( Nơ Trang Long- Bình Thạnh). Chợ đặc biệt này chỉ có một phiên trong ngày cuối tuần dành cho những người đam mê thú vui hàng “độc”. Gọi là chợ “Sài Gòn ve chai”, nhưng những ai đã một lần đến với phiên chợ này đều “lác mắt” vì “hàng” ở đây đều thuộc vào “top”, và khó kiếm cả khó mua bằng đồng VND. Như một chiếc hộp quẹt zippo chỉ nhỉnh hơn bao diêm có giá ban đầu….. chưa “hét” cũng phải hàng trăm USD, những chiếc xe máy hiệu Mobylette, Lambretta, Vespa, ... được sản xuất từ những năm 40-60 của thế kỉ trước đáng giá hàng ngàn USD, hay những chiếc máy ảnh, máy hát, đồng hồ, vật dụng tưởng chừng là... đồ bỏ, đồ vứt đi lại khiến không ít người mê mẩn. Như chiếc đồng hồ Uply thập niên 1950 - 1960 được chào giá 12 triệu đồng hay con Omega mạ vàng giá 300 - 400 USD một cái, xe mô tô cổ sản xuất trước năm 1900 giá rất “mềm và thơm” chỉ có 6.000 USD... Khu chợ này còn có những loại chủ nhân của những món hàng chỉ “đem đến lại mang về”, chủ yếu để... “khoe” hay để biết “giá trị của giá trị” chứ không bao giờ bán, dù được ai đó trả giá rất cao.
Còn có chợ dành cho một bộ phận cư dân mải mê vật lộn với cuộc mưu sinh như chợ Cầu Muối (Quận 1), chợ Xã Tây ( Quận 5), chợ Nhị Thiên Đường (Quận 8). Chợ Nguyễn Thông (Quận 3) là chợ có thật nhiều gian hàng rượu bia ngoại ngoại nhập, hay như sữa, đường, đồ hộp cùng một nhãn hiệu nhưng được đóng mác đủ các nước Á- Âu
Nói
về chợ ở thành phố Hồ Chí Minh, phải nói rằng Quận 1 là nơi có nhiều chợ lớn
lại san sát với nhau. Nếu tính số lượng chợ thì Quận 1 được xếp thứ 2 chỉ sau
Quân 5 có 11 chợ, nhưng chợ ở Quận 1 mỗi chợ là mỗi “thế” : chợ Bến Thành, chợ
Dân Sinh, chợ Thái Bình, chợ Cầu Kho, chợ Cầu Ông Lãnh, chợ Huỳnh Thúc Kháng,
chợ Cũ, chợ Lê Công Kiều (Buôn bán đồ cổ), chợ Dakao, chợ Tân Định, chợ cửa
khẩu Mộc Bài nằm trên đường Phạm Ngũ Lão v.v.v Trong số này có một ngôi chợ nổi
tiếng nhất trong và ngoài nước và là “Biểu tượng” của Thành phố Hồ Chí Minh đó
là chợ Bến Thành
Chợ Bến Thành có từ trước khi Thực dân Pháp xâm lược Sài Gòn. Thuở ấy ngôi chợ này được xây dựng nằm ở bờ sông Bến Nghé và sát thành Sài Gòn xưa nên mang tên ghép là Bến Thành. Năm 1859, thực dân Pháp do tướng De Genouilly dẫn đầu chiếm Sài Gòn và giao tranh với quân của Vương triều nhà Nguyễn, do Hộ đốc Võ Duy Ninh chỉ huy nên đã thiêu hủy đi khu chợ. Mãi đến năm 1913 người ta mới bắt đầu xây cất lại chợ Bến Thành mới và hoàn thành năm 1914 có vóc dáng như hiện nay. Nghe nói lể khánh thành chợ Bến Thành được tổ chức thật là hoành tráng vào ngày 28-3-1914 và được giới báo chí thời ấy loan tin là “ Tân Vương Hội”. Ngôi chợ này chứng kiến nhiều biến cố lịch sử của nước nhà nói chung và Sài Gòn nói riêng. Đến năm 1985 , chợ Bến Thành được tu bổ lại khang trang.
Chợ đầu mối Thủ Đức
Tóm
lại chợ là nơi tập trung lý tưởng của những nhu cầu rất khác nhau của vô số cá
thể trong một cộng đồng mà ở đấy có sự lộn xộn như là bản sắc, bởi nếu không có
điều này như thể thiếu điều gì đó. Hoặc nếu nơi đây không có những khái niệm
lớn dần lên như : đẩy giá gốc, hàng giả, hàng nhái ….thì đâu có phải là cái chợ
(!?). Ở thành phố chợ là nơi mà người ta có thề mưu sinh, trờ thành một giá trị
tồn tại dai dẳng trong phong tục tập quán “nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận
lộ, tứ cận điền”. Đối với làng quê, chợ là nơi sinh hoạt điển hình nhất cùa mọi
người dân với vô số hình thức mua bán như “bưng thúng bán bưng” có khi ở địa
điểm tùy thích của người dân hoặc ở chổ “buôn có bạn, bán có phường”.
Nghĩ lại câu nói : “Tôi yêu chợ. Chợ là Viện bảo tàng. Chợ là Viện Hàn lâm!” là câu nói quá hay và thâm thúy!
Mời các bạn đến xem: THÀNH PHỐ CẦU tại Địa chỉ: http://nguyenanhnhat.blogspot.com/2013/03/thanh-pho-cau.html
HÌNH ẢNH MỘT VÀI CHỢ XƯA TẠI SÀI GÒN
Chợ lớn vào mùa
Chợ Bến Thành thời trước 75
Chợ Bình Tây xưa
Những ki-ốt trên đường Nguyễn Huệ (chợ hoa)
Một góc nhìn tại đây
Chợ An Đông (Ảnh chụp năm 1967)
Chợ Đồng Khánh (Chợ Lớn) trước 75
Chợ trời Huỳnh Thúc Kháng trước 75
Chợ Bánh mì trên đường Hàm Nghi trước 75
Bên hông chợ Bến Thành trước 75
Một góc Chợ Lớn
Chợ chồm hổm có ở mọi nơi (Ảnh chụp trước 75)
Chợ chồm hổm
Một góc chợ Thủ Đức trước năm 1975
Chợ Cũ Đại lộ Hàm Nghi trước 75
Bên hông chợ An Đông (Ảnh chụp trước 75
Khu thuong xá TAX xưa
Chợ Bà Chiểu trước 75
Chợ nào đây? Chợ Bình Tây?
Từ
bến ghe chành trở thành ngôi chợ vào năm 1872, đầu mối hàng thủy sản. -
See more at:
http://thegioivemaybay.vn/ve-may-bay-di-sai-gon/cho-xua-sai-gon#sthash.E7x7lN8y.dpuf
Từ
bến ghe chành trở thành ngôi chợ vào năm 1872, đầu mối hàng thủy sản. -
See more at:
http://thegioivemaybay.vn/ve-may-bay-di-sai-gon/cho-xua-sai-gon#sthash.E7x7lN8y.dpuf
Chợ Cầu Ông Lãnh năm 1872
Chợ lớn cũ (Ảnh chụp năm 1920)
Chợ Bình Tây (Ảnh chụp năm 1990)
Chợ cá năm trên đường Châu Văn Liêm (bây giờ) nay chợ này không còn nữa. (Ảnh chụp năm 1954)
Chợ Tân Định xây năm 1926 (Ảnh chụp trước 75)
Chợ Bà Chiểu có đầu thế kỷ 19. Ảnh chụp năm 1942
Chợ Gò Vấp (Ảnh chụp năm 1954)
Chợ Bà Điểm, nơi chợ duy nhất tại Sài Gòn có xe ngựa đến giữa thập niên 90 mới hết
Chợ tại sài Gòn thế kỷ 19
Chợ chim ở Quận 5 xưa
Chợ Văn Thánh trước 75
Tổng
Đốc Phương (nay là Châu Văn Liêm), ở vị trí vòng xoay tượng Phan Đình
Phùng bây giờ. Năm 1954, - See more at:
http://thegioivemaybay.vn/ve-may-bay-di-sai-gon/cho-xua-sai-gon#sthash.ejQyVyRT.dpuf
Tổng
Đốc Phương (nay là Châu Văn Liêm), ở vị trí vòng xoay tượng Phan Đình
Phùng bây giờ. Năm 1954, - See more at:
http://thegioivemaybay.vn/ve-may-bay-di-sai-gon/cho-xua-sai-gon#sthash.ejQyVyRT.dpuf
Tổng
Đốc Phương (nay là Châu Văn Liêm), ở vị trí vòng xoay tượng Phan Đình
Phùng bây giờ. Năm 1954, - See more at:
http://thegioivemaybay.vn/ve-may-bay-di-sai-gon/cho-xua-sai-gon#sthash.ejQyVyRT.dpuf
Ra
đời sau khi người Hoa từ Cù Lao Phố về đây lánh giặc Tây Sơn (1776).
Ảnh này chụp đầu thập niên 1920. - See more at:
http://thegioivemaybay.vn/ve-may-bay-di-sai-gon/cho-xua-sai-gon#sthash.E7x7lN8y.dpuf
Chợ
Cầu Ông Lãnh: Từ bến ghe chành trở thành ngôi chợ vào năm 1872, đầu mối
hàng thủy sản - See more at:
http://thegioivemaybay.vn/ve-may-bay-di-sai-gon/cho-xua-sai-gon#sthash.E7x7lN8y.dpuf
Chợ
Cầu Ông Lãnh: Từ bến ghe chành trở thành ngôi chợ vào năm 1872, đầu mối
hàng thủy sản - See more at:
http://thegioivemaybay.vn/ve-may-bay-di-sai-gon/cho-xua-sai-gon#sthash.E7x7lN8y.dpuf
Chợ Cầu Ông Lãnh thời gian nào đây!?
Chợ và hàng rong là điều không thể thiếu khi nhắc đến chợ ở Sài Gòn.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
BÀI ĐƯỢC NHIỀU ĐỘC GIẢ ĐỌC
-
Đến Tây Bắc, bên con sông Nậm Nhé, ta có thể nhận ra bản Thái qua những đặc điểm như cọn nước, cối nước, những điệu múa xoè liên tu bất tận...
-
SUỐI MƠ - Đẹp như một giấc mơ Nhớ hôm đầu năm 2014, tôi cùng với Thu Do Rita, Tuyết Lê và Tuấn “ngố” hành hương về Chùa Bà Chúa Xứ,...
-
Chí Phèo là nhân vật chính trong tác phẩm nổi tiếng cùng tên của nhà văn Nam Cao. Trong tác phẩm này nhiều nhà nghiên cứu, phê bìn...
-
MỌI LÚC MỌI NƠI! ĂN MẶC HỞ HANG QUÁ EM VUI HỌC TOÁN ...
-
Thành phố Tam Kỳ là “anh em” của thành phố Đà Nẵng, là “con” của đất Quảng Nam yêu thương và đã “ra riêng” sau khi tách tỉnh Quảng Nam –...
-
“Những cây cầu ở Quận Madison” của tác giả Robert James Waller là cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất năm 1992. Đó là câu chuyện về mộ...
-
Những người đọc truyện của Nguyễn Nhật Ánh đều không xa lạ hình ảnh Chợ Đo Đo - Một hình tượng văn học trở đi rồi trở lại trong cá...
-
Đã từ lâu tôi vẫn thường đi đó đây và thích “phiêu lưu với cuộc đời” bằng chiếc Honda cà tàng của mình. Như thế người ta gọi là phượt...
-
Những ngày cuối năm 2013, đi khảo sát một dự án sẽ làm trong năm 2014 1. TẠI ĐỒN CẢNH SÁT Một cô gái mặt tái mét, nước ...
-
Tôi đã đi lên miền biên viễn. Bức tranh bờ cõi, mỗi thời mỗi khác... Ôi quá đìu hiu...
Bài hay, có đầu tư, có chiều sâu ... Hehe ...
Trả lờiXóaHôm nay có người họ Võ nữa khen mừng ghê! Ko biết có Pà kon gì ko với Võ kia mà khen giống nhau hì?. heee!
XóaHi hi, TP HCM nhiều chợ quá, đọc một lần không thể nhớ hết được xin phép được lưu lại đọc thêm. Hay quá bạn à.
Trả lờiXóaMới viết có bao nhiêu chợ đâu mà quên Kim Dung hè?. Ở Hà Nội nhiều chợ ko bạn?. Mình đến Hà Nội vài lần nhưng đến rồi nhậu đâu có biết gì đâu!
XóaCon tem! Chú ơi, gót giày chú bao lâu cát bụi Sài Gòn để Sài Gòn nhỏ xíu đến thế ạ? Con lên đấy chỉ biết mỗi vài cái chợ lớn lớn...:D
Trả lờiXóaMà ít ai lại khai thác chủ đề về chợ, thật lạ mà cũng thật hay chú ạ!
Òa, đợi đọc xong bài thì đã lĩnh cái tem bạc. :))
XóaSài Gòn hồi xưa chú đến sinh sống đi xe đạp và đi bộ nhiều nên có thể biết đến từng con hẻm đó cháu!. Gớm chưa!?
XóaBạc quý hơn vàng đó cháu, bởi vì bạc còn đi ăn phở , uống cafe....chứ vàng thì để cất chứ đâu sử dụng được trong mấy cái dzụ này! Phải hông cháu gái miền Tây?. Heee
XóaCon hong có duyên để biết Sài Gòn đến từng con hẻm...nhưng nếu lòng thèm muốn đưa đẩy con cũng muốn đến đấy và sống vài năm :)
XóaP.s Chú nói như vậy mà bên nhà con chú lại nỡ lòng nào bảo bé Mây "phổng tay trên" hở chú? :-p.
Vàng vẫn hơn chú ạ, bạc lại quá dễ lạm phát trong thời này :))
Mây là khác bởi Mây là cháu của chú mà, ko tin con gọi cho Mây đê....."Gà nhà ai lại bôi mặt...giật nhau"! Heee. Bây giờ chú cần vài đồng bạc đi ...uống bia cho mát đây, chứ bán vàng...tiếc quá! heee
XóaRồi, con lượn lờ trong nhà em Mây thì cũng đã "tình cờ" trông thấy vài cuộc trò chuyện của chú với bé Mây roài, cùng quê và quen biết nhau...hehee.
XóaEc, cũng đúng, vàng đang rớt giá dữ dội, chú bán ra giờ này chỉ có nước lỗ vốn. Thôi thì chú cứ lấy con tem bạc của con mà nhâm nhi.
Cháu của tui hiểu ý tui ghê! À này nè? Camen học nghề ..."Trinnh sát" hay tình báo gì đóa phải ko?. Giỏi thật! Đáng khen!
XóaEc con hong có học ngành đó. Chỉ vì con hay quan tâm hơn một tí, mã hễ quan tâm thì sẽ có cách để biết chú ạ! :)
XóaTuổi trẻ tài cao!
XóaAnh sưu tầm hình ảnh và có bài viết rất hay , rất ý nghĩa ! cảm ơn anh đã cho em hiểu thêm một khía cạnh rất nhân văn mà bình thường không phải lúc nào mình cũng có thể tìm hiểu ! Chúc anh ngày mới an lành , vui và nhiều may mắn !
Trả lờiXóaUhm! Nói về chợ nhiều khi ta thấy rồi lại quên, cũng như không nhớ, đến khi mỗi sáng xách giỏ ra mới nhớ đến đó Kiều Nga. Heee! Mình hay đi chợ nên mới nghỉ ra đề tài này mà viết đó Kiều Nga
XóaĐúng là Kho tư liệu đây ! "Chợ là viện hàn lâm ".... hay đấy, rất chuẩn .. Không những hàng hóa mà cả chuyện thới sự nữa nó là đầu mối của tất tần tật he ..
Trả lờiXóaChúc Nhật Ánh ngầy cuối tuần vui nhiều nhé !
Chợ là Viện Hàn Lâm đúng phải ko anh?Uhm! Truyền thông ở chợ là nhanh nhất, nhng7 nhiều khi ko chính xác đó anh. Tám với nhau là nhanh nhất. heee!
XóaCảm ơn Nhật Ánh đã cho mình xem nhiều tấm hình tư liệu cũ. Và một bài viết sâu sắc về phố chợ. Càng những nơi phồn hoa, đô hội thì chợ càng sầm uất.
Trả lờiXóaNhững tấm hình đó sưu tầm "đổ mồ hôi, sôi nước mắt" đóa bạn!. heee
XóaRa chợ là biết được hôm nay có gì liền . Em thì mỗi ngày đều lượn ra chợ 2 vòng, nên chả trách sao mỏ em nhọn gớm.
Trả lờiXóaPhải nó SG nhiều chợ tới độ chỉ một quận thui đã có cả chục cái chợ lớn nhỏ rùi, mỗi chợ kéo theo cả chục đội ngũ như hàng rong, bốc vác, ăn xin... Phong phú vô cùng, thượng vàng hạ cám gì cũng có. Điều em thích nhất ở chợ là cái tình cảm anh ạ. Đi siêu thị chả ai hỏi tới mặt em, nhưng vừa ra chợ thì ...em mà mới cắt tóc thui, họ cũng hỏi. Vui thế đấy.
Gia Bảo thi xong rùi, ba Gia Bảo hết xì - trét, up bài đọc mỏi mỏ lun. Toàn bài độc không mới chít. Ác thiệt !
Ít có ai dù là người "thành pháo" hiểu được như bà Tám nhà quê của tui: "Điều em thích nhất ở chợ là cái tình cảm anh ạ. Đi siêu thị chả ai hỏi tới mặt em, nhưng vừa ra chợ thì ...em mà mới cắt tóc thui, họ cũng hỏi. Vui thế đấy.". Theo anh nghĩ cũng tại vì Tám nhà quê chất phát nên mới nghĩ một điều thực tế như vậy, còn mấy cô thành phố xinh đẹp ngồi hoa sen của nhà quê mà ...tệ quá!
XóaGia bảo của anh chắc dậu trường đó Tám. Cảm ơn Tám quan tâm đến GB của tớ!
Chợ quê là cái không thể thiếu ở nông thôn Việt Nam
Trả lờiXóaNhưng ở nông thôn ít chợ anh Sơn nhỉ?. Nói chung Chợ nông thôn có một nét riêng từng vùng miền, nhưng kho phong phú.
XóaNhững bức ảnh tư liệu thật tuyệt. Chia sẻ cùng nhà nhiếp ảnh nhé.
Trả lờiXóaEm muốn chia sẻ cùng nhiếp gia và những người còn "bảo tồn" được những tấm hình này. Thân!
XóaThăm anh lại được biết thêm nhiều phố chợ nổi tiếng ở trong Nam.
Trả lờiXóaNói vậy là anh biết Xa vắng chưa vào Saigon lần nào. Nhớ khi nào vào là phải bỏ ra hơn nữa tháng mới đi hết chợ Saigon đó nha.
XóaHôm qua ghé nhà bạn chưa thấy bài này. Sáng nay ghé, đọc thấy thú vị vì biết thêm nhiều thứ về chợ ở SG. Nhà mình ở trong 1 con hẻm nhỏ và sâu. Đường vào hẻm là 1 cái chợ tự phát, chợ chồm hổm. Hi vọng 100 năm nữa, con cháu mình sẽ post bài về chợ chồm hổm lên blog, có khi có cả mặt mình ở trong đó. :D
Trả lờiXóaAnh cũng hy vọng rằng 100 năm nữa con cháu mình sẽ post về ..."chợ bệp"! OM biết chợ này ko?
XóaCòn thiếu Chợ Đêm Biên Hoà nữa Anh ợ ...
Trả lờiXóaChợ Đêm Biên Hòa đẹp Thu Điệp nhỉ.Anh đi nhiều tỉnh thành nhưng chưa có chợ đêm nào mà đẹp và sầm uất như chơ đêm Biên Hòa đóa.
Xóamột bên là chợ đêm , một bên là công viên . trên mặt hồ lung linh ánh dèn , hoa bò cạp vàng rủ rủ bóng bên hồ nước thật tuyệt , ban ngày cũng là nơi lý tưởng cho các đấng mày râu Biên Hòa đó .... có lẽ có cả anh , đúng khg ?
XóaNói về chợ Đêm Biên Hòa, anh phải khẳng định một lần nữa là đẹp ko có nơi nào bằng. Nhưng nói về yêu cái chợ này là không đúng mà thật ra tuần nào anh cũng ngồi ...nhậu ở đây.Nhậu ở chợ Đêm Biên Hòa thật lý tưởng. heee !
XóaNhà của Thu Điệp đến cũng gần nhỉ, chưa tới 700 m!
Anh , em và một con vịt nữa có thể thành chợ được không ???????????
Trả lờiXóaAnh... Em... và Cước = Một cái chợ ...keke
XóaCần gì nhiều người vậy, chỉ cần có con vịt, rồi anh hoặc em, một người là thành...cái chợ!
XóaThu Điệp nói vậy là thiếu ....con Vịt rùi. Như vậy đâu phải cái chợ!?.
Xóaà... em wên .... có vịt thì mới thành chợ chứ nhỉ...hihi
XóaChính xoát!
XóaTrời... ở đây cũng có chợ nì anh Ánh ui!
XóaChợ này là chợ bà Tám đó em. Heee! Chúc em một ngày vui.
XóaAlo! bà con ơi! ai muốn mua sắm món gì thì nên đọc cho kỷ bài nầy để biết ở Chợ nào? bán món gì? nha các bạn.
Trả lờiXóaChị Ni quảng cáo vậy người ta vào đọc rồi ném đá em đóa. Dọt trước cho chắc ăn. Heee!
XóaEm thật hay , sưu tầm tư liệu về chợ công phu quá .Cám ơn em nhiều ; chúc em cuối tuần vui nhiều .
Trả lờiXóaCũng cố gắng tìm tỏi đó chị. Còn viết về chợ cũng khó viết nhưng phải cũng cố gắng đó chị. cảm ơn lời khen của chị. thân
Xóamột bài viết quá công phu về một điều thật gần gũi với mỗi chúng ta :)
Trả lờiXóaLần đầu tiên bạn đến thăm mình và để lại lời commen. Cảm ơn bạn thật nhiều.
XóaBài viết rất công phu và tỉ mỉ,chị có thể nói rằng,chợ là bức tranh phản ánh Trung thực nhất hiện trạng một đất nước.
Trả lờiXóaChúc em thứ Sáu vui nhé
Chị ở nước ngoài khi về Việt nam chị có thấy chợ ở quê hương là phản ánh một nền văn hóa ko?. Chợ Việt Nam, con người Việt nam đáng yêu, phải ko chị?. Thân!
XóaChợ là nét văn hóa đặc trưng ấy chứ :)
Trả lờiXóaMột nét văn hóa quá đặc trưng cho mỗi vùng miền!
XóaThật thú vị anh đó anh ơi......
Trả lờiXóaVậy hả trần Minh tuấn?. Mừng và rất vui!
XóaPhục tài em đó Ánh Nhật à. Em biết khai thác những đề tài rất "độc" mà cách tìm hiểu, khám phá lại công phu, tỉ mỉ. Tuyệt!
Trả lờiXóaLâu rồi chị Nhật Thành mới đến thăm em. Chừng nào bắt đầu dạy lại hả chị. Chúc chị một mùa hè vui.
XóaGái chưa bao giờ được đi SG nhưng nhìn những tấm hình và lời giới thiệu của anh em thấy như mình đã được đến đó thật thú vị, ghé thăm anh chúc anh chiều cuối tuần thật vui!
Trả lờiXóaTừ Daknong xuống Sài Gùm cũng gần mà Gai1TQ. Thôi lần nào cố gắng xuống cho biết "thành phố chợ" nha. Thân!
XóaBài viết thật công phu.
Trả lờiXóaCám ơn chị nhiều. Chúc những ngày cuối tuần chị vui và hạnh phúc!. Thân
XóaÔi chợ xưa...dường như mọi thứ thanh lịch hơn bây h . Hay là dưới ống kính đen trắng và thiếu công nghệ nên thế ko biết? hihi. Cuối tuần vui anh nha!
Trả lờiXóaChợ ngày xưa hàng hóa và con người rất ít nên vậy đóa em. Riêng anh nhìn trông thấy "dễ thương" đóa Hà Dương. Chúc cuối tuần em vui và đi chơi ....với người ấy hạnh phúc.
XóaEm đã đọc cuốn sách "chợ" rồi, đó là một nét văn hóa, nó khác xa với "siêu thị" hiện đại của người Âu Mỹ.
Trả lờiXóaUhm! Chợ Việt Nam xô bồ và chưa văn minh. Còn ở Âu Mỹ, chợ như Siêu thị, chỉ có ở một số nước Đông Âu, người Việt mình qua mới có chợ vòm, chợ trời....
XóaChào bạn, thực ra Kha sinh ra ở thành phố chợ chứ chưa biết hết về các chợ của SG như bạn kể. Giờ đọc bài này mới biết SG có nhiều chợ phong phú đến như vậy. Bài viết thật hay, có thể coi như một tài liệu về chợ của Sài Gòn vậy.
Trả lờiXóaChúc bạn ngày cuối tuần thật vui vẻ nhé!
Thụy Kha biết không mình cũng giống như bạn thui, nhưng bà xã "đày" mình đi chợ hoài nên biết về chợ đấy. Đi chợ cho vợ bao nhiêu năm mới viết được chừng ấy đó bạn. Thân Cảm ơn bạn để lại lời nhận xét.
Xóamột khảo luận về chợ thật công phu! cảm ơn AN đã giúp giáo có thêm kiến thức về chợ ở thành phố HCM.
Trả lờiXóaHee! Chị Giáo mình đi chợ Sài Gùm "mòn đường chết cỏ". (Ý quên Sài Gùm làm gì có cỏ)nên chắc rành chợ saigum chị nhỉ.?. Một bài biên khảo cũng vui chị nhỉ. Chúc chị ngủ ngon!
XóaChỉ mới đi hết các chợ ở...blog của anh đã thấy mỏi...mắt rồi. Hihi.
Trả lờiXóaAnh sưu tầm được rất nhiều hình cũ trước 1975. Và qua đó có thể thấy, từ trước 1975, Sài Gòn đã rất sầm uất rồi.
Hèn chi bố chồng em kể chuyện khi tiến về Sài Gòn ngày 3/5/75, ông và đồng đội của ông đã vô cùng ngạc nhiên khi bước vào nhà vệ sinh của một tòa biệt thự. Vì ớ đấy quá sạch sẽ và họ thậm chí không biết phải lấy nước như thế nào.
Anh đọc bài này của em nhé:
http://emvandoianhve.blogspot.com/2012/12/nhung-nguoi-linh-cua-toi.html
Còn nhiều nữa nhưng anh cũng mệt mỏi khi post lên đó Lộc Vừng à. Uhm! Thực ra hồi chiến tranh, miền Bắc phải hy sinh nhiều cho miền Nam ...sung sướng (!?), cuộc sống hồi ấy mình tưởng tượng như thời kỳ "đồ đá". Mình hồi đó còn nhớ bộ đội hồi ấy ai vào miền nam cũng mang chiếc Radio ở bên bụng trông tức cười lắm. Đi xe đạp, đi bộ cũng có radio, ngủ, ăn cũng radio tút. Vậy là "oánh" lắm. Còn nhiều chuyện nữa mình sẽ nhớ lại cho kỷ càng và Post đề tài này lên đây!
XóaNói vậy chứ Lộc Vừng đừng có méc lại bố chồng - Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo nha!
Hì. Anh nhầm em với ai rồi. Bố chồng em là một người lính,có biết một số bài thơ thôi anh ạ.
XóaChà vậy là tớ nhà rồi, tớ có một người chị thân ở Bình Thuận là bạn thân với Nguyễn Trọng Tạo và tớ có nghe loáng thoáng rằng nhà thơ này có một người con trai là bộ đội. Vậy mà tớ cứ tưởng... Heee!
XóaCái ẻn:dạo quanh phố phường ,dạo qua thị trường thật đặc sắc,em mới đi được hơn 10 chợ nên lần sau vào đó em lại phải lần bài này đọc lại cho chắc anh ạ
Trả lờiXóaEm vào Sài Gòn qua lặng lẽ mà đi được ..10 chợ ở đây thật là đáng khen đó. Nhớ lần sau vào em phải ở cả tháng may ra mới đi hết đó em. Hy vọng rằng em phá kỷ lục này chứ người Sài Gòn chưa ai phá được! Heee
XóaThứ bảy vui nhiều nhé. Chị mới đưa hình con chị lên đó em.
Trả lờiXóaTrông chở nhìn ảnh con trai của chị nhưng chẳng thấy .Hic! Chú chị ngày chủ nhật bên ấy vui!
XóaChị đưa lên rồi mà. Chị vẫn thấy đó mà em. Chủ Nhật vui nhiều nhé.
XóaA! Thấy rồi ...cái lưng và chị Kha Han! sao chị ko post hình chân dung lên?. Chúc chị một đêm cuối củng hạnh phúc bên gia đình. Thân!
XóaSao lại chúc chị đêm cuối cùng hạnh phúc bên người thân?
XóaHình bên bài viết mới là 2 con chị. Chị phải HP lâu mới đi đúng chứ?
Sorry chị Kha Han nha! Em viết "Chúc chị một đêm cuối tuần cùng hạnh phúc bên gia đình. Thân!". Vậy mà khi xỉn về còm "mắt nhắm mắt mở" nên ra cơ sự thế này. Heee! Em xin lỗi chị nhé! Thân!
XóaSoc ghe qua nha anh....di moi giua chung cho thoi.....moichan rui....hom khac e ghe di tiep nghe anh....
Trả lờiXóaSóc mới "đi" mấy chợ mà mỏi chân nhanh vậy!?. Heee
XóaA...Soc phai dinh chanh moi duoc....sao lai noi Soc chanh chu....du rang la di choi ra den tan Hue..ĐN nhung tho dia khong dua minh di ....lam sao ma biet chu anh...Soc tuy o TP nhung nhu dan que...chang biet noi nao co dac san gi dau anh....hix...hix...oan thiet
Trả lờiXóaHôm Sóc ở Danang mình thấy Sóc đi với nhiều người pa kon mà?. Vậy họ ko giới thiệu với Sóc những đặc sản ấy hà?. Tấm ảnh Sóc chụp đứng trước nhà Pà Kon của mình đẹp và trẻ ghê!. Chúc môt chủ nhật vui.
XóaSang thăm bạn được hiểu thêm về các loại chợ ở việt nam. cảm ơn bạn nhiều . mến chúc bạn ngày cuối tuần trần đầy yêu thương và hạnh phúc
Trả lờiXóaChợ Việt nam thì nhiều, và Sai Gòn là vô số chợ, bởi đây là trung tâm thương mại nhất nước, hàng hóa tuôn đi muôn nơi. Chúc một chủ nhật an lành!
XóaCon thấy chợ,chợ và toàn là chợ...:)
Trả lờiXóaChú thấy Mây, Mây và toàn là Mây. Heee
XóaEm lại sang ngắm chợ trong tranh của anh. EM chúc anh cuối tuần vui và hạnh phúc bên gia đình anh nhé !
Trả lờiXóaCảm ơn Hà Dương nhiều. Chúc em một chủ nhật vui.
XóaBạn có một phóng sự ảnh hoành tráng quá , mà chất lượng chụp cũng tỷ mỉ, nhất là độ sáng !
Trả lờiXóalần đầu vào nhà bạn có mang theo lời thăm hỏi và chúc tốt lành đến bạn!
Ngày cuối tuần vui khỏe nhé!
Chà bạn quá khen , mình vui cả ngày. Những bức ảnh chụp trước năm 75, phải nói mấy ảnh thời đó ko kỷ thuật số nhưng chụp đẹp bạn nhỉ. Thân . Chúc bạn một chủ nhật an lành!
XóaBài viết của anh phong phú, tìm hiều nhiều, triết lý và
Trả lờiXóa"Tôi yêu chợ. Chợ là Viện bảo tàng. Chợ là Viện Hàn lâm!”.
và 3 người đàn bà và con vịt thành cái chợ, 2 cái câu trên có lien quan ko ta??? hehe, còn tại sao người ta nói : CHỢ BÚA ?
Ông nhà văn Pháp này nói đúng em nhỉ?.
XóaCòn điều em hỏi “chợ búa” ấy à, theo anh do quen miệng người Việt mình nói cho liền vần vậy nên mới có từ "chợ Búa". Thực ra “Búa” là Bố” (hiện tượng cải âm tiếng Nôm) mà “Bố” là chợ ven sông. Khi dùng tên gọi “chợ ven sông” người ta không thể nói “Búa” một từ như vậy được, nên có từ “chợ búa” ra đời. Chúc em một chủ nhật vui. Thân!.
Lần đầu ghé thăm trang riêng của anh, rất gấn tượng về bài viết và hình ảnh về một số chợ của TP HCM. Mến chúc anh chủ nhật vui nhiều bên gia đình ạ!
Trả lờiXóaCảm ơn lần đầu đến thăm, bạn đã để lại nhận xét. Chúc bạn môt ngày cuối tuần vui vẻ và hạnh phúc bên gia đình.
XóaHôm nay mát trời sang thăm Nhật Ánh xong dạo chợ Sài Gòn xưa một chút, Bạn có những tấm ảnh "hồi đó" của Sài Gòn tuyệt quá. Cám ơn entry này nhé !
Trả lờiXóaLR bổ sung thêm kiosk đường Nguễn Huệ nữa coi như là chợ cũng được hehehe....
http://i5.photobucket.com/albums/y157/LeHongNguyen/saigon68.jpg
http://img427.imageshack.us/img427/5773/image0375wv.jpg
Mến chúc ngày cuối tuần thong thả dạo chợ nhé !
Chà Lan Rừng chuyển cho mình mấy tấm hình Kiosk đường Nguyễn Huệ và mình sử dụng liền nè! Cảm ơn bạn thật nhiều. Chúc một tối chủ nhật vui. Thân!
XóaLần đầu sang thăm bạn,Chúc chủ nhật vui thật nhiều bạn nhé!
Trả lờiXóaCảm ơn anh lần đầu đến thăm Blog của em và để lại nhận xét. Thân
XóaChủ nhật Anh trai em có nhà ko? Sang ngắm người, ngắm chợ, ngắm hàng hóa rồi lại về. Hihi
Trả lờiXóaMấy hôm rày đi chữa bệnh đó em, già rồi cái lưng có vần đề, đi lòm khòm như ông già 70 rồi. Thôi cứu vãn được chừng nào hay chừng ấy rồi có đặng ..."xuống lỗ" cũng thẳng lưng. Heee!
XóaChủ nhật có đi thăm cợ và chụp ảnh không anh?
Trả lờiXóaĐi chữa bệnh cái lưng em! Già rồi nên khổ vậy!
XóaChăc ngày xưa anh hỏi giỏi văn lắm phải hông ạ...bởi những bài viết của anh luôn phong phú về cả vốn hiểu biết lẫn ngôn từ. Em đã đến trước cửa chợ Biên Hòa rùi đó anh ợ nhưng còn mải tìm nhà nên không vô chợ tham quan. Có một ngày đẹp trời nào đó em vô trong dó anh làm hướng dẫn viên du lịch cho em với nhóe. hihi!
Trả lờiXóaGiỏi văn?. Em nói anh ngượng muốn chết! Chợ Biên Hòa? Em có đến một lần rồi?. Em có thấy cái chợ đó kông có....cái cổng ko?. Đó là đặc điểm độc nhất vô nhị của cái chợ này. Người đến có thể vào chợ nhiều huớng, nên ko có cổng chợ! Vậy đó! Anh sẽ huớng dẫn em, nếu em cần sự giúp đỡ! Heee!
XóaLẦN ĐẦU GHÉ NHÀ BẠN...CHÚC BẠN ĐÊM KHUYA NGON GIẤC NHÉ BẠN...
Trả lờiXóaCảm ơn Bích Huờng lần đầu tiên đến mình và để lại lời nhắn! Chúc đêm cuối tuần an lành!
XóaHôm qua ra về mà hổng chúc dc Anh câu ngủ ngon em áy náy quá. Hihi. Em chúc anh buổi sáng tốt lành nhé! Chắc là anh đang mải đi vãn cảnh chợ. hihi
Trả lờiXóaChúc em một ngày mới vui! Anh ko vãn cảnh chợ mà đi cafe buổi sáng đây. Thân!
Xóaem đã đi rất nhiều chợ ở SG nhưng hôm nay mới hiểu thêm về các nơi mà em đã ghé, cảm ơn anh!
Trả lờiXóaVậy à! Đi nhiều rồi quên cũng là lẽ thuờng tình mà em! Phải ko?. Anh vẫn quên như em, khi cần mới nhớ vì mỗi chợ tại thành phố đều có thế mạnh về hàng hóa. Cảm ơn em nhiều lời còm. Thân!
XóaMột phóng sự rất hay , nhiều đầu tư cho bài viết qua các sự kiện cũng như hình ảnh rất độc đáo !!! Qua bài viết này của em , chị mới biết được thêm một số chợ ở đất nước của mình ....nhất là những hình ảnh ngày xưa !!! Tuyệt lắm em ạ ....cảm ơn em về trang phóng sự rất hay và rất sinh động này em nhé !
Trả lờiXóaDạ cảm ơn chị! Những ngôi chợ tại một thành phố lớn nhất Việt Nam này chắc khác một trời , một vực so với ở Pháp chị nhỉ?. Chị hay đi du lịch "vòng quanh nước Pháp", vậy có khi nào trên đất Pháp có ngôi chợ nào giống như ở Việt nam mình ko chị?. Nếu có "chộp" vài tấm hình nghe chị?. Chúc chị luôn hạnh phúc và yêu đời. Thân!
XóaỞ bên Pháp cũng có chợ trời nữa đó em . Nhưng chợ chỉ nhóm vào buổi sáng mà thôi , 1 ngày trong tuần đó em ạ . Thường ở một số thị trấn hoặc ngôi làng ...chị cũng có chụp vài tấm gần đây , để hôm nào chị post cho em xem thử hén ...
XóaDạo một vòng em đã đi hết cả 10cái chợ xưa lẫn nay...chợ hoa chợ bánh,chợ trái cây....công nhận em là siêu nhân đi như tên bay hay thiệt ...nhưng phải cảm ơn anh đã dẫn em đi ...hì hì (thiệt là mình hay quá đê)
Trả lờiXóaUHM! Công nhận em là siêu nhân bay nhanh thiệt, tự đi chợ một mình là anh mừng rùi khỏi cám ơn nghe Chăm! Heee
XóaBác andy luôn làm em cảm phục. Bữa nào nhậu đê.
Trả lờiXóaUhm! Được đóa nha chứ tui thấy Lão qua nhà cô Võ chọc khoáy hoài, tui tính rủ đi nhậu mấy lần mà cứ ngài ngại sao!. Heree! Thân!
XóaChú ơi, trong hình có nhiều "con bọ" đẹp mê hồn!
Trả lờiXóaHoa Mặt Trời có đầu óc tưởng tượng thật phong phú. Chúc một ngày cuối tuần vui nha!
Xóa