17 tháng 7, 2013

Đi tìm một bài hát cho QUÊ HUƠNG!


 

Tôi là một người may mắn, bởi trước đây đã có thời gian làm nghề báo trong gần 10 năm và chơi rất thân với nhiều nhạc sĩ, nhà văn, nhà báo, nhà thơ nổi tiếng v. v.v. Song có nhiều lần “trà dư tửu hậu” với họ, tôi đã hỏi về đề tài những ca khúc địa phương ca, thế nhưng người ta cũng chưa có câu trả lời để cho….. “ra ngô, ra khoai” …. Bởi có những lần tôi hỏi: “Từ ngày Quảng Nam - Đà Nẵng tách tỉnh làm hai, có nơi nào được viết thêm những ca khúc được cho là …… hay nhất của thời kỳ “đổi mới” ?”. Câu trả lời bao giờ cũng là “Có! Nhưng không bằng khi xưa….”.

Vậy là hình như ngay cả những nhạc sĩ xưa nay là bậc thầy viết những ca khúc “địa phương ca” mượt mà thắm đượm tình quê, tuyệt hay như Phan Huỳnh Điểu, Huy Du, Nguyễn Văn Tý v.v.v cũng chưa trình làng thêm một ca khúc nào cho là nổi tiếng hơn như trước. Và hiện nay những người Quảng xa quê lớn tuổi như tôi, khi đi Karaoke, lúc nhớ nhà kiếm một bài hát về quê huơng cũng khó. Quanh qua, quẫn lại cũng là những ca khúc viết rất hay và nổi tiếng trước đây như: “Quảng Nam-Đà Nẵng đất nặng nghĩa tình” của Nguyễn Văn Tý, “Quảng Nam yêu thương” của Phan Huỳnh Điểu hay “Thương em chín đợi mười chờ!” của Minh Đức v. v.v. 

Những ca khúc đó, đã thật sự đi vào tâm hồn của người người lớp lớp, làm sống dậy niềm yêu thương quê hương xứ sở trong tâm thức của nhiều người dân xứ Quảng. Trong những ca khúc ấy thấp thoáng bóng dáng của Đà Nẵng, của Quảng Nam trong câu hát, ca từ như: “Anh đưa em đi thăm lại quê hương Quảng Nam – Đà Nẵng” hay “Bay qua sông Hàn, nhớ chào người Dũng sỹ Thanh Khê, chào Hải Vân, chào Sơn Trà, chào những con tàu ta bám biển đi về. Anh lại cùng em về Hoà Sơn, thăm nông trường thơm chín”. Còn về bài hát riêng cho Đà Nẵng từ trước đến nay cũng có lẽ chỉ đếm trên đầu ngón tay và mức độ ấn tượng “có nhiều người nhớ. ít người quên”, rồi chỉ dừng lại ở những ca khúc như: “Cô du kích Đà Nẵng” của Thanh Anh, “Sông Hàn vang tiếng hát” của Huy Du, “Đà Nẵng ơi chúng con đã về” của Phan Huỳnh Điểu……Còn những bài hát mới sáng tác sau này như “Quê hương tôi” của Trần Quế Sơn, “Đêm hội phố Hoài” của Nguyễn Duy Khoái, hay “Bài thơ quê lụa”, “Đường về” của Vũ Đức Sao Biển dù đều mang phong cách giai điệu âm hưởng dân ca của xứ sở hoặc ca từ thắm đượm tình quê, nhưng chưa thể gọi là những bài hát hic hoặc hay như thuở.... “ngày xưa”!?.

Nếu nói những tác phẩm thơ ca, âm nhạc xưa kia thật hay và đi vào lòng người là do được những nhạc sĩ ưu tiên dành một tỷ lệ lớn tác phẩm, rồi cảm xúc của mình chỉ dành cho tình yêu quê hương, tình yêu đất nước. Vậy thì giá trị của những ca khúc ấy có phải là nhờ công rất lớn của những nhạc sĩ sáng tác giỏi?. Những người con sinh ra từ quê hương đất Quảng?. Hay đó là những người nhạc sĩ dù được thuê viết nhưng họ thật sự nặng tình, nặng nghĩa với mảnh đất Quảng Nam và Đà Nẵng?. Và một thực tế đã trả lời, chỉ có những người con của mảnh đất nơi đây mới viết được những ca khúc hay, như người nhạc sĩ tài hoa, gạo cội Phan Huỳnh Điểu viết trong ca khúc: “Quảng nam yêu thương” với ca từ thật là mượt mà, da diết : “Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm chứ rượu Hồng Đào chưa nhấm đã say. Lời hát xưa nghe sao thấm đượm tình xao xuyến trong tim mình….”. Hay như nhạc sĩ tài hoa trẻ tuổi Trần Quế Sơn từng viết trong “Tình quê”: “Quảng Nam ơi! Quảng Nam ơi! Thương quá làng quê bão dông chìm nổi, thương xóm làng xưa cánh đồng trên núi, thương mía đường thơm tô mì gạo mới, thương quá Hội An phố cổ đẹp ngàn đời…” nghe thật ngọt ngào và thiết tha….

Một bức tranh thiên nhiên đẹp, độc đáo của núi sông, của thiên nhiên, của những sản phẩm mộc mạc như gạo đường được làm ra từ bàn tay con người dân Quảng lại có trong giai điệu câu hát quá hay và da diết trên từng phím nghỉ….Và không có ca từ và giai điệu nào khác hay hơn thế nữa.

Qua báo chí thời gian qua, tôi được biết những nhà chức trách của Đà Nẵng cũng như Quảng Nam đã có nhiều đơn “đặt hàng” với nhiều nhạc sĩ giỏi để cho ca khúc viết về quê hương Quảng Nam và Đà Nẵng. Như chúng ta đã biết trên thế giới đã từng có những ca khúc chỉ viết về một con mưa hay một khách sạn như “Hotel California”, “Rhythm of the Rain” v.v.v.v, nhưng đó là những ca khúc nổi tiếng của mọi thời đại, được hàng triệu, triệu con tim thổn thức khi chỉ một điệu nhạc dạo vang lên. Thế mà cuộc thi sáng tác bài hát về quê hương trong thời kỳ mới, nhưng kết quả lại không được như mong đợi (?). Và người Quảng Nam và Đà Nẵng vẫn phải mang ra tiếp tục hát lại những ca khúc xưa khi đi đâu đó hay giao lưu với bạn bè ở những quán Karaoke. Công bằng mà nói đó cũng là thực trạng chung của một nền âm nhạc Việt Nam trong gần mười năm nay khi mà dòng nhạc trẻ đang ở thế thượng phong. 

Đi đâu người Hà Nội cũng chỉ hát lại những ca khúc, những giai âm và ca từ quen thuộc. Lòng “người Hà Nội” làm sao không khỏi xuyến xao về Thu đô mùa thu nhớ: “Có phải em mùa thu Hà Nội” (Trần Quang Lộc), “Hà Nội mùa vắng những cơn mưa” (Nhạc Trương Quý Hải, thơ: Bùi Thanh Tuấn). Còn người Hải Phòng, nếu ai đó đứng giữa đám đông là người Việt Nam, họ luôn tự hào mình là người Hải Phòng và bài hát dù đã xưa cũ “Thành phố Hoa phượng đỏ” (Lương Vĩnh) lúc nào cũng chảy tràn trong huyết quản của họ, rồi người ở Huế lại cũng chỉ những bài hát quen thuộc “Mưa trên phố Huế” (Minh Kỳ và Tôn Nữ Thụy Khuơng), hay “ Huế thương” (An Thuyên), người sống ở Tây Nguyên thì với “Ly cà phê ban mê” (Nguyễn Cuờng), “Còn chút gì để nhớ” (Phạm Duy) hay như Đà Lạt…… “Mimosa từ đâu em tới” (Trần Kiết Tường)? .

Sao khó vậy (?), tôi có lần trò chuyện với Nhạc sĩ Hoàng Bích (Hiện là Phó Giám đốc sở VHTT Quảng Nam) và ông nói với tôi rằng : “Cách phát âm hai chữ Quảng Nam với âm nhạc có phần dễ hơn hai từ…. Đà Nẵng, và như khi đưa vào bài hát hai từ Đà Nẵng để có âm điệu hay như ý muốn của người sáng tác là rất khó diễn đạt…”. Kể cũng đúng song không đúng hẳn. Điều ấy cũng có thể do các nhạc sĩ chưa thật sự sẵn sàng, chưa “nhập hồn” vào thực tế cái đẹp của một vùng đất đang sinh sôi. Trong khi thế hệ bây giờ đang có nhiều nhạc sĩ trẻ có trình độ, được học tập đàng hoàn, kỷ thuật viết được nhiều loại hình âm nhạc lớn nhỏ khác nhau. Nói vậy, nhưng họ lại ít vốn sống nên cứ lấy giai điệu dân ca của một vùng miền nào đó là có thể làm bếp núc trong sáng tác ca khúc "địa phương ca". Bởi vậy nên đã xảy ra một thực tế là họ chưa “mang nặng” lại phải … "đẻ đau”. Và chính điều ấy sẽ làm cho giai điệu và tiết tấu không thể hay được là điều tất yếu!. 

Tôi cũng may mắn là nhà mình cùng chung vách và là người thân thiết với nhạc sĩ gạo cội Trần Viết Bính, tác giả của bài hát “Hạt gạo làng ta” (phổ thơ Trần Đăng Khoa) và ông đã có nhiều bài hát hay về quê hương, nhưng suốt thời gian gần mười năm nay ông không viết được thêm ca khúc nào. Có một lần lúc “trà dư tửu hậu” tôi có hỏi ông: “Vì sao chú hay đi viết nhạc cho phim, cho múa, cho hợp xướng, giao hưởng v.v.v mà ít sáng tác những ca khúc cho quê hương như khi xưa?” (Theo tôi được biết viết nhạc cho những thể loại như trên là đòi hỏi nhiều công phu, nhiều kỹ thuật hơn viết bài hát..). Ông trầm ngâm một lúc rồi bảo: “Lý trí của tớ cũng bảo thế, nhưng tình cảm lại là không thế !!??” và tôi không hiểu câu nói ẩn ý sâu xa của ông, cũng giống như không hiểu vì sao các ca khúc viết về quê hương ngày càng một ít hơn.

Nghĩ vậy, ta thật buồn cho âm nhạc của ngày hôm nay. Bởi ngày xưa, vùng đất xứ Quảng quê tôi sau chiến tranh là những xóm làng, những con phố bị tàn phá , những con sông, ngọn núi sạc lỡ, những cái hồ (như Phú Ninh) không thật sự “sơn thuỷ hữu tình”, nhưng đều có trong những giai điệu mượt mà thấm đượm trong nhiều bài hát. Và Quảng Nam không mang một vẻ đẹp xưa như Hà Nội, Huế, hay của một thành phố năng động như Sài Gòn nhưng cũng có thể nhiều người biết đến quê tôi qua ca khúc “Quảng Nam yêu thương” (Phan Huỳnh Điểu) hay “Thương em chín đợi mười chờ” (Minh Đức). Có thể nói những bài hát này khi cất lên nghe thật gần gũi, gắn liền với nhiều tầng ý nghĩa văn hoá sống của miền đất Quảng yêu thương. Nó như một kỷ niệm của nỗi nhớ và tình yêu. Thời của những con phố, con sông, những quê hương Trà My, Tiên Phước thành nhạc, thành thơ : “Ta nghe hương quế thơm từ Trà My về, thơm tận vùng Giao Thuỷ. Quê hương dâu tằm, máy đã về kéo kén xe tơ. Về Phú Ninh, ta chung tay xây xây hồ nước lớn, cho những vụ mùa đầy ắp lúa khoai ngô…” (Quảng Nam Đà Nẵng đất nặng nghĩa tình – Phan Huỳnh Điểu). 

Quê hương tôi đó, đã đẹp lên biết lao lần trong ca khúc, đó là chút còn lại để cho tôi nhớ quê. Đã có lần tim tôi bồi hồi, thổn thức cho những lần về thăm quê, khi chiều lang thang trên rẻo ngõ hay nện gót trên quê hương Núi Thành, Thăng Bình, Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên v.v.v. Rất thật! Tôi rất thèm được muốn nghe một chàng trai của làng nào ấy hát “ ..Thương em! Thương em gắng đợi ngày nào, gắng đợi ngày nào. Bao giờ dâu mượt. Anh bắt cầu, anh bắt cầu đón em !” 

Thực ra một điều là khi đặt bút viết bài này, tôi có thật nhiều điều để viết, bởi tôi rất yêu những ca khúc về quê huơng tôi, tôi yêu cái tĩnh lặng an nhiên của vùng nông thôn miền Trung vốn có, cũng như đã yêu thành phố Tam Kỳ, Hội An có nhịp sống chậm hơn các đô thị khác, và một tình yêu tôi với nhiều nơi hầu như là máu thịt. Tôi công nhận rằng viết văn như tôi là điều rất dễ, ví dụ hôm nay tôi viết người đọc không hiểu, rồi ngày mai họ sẽ hiểu, có thể như tôi tả một vị anh hùng chỉ cần: “Anh hùng đó bao nhiêu tuổi, cao mấy thước, vì sao người ta dâng hiến, vì sao hy sinh ….”. Nhưng trong âm nhạc là chuyện rất khó, đó là một bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh để diễn đạt tình cảm và cảm xúc con người, do vậy cần phải gọt giũa, tước bỏ những điều không phù hợp với ca khúc, phải nhuận nhị văn hóa sống của từng nơi v.v.v. Một ca khúc mà khi cất lên là mọi người đã nghe được tiếng chim kêu, vượn hú, tiếng hân hoan và cả tiếng cười lẫn trong tiếng khóc…. Quả thật là khó! 

Dẫu biết là khó nhưng mong sao trong thời gian tới, mọi người dân xứ Quảng quê tôi được nghe nhiều bài hát hay về quê huơng xứ sở của mình. Theo tôi, để làm được điều này, ngoài sự cố gắng, tài năng và cái “duyên” của người nhạc sĩ. Ắt hẳn điều này rất cần có như lời của nhạc sỹ Đỗ Nhuận khi còn sống ông có nói : “Mọi ca khúc hiện nay ít hay là vì có nhạc sĩ coi thường nó, làm như thế thì lẹt đẹt mãi. Trong kháng chiến ít ai đến viết hợp xướng, ca kịch giao hưởng, nhạc phim, cho nên ca khúc tập trung được nhiều bài hay. Bây giờ tay PHẢI làm những cái lớn, tay TRÁI làm ca khúc, tất nhiên nó không hay. Theo tôi nghĩ, sáng tác ca khúc phải viết bằng tay PHẢI, loại hình nhỏ phải có tâm hồn lớn và lao động nghệ thuật tận lực, tận tình mới thành công được”

Và tôi đây là hậu sinh cũng mong như thế và xin lấy câu nói trên của Đỗ Nhuận để kết thúc bài viết này 

Andi Nguyễn Ánh Nhật

91 nhận xét :

  1. Tem nhé em
    Không chỉ bài hát cho riêng Quảng Nam hay Đà nắng. Mà hầu như bài hát bây giờ đều thua xa ngày xưa..rất ít có bài mà khi nghe lần đầu tiên đã để lại cho người nghe một xúc cảm đặc biệt

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dạ, hình như bây giờ nhạc trẻ ở thế thuợng phong, vậy mà những ca từ, giai điệu sao nghe rồi lại nhanh quên quá chị ơi!. Heee!

      Xóa
  2. Mong rằng sẽ có nhiều ca khúc “địa phương ca” hay, sâu sắc, thắm đượm bản chất vùng miền hơn nữa...
    Đọc và đồng cảm ạ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh cũng mong vậy. Chúc em có một bài hát "địa phương ca" quê mình để yêu và thích nhé!. Thân!

      Xóa
  3. chưa thể gọi là những bài hát hic và hay như xưa.
    Sao đang gõ tiếng việt mà có tiếng Anh mà vào nghe tân thời quá, không thuần Việt anh à.
    Em chúc anh tuần mới nhiều thành công mới.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Heee! Anh bị em ...bắt giò rồi! Lần sau anh sửa nhé! Nhưng anh nói rồi: "Tôi công nhận rằng viết văn như tôi là điều rất dễ, ví dụ hôm nay tôi viết người đọc không hiểu, rồi ngày mai họ sẽ hiểu". Vậy đóa! Thân!

      Xóa
  4. Chị sang gặt được tem ... chì
    Cho lời câu hát ngọt ngào yêu thương (~_~)

    Trả lờiXóa
  5. Em thấy hiện nay những ca khúc gọi là "nhạc thị trường", ca sỹ hát thì bốc lửa những chát chúa, phản cảm, còn những ca khúc của các nhạc sỹ ngày xưa ca từ đậm đà chất dân ca, sâu sắc, thấm đạm chất vùng miền và con người nơi đó.... Nghe mà thấm thía vô cùng.
    Em cũng đồng ý với anh về câu nói kết thúc bài viết.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những bài hát khi xưa thật là thấm thía, như quê huơng của bạn ai cũng có biết và hát được: " Đi mô rồi cũng nhớ về Hà Tĩnh, nhớ núi Hồng Lĩnh, nhớ dòng sông La...". vậy mà bây giờ kiếm đỏ con mắt cũng ko ra bài hát nào như vậy. Thời nay sao vậy ta?. Mình ko phải là người sáng tác nên..cũng phải chịu và hát lại những bài hát cũ thôi. Hee

      Xóa
  6. ... Đêm nay ngủ chắc rằng em sẽ nhớ
    Hoa cúc em cầm đã thất lạc nơi đâu ?

    Đã thất lạc lúc mà tôi cuối xuống
    Hôn bâng quơ trên mái tóc ...bâng quơ ...
    Em run rẩy nghe chập chùng sóng nước
    Sông Hàn xanh ray rức vỗ đôi bờ ...


    ( Trương Nam Hương )



    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đêm đắp ta với sông Hàn
      Ngủ chưa sông ơi rằm trăng đang nhú
      Trăng vén chăn đêm sông thành dải lụa
      Cùng ta bay…

      Xóa
    2. Thơ hay hả Thụy! Tặng Thụy nè:
      ..."Hãy nói về cuộc đời
      Tôi còn gì để sống
      Hãy nói về cuộc đời
      Khi tôi không còn nữa
      Sẽ mang được những gì
      Về bên kia thế giới
      Thụy ơi và Thụy ơi.."

      Xóa
  7. "Đã có lần tim tôi bồi hồi, thổn thức cho những lần về quê khi chiều lang thang trên rẻo ngõ hay nện gót trên quê hương Núi Thành, Thăng Bình, Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên v.v.v. Rất thật! Tôi rất thèm được muốn nghe một chàng trai của làng nào ấy hát “ ..Thương em! Thương em gắng đợi ngày nào, gắng đợi ngày nào. Bao giờ dâu mượt. Anh bắt cầu, anh bắt cầu đón em !”
    Tôi yêu cái tĩnh lặng an nhiên của vùng nông thôn miền Trung, cũng như đã yêu thành phố Tam Kỳ, Hội An có nhịp sống chậm hơn các đô thị khác, cũng như một tình yêu tôi với nhiều nơi hầu như là máu thịt."
    Cảm xúc đong đầy như thế thì em hãy ngân nó lên thành thơ, thành nhạc đi, chờ ai nữa em. Biết đâu sẽ có môt Nguyễn Ánh Nhật nổi tiếng vì ca khúc dành cho đất Quảng?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Heee! sao ngân được đây chị hè?. Chị ngân trước em ngân sau...Cảm ơn lời khen của chị. Thân!

      Xóa
  8. Đại ca! Ngồi lót dép hóng hớt từ sớm mơi tới giờ, đệ liều mạng "còm" phát rồi còn xách dép chạy zìa nhà.
    - Quảng Nam - Đà Nẵng có nhiều bài hát hay, nếu không nói là đặc biệt xuất sắc. Hầu như những bài hát đó, đã được lão huynh liệt kê chi tiết và khá đầy đủ. Nhưng, đó là những bài hát do những nhạc sĩ gạo cội viết hoặc được viết từ lâu lắm.
    Nay, cũng có những nhạc phẩm mới: hay, nhưng không thể gọi là xuất sắc được. Nó vẫn thuộc dạng ...nghe rồi quên, không bị ám ảnh tẹo nào. Đại ca đã rất tinh tế khi nhận ra điều đó, và, cũng đủ để thấy anh yêu mảnh đất miền Trung này như thế nào..
    Nhân đây, đệ muốn bổ sung và mời huynh cùng lắng nghe một nhạc phẩm luôn làm ám ảnh đệ mỗi khi nghe, hoặc khi được "rống" lên cho thỏa nhớ thương...
    Đã là con cháu của cả một dải đất hẹp miền Trung, bất cứ ai và ở bất cứ tỉnh nào, khi nghe giai điệu và ca từ của bài hát này sẽ cũng đều thấy hình bóng quê hương, những ký ức tuổi thơ của mình ở đó...

    http://mp3.zing.vn/bai-hat/Ve-Mien-Trung-Trong-Tan/IWZCIWW7.html

    Thân - Kính!

    P/s: Em mò hoài chẳng thấy cách nào add nhạc hoặc link vào blog, thôi anh và các ACE khác copy link vậy. Phiền!


    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Jack Frost đã cho mình đường dẫn. Một bài hát "Về miền Trung" do Trọng Tấn hát thật hay. Mình cũng đồng ý với bạn rằng nhiều địa phương có nhiều bài hát thật hay, nhưng Quảng Nam và Đà Nẵng có nhiều bài hơn, và dễ thuộc. Mình đồng ý với bạn: "cũng có những nhạc phẩm mới: hay, nhưng không thể gọi là xuất sắc được. Nó vẫn thuộc dạng ...nghe rồi quên, không bị ám ảnh tẹo nào.". Chính xoát! Heee

      Xóa
  9. nhac bay gio kg de lai dau an de doi gi ca. nghe luc do roi quen cung luc do.ngoai tru nhung bai dan ca.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uhm! Ngoại trừ những bài dân ca, còn gì đâu có nhiều bài ca sỹ hát mà mình ko hiểu hát cái gì, nhiều khi ca từ còn dung tục nữa. Hết biết đó bạn!

      Xóa
  10. Nhạc bây giờ nghe buồn lắm ! Nhai đi nhai lại vài ca từ chán tiẹt !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Còn nữa chứ anh: "Nhạc bây giờ nghe..chán lắm!". Chúc anh luôn mạnh khỏe. Thân!

      Xóa
  11. "“Quảng Nam ơi! Quảng Nam ơi! Thương quá làng quê bão dông chìm nổi, thương xóm làng xưa cánh đồng trên núi, thương mía đường thơm tô mì gạo mới, thương quá Hội An phố cổ đẹp ngàn đời…” bài này em đã nghe rồi.. rất hay anh ạ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đố mà dám nói không hay! Grừm!

      Xóa
    2. @ Chân Tình: Ca từ mượt mà ngọt như mía và giai điệu cũng hay nữa em nhỉ?
      @ Jack Frost: Không hay mới lọa! heee

      Xóa
  12. Công bằng mà nói, tuổi thọ một ca khúc ngày xưa tình bằng năm, có những ca khúc nghe từ đời ông nội, tới đời cháu vẫn thấy hay. Còn hầu hết ca khúc ngày nay tính bằng tháng, thâm chí bằng ngày. Đa số là ca từ dễ dãi, nội dùng chả có gì.
    Em không sinh ra ở miền Trung, hay miền Bắc , nhưng thử hỏi, có lòng dạ nào mà không mềm trước lời ca : " Đi mô rồi cũng nhớ về Hà Tĩnh, nhớ núi Hồng Lĩnh...." hay " tìm em , giữa Huế mộng Huế mơ ", hoặc " ai đứng bên bóng dừa, tóc dài bay trong gió, có phải người còn đó, là con gái của Bến Tre... Quê mình qua những lời ca ấy tự dưng trở nên đẹp, gần gũi lạ thường anh nhỉ ?
    Không biết có phải vì ngày nay nhịp sống hối hả, nên cảm xúc không có thời gian để mà lắng đọng, thì làm sao có được một ca khúc như mong đợi ?
    À, giờ mới biết đàn anh cũng dây mơ rễ má với toàn cây đa cây đề. Nếu biết sớm, tranh thủ dìm hàng cho đàn anh tơi tả mới được. Biết đâu đàn anh ghét quá, đem tâm sự này chơi thành khúc nhạc hoành hành bá đạo thì seo ? hé hé

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uhm! những bài hát bây giờ "Đa số là ca từ dễ dãi, nội dùng chả có gì", bà Tám "hót" với bà hàng xóm chuyện dưa cà, mắm muối mà còn hay hơn. Còn cái bà tám núa: "" Đi mô rồi cũng nhớ về Hà Tĩnh, nhớ núi Hồng Lĩnh...." hay " tìm em , giữa Huế mộng Huế mơ ", đến đứa con nít chưa biết nói, nhưng nghe giai điệu những bài hát này, nó cũng hóng tai lên đó bà Tám. Hoặc như bà Tám đứng ở đâu đó tui cũng có thể hát: "ai đứng bên bóng dừa, tóc dài bay trong gió, có phải người còn đó, là bà Tám của Bến Tre". phải ko Tám!?.Heee!
      Thôi bữa nay, Tám bỏ viết blog đi sáng tác đi để cho mấy ông nhạc sĩ sợ!

      Xóa
    2. Nhạc sĩ chưa sợ mà nhạc công và ca sĩ sợ trước đó. Sợ vừa hát lên, ở dưới ...dép bay ào ào chít nữa.

      Xóa
    3. Cứ hát đi, tôi sẽ làm bia đỡ đạn cho Tám. Ko Tám chửi có vần như người Hà Lội cũng hay.

      Xóa
  13. QUÊ HƯƠNG LÀ CHÙM KHẾ NGỌT...
    Tặng em nè:
    http://youtu.be/LtxT2AA-MIg

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn chị nhiều đã tặng em bài hát! Chúc chị luôn vui!

      Xóa
  14. Bây giờ em thấy các ca khúc mới không được như ngày trước anh nhỉ, Nhất là của các bạn trẻ viết, em vẫn thích các ca khúc của thời trước hơn...hihi Quảng Nam quê anh không có nhiều ca khúc như Hạ lọng quê em rùi.Tối thật vui anh nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vậy à, ở Hạ Long em có nhiều bài hát "địa phương ca" lắm hả?. giới thiệu cho anh một bài đê..... cảm ơn em lời còm. Thân!

      Xóa
  15. Đọc bài viết của bạn tôi hiểu thêm các ca khúc về quê hương của bạn . và tôi cũng rất phản cảm với một số ca khúc nhạc trẻ. vừa đọc vừa hát, nhiều bài nội dung, âm điệu vô cùng chán không thể nghe hết bài . ...
    Cảm ơn bạn . chúc bạn những ngày cuối tuần vui vẻ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình biết nhiều bài hát của nhiều địa phương, song ko biết có phải vì xa qúa không, mình không biết nhựng bài "địa phương ca" ở xứ Lạng của bạn. Hôm nào giới thiệu mình nha! Chúc bạn luôn hạnh phúc và yên vui.

      Xóa
  16. Quê hương là con đò nhỏ...mẹ về nón lá nghiêng che...ghé thăm bạn...chúc bạn ngủ ngon nhé...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quê hương đó, nặng lòng lắm chớ
      Công ơn Cha tình Mẹ, nỡ nào quên
      Nợ núi sông, nghĩa Tổ Quốc phải đáp đền
      Mong nước Việt vươn lên vùng trời rộng.

      Xóa
  17. Sang thăm nhà,đọc bài viết thật sâu lắng những ca khúc vượt thời gian.
    "Quê hương nếu ai không nhớ
    Sẽ không lớn nổi thành người"
    Chúc ngày mới an lành nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dạ quê huơng mỗi người có một mà anh! Cảm ơn anh lần đầu tiên comment bài viết của em. Thân!

      Xóa
  18. Ngày mới sang thăm Bác, chúc Bác nhiều niềm vui và may mắn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Minh Châu nhiều! Chúc bạn luôn may mắn và hạnh phúc!

      Xóa
  19. Bài viết hay lắm Anh à... Anh nghe bài VỀ ĐỒNG NAI chưa ? chủ đề về quê hương bao giờ cũng ấn tượng và truyền cảm Anh nhỉ !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bài Về ĐỒNG NAI này anh biết chứ, bởi anh có một người bạn nữ rất thân là Thanh Hải (chủ tiệm tranh vải gần ngả ba Nhà máy cưa) hát bài này rất hay, vì trước đây cô ấy là diển viên đoàn ca múa Đồng Nai.

      Xóa
  20. Những bài hát anh nêu em đều đã nghe và rất thích ....giai điệu quê hương ngọt ngào..trữ tình.

    Em thì đang thích bài Hương Ngọc Lan :D

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, ở Hà Nội mà cũng biết "Quảng Nam yêu thuơng" ta?. Chắc trước đây có người yêu là dân Quảng Nam phải không?. Heee

      Xóa
  21. ...Và cũng do cách thể hiện của các ca sĩ hiện nay đã không thể hiện hết phần hồn của những ca khúc .
    Ý !Mà nhiều lúc HN cứ tưởng anh là nhà thơ Nguễn Nhật Ánh không chứ ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình cũng là em ruột của Nguyễn Nhật Ánh, nhưng ko làm thơ..... Heee!

      Xóa
  22. Có dịp, con cũng muốn được nghe chú hát nhạc quê hương chú nữa cơ! ;)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu có dịp nào gặp Camen chắc chú hát "Dáng đứng Bến Tre" quá, vì Camen ở miền Tây mà.....Heee

      Xóa
  23. Vậy tự mình sáng tác ca khúc " Tôi yêu quê tôi..." đi anh

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thôi sáng tác "Tôi yêu em" chắc hay hơn đó Thu Hà Nội. Heee!

      Xóa
  24. Em thấy ca khúc Quê hương tuổi thơ tôi viết về đất Quảng cũng khá hay mà anh! :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tam Anh nói đúng mình quên mất, bài hát "Quê huơng tuổi thơ tôi" nhạc của Từ Huy viết rất hay, bài hát này ca từ như thơ và giai điệu rất tuyệt:
      "Tôi yêu quê tôi, xanh xanh lũy tre.
      Quê hương tuổi thơ đi qua đời tôi.
      Đường làng quanh co, sông Thu êm đềm.
      Thả diều đá bóng nắng cháy giũa đồng."

      Xóa
  25. Ghé sang nhà bạn, thấy bạn là người gốc QN, có lẽ trước đây bạn có thân với cố nhạc sĩ T.H.? Tình thân.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uhm! Mình người Quảng Nam, mình trước đây quen biết nhiều nghệ sĩ ở Quảng Nam, nhưng đa phần sinh sống tại Sài Gòn. Nhạc sĩ TH (?) bạn viết tắt mình chưa rõ lắm. Mình có người bạn thân ngay từ ngày đầu vào Sài Gòn là cố nhà báo, nhà thơ: Nguyễn Trung Bình (Tác giả viết kịch bản "Mùa đu đủ xanh" của Trần Anh Hùng và cũng là "trợ lý đạo diễn cho bộ phim này, cậu ấy có bài thơ "Trà Kiệu" viết về Quảng Nam rất hay:
      "trơ nắng
      đồi gió thốc
      đứng nghe với đỉnh
      thời gian dầm dề khô cỏ
      dại thấy Cù Lao Chàm cô độc ngoài biển
      tình ai ra vào Cửa Đại
      sóng vỗ âm thanh đám rước
      bảy trăm năm rồi căng tai…"

      Xóa
    2. Quên, người tôi muốn nhắc đến là nhạc sĩ Từ Huy, trước làm ở báo Phụ Nữ TP HCM, ông bạn này tôi đã quen từ khoảng cuối thập niên 60.
      Tôi cũng có đọc mấy quyển sách viết về Quảng Nam của Lê Minh Quốc rất hay. Thân.

      Xóa
    3. Dạ nhạc sĩ Từ Huy viết về Quảng Nam có bài "Quê huơng tuổi thơ tôi" như em nói ở trên đó chị, ca khúc này rất hay. À còn Lê Minh Quốc cũng có nhiều tác Phẩm viết về văn hoá , phong tục của xứ Quảng tuyệt vời. Chúc chị ngày cuối tuần vui và hạnh phúc. Thân!

      Xóa
  26. Vậy bây giờ anh sáng tác đi, anh biết nhạc lí không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Heee! Mình chưa xóa được "mù nhạc" Thủy ơi! Mà nè sao Thủy cổng kín cao tường vậy, đến như mình mà Thủy nỡ lòng nào.....Hee. Thân!

      Xóa
  27. Có lẻ cảm xúc của thời kỳ đổi mới không được bằng thời kỳ chiến tranh nên những bài hát sau này không được sâu lắng cho lắm, cám ơn bạn đã ghé thăm chúc bạn luôn vui và hạnh phúc!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Có lẻ cảm xúc của thời kỳ đổi mới không được bằng thời kỳ chiến tranh nên những bài hát sau này không được sâu lắng cho lắm", có lẽ bạn nói điều này cũng đúng, sướng quá, nên con người chỉ biết huởng thụ mà quên đi việc sáng tác cũng như đầu tư cho công việc này. Thân!

      Xóa
  28. Ở Hà nội mọi người nghe dân ca các tỉnh nhiều lắm! Đâu có phân biệt đâu anh?

    Bữa trưa ngon miệng anh nha !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ở Hà Nội nghe nhiều loại dân ca, nhưng những bài hát "địa phương ca" đâu thể lấy làn điệu ấy làm bếp núc sáng tác được đâu em. Thân!

      Xóa
  29. Bài anh viết hay quá,
    Thật là khao khát yêu thương rạng rỡ, thật là thắm đượm tình quê…
    Mình cũng có nhìu tình cảm với Đất Quảng yêu thương, rất muốn tặng quê hương anh một tình khúc xinh tươi…
    Chúc anh cuối tuần thật nhìu niềm vui tràn đầy iu dấu nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn bạn nhiều điều bạn dành cho tôi và quê hương đất Quảng. Chúc ngày cuối tuần bạn thật nhiều niềm vui.

      Xóa
  30. Nghe nhạc ngày xưa để nhớ lại ngày xưa , nghe nhạc ngày nay phải tùy bài, cũng khá nhiều bài hay, K không phân biệt vùng miền nào cả..miền nào tỉnh nào cũng quê hương..có lẽ xứ Quảng chỉ thích nghe ít sáng tác..
    Trong hội DS có chị Ngọc Anh người Quảng Nam, chị hát những bài nhạc xưa rất hay và cũng nhớ rất nhiều bài, khi hát lên mới nhớ Ánh Nhật Nguyễn ạ..
    Chúc Ánh Nhật Nguyễn buổi trò chuyện vui nhé..

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thực ra đất Quảng là mảnh đất "Ngũ phụng tề phi" sản sinh ra nhiều nhân tài lắm chứ chị. Song người ta đã vào Sài Gòn và ra Hà Nội sinh sống phần nhiều như nhạc sĩ Trần Quế Sơn, Lã Văn Cường, Từ Huy, Phan Huỳnh Điểu v.v.v. Nói một cách công bằng rằng họ cũng có đóng góp nhiều cho quê hương đó chị. Thân! chúc chị một ngày cuối tuần vui.

      Xóa
  31. Chúc anh cuối tuần vui và hạnh phúc tràn đầy

    Trả lờiXóa
  32. Sao tội nghiệp chung cho xứ Quảng quê mình thế !Quảng Ngãi cũng chỉ mấy bài xưa lắm rồi: "Quảng Ngãi đất mẹ ngoan cường "của Trương Quang Lục vẫn là bài hát trong mọi nghi lễ buồn vui...của quê hương.
    Người ta cứ bảo là Bụt nhà không thiêng.Hay là đất lành chim không chịu đậu nhỉ?
    Chia sẻ cùng ANN!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uhm! Quảng nam và Quảng Ngãi tội nghiệp ghê Hồng Loan nhỉ. Nhưng bù lại Quảng Ngãi có nhiều nhà thơ viết về Quê hương Quảng Ngãi rất hay như thời trước Tế Hanh, bây giờ Thanh Thảo và Trần Cao Duyên..... Còn nhạc èo quá! Mình đồng ý với quan điểm của bạn!

      Xóa
  33. Chúc em cuối tuần thảnh thơi nhé

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn chị thật nhiều! Nhưng cuối tuần nay em không được thảnh thơi chứ ko giờ này em ở Đà Lạt rùi...Số là đêm qua em cùng nhóm bạn đi Đà Lạt để phát quà từ thiện 2 ngày. Vậy mà người ta đi còn em ở lại Sài Gòn đây. Tiếc ghê! Hẹn Dalat vào dịp khác! Chúc chị cuối tuần cũng thảnh thơi. Heee

      Xóa
  34. Lâu nay bận, Muội không đến thăm Sư Huynh, chúc Sư Huynh vô tư như Muội.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh cảm ơn Muội nhiều! Mong em cứ đẹp mãi như ngày nào và hồn nhiên như ngày ấy....

      Xóa
  35. những bài hát về quê hương lúc nào cũng thắm đượm tình quê và gây nhiều cảm xúc. quê của Nhật rất may mắn có nhiều bài hát hay. quê giáo chẳng có bài nào hay cả, vài bài hiếm hoi viết về PR thì giáo ko thích vì ko hợp...
    xin chúc mừng!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dạ! Quê huơng của chị Giáo ở đâu vậy?. Nói một cách công bằng rằng quê huơng ở Quảng Nam có nhiều bài hát "địa phương ca" hay hơn những vùng miền khác. Cảm ơn chị Giáo nhiều. Thân!

      Xóa
  36. "Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm - Rượu Hồng đào chưa nhấp đã say" lời ca này quá êm ái ngọt ngào anh ạ. Có vài lần đến Quảng Nam, em đều cảm nhận về lời ca này sao mà y như mảnh đất ấy vậy. Và Quảng Nam còn có nhiều bài cũng rất hay mà anh.

    Em từng có chút "ghen quê" khi thấy nhiều miền quê Việt đi vào thơ ca và âm nhạc rất tuyệt vời. Mà quê mình thì tìm mãi chẳng có lấy một bài hát "nghe đã thấm".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mảnh đất Quảng Nam nghèo khó và cằn cỗi, vậy mà khi đi vào văn, thơ , nhạc thật hay đó em! Còn câu hát: ""Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm - Rượu Hồng đào chưa nhấp đã say" , đó là câu hát không chỉ người dân Quảng và người ở mọi miền đều biết câu hát này đó Lộc Vừng. Quê của em ở nơi nào mà em "chẳng có lấy một bài hát "nghe đã thấm" vậy. Chúc em một ngày cuối tuần có ý nghĩa.

      Xóa
    2. Quê em ở Hải Dương, còn quê ngoại ở Thái Bình anh ạ. Thái Bình thì có nhiều bài hát hay, nhưng Hải Dương thì toàn bài theo kiểu cổ động thôi.

      Xóa
    3. Anh nhớ ko lầm là ở Thái Bình có "Bài ca năm tấn" còn Hải Dương chưa thấy bài hát nào nổi tiếng. Uhm! Những bài hát "cổ động" còn tệ hơn câu hiệu của quảng cáo nữa đó em. Chúc em ngày cuối tuần yên vui. Thân!

      Xóa
  37. Andi sáng tác nhạc cho xứ Quảng thân yêu đi , chị tin sẽ có nhiều người ủng hộ em đó ; cố lên em nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Heee! Chị Én cho em leo cây! Em đâu có biết hát, biết đàn, biết làm thơ gì được đâu! Em thật yêu xứ Quảng, nhưng thật sự là bất lực trước những gì mình muốn!. Thân chúc ngày chủ nhật chị vui và hạnh phúc, nhớ nấu món gì ngon ngon hôm nào "hú" em với chị Én nghe!

      Xóa
  38. Qua đọc bài viết thấy vui, hình như miền nào cũng có đặc sản bài hát riêng cho mình.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vùng nào cũng có bài hát viết về miền quê, nhưng Hà My biết ko có bài hát như quảng cáo vậy thôi nên ko đi vào lòng người được. Heee

      Xóa
  39. Cuối tuần rồi,em qua rủ anh đi ....nhậu nè :)))

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sướng ghê! Heee! Nhậu ở đâu vậy em? Em có uống được ko?. Hen gặp nhau ở Việt Nam nghe em!

      Xóa
  40. Đầy sự trăn trở như bài viết hay lắm.
    Chúc ánh ngày Chủ nhật thật thanh thản an vui.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Nhật Hạ đến thăm và để lại lời còm. Bài hát về quê hương hình như gần cạng rồi em ơi. Heee

      Xóa
  41. Em thấy Trần Quế Sơn có nhiều bài hay lắm, như bài "Yêu cái mặn mà" chẳng hạn..

    Trả lờiXóa
  42. Theo chân Hoa Tím L ghé thăm a,bài viết của A hay quá,Chúc A ngày mới an vui.

    Trả lờiXóa

BÀI ĐƯỢC NHIỀU ĐỘC GIẢ ĐỌC