15 tháng 7, 2013

Luận câu chuyện tình nổi tiếng trong Tiểu thuyết “NHỮNG CÂY CẦU Ở QUẬN MADISON”


“Những cây cầu ở Quận Madison” của tác giả Robert James Waller là cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất năm 1992.  Đó là câu chuyện về một người phụ nữ Ý có gia đình nhưng cô đơn sống ở Quận Madison bang Iowa vào những năm 1960. Bà đã dấn thân vào tình yêu với một nhiếp ảnh gia làm việc cho tạp chí National Geographic. Ông từ Bellingham, Washington đến Quận Madison để làm một cuốn sách ảnh về những câu cầu có mái che trong khu vực.  Cuốn tiểu thuyết được trình bày như một câu chuyện thật được tiểu thuyết hóa, nhưng thật ra là một tác phẩm hư cấu hoàn toàn.  Tuy nhiên, tác giả đã tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn rằng có những điểm rất giống nhau giữa ông và nhân vật chính.
Tiểu thuyết này là một trong những tác phẩm bán chạy nhất của thế kỉ 20, với 50 triệu bản được bán ra trên toàn thế giới.
Những cây cầu ở Quận Madison được dựng thành phim cùng tên vào năm 1995 theo kịch bản của Richard LaGravenese và do Clint Eastwood đạo diễn.  Hai ngôi sao điện ảnh Eastwood và Meryl Streep đóng vai chính.
Dưới đây là một vài ý kiến của tôi về câu chuyện tình nổi tiếng trong cuốn tiểu thuyết này
Các bạn có thể đọc tác phẩm tại đây:
Andi Nguyễn Ánh Nhật
HÔN NHÂN VÀ MỘT TÌNH YÊU LÃNG MẠN
Đầu tiên phải nói rằng đây là cuốn tiểu thuyết được viết bằng ngôn ngữ có nhiều sắc, mang đậm chất ngọt ngào và lãng mạn của câu chuyện tình muộn, một trong những mối tình “bất tử” của thế giới văn học lãng mạn phương Tây. Rồi sau đó năm 1995, cuốn tiểu thuyết này cũng sản sinh ra một “đứa con” kinh điển giữa văn học và điện ảnh như trước đó đã từng có : “Cuốn theo chiều gió” của Magaret Mitchell, “Đồi gió hú” của Emily Bronte, “Tiếng chim hót trong bụi mận gai” của Colleen McCullough, hay là một tác phẩm tiểu thuyết gây tranh cãi nhiều nhất gần đây như “Lolita” của Vladimir Nabokov..
Tiểu thuyết “Những cây cầu ở quận Madison” đã được nhiều nhà bình luận văn học trong nước cũng như ngoài nước "bình và luận" những luận điểm cho riêng mình. Nói chung đây là một tác phẩm được nhiều người đánh giá là một cuốn tiểu thuyết kinh điển của hiện thực lãng mạn. Câu chuyện đã mang lại cho mọi người nhiều giá trị tinh tuý về  tình yêu, về lẽ sống. Sồ còn lại, ở mức độ nào đó là các nhà đạo đức học hay triết gia đều có thái độ gay gắt trước loại nghệ thuật “có ma lực ngôn ngữ này” cho một tình yêu của Robert KincaidFrancesca. Riêng tôi nghĩ, chính sự “mâu thuẫn” và trái ngược này cũng là điều đã mang đến sự thành công của  nhà văn Rorber James Waller, bởi bằng ngòi bút của mình ông đã xây dựng được một hình tương đẹp đẽ bằng ngôn ngữ mang nhiều âm điệu làm xúc động lòng người ! Và khi ai đó đọc câu chuyện cũng bị cuốn hút, ma mị vì sự tài tình của Robert James Walles. Đó là ở chỗ ông biến sự “mù quáng của dục vọng” thành “đối tượng tâm tư ngẫu nhiên” và cuối cùng là “ý thức bản thân được thỏa mãn”.
Những chiếc cầu có mái che ở quận Madison.
Đây cũng là điểm đặc trưng chung của văn học lãng mạn nước ngoài, mà khi đọc, dù là người khó tính nhất cũng dần dà có thiện ý, thông cảm cho một tình yêu, rồi xóa dần nỗi hoài nghi về tình yêu bằng linh cảm, cũng như bằng điều đã đọc sau những trải nghiệm. Đọc câu chuyện tình yêu này như có, như không, có bắt đầu và có kết thúc là …..chia xa, một motip mà người ta thường thấy của một tình yêu đẹp và bất tử. Nhưng ở đây Robert James Waller sắc tưởng trong lối viết văn quá tài tình, ở đó thế giới tình yêu của Robert KincaidFrancesca được thu nhỏ đến một khoảng thời gian không thể ít hơn nữa cho một cuộc tình đẹp như mơ. Tôi cho rằng có khi người đọc lại suy xét với “ma trận” như thế nhiều khi đã xảy ra ngay trong cõi lòng mình, hoặc đã từng gặp đâu đây trên cõi nhân gian này !?.
Bởi thế, nên ngay ở tập đầu “Những cây cầu ở quận Madison” được trình làng là đã ……“hút hàng” và người ta đã bán được hơn 50 triệu bảng. Hơn nữa, điều người ta thường thấy ở những tác phẩm văn học hay điện ảnh ngay khi được bán ra là nổi tiếng, điều ấy tất nhiên người ta sẽ làm tiếp tập 2, 3.... Và nhà văn Robert James Waller cũng vậy, ông đã phải làm một điều không thể khác hơn là viết tiếp tập 2 (Xuất bản năm 2003) được mọi người trên thế giới hưởng ứng, được dịch ra 35 thứ tiếng.
Tóm lại trong tác phẩm “Những cây cầu ở quận Madison” nhà văn Robert James Waller đã đưa người đọc đến một “lý tưởng cao nhất” của tất cả những gì đã kết tinh từ cuộc sống, là sự ngọt ngào đầy lưu luyến của một khát vọng về sự đẹp đẽ trong tình yêu đến độ thật khó tả và không tên. Chính vì thế ở trang bìa 4 của cuốn sách được bán kỷ lục này viết “Nếu bạn là người đã từng trải qua một tình yêu đích thực trong đời, một tình yêu vì lý do nào đó không toại nguyện, bạn sẽ hiểu vì sao cuốn tiểu thuyết xinh xắn này đã làm cho người đọc khắp nơi trên thế giới xúc động đến thế, đến nỗi nó trở thành một hiện tượng xuất bản”.
Thế nhưng……!!??.

                 Những chiếc cầu có mái che ở quận Madison.
Một góc nhìn khác!
Câu chuyện tình của Francesca Robert Kincaid chúng ta bàn sau. Trước hết hãy nói về người chồng trên cả tuyệt vời Richard,  có một chi tiết là trước khi qua đời, khi Francesca đã ngồi bên ông trong bệnh viện ở Des Moines, Richard đã nói : “Francesca, anh biết em có những giấc mơ riêng. Anh rất tiếc đã không đem lại được cho em những giấc mơ ấy.”. Tôi nghĩ đây mới là giá trị nhân bản và nhân văn luôn song hành trong tình yêu mà con người đã luôn mơ màng về một thế giới "tình yêu tuyệt hảo", nó đâu đây và đang mời gọi không ngừng. Đọc lời tâm sự trên của Richard ta  mới thấy đây chính là khoảnh khắc cảm động nhất trong đời sống vợ chồng của RichardFrancesca. Thật đẹp cho một tình yêu vĩnh cửu, bởi trong quãng đời giữa Richard Francesca, ông không thể cầm nắm, sờ được vào điều "vĩnh cửu" ấy, mà chỉ có thể cảm nhận về một tình yêu bất diệt. Và điều đó đã có thật trên thế gian này. Tôi nói vậy không phải rằng cái thứ quý giá nhất chính là “cái không có được”“cái đã mất  đi” và cái đó mới gọi là vĩnh cửu
Còn tình yêu của Robert KincaidFrancesca? Nhà văn Robert James Walles viết : “Anh có một điều muốn nói, một điều duy nhất; anh sẽ không bao giờ nói lại lần nữa, với bất cứ ai, và anh yêu cầu em nhớ: Trong cái vũ trụ đầy nhập nhằng, thứ chắc chắn trong tay như thế này chỉ đến một lần duy nhất và không bao giờ có nữa, dù em có sống bao nhiêu cuộc đời.” .Vậy đó cũng là “dạng” tình yêu vĩnh cửu hay là còn gì khác!?. Tình yêu vĩnh cửu là như có, như không và không còn là gì .....!
Tôi không phải là nhà văn, tôi không có nét tương đồng trong tính cách như nhân vật Robert Kincaid, nhưng với con người lãng tử như ông quả là tôi rất thích: “Lang thang khắp thế giới kiếm tìm những câu chuyện và hình ảnh làm mê hoặc những kẻ thích phiêu lưu.”. Vả lại ông là người ít có: “Là một người lang bạt vô tư, một kẻ độc hành vô gia cư, ông du lịch từ nơi này đến nơi khác gặp gỡ những con người thú vị, mến mộ và yêu thương họ rồi ra đi mang theo mình những ký ức vui vẻ, những lời nói tử tế cùng những hình ảnh đẹp”.
Còn với Francesca (?), bà nghĩ gì khi tình yêu của người tình Robert Kincaid mang tới? “…Francesca không trả lời, bà tự hỏi về con người say sưa với màu sắc của bầu trời, người có làm thơ chút ít và viết tiểu thuyết chút ít. Người chơi đàn ghi-ta tài tử, người kiếm sống bằng chụp ảnh và mang dụng cụ nghề nghiệp nơi ba lô đeo lưng, đi khắp các nẻo đường. Người giống như gió. Lung lay như gió. Và có lẽ sẽ trở về với gió…”. Tình yêu của Francesca đơn giản vậy ư?
Tôi biết sự tao nhã luôn luôn thống trị tâm linh của con người, chính nhà “Tình yêu học” Ovidius Naso cũng từng bàn đến chuyện này trong tình yêu, đó là “thứ bùa mê” thường làm cho người phụ nữ nhanh chóng ngã vào lòng người đàn ông. Tôi nghĩ cái ma lực “tao nhã” của người nghệ sĩ Robert Kincaid chính đã làm cho sự tiếp xúc tâm lý của hai người trong cái nhìn đầu tiên trở nên tinh tế và phóng khoáng hơn nhiều. Và Francesca bị mê hoặc.
Bởi thế bức tranh và hình hài của Robert Kincaid trong tiểu thuyết, nếu ai đó hỏi có phải ông ấy là một con ong đi trong cõi lang thang tìm hoa, hay tìm tình yêu đích thực cho chính mình? Không biết và tôi cũng không bàn điều này. Tôi chỉ biết Robert Kincaid là một nghệ sĩ đích thực, là con ong thợ cần mẫn của các không gian siêu đẹp trên những chiếc cầu quận Madison. Còn qua câu chuyện tình của ông với Francesca, ngoài đời tôi thấy rất nhiều và rất nhiều những câu chuyện tình na ná như vậy, nó thường luôn có trong nhịp đập trái tim của những người nghệ sĩ lớn như  ông. Có khi chỉ một cái chạm ngõ vô tình của người nghệ sĩ là có thể đã làm cho một cô gái thổn thức, còn người khác lại tương tư với một cõi riêng dấu nhẹm....
Còn một khía cạnh nữa ta cũng phải nghĩ về trách nhiệm với tình yêu của Robert Kincaid!?. Ông là một người đàn ông lãng tử mà tao nhã, phóng đãng mà nhẹ nhàng, tôi nghĩ Robert Kincaid có đủ “bản lĩnh và khả năng” để thuyết phục Francesca cùng mình đi về Bellingham, Washington để hưởng thụ và sinh sống vì một tình yêu như họ đã có trong tay!?. Nhưng vì sao Robert Kincaid không làm điều này?. Với riêng tôi, anh ta là người đáng trách, tôi nghĩ phần lớn những người đọc tác phẩm này đã bị “ma lực ngôn ngữ” của nhà văn Robert James Walles đã tài tình phủ ngập một Robert Kincaid đầy cao thượng, thà một mình hy sinh, thà một mình cô đơn, và cuối cùng chết trong buồn tẻ, để rồi anh ta rũ bỏ những ràng buộc thuộc phạm vi đạo đức và trách nhiệm mà lẽ ra Robert Kincaid phải gánh vác và che chở cho tình yêu.!
Còn Francesca chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi “Chồng vắng nhà” ấy, bà đã bị Robert Kincaid thắp lên một ngọn lửa trong đêm tối của nông trại Francesca, một thứ ánh sáng như là tia chớp, rồi tắt đi mà về sau vẫn dai dẳng một hơi ấm nồng đến cả hơn mười mấy năm sau Francesca mới thổ lộ với mọi người. Đó chính là sự phản lộ của một  tình yêu mà Francesca đã có, lại mang tính sinh mệnh do số phận, do an bài. Nhưng không, tôi nghĩ đây hãy là điều sám hối trong tâm thức chính của Francesca thì hay hơn....
                       Những chiếc cầu có mái che ở quận Madison.
Có đáng tha thứ không?
Trong câu chuyện “Tình yêu tiểu thuyết” đây, nhân vật chính là Francesca. Người đàn bà ầy ra sao? Lẳng lơ hay lăng loàn!?. Có! Francesca đã có một tình yêu ngoài hôn nhân, điều mà đạo đức mãi mãi nói “không” với chuyện này. Thật ra có một điều tôi rất tiếc rằng nhà văn Robert James Walles đã không dùng lý trí của mình để chạm thẳng vào mặt đạo đức muôn thuở trong suy nghĩ của con người, mà dùng sự quyến rũ cảm tính của mình để tước đi đạo đức.
Ông quá tài tình diễn tả cuộc tình ngoài hôn nhân này thật lãng mạn, thuần khiết và làm say mê lòng người. Ông xây dựng cho bản năng của Francesca trỗi dậy và được giải phóng tự do. Vì thế Francesca quên đi rằng chính người chồng Richard Johnson mới là người thực sự mang bà ta đến với cuộc đời, đến với bến bờ của hạnh phúc “…Giúp cô thoát khỏi nghèo khó và tuyệt vọng để đạt được giấc mơ đến vùng đất hứa….”. Và chi tiết này nghĩ thật đáng trách cho một Francesca đã quên đi người chồng Richard Johnson hiền lành và tốt bụng.
Đúng hôn nhân cần sự lãng mạn, nhưng Francesca đã thiếu điều này khi sống với Richard ở nông trại. Và ở Mỹ tất nhiên thiếu luôn cả sợi mì ống phải to và ngon như ở trong những câu chuyện cổ tích của xứ sở hình chiếc ủng mà bà đã sinh và đã sống ở thì con gái?. Mọi thứ không phải là “tội” của người chồng Richard, sao bà lại chở trên mình một tình yêu riêng với Robert Kincaid đến …. “nặng trịch” vậy?. Há cũng từng có một thằng gù ở nhà thờ Đức Bà nhân danh tình yêu lại vác trên lưng mình một cây thánh giá quá lớn. Và có thể thêm nữa, đây Francesca !
                              Nàng Francesca trong phim!
Tôi lần nữa nói thêm chuyện tình của “Ro - Fran”là một câu chuyện tình đậm màu tiểu thuyết, điều đó rất dể lôi cuốn được người đọc cùng với giọng văn của Robert James Waiies như ma mị. Song cũng bởi điều đó mà ta quên hỏi lại chính mình là đã “bỏ quên” một nhân vật khác đáng thương không kém trong chuyện tình ngang trái của họ đó là người chồng ít được nói đến?. Tôi biết tác giả đã thật khôn khéo cho tình yêu mạnh hơn tất cả, Francesca hoàn toàn có thể bỏ gia đình để theo tiếng gọi của con tim, song ông đã “không cho” họ tiếp tục mối quan hệ này, rồi "Của Ceasar trả lại cho Ceasar" để cho người đọc nhẹ nhỏm ….
Nhưng còn chúng ta? Chúng ta cũng phải nghĩ, chính tình yêu vụng trộm này, người tổn thương nhiều nhất vẫn là những người bị phản bội như Richard và điều ấy đã làm tổn hại niềm tin vào tình yêu và cuộc sống hôm nay. Như mới đây ngôi sao màn bạc Kristen Stewart và đạo diễn  Rupert Sanders đã đẩy người vợ của mình là Liberty Ross đến chỗ là một người phụ nữ đáng thương. Họ là cái gì? Là hằng đêm Kristen Stewart có thể đọc hàng trăm tin nhắn như Robert Kincaid đã viết cho Francesca: “Trong trí tưởng tượng của anh, trong những buổi sáng mờ sương hoặc những buổi chiều mặt trời trồi lên khỏi mặt nước phía tây bắc, anh cố nghĩ xem em đang ở đâu trong cuộc sống của em, em đang làm gì lúc anh nghĩ đến em. Chắc hẳn mọi sự đều bình dị – em ra vườn, ngồi trên xích đu ở hiên trước, đứng bên bồn rửa trong bếp. Nó phải là như thế.”

Thật là kinh tởm! Không phải tôi đứng một góc độ nào đó mà cho rằng người đàn ông ngoại tình dể tha thứ hơn phụ nữ. Nhưng nhiều khi đọc một câu chuyện tình tiểu thuyết hay, chúng ta lại thường dể dàng “đồng thuận”, “thông cảm”, “nhẹ nhõm”, “xót xa”, bởi Francesca đã giằng xé trái tim mình để quay lại khi nhìn thấy gia đình và nhiều thứ khác còn thiêng liêng hơn cả tình yêu cho dù sức mạnh của tình yêu có thể là tất cả. Như thế có nghĩa chúng ta đã quên đi rằng, xưa nay vẫn có chuyện rất nhiều nữ tu sĩ vì tình yêu, vì không hạnh phúc mà họ phải chọn cách “kiên cường” trong cửa nghiệp để bù đắp những thất bại của họ trong tình yêu. Họ đã ở trong cõi đạo, trong chùa hay trong hang núi đầy nước mắt để tìm hạnh phúc khi tình yêu thất bại.
Còn Francesca đã thất bại trong hôn nhân và tình yêu với Richard, tôi không khuyên chị ta hãy chọn theo cách ấy, nhưng tôi nghĩ Francesca vẫn có nhiều sự lựa chọn! Do vậy dù có biện hộ rằng gần cả một đời Francesca ở vùng nông thôn buồn hẻo với một Richard cục mịch hay thứ này thứ khác mà ta mở vòng tay thông cảm cho bà.
Vậy Francesca là một người phụ nữ đáng thương hay đáng trách khi bà đã đến “thiên đường’ miền cực lạc, rồi là “sự chuộc lỗi” quay về? Là đàn ông, hơn nữa là là người Á Đông,  cá nhân tôi, tôi sẽ nói một vạn lần không. Tha thứ ư? Là một điều quá dễ, thế còn những ám ảnh của điều phản bội kia, làm thế nào để xóa? Nếu là Richard Johnson thì làm thế nào có thể hàng ngày nhìn Francesca của mình như chưa từng gặp Robert Kincaid? Làm thế nào để vượt qua cơn ghen, lòng tự ái? Và làm thế nào để tự tha thứ cho hai con người ấy? Rồi bản thân người phản bội Francesca muốn được tha thứ  chăng, hay là mừng vui vì từ nay mình không còn phải nói, phải giải thích với người yêu Robert Kincaid “Richard không bao giờ hiểu được đâu, anh ấy không suy tính theo cách suy nghĩ của mình. Anh ấy không thể thấy được điều huyền ảo cũng như niềm đam mê và tất cả những điều mà chúng ta đã nói chuyện với nhau cũng như đã sống qua…”, và khi sự thật được phơi bày, chắc “cặp đôi” này họ sẽ không còn phải im lặng và dồn nén như trước nữa hay sao!?.
                 “Robert Kincaid và Francesca” trong phim
Tóm lại câu chuyện của tiểu thuyết mà chúng ta đã đọc, Francesca nhân danh tình yêu, để biện hộ cho một tình yêu ngoài hôn nhân. Điều đó có đâu khác gì trước đây ở Á Đông đã có rất nhiều cuộc ngoại tình huyền thoại như Phan Kim Liên xuất hiện trong tiểu thuyết “Thủy Hử”  của tác giả Thi Nại Am và ngay cả câu chuyện “phóng tác” khác trong Kim Bình Mai cũng rất giống v.v.v. Tôi đồng ý rằng tình yêu trong hôn nhân rất cần sự lãng mạn, bởi đó là thứ gia vị tinh tế cho tình yêu nồng nàn, nhất là cuộc sống cứ mỗi ngày xô bồ và mệt mỏi.
Câu chuyện tình trong tiểu thuyết của Robert James Waller là ở ……Phương Tây. Nhưng thực tế 10 năm trở lại đây, chính tại mảnh đất “kiểu Mỹ” sản sinh cuốn tiểu thuyết này, người ta đã bắt đầu coi trọng chữ trinh, học cách sống chung thủy và có trách nhiệm với tình yêu. Đã qua thời quan niệm thoáng về tình yêu như “Robert Kincaid và Francesca” và cả về tình dục. Họ biết sống để thấy thú vị về quan hệ mới mẻ của bạn bè và nhiều điều lý thú khác để giúp cho tình yêu của họ được thăng hoa và thiêng liêng. Cuốn tiểu thuyết “Những cây cầu ở quận Madison” là một tiểu thuyết đáng đọc và đáng trân trọng để đọc, để giải trí trong đời sống hàng ngày như cây cần có ánh sáng mặt trời vậy!
Tóm lại câu chuyện tình lãng mạn và cảm động này là sự nhào nặn của những nhà viết tiểu thuyết tài ba như Robert James Waller, và chúng ta cũng nên có một cuốn trong “Tủ sách gia đình” 
Andi Nguyễn Ánh Nhật

60 nhận xét :

  1. Một tuần mới nhiều niềm vui và mọi điều tốt đẹp anh nhé

    Trả lờiXóa
  2. CHú hết chợ lại chuyển sang cầu..hehe

    Trả lờiXóa
  3. Bài viết dài và cập nhật đầy đủ thông tin thể hiện sự hiểu biết rộng rãi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn cô giáo dạy văn cấp 3 khen anh! Chúc cô giáo luôn vui và hạnh phúc!. Thân!

      Xóa
  4. Chị đã đọc truyện này và trong tủ sách của chị cũng có mặt nó,chị thông cảm cho Francesca và tội nghiệp cho Richard.Nhưng chị rất thích câu nói của Robert " trong Vũ trụ đầy nhập nhằng,thứ nắm được chắc chắn trong tay như thế này chỉ đến một lần duy nhất và không bao giờ đến nữa,dù em có sống bao nhiêu cuộc đời"
    Với chị,có lẽ ông ta nói đúng,có những cái không bao giờ quay trở lại,đủ để cho người muốn nắm bắt nó không bao giờ quên,nhiều khi điều ấy rất mơ hồ.bài viết của em rất sâu sắc.
    Chúc em tuần mới có nhiều điều tốt đẹp.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chị nói vần đề này: "có những cái không bao giờ quay trở lại, đủ để cho người muốn nắm bắt nó không bao giờ quên,nhiều khi điều ấy rất mơ hồ". Em thấy đúng. Nhưng trong câu chuyện tình yêu này em ko chấp nhận. Xem phim có thể bỏ qua , nhưng xem truyện các chi tiết như lần đầu tiên cuộc gặp của 2 người. Francesca như bị hút Robert Kincaid vì nhục dục... và nhiều điều khác nữa. Dẫu sao tiểu thuyết vẫn là tiểu thuyết song em có vài điều của riêng mình như vậy. Chúc chị có một tuần lễ vui ở xứ sở Đông Âu. Thân!

      Xóa
  5. Một bài viết hay , những chiếc cầu thật đẹp, và tình yêu lãng mạn. Tuần mới nhiều niềm vui Bạn nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn lão thật nhiều. Tuần mới vui với những gì còn sót lại trong 0f Đất Tổ vừa rồi nghe Lão. Thân!

      Xóa
  6. Bài viết của em rất hay cứ như em là chuyên gia tư vấn về hôn nhân gia đình vậy.
    Theo chị ,dù ở thời đại nào thì sự chung thủy trong hôn nhân mới là điều để mọi người ngưỡng mộ và khâm phục em à.Chỉ nên lãng mạn với bạn đời của mình thì gia đình mới thật sự êm âm và có hạnh phúc.
    Chúc em tuần mới luôn vui nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Với một người đầy trải nghiệm như chi, em bao giờ cũng đồng ý quan điểm của chị: "Dù ở thời đại nào thì sự chung thủy trong hôn nhân mới là điều để mọi người ngưỡng mộ và khâm phục em à.Chỉ nên lãng mạn với bạn đời của mình thì gia đình mới thật sự êm âm và có hạnh phúc."
      Chắc không dư, không thiếu chữ nào đâu chị Én ơi!. Heee! Cảm ơn chị thật nhiều.

      Xóa
  7. Hay quá - và vô cùng thiếu sót vì Thụy chưa có , cuối tuần này chắc Thụy sẽ lặn lội đi tìm quá ...:(

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình thấy ở hiệu sách nào cũng có bán đó Mỹ Thụy. Sách viết ngôn ngữ hay thật đấy. Với cốt truyện của cuốn sách, mình đồng ý với một "tình yêu bất tử", Nhưng với một mối tình bắt ngồn từ "tâm tư ngẫu nhiên", rồi ..."bất tử" như vậy ở một người phụ nữ khi "chống vắng nhà" như thế mình chẳng thấy hay tí nào. Mỹ Thùy cố gắng mua để đọc mà có dịp so sánh ngôn ngữ điện ảnh và ngôn ngữ văn học khác nhau như thế nào?. Tác phẩm này ở Điện ảnh trong sáng sáng hơn. Còn ở văn học dù là bậc thầy của ngôn ngữ nhưng tác giả viết về Francesca, chúng ta có cảm tưởng bà ta khát dục hơn là khát tình. Chúc Mỹ Thụy có được cuốn sách ấy!

      Xóa
  8. tình yêu đích thực, vượt trên tất cả mọi phán xét!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tình yêu đích thực, Robert Kincaid vượt tất cả để ....chạy đó chị Giáo! Heee! Chúc chị một ngày mới có nhiều điều mới lạ và thú vị. Thân!

      Xóa
  9. LA vui vì có anh sang thăm nhà. LA vì bận nên hồi âm cho anh trể, LA mong anh thông cảm anh nhé! LA nay đến thăm anh và chúc anh luôn vui khỏe và đêm thật an lành bên anh, nhé anh!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn đến thăm và để lại lời còm. Cảm ơn bạn nhiều. Chúc bạn luôn vui khỏe.

      Xóa
  10. Phim này em đã xem cách đây đã lâu, phim hay, đẹp, cảm động, có lẽ đã lấy khá nhiều nước mắt của nhiều cô gái thích những tiểu thuyết lãng mạng. Tiếc là mới đây em đã đọc mất rồi, bởi vì, ngôn từ của nhà văn thì khỏi phải nói, nhưng truyện có những đoạn nói lên sự dễ dãi đến vô lý của người phụ nữ mà em khg thể đồng cảm được cho dù nhân danh bất cứ điều gì. Francessca, một phụ nữ xuất thân từ một vùng nông thôn, rồi làm vợ của một người chồng hiền lành tốt bụng, sanh hai đứa con, sống cuộc sống đơn giản bình yên và có thể nói là hạnh phúc nếu biết bằng lòng với những gì mình có. Cho dù ngấm ngầm bên trong là một con tim
    nổi loạn, cũng thật khó mà cảm thông với một người phụ nữ khi chồng vắng nhà có mấy ngày mà đã đi theo một người đàn ông xa lạ, để rồi mới gặp chỉ một thời gian ngắn mà " chị nhìn chiếc quần jeans xắn lên, chật căng quanh bắp đùi khi anh quỳ gối....Lúc anh ngồi xổm chỉnh lại dụng cụ, chị thấy đã từ lúc nào, lần đầu tiên khi ngắm nhìn người khác, giữa hai chân chị ẩm ướt..."
    Thật may mắn, cô ta đã biết dừng lại, không đi theo gã nhiếp ảnh lang thang kia, giữa cái chắc chắn là chồng, con, gia đình, và cái không chắc chắn là một cuộc sống rày đây mai đó không ổn định với một gã lảng tử thì rõ ràng bất cứ người phụ nữ nào đừng mù quáng quá cũng sẽ biết chọn cái nào...Còn gã lãng tử kia, trên bước đường giang hồ, gã đã gặp đã quan hệ và đã cao chạy xa bay biết bao lần!!! Tác giả mặc dù đã gắn lên từ "hy sinh" của gã lãng tử khi âm thầm chịu đựng sự cô đơn để giữ gìn hạnh phúc bình yên cho người mình yêu, rồi người đàn bà kia dù nhung nhớ nhưng cũng "sống để dạ chết mang theo" cũng chẳng thể nào thoát khỏi hai từ " khốn nạn"...
    Trên đời này, đáng kinh tởm nhất là sự phản bội dù sự phản bội ấy nhân danh cái gọi là tình yêu!
    Mạn phép đôi lời chen vào "bình loạn", lẽ dĩ nhiên đây cũng chỉ là ý kiến của riêng em.
    Xin cám ơn anh đã có một đề tài rất hay!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Phong Lan đã đến và để lại lời comment! Như bạn đã nói về tác phẩm này đã: “lấy khá nhiều nước mắt của nhiều cô gái thích những tiểu thuyết lãng mạng.”. Nhưng khi đọc lời còm của bạn, tôi tin rằng dù bạn xem phim hay đọc tiểu thuyết, câu chuyện này không lấy bạn một giọt nước mắt nào, thậm chí là giọt …nước mắt cá Sấu. Heee! Tôi nghĩ bạn là người cảm thụ văn học rất tốt, bởi bạn đưa ra những nhận định và tình huống của câu chuyện tình tôi thấy rất hợp lý và đúng đắn về cái sai của người phản bội. Trong thực tế, chẳng ai chủ động tìm kiếm các mối quan hệ ngoài luồng cả, nhưng với đàn ông người ta dễ dàng thông cảm hơn bởi “bản năng giống đực”.
      Bạn thật đúng, nhớ rất kỷ tác phẩm và đưa ra quan niệm của mình: “cũng thật khó mà cảm thông với một người phụ nữ khi chồng vắng nhà có mấy ngày mà đã đi theo một người đàn ông xa lạ, để rồi mới gặp chỉ một thời gian ngắn mà " chị nhìn chiếc quần jeans xắn lên, chật căng quanh bắp đùi khi anh quỳ gối....Lúc anh ngồi xổm chỉnh lại dụng cụ, chị thấy đã từ lúc nào, lần đầu tiên khi ngắm nhìn người khác, giữa hai chân chị ẩm ướt...". Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn quan điểm này bởi thông thường tình yêu chân chính bắt đầu từ tình bạn, tình anh em, tình đồng nghiệp vvv. Dần dần sự thân mật tăng lên và chuyển sang một giai đoạn tình cảm khác mà người trong cuộc nhận biết từ những “thông điệp trao nhau” chứ không hề nghĩ đến sự bắt đầu đầy nhục dục như thế!?
      Trong cuộc sống không ít trường hợp tôi đã thấy chồng đi cặp bồ với Ô Sin, vợ thì với tài xế kém chồng về mọi mặt. Tất nhiên, trong trường hợp các ông chủ giàu có phản bội thì nhân tình của họ thường trẻ trung hơn vợ nhưng chưa chắc đã giỏi giang, khéo léo bằng vợ hoặc vợ với một gã nhân tình cả ngày hôi dầu mỡ, lại kém chồng cả "chuyện ấy" nũa.... Vì vậy, có phải người phản bội không nhất thiết là vì một người khác trẻ trung, hấp dẫn hơn. Tôi nghĩ có lẽ nó liên quan nhiều đến tâm lý ham của lạ, muốn "đổi gió" chăng?.
      Trong câu chuyện “Những cây cầu ở Quận MEDISON”, chúng ta thấy Francesca đã ngoại tình chỉ trong một thời gian rất ngắn khi chồng vắng nhà. Tôi không quan trong thời gian ngắn hay dài, hay mức độ. Vậy khi gia đình yên ấm trở lại, một dấu hiệu khả nghi có loại trừ “nghi kết tái phạm”?
      Tóm lại, “Ngoại tình” hay “Phản bội” đều như nhau, đều cùng một phạm trù. Ý kiến trên của tôi cũng là một trong những quan niệm một chiều, cá nhân về những người ngoại tình và sự phản bội. Nhưng thực tế cho thấy hầu hết các mối quan hệ ngoài luồng bắt đầu từ nhu cầu kết nối về cảm xúc với một người khác ngoài vợ, ngoài chồng. Và khi bắt đầu, người trong cuộc cũng không nghĩ đến việc đẩy mối quan hệ đi xa hơn. Và tôi cũng là một “con người bình thuờng” nhận thấy cái cảm giác thân mật về tình cảm lại thường dẫn đến ham muốn gần gũi về thể xác. Bạn có đồng ý với tôi như vậy không?
      Chúc bạn một ngày mới yên vui và hạnh phúc!. Thân!

      Xóa
    2. Thụy không biết nói gì nữa ... bởi cả hai - Lan Phong và anh Nguyễn Ánh Nhật đều có lý khi nêu chính kiến của mình - và đều diễn tả nó thật hấp dẫn ...
      Có điều cuộc sống vốn nhiều mặt, nhiều sắc thái và bất cứ chuyện gì cũng có thể xãy ra . Trong cuộc sống " Chỉ có thay đổi mới chính là điều không bao giờ thay đổi ! " ...

      Và chúng ta, mỗi người chọn một cách suy nghĩ, một cách sống, một cách chấp nhận nó khác nhau ... Thụy cũng thế . Cho nên - mới có trao đổi. Và nhờ cuộc trao đổi này của 2 bạn, Thụy được mở mang đầu óc mình thêm chút nữa vì thấy ai cũng có lý cả ...

      Xin chân thành cảm ơn !


      Hì hì ...


      Xóa
    3. Hê hê, anh Ánh Nhật tự mâu thuẫn với mình rồi đấy nhé, em thấy một mặt thì anh kịch liệt phản đối chuyện phụ nữ ngoại tình, mặt khác thì anh tự cho phép mình “ Và tôi cũng là một “con người bình thuờng” nhận thấy cái cảm giác thân mật về tình cảm lại thường dẫn đến ham muốn gần gũi về thể xác.” Phải chăng vì là đàn ông miền Trung nên tính cách gia trưởng “ trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng” vẫn còn trong suy nghĩ của anh? Theo em thì trai gái gì cũng đều bình đẳng nhau trong việc mưu cầu hạnh phúc cho bản thân mình anh ạ, vẫn đề là phải đối xử nhau sao cho Fair play, vì khi lừa dối “đối tác” nghĩa là ta đã thiếu đi lòng tự trọng rồi. Khi tình yêu đã cạn, sao không rõ ràng minh bạch để rồi đàng hoàng ra đi? Em chỉ nêu lên quan niệm thế thôi chứ vấn đề này quá nhạy cảm và cũng tùy thuộc vào từng hoàn cảnh nữa, ai dám nói trước nếu gặp một gã lãng tử quá điệu nghệ như thế thì mình sẽ ra sao, phụ nữ vốn là phái yếu mà...Cám ơn anh vì bài luận rất hay, chúc anh có nhiều cảm hứng viết hay hơn nữa, vui nhiều trong thế giới của mình anh nhé! Em vẫn thường xuyên dõi đọc những bài viết của anh mặc dù ít khi vào viết cảm nhận, riêng tiểu thuyết này em mới được tặng nên không thể nào làm ngơ được.

      Xóa
    4. “Nếu bạn là người đã từng trải qua một tình yêu đích thực trong đời, một tình yêu vì lý do nào đó không toại nguyện, bạn sẽ hiểu ..." :)

      Xóa
    5. Heee! Bạn núa đúng đó, nếu vậy chỉ một mình tui hiểu, chứ người khác đâu có thể hiểu hoặc giả nếu hiểu thì chẳng có thể giúp ích được điều gì đâu! Phải ko nào?. Heee!

      Xóa
  11. Bài viết của em rất hay, rất sâu sắc em à! cứ như em là một bình luận viên thực thụ vậy. em trai năm bờ one
    Theo chị ,dù ở bất kỳ thời đại nào thì điều mà người ta ngưỡng mộ nhất chính là sự chung thủy trong hôn nhhân. Cái lãng mạn trong tình yêu là rất cần thiết, là một vấn đề tế nhị, dễ thương khi ta đặt nó vào đúng vị trí.
    Ngày mới luôn vui và lãn mạn em nha! ctím chúc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em đưa 2 tay nhất trí với chị: "Cái lãng mạn trong tình yêu là rất cần thiết, là một vấn đề tế nhị, dễ thương khi ta đặt nó vào đúng vị trí.", nếu ko nó sẽ ...lãng xẹt, phải ko chị?. Một ngày mới có nhiều niềm vui nghe chị. Con trai của chị vừa rồi làm bài thi tốt ko chị?. Cho em gởi lời thăm cháu! Thân!

      Xóa
    2. Đồng ý với em! Í quên đồng ý như thế nào hè?

      Xóa
  12. Chúc anh tuần mới với những dự định và thành công mới.

    Trả lờiXóa
  13. Theo dấu chân Giáo làng ù té sang thăm gia chủ, đọc bài viết cảm nhận người viết là nhà phê bình văn học, có lẽ những người thích Blog đều thích viết, thích văn thơ. HM cũng bon chen comment vì HM cũng từng đọc tác phẩm này và thích nó bởi những lời văn của mượt mà và dễ nghe của nhà văn. Về đúng -sai HM không dám đánh giá bởi mỗi con người có một trái tim và có lý lẽ riêng cho hành vi của họ và họ đều chịu trách nhiệm về hậu quả của nó. Có lẽ, hoàn cảnh "sinh tình" ở "Những cây cầu ở Quận Madison" hoàn toàn không thể chấp nhận ở nền văn hoá Á Đông...
    Còn trong đời sống thường, một người phụ nữ có trái tim lãng mạn biết rung động trước vẻ đẹp của ánh hoàng hôn hay trước một vẻ hài hước.... có lẽ cũng khó tránh khỏi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đây chỉ là "bình loạn" một khía cạnh của một tác phẩm, nhưng "hoan hô" khi chị nói: "Về đúng -sai HM không dám đánh giá bởi mỗi con người có một trái tim và có lý lẽ riêng cho hành vi của họ và họ đều chịu trách nhiệm về hậu quả của nó.". Và cái chân lý của chị sao em nghe ...sướng quá: "Còn trong đời sống thường, một người phụ nữ có trái tim lãng mạn biết rung động trước vẻ đẹp của ánh hoàng hôn hay trước một vẻ hài hước.... có lẽ cũng khó tránh khỏi.". Và hãy nên chỉ vậy mà thôi...

      Xóa
  14. Em đi Nga hay học ĐH tiếng Nga ở VN vậy? Lần sau đừng gặp anh bạn Nga đó nhé, gặp chị nói chuyện với chị bằng tiếng Việt mình thích hơn mà, hi hi
    Chúc chiều thứ 3 an lành (~_~)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em học tại ĐH ngoại Ngữ Đà Nẵng. Dạ em nhớ lần sau konhg6 gặp người bạn Nga đó, mà gặp chị để nói tiếng Việt về nước Nga. Heee

      Xóa
  15. Trong tình yêu, vốn công thức đúng chỉ có hai người...ai xen vào làm kẻ thứ 3 thì rõ ràng là không biết đếm.
    Nhưng, với riêng con, người ta cần nợ để gắn bó nhau, cần không chỉ tình mà còn nghĩa để chung sống trong đời sống hôn nhân...còn tình yêu, như tia lửa điện 2 cực nguồn...nếu tia lửa kia trùng khớp với người bạn đời thì không xãy ra chuyện phản bội. Còn bằng ngược lại, nghĩa với một người, nhưng cảm xúc thì với một người khác mà lý trí lúc đó lại không khống chế nỗi tình cảm thì--->ngoại tình. Cảm xúc của con người là thứ khó hiểu nhất trên thế gian này...
    Người chồng hiền lành đáng thương, người lãng tử đa và si tình đều yêu chung lại một người đàn bà. Vậy thì thật ra không có một tình yêu nào là vĩnh cửu mà chỉ có những thứ thuộc về tình yêu mới lại vĩnh cửu mà thôi. :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vấn đề camen nói : "người ta cần nợ để gắn bó nhau, cần không chỉ tình mà còn nghĩa để chung sống trong đời sống hôn nhân...còn tình yêu, như tia lửa điện 2 cực nguồn...nếu tia lửa kia trùng khớp với người bạn đời thì không xãy ra chuyện phản bội" là chuyện ngày xửa ngày xưa "cha mẹ đặt đâu con ngồi đó", nhưng người ta rất hạnh phúc. vậy mà bây giờ ai cũng hiểu biết và bàn luận nhiều về vấn đề này mà ...Ly dị rầm rầm!. heee

      Xóa
  16. Những cây cầu gỗ đã gần như xập xệ dưới ống kính của anh bỗng rực lên dưới nắng như định mệnh xới tung 1 cuộc đời tưởng như bình lặng đến nhàm chán,cũ mòn ,buồn tẻ để đốt lên những khát khao ,cháy bỏng ! Những khát cháy rất thành thực, mê đắm và vội vã!
    “Trong cái vũ trụ đầy nhặp nhằng, thứ chắc chắn trong tay như thế này chỉ đến một lần duy nhất và không bao giờ có nữa, dù bạn có sống bao nhiêu cuộc đời…” Phải chăng thông điệp là như thế

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uhm! cũng tại vì anh: Những cây cầu gỗ đã gần như xập xệ dưới ống kính của anh bỗng rực lên dưới nắng như định mệnh xới tung 1 cuộc đời" nên mới bị ném đá đó. Còn cái thông diệp em dẫn ra chân lý quá em nhỉ. Chúc em hạnh phúc!

      Xóa
  17. Ờ tiểu thuyết hay vậy !
    em không có xem tiểu thuyết giờ xem bài của anh em lại muốn có một Robert Kincaid để em làm nàng Francesca.he he hiii!! (chăm xạo bà cố luôn )
    chúc anh bửa trưa ngon miệng nhe!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh ko xạo bà cố nè, anh muốn mình là Robert Kincaid nhưng chẳng thấy nàng Francesca ở đâu hết em ơi!

      Xóa
  18. Bài bình của anh tương đối trọn vẹn khi xoay quanh thông điệp về tình yêu và hạnh phúc gia đình của cuốn tiểu thuyết này. Em cũng đã đọc comment của anh và bạn Lan Phong ở trên. Mỗi người đều có những kiến giải riêng cho vấn đề đặt ra. Em không bàn thêm nữa, vì thấy đều đúng.

    Nếu như phần đầu của entry, anh dành thêm một số dòng nữa để tóm tắt cho trọn vẹn nội dung cơ bản của tác phẩm, thì chắc rằng có những bạn chưa đọc truyện cũng có thể hiểu rõ hơn những bình luận của anh.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thực ra anh cũng chẳng binh hay luận gì cả. mà cái chính anh muốn đến nói đến một thông diệp về tình yêu ở lĩnh vực đạo đức con người thôi. Anh và Phong Lan hay them một hay nhiều người nữa thì ý kiến có thể không giống nhau. Tình yêu đều do mỗi người một cảm nhận, bởi thế trên trái đất này có mấy tỷ người mà mình yêu thì chỉ có một. Phải ko em?. Thân

      Xóa
  19. Ôi anh em cứ như là một chuyên gia nghiên cứu ấy. TỪ hình ảnh đến bài viết rất chi tiết- sâu sắc- kín kẽ. Ko chê vào đâu đc.

    Luôn vui anh nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh là nhà ..."ngâm cứu" chứ Rất Giống Tình yêu?. Anh cảm ơn lời khen của em!. Thân

      Xóa
  20. Đây là lần thứ 2 tôi bước qua nhà bạn. Và lần này thì rất muốn chia sẻ cùng bạn trong tác phẩm kinh điển này.

    Rất đáng khen bạn có một bài viết khá dài và nêu những nhận định của mình khi đánh giá một tác phẩm văn học mà theo như bạn cho biết " bạn không phải là nhà văn". Một chính kiến dù đúng, dù sai nó đều có giá trị nhất định nào đó. Mà ở đây có lẽ giá trị nhất là bạn thẳng thắn nói lên suy nghĩ của mình. Với tôi như vậy là đáng hoan nghênh. Riêng về tác phẩm này thì tôi khác bạn hoàn toàn và tôi cũng xin nói thẳng là tôi không tranh luận. Tôi cũng như bạn, chỉ nói những điều nhận thấy trong tác phẩm này thôi!

    Khi đọc Những chiếc cầu ở quận Madison tôi rất thông cảm với hoàn cảnh của Francesca hơn bất kỳ điều gì có thể. Tôi thấy cô ta biết cách yêu, biết cách gìn giữ và khiến nó tồn tại. Thật xa xỉ khi nói điều này với một ai đó chưa hiểu hết về tình yêu và có một cái nhìn khắt khe, đạo đức hay định kiến gì đó với một phụ nữ, với một cuộc tình ngoài hôn nhân. Tôi chẳng bất ngờ với bất kỳ một ai phê phán hoặc lên án cuộc tình "Ro - Fran". Nhưng sẽ rất thú vị nếu ai đó hiểu được cách yêu của họ. Francesca là một bi kịch trong hôn nhân, mặc dù nhà văn Robert James Waller đã diễn tả rất nhẹ nhàng. Nàng có một người chồng tốt, có những đứa con và một gia đình thật đầm ấm. Và điều đã xảy ra để cho thấy đó là một bi kịch và nó chỉ có 4 ngày để giải đáp rồi từ đó về sau mãi mãi yên lặng.

    Vâng! Cái tôi muốn nói đó là những người phụ nữ, không riêng gì Francesca kia đâu. Họ thật đáng thương và khổ hạnh với nội tâm của mình. Họ khước từ tất cả mọi đặc ân của cá nhân để bảo vệ hạnh phúc gia đình của mình. Chỉ như vậy họ mới được gắn cái nhãn mác mang tên "chung thủy". Trong mọi cử chỉ, hành động và kể cả nụ cười đều phải bắt buộc có sự vui vẻ. Nhưng mấy ai hiểu rằng đó có phải nụ cười thật, niềm vui thật sự hay chỉ là cuộc gượng ép đã được gắn chặt vào từ khi bước vào thế giới của gia đình? Thế giới của sự ràng buộc muôn đời của tư duy đạo đức mà mọi sắc màu phải là sự vẹn toàn của thủy chung. Nó là một sự chấp nhận và không thể kháng cự thì đúng hơn.

    Có vẻ như mọi người đã trách Francesca quá dễ dàng với Robert Kincaid thì phải. Và điều ai ai cũng không muốn xảy ra mà nó lại xảy ra đó là việc họ từng ân ái với nhau. Cũng đúng thôi! Vì nếu là đứng trên nền tảng đạo đức thì chuyện đó thật đáng trách. Nhưng nếu đó là một thứ tình yêu theo như kiểu " trong một vũ trụ hàm hồ, loại xác tín như thế này chỉ đến với em một lần, không bao giờ có lại, cho dù ta có trải qua bao nhiêu cuộc đời đi nữa" thì nó khác nhau lắm. Bởi đây là một thứ không dễ gì có được. Không phải ai cũng có tình yêu đâu, đừng vội vàng chủ quan như thế.

    Trả lờiXóa
  21. Thật sự theo tôi nghĩ cái nhục dục mà hai người họ dành cho nhau nó chẳng có gì mới mẻ cả, và chẳng có gì đáng để xoáy vô đó mà nhìn, mà phán xét. Nó cũng giống như một món ăn thuần túy không hơn không kém. Nhưng hai người họ ăn là một thứ "đặc sản" để về sau phải nhớ mãi và lưu luyến cái hương vị đó. Bạn cứ thử tưởng tượng một lần nào đó trong đời bạn ăn một món ăn nào đó mà bạn mãi mãi sau này không bao giờ tìm lại được cái mùi vị, và cảm giác đó nữa. Lúc đó bạn sẽ thấy nó đáng nhớ biết nhường nào. Họ đến với nhau cũng đơn giản như vậy. Bởi vì cái mùi vị kia đang lan tỏa ra, nó là một thứ bắt buộc để nhận biết và để kích thích. Phần còn lại chỉ là sự thưởng thức. Nhưng cái khốn nạn nhất chính là sự dai dẳng về sau kìa. Thật sự thì Francesca không hẳn đã đam mê nhục dục như người ta nói. Tôi nghĩ đó là sự giải phóng cảm xúc thì đúng hơn. Chỉ vỏn vẹn có 4 ngày rồi từ đó trở về lặng lẽ. Về lại với gia đình với trách nhiệm của người vợ và người mẹ của những đứa con. Điều đó chứng minh khi bà đã chọn lựa rằng không thể ra đi cùng Robert . Bà nghĩ nhiều về điều đó vì sự ra đi của bà sẽ ảnh hưởng rất lớn với chồng bà cùng các con. Như vậy có thể nói bà ta là người thiếu trách nhiệm. Tại sao chúng ta cứ xoáy vô và bắt buộc sự thủy chung của một người nữ mà lại khá dễ dãi với một người đàn ông? Thật không công bằng khi mang tình yêu ra để lí giải thế này hoặc thế kia mới đúng. Tình yêu của Francesca càng không phải là thứ tình cảm ném qua cửa sổ. Hơn ai hết Robert đã thấu hiểu được điều đó và chọn lựa cho mình sự cô đơn của bản thân, sự khát khao của nỗi nhớ mà không thể thổ lộ cùng ai từ đó cho đến cuối đời. Họ hãnh diện về điều đó, về một chuyện mà không dễ ai cũng có thể được. Lãng mạn là đó, tình yêu là đó vì họ đã biết cách giương cánh buồm con thuyền tình của mình ra khơi như thế nào. Cách họ hỏa thiêu để rắc tro xương của mình lên chiếc cầu ở Madison là cũng chứng minh cho việc hai con người có thể hòa quyện với nhau thành một, nơi của hoa lá và thiên nhiên cùng hoan thưởng.

    Tôi viết nhiều quá rồi thì phải? Thôi vậy! Xin dừng lại ở đây và cũng xin nói lại một lần cuối rằng: Hãy hiểu phụ nữ thật kỹ trước khi phán xét họ một điều gì đó.

    Tks bạn về entry này!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lời đầu tiên tôi cảm ơn bạn thật nhiều, bởi bạn không chỉ comment 1 lần mà những …2 lần. Tôi biết bạn mới vào Blog của tôi đọc có 2 lần (như bạn nói) điều ấy đã làm cho tôi thật cảm kích và yêu quý bạn nhiều hơn. Và tôi đây cũng có một vài lần vào nhà của bạn đọc những bài thơ bạn viết như: “Đêm trôi qua chỗ ta ngồi”, “Dành riêng cho người”, “và tháng năm trở lại” v.v.v hoặc bài sưu tầm rất có giá trị như: “Muốn Có Tác Phẩm Lớn Việt Nam Nên Vứt Thơ đi” của Nguyễn Hoàng Đức
      Bạn ạ! Những điều mình viết ở trên cũng là một khía cạnh chủ quan của mình với nhân vật của tác phẩm. Thực ra mình muốn nói đến một thông điệp trong tình yêu với cuộc sống hiện tại đó là gì?.
      Trước hết đây là một tác phẩm của thế giới lãng mạn phương Tây, nên ít nhiều cũng không phù hợp với người Á Đông. Mặc dù tác phẩm rất hay, nhưng khi đọc chúng ta ai cũng có ít nhiều những suy nghĩ trái chiều, nhưng tình yêu đẹp quá, họ lại tha thứ cho Francesca.
      Với tôi, câu chuyện này chỉ để giải trí mà thôi, chứ mình là người Á Đông, nên có những suy nghĩ bảo thủ của mình, nhiều khi entry này nhiều người không thích và không đồng tình với mình, họ không muốn lên án Francesca. Bởi theo họ trong quan hệ hôn nhân bình đẳng thì cả 2 đều là sở hữu của nhau bình đẳng. Nhưng mình ko nghĩ vậy, mà mình đặt ra câu hỏi: “Tại sao phụ nữ là sở hữu của đàn ông mà đàn ông không phải là sở hữu của phụ nữ?”. Mình nói vậy ko có nghĩa là đàn ông được phép…ngoại tình. Chúng ta cứ nghĩ chuẩn mực xã hội như một cái khung thì ai đó nghĩ quá chật hẹp và muốn thay đổi kịp với đời sống thì cái khung đó họ cần phóng thích. Điều này tôi nghĩ tùy, muốn gì cũng được, muốn như Francesca cũng chẳng sao. Những hãy nghĩ, hãy nhìn những tấm gương ng¬ười chinh phụ ngày xưa, họ rất “kiên cuờng” trông đợi ng¬ời chồng mòn mỏi đi chiến trận. Mong chồng mang ấn phong hầu trở về để rạng danh dòng họ nhưng điều đó như vô vọng. Ngư¬ời chinh phụ cô độc trong sự mỏi mòn. Niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi đã giày vò nàng. Bi kịch của họ chính là nỗi cô đơn. Điều đặc biệt nhất là họ tôn trọng truyền thống về mặt tình dục của người Á Đông vốn rất bảo thủ. Còn ngày nay bạn biết không truyền thống này đang bị phá vỡ bởi một cuộc cách mạng tình dục âm thầm đang xảy ra mà họ bất chấp sự thiệt thòi luôn thộc về mình. Francesca ngoại tình - ai có lỗi? Richard chăng? Vậy đàn ông lại bị cho là nguyên nhân chính của mọi sự rạn nứt hạnh phúc, vì Francesca bị thua thiệt, tại vì cô ta cô đơn mới thế. Đó là sự bất công! Vợ chồng như vậy sao đi hết cuộc đời này được. Tôi nghĩ khi yêu, cần chấp nhận những xấu - tốt của nhau. khi thấy lòng chao đảo, sao không dành một phút bình yên, nghĩ lại những ưu điểm của nhau thay vì đào sâu khuyết điểm, bởi vậy tôi nghĩ “cái thắng” của Francesca đã đi quá đà!
      Cũng được đi, nhưng phải “lửa gần rơm lâu ngày nên bén” thì có vẻ hợp lý bạn nhỉ, ai dè mới gặp nhau đã “xáp lá cà” liền….Heee
      Thôi mình dừng nơi đây, không đi quá xa, lần nữa mình cảm ơn lời còm theo nhận định cho bài viết của bạn thật là tận tâm. Mình chúc bạn luôn hạnh phúc và sức khỏe. Thân!

      Xóa
    2. Theo tôi thì bạn NAN chưa nắm bắt được tư tưởng chính của bộ phim rồi. Bạn viết: "Vậy đàn ông lại bị cho là nguyên nhân chính của mọi sự rạn nứt hạnh phúc, vì Francesca bị thua thiệt, tại vì cô ta cô đơn mới thế. Đó là sự bất công! Vợ chồng như vậy sao đi hết cuộc đời này được. Tôi nghĩ khi yêu, cần chấp nhận những xấu - tốt của nhau. khi thấy lòng chao đảo, sao không dành một phút bình yên, nghĩ lại những ưu điểm của nhau thay vì đào sâu khuyết điểm, bởi vậy tôi nghĩ “cái thắng” của Francesca đã đi quá đà!", như vậy tôi thấy chả ăn nhập vào đâu. Bộ phim không nói về bi kịch gia đình, nên chả ai có lỗi gì ở đây cả. Bộ phim nhấn mạnh rằng trong đời một người, chỉ có một lần có được tình yêu đích thực mà thôi. Bộ phim ca ngợi một tình yêu đẹp đẽ, chứ không phải là "kinh tởm" như bạn nói. Francesca và Robert đã biết cách nắm bắt lấy tình yêu của mình trong 4 ngày bên nhau, và biết cách giữ cho tình yêu ấy mãi trường tồn bằng sự cách xa, chôn kín tình yêu ấy trong lòng cho đến cuối đời.

      Xóa
    3. Chào bạn, qua lời bạn đã nói cho tôi biết là bạn đã đọc tác phẩm này rất kỷ. Nhưng khi bạn trích lời nói của tôi ra và bảo chả ăn nhập gì đâu!. Tôi tin rằng bạn vội, bởi trong bài viết cũng như lời còm của tôi ở đây chưa bao giờ tôi đánh giá "tư tưởng" của tác phẩm này mà tất cả với tôi chỉ là một góc nhìn về một mối tình mà thôi
      Theo bạn nói: "Bộ phim không nói về bi kịch gia đình, nên chả ai có lỗi gì ở đây cả", tôi cũng chẵng nghĩ như bạn vậy bao giờ. Vợ đi ngoại tình sao ko gọi là bi kịch được, thế còn đây là cái gì!?.Nhưng nếu vậy thì tác phẩm này quá bình thuờng có khác gì xem báo Công an Thành phố còn có những mẫu chuyện hay hơn?
      Còn vấn đề: "trong đời một người, chỉ có một lần có được tình yêu đích thực mà thôi", tôi ko tranh luận vấn đề này với bạn, bởi bạn nói tương đối đúng. Nhưng thật ra phải hiểu đích thực là gì? Một từ mà ai cũng có thể nói "Tình yêu đích thực" nhưng có khi người nói lẫn người nghe chả có ai hiểu đuợc điều gì. Tôi nghĩ "đích thực" phải qua nhiều trải nghiệm mới có ....đích thực, chứ không thể yêu 4 ngày rồi làm tình, làm "mưa gió" thì gọi là "đích thực" được.
      Tôi có thể nói như bạn : "Bộ phim ca ngợi một tình yêu đẹp đẽ". Vâng như bạn nói!. Nhưng khi nói tình yêu này đẹp đẽ thì có vẻ bình thuờng quá như bao câu chuyện tình trong tiểu thuyết ba xu. Theo tôi câu chuyện tình này gọi là lý tưởng là đúng hơn. Vì sao tôi gọi là lý tưởng? Đó là cách nói của tôi cho "xứng tầm" với tiểu thuyết, chứ thực ra khái niệm "Lý tưởng" cũng quá chung chung trong tình yêu, lý tưởng còn phải tùy hoàn cảnh, tùy vào từng người mà có thể ai đó mới cho đó là "tình yêu lý tưởng".
      Tóm lại bạn nói tình yêu đẹp đẽ, còn tôi nói tình yêu lý tưởng vậy gộp chung lại nhé: Đó là tình yêu mà ai khi "bình loạn" cũng tưởng là có lý. Hee!
      Còn theo bạn nói: "Francesca và Robert đã biết cách nắm bắt lấy tình yêu của mình trong 4 ngày bên nhau, và biết cách giữ cho tình yêu ấy mãi trường tồn bằng sự cách xa, chôn kín tình yêu ấy trong lòng cho đến cuối đời." và bạn không chịu công nhận điều "kinh tởm" của tôi?. Đó là ý kiến tôi và ý kiến bạn, đó mới chỉ có 2 ý kiến, còn biết bao ý kiến nữa, phải ko nào? Như có người nói với tôi, chỉ có 4 ngày yêu Francesca như chỉ mới " đeo đá vào chân cho nó chạm đất, chạm đến cái "lý tưởng", cái tình yêu "đẹp đẽ" của mình mà thôi. Heee! Chúc bạn ngày cuối tuần vui.

      Xóa
  22. Tình yêu và sự chung thủy nếu có thể đi đôi thì vẹn toàn bạn nhỉ, chỉ tiếc là con người ta lại quá tham lam, đôi khi đứng núi này trông núi nọ mà quên đi sự tồn tại của thủy chung... Ghé thăm anh bạn! :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Suy nghĩ của bạn trong đời thuờng này có nhan nhãn đó bạn, vì đồng tiền, vì mọi thứ mà họ cứ cho là nguyện nhân chính đáng để đánh mất đi sự chung thủy trong tình yêu đó bạn. Cảm ơn lời còm của bạn. Thân!

      Xóa
  23. Tôi vốn dĩ chẳng quan tâm tới chuyện thế mà qua bài viết của bạn khiến tôi tò mò muốn hiểu câu chuyên trong cuốn tiểu thuyết“NHỮNG CÂY CẦU Ở QUẬN MADISON” thông qua những bình xét của bạn tôi cũng đã hiểu được cốt truyện, và hiểu được phần nào quan điểm , về chuyện tình cảm của bạn. rất khách quan công bằng. chuyện tình yêu muôn đời vẫn là chủ đề sáng tác của các nhà thơ văn bạn nhỉ.
    Cũng không có gì lạ . ví cuộc sống mỗi con người mà thiếu tình yêu thì , thật vô nghĩa. chỉ đáng ghét những kẻ coi tình yêu như một trò đùa , một trò giải trí . Mà xã hội hiện đại bây giờ hẳn không thiếu

    Mến chúc bạn ngày thứ 7 tràn ngậy yêu thương , hạnh phúc

    Trả lờiXóa
  24. Mình đồng ý một khía cạnh bạn nhận xét về tình yêu. Tình yêu có lý lẽ riêng của trái tim phải ko bạn? Bạn nòi đúng : "thật vô nghĩa. chỉ đáng ghét những kẻ coi tình yêu như một trò đùa , một trò giải trí . Mà xã hội hiện đại bây giờ hẳn không thiếu". Vâng đầy rẩy đó bạn.
    Cuốn sách này viết bằng ngôn ngữ rất hay đó bạn, cố gắng đọc hoặc xem phim sẽ nhẹ nhàng hơn. Thân!

    Trả lờiXóa
  25. AI đã từng có được một tình yêu thật sự , chắc chắn mới hiểu được sự tuyệt vời của tình yêu phải không bạn. Ghé thăm bạn chúc tối ấm áp đông đầy yêu thương bạn nhé .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng, mình đồng ý như bạn nói nhưng ko có tình yêu lý tưởng, phải ko bạn? Sự tuyệt với của tình yêu là điều ai cũng khao khát. Thân! Chúc bạn có một buổi tối thật vui.

      Xóa
  26. Có một lần đi dạo, thầy giáo người Đức của mình thổ lộ ông thất bại trong hôn nhân bởi vì ông không giúp cho vợ sống được cái cảm giác mãnh liệt trong đam mê ballet, và họ chia tay....quay ngược lại, sống ở phương Tây 1 thời gian lâu, mình không thông cảm cho Richard được, câu nói cuối "em có những ước mơ riêng..." mình cho rằng đó là lời sám hối và cũng là sự thất bại trong đời sống hôn nhân của Richard...
    Đối với nhân vật F. cái cảm giác cô đơn trong chính ngôi nhà của mình...thì khi gặp được Robert, anh cảm nhận được cảm xúc, bắt nhịp được tâm hồn, hiểu được sự khát khao, sự cô đơn của F...thì làm sao F ko rung cảm. Sự đồng điệu đôi khi chỉ là khoảnh khắc nhưng mang dư âm cả cuộc đời...huống chi là 4 ngày. F vẫn chọn cách sống vì chồng, vì con, vẫn tôn trọng Ri ...thì ty đó có gì để lên án.
    Còn bạn cho răng Robert bỏ chạy...mình cho rằng khi hiểu được bản năng làm mẹ, quan niệm xã hội ko cho phép F đi với mình...chính vì hiểu như vậy nên anh ko làm khó dễ thêm F, anh ra đi vì tình yêu của mình, vì sự tôn trọng người anh yêu, vì sự đồng cảm với ng anh yêu...Mình cho rằng ty như vậy là đã đi đến tận cùng, vượt lên trên tất cả những tầm thường xác thịt...thì có gì sai hả bạn?
    Quả thực khi đọc truyện, những miêu tả về bản năng tình dục, những cảm giác của người phụ nữ trước đam mê nhục dục, truyện mang lại cảm giác khó chấp nhận cho ty của F...và cái tội ngoại tình của cô hơn là khi coi phim....Và quả thiệt các bạn tây của mình đều cho rằng nó bình thường. và ty là như thế..còn người việt chúng ta...(nhất là cánh đàn ông...như bạn nói Ri có tội tình gì, F lăn loàn...)...thì đúng là vì cái nhìn trên 2 phương diện văn hóa khác nhau. F vẫn thừa nhận với các con cô phạm tội ngoại tình...và cái phạm tội này nó ko thuộc bản chất lăn loàn, mà nó là tình yêu muộn màng.... nên theo quan niệm của mình, mình cảm thông, hiểu và ko quy kết cô ấy

    Trả lờiXóa
  27. Bình loạn cũng nhiều kinh, nhưng câu trả lời vẫn là : không ai đúng & chẳng ai sai cả. Tủy theo quan niệm sống của mỗi người và phong tục tập quán của xã hội . Cuốn sách này bán rất chạy ở Mỹ một thời gian, & người Mỹ cũng rất tò mò , suy luận, lên án, thông cảm, chê bai .... và cuối cùng vẫn để cho bạn đọc tự suy nghĩ dựa theo quan điểm sống của mình. Cuốn sách này đã bị lãng quên ở Mỹ, & tui nghĩ khi dịch lại thì có lẽ lời văn sẽ không sát với ý tác giả lắm - đây cũng là tranh cãi lớn. Anyway, bài viết gây hay , gây tranh cãi nhiều, thì cũng đáng bỏ thời giân để đọc.

    Ngủ ngon hén mọi người, anh Nhật, tìm anh không thấy trên fb là xô hử , he he

    Trả lờiXóa
  28. Người đàn ông Á Đông chính hiệu!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nên chắc sẽ không có chuyện tình yêu sét đánh hay xáp lá cà với Andi đâu nhỉ?

      Xóa

BÀI ĐƯỢC NHIỀU ĐỘC GIẢ ĐỌC