3 tháng 9, 2013

Tản mạn cafe TAM KỲ xưa và nay! (Kỳ 1)


Thành phố Tam Kỳ là “anh em” của thành phố Đà Nẵng, là “con” của đất Quảng Nam yêu thương và đã “ra riêng” sau khi tách tỉnh Quảng Nam – Đà nẵng cũ (1997). Dẫu vậy cho đến nay đã 16 năm rồi, nhưng Tam Kỳ vẫn còn nhiều hoài vọng giống một số thành phố khác ở miền Trung như Huế, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Phú Yên v.v.v Còn trong cuộc sống, món giải trí của người dân ở những thành phố này hầu như bỏ ngõ, một bức tranh không đa sắc, đa diện như những thành phố lớn Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh….. Bởi vậy ngoài “ăn nhậu”.... là chính, còn uống café là thú tiêu khiển được nhiều người dân nơi đây hưởng ứng. Nơi Café trở thành một thú tao nhã của nhiều người dân Tam Kỳ, từ cụ già đến em nhỏ (đến đó cùng bố mẹ uống …sữa!), là nơi hẹn gặp lý tưởng để trò chuyện…   
Cafe QUÊ HƯƠNG (Tam kỳ)
Quán café ở Tam Kỳ có từ bao giờ? Ai là người mở quán đầu tiên? Hay đối tượng của quán cafe thủa xưa thường dành cho loại khách nào? Những thắc mắc ấy tôi có đem đi hỏi một vị cao niên, nhưng chỉ nhận lại được “một phần” các câu hỏi về những quán Café nơi đây ngày ấy. Và vị này có nói với tôi rằng, trước đây do thời bạo loạn chiến tranh, đa phần ít có ai ra ngoài ngồi ở quán xá café cà pháo, nhưng mảnh đất này từ năm 1954 đã có quán café “Đợi” ở gần đầu cầu Tam Kỳ rất nổi tiếng. Và với những người sành điệu và am hiểu về Café ở mảnh đất Tam Kỳ thời ấy thì cũng đều biết về quán này. 
Chủ quán "Cafe Đợi" là một người đàn ông lúc ấy tuổi đã trung niên người miền Bắc, năm 1954 di cư vào Nam, và đặc biệt ông ta là người rất..... khó tính. Bởi như khi một thực khách vào uống ly Café rồi đi một cách vội vàng , đến khi tính tiền, tức khắc sẽ được nhận một lời nói rất... "nhẹ nhàng" của ông: “Ly café này tôi không lấy tiền, mời các bác uống thôi!”
Với mọi người, thưởng thức hương vị cafe đều có cảm nhận khác nhau theo từng người, từng cung bậc của nốt nhạc thăng trầm của quán mà cái "thú ngồi cafe" được trổi dậy, nhưng riêng ở quán café Đợi thực khách còn có sự "trợ giúp tận tình" của chủ nhân trong cách uống và thưởng thức.
Thời buổi “chạy giặc” ấy, ở quán “Đợi” nghe người ta kể lại rằng, ai đó muốn uống một ly café “hỏa tốc”, ông chủ quán ngoài sự không bao giờ hài lòng mà còn đôi khi ông ta không muốn bán (!?). Với ông, thực khách uống café ở quán này trước hết là phải ….."đợi!?". Theo ông uống cafe phải là một thú tao nhã và thanh cao, phải ngắm, nghe và ….đợi từng giọt café nhỏ giọt xuống chiếc ly thủy tinh từng giọt một.
Tuy vậy quán café Đợi thời ấy trang bị trong quán cũng chỉ là những chiếc bàn ghế gỗ đơn sơ, nhưng chiếc máy nghe nhạc tại quán mới đúng là “thứ thiệt”. Vào trong quán ai cũng thấy chiếc kim Vinyl cứ quay rẹt rẹt suốt cả ngày hết đĩa than này cho đến đĩa than khác nhả ra những âm thanh chuẩn mực các bài hát phản đối chiến tranh của những ban nhạc nổi tiếng như Beatles với GIVE PEACE A CHANCE (Hãy cho hoà bình một cơ hội) của John Lennon, I AIN”T MARCHING ANYMORE (Tôi sẽ không tiếp tục ở lại trong quân ngũ nữa) của Phil Ochs, hay MASTERS OF WAR (Những kẻ khi mào chiến tranh) của Bob Dylan. Còn với nhạc Việt, thực khách thường được thưởng thức một thứ âm thanh nghe rõ mồn một, có khi là tiếng thét bởi tất cả vì chiến tranh, mà khi ta nghe lần nào lòng cũng xúc động trào dâng. 
Thời kỳ đầu của quán, với nhạc Việt người chủ thường hay mở tiếng hát của ca sĩ Thanh Thúy như ru hồn người nghe vào cõi mê đắm, mơ hồ. Giọng của cô ca sỹ này lúc nào cũng mang một tâm trạng đau buồn thương nhớ. Tiếng hát Thanh Thuý càng u sầu, não nùng, bi cảm, trong âm điệu ngọt ngào, du dương chất chứa nỗi đắng cay... làm sao thực khách không khỏi xúc động, tái tê trong những lần ghé café ở quán Đợi?. Về sau những năm đầu của thập niên 70 người ta nghe từ quán Đợi phát ra giọng hát khàn khàn run run của Khánh Ly với những bài hát phản chiến : “Cho một người nằm xuống”, “Ngày dài trên quê hương” hay “Tình ca của người mất trí” của Trịnh Công Sơn.
Ngồi café ở quán “Đợi” trong thời chiến nhưng hãy cứ tưởng tượng có nhiều người ngồi hớp từng ngụm café, nghe một khúc nhạc rồi cũng phải ngâm nga, ngẫm nghĩ cuộc chiến đang diễn ra muôn nơi với biết bao đau thương, chết chóc và con người đang chiến đấu vì ai, vì cái gì và cho đến bao giờ là kết thúc!?. Hay trong đầu mọi người chỉ nghĩ với một điều đơn giản mọi thứ hôm nay rồi sẽ khác hôm qua, ta “tự thưởng” cho mình một ly café, điều đó cũng nên lắm khi cuộc sống của con người lúc ấy đã trở nên quá nhạt nhẽo và chán phèo. 
Có lẽ cái thú uống café như ở quán Đợi – Tam kỳ xưa kia thì chẳng có nơi nào để sánh !. Rồi lâu ngày chuyện ai đó thưởng thức một ly café ở quán này như đã thành thói quen. Cafe “Đợi” đã thành một giai thoại, đó là đã “thử lòng” kiên nhẫn không biết bao thực khách đến quán, như có phải “bản chất sống” của con người Quảng Nam xưa nay !  
Người ta thường nói cái gì thích rồi là sẽ rất dễ yêu, thực khách đến café Đợi cũng vậy, khi đã trót mê nhạc, mê ly café, do vậy nên nhiều người khi trở về lại nhà bị ám ảnh và muốn hướng đến quán lại ngày hôm sau như một tín đồ nghiện cầu nguyện. Tất cả đều là “bí quyết” trong kinh doanh, như cách pha chế là một trong những "tuyệt chiêu" để mang lại thành công hơn mong chờ của chủ quán. Một ly café luôn mang lại một hương vị đậm đà thơm ngon mà không một nơi đâu có, và quán cafe “Đợi” người ta cho là số 1 ở Tam Kỳ thời ấy.
Cafe hẻm TAM KỲ (Ảnh Dũng TK)
Một người Tam Kỳ khác nay tuổi đã lớn tuổi kể cho tôi nghe thêm về café Tam Kỳ trước năm 1975. Thủa ấy, ở mảnh đất này còn có một quán café nữa, như bây giờ người ta thường gọi là “quán vip”. Đó là một quán cafe trong ngôi nhà khang trang, có cửa kính rộng lớn, có máy lạnh và bàn ghế sang trọng, quán ấy mang tên “Tây Nguyên” nằm đối diện Nhà thờ Tin Lành – Tam Kỳ. Quán này khi xưa người ta không dùng từ “vip” như bây giờ mà thường gọi là quán “sĩ quan”, bởi thưc khách đa phần là những công chức, những sỹ quan chế độ cũ hàng ngày sánh vai cùng “bồ nhí” và các cô gái hạng sang. Có một điều đặc biệt nữa là ở quán này thời ấy thực khách đến uống Café được ngồi trên những chiếc bàn ghế thật sang và được nghe nhạc từ chiếc máy Akai của chủ quán được cho là “rất dữ”, trị giá bằng như cả gia tài của người bình thường thời buổi chiến tranh. Đó là thứ “đồ chơi” Akai hiệu Teac của Mỹ, một loại máy nghe nhạc dành cho giới thượng lưu mà nghe nói ở vùng miền Trung khi ấy cũng chỉ có ở một vài ba quán.   
Thật là xa xỉ!. Không có quán café nào như quán “Tây Nguyên” Tam Kỳ thời ấy, thực khách đến uống cafe là được nghe một thứ âm thanh như có dàn nhạc và ca sỹ hát ngay trước mặt, thật trung thực và mộc mạc như không có xử lý, như không cần gọt giũa, và dùng kỹ xảo của kỹ thuật thu âm. Akai là thứ thiệt, là bậc nhất thời ấy, kiêu kỳ, "hoành tráng" và rất dễ yêu, mọi người ai cũng có thể gọi tên thật là đơn giản ..."E- Ke”.
Những thực khách ngày xưa hay tới quán cafe “Tây Nguyên” kể lại rằng, ngoài những tay đến quán là do ghiền café "có hạng", rồi còn có những người mê tiếng nhạc phát ta từ chiếc máy Akai (Có thể ai đó trong thời đại Digital này mà cho rằng máy Akai là …. "đồ thờ cúng”, thì chắc gì đầu đọc CD chất lượng cao thời nay lại có thể mang lại cho người nghe những dòng nhạc Jazz, Blues, cổ điển, folk, classic rock thứ âm thanh đặc biệt như Akai thuở ấy). 
Và khi đi tìm tư liệu để viết về cafe nơi đây, tôi còn nghe có người nói thêm quán “Tây Nguyên” còn  một loại khách nữa, đó là những thanh niên con nhà giàu “chán đời, trốn lính”, nhưng cũng chẳng sợ chi ai, có khi họ lại ăn mặc "nửa người, nửa ngợm" thường hay lui tới quán để uống café và nghe nhac Janis Joplin, Carlos Santana, Joan Baez hay Jimi Hendrix đang cổ súy cho phong trào Hippy đang bùng phát ở miền Nam Việt Nam. (CÒN TIẾP)  
Andi Nguyễn Ánh Nhật
Một vài hình ảnh TAM KỲ xưa
 Chợ Tam Kỳ trước năm 1975 

Bền xe TAM KỲ sau giải phóng 1975

Nhà thờ Cao đài TAM KỲ năm 1954

Khu Lý Tín thuộc Tam Kỳ trước đây



17 nhận xét :

  1. Hẹn em khi nào có dịp thì về uống cafe nhé. Nghe Quảng cáo rất hấp dẫn.

    Trả lờiXóa
  2. Mặc dù thổ địa ở đây nhưng lại mù tịt về cái thành phố của mình anh ạ. Em thì ấn tượng với Tam Kì bởi hai món: Gà tam Kì và Mít hong Tam Kì.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em đã đọc com của anh bên nhà nhưng rất tiếc là thay đổi chỗ ở tí nên không trả lời com được.Xin lỗi anh nha!

      Xóa
  3. em thích Ca viết dạng này hơn là dạng bình thơ.Đọc cứ y như anh đi trước, giới thiệu từng cái hay, nét riêng của từng vùng , mọi thứ như ở trước mắt.
    Cà phê hình như cũng...có gu hơn. Nói thiệt, em thích uống cà phê, nhưng ngon hay dở ...không phân biệt được ( trừ khi quá ngon hoặc quá dở )
    Seo mừ úp cái hình mà cười gì đau khổ dzữ dzậy Ca ?!

    Trả lờiXóa
  4. ghé thăm và giao lưu cùng bạn N.A.N. rất vui đc biết thêm 1 thông tin quý do bạn đem lại...rất may mắn là tôi đc sinh ra trong thời gian đc tận mắt thấy chiếc máy cup hát đĩa,rồi dàn akai..tôi ở ĐALẠT VÀO NHỮNG NĂM 73_ ĐẾN 75,cũng từng cup cua ngồi đồng ở quán cà fe VĂN trên đường PHAN BỘI CHÂU,cũng là 1 quán vang bóng 1 thời với gou cà phê có hạng và âm thanh của dòng nhạc TRỊNH,NGÔ THỤY MIÊN,LÊ UYÊN PHƯƠNG vô cùng quyến rũ gả trai vừa mới lớn,cảm ơn bạn.chúc tối về an vui.

    Trả lờiXóa
  5. Chị chỉ ở quê mình gần 4 năm thôi nên không biết hết quê hương
    Nghe em kể thích lắm, ước gì có dịp đi về thăm cho biết

    Trả lờiXóa
  6. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  7. Bài em viết về điểm hẹn của quê hương ta thật lôi cuốn, ctím cũng muốn một lần được đặt chân lên mãnh đất quê mình, muốn được cùng em nhâm nhi ly cafe ở quán "Đợi" cái tên nghe qua đã hấp dẫn ctím rồi...
    Đêm an lành về bên en nè! ctím chúc.

    Trả lờiXóa
  8. Chúc anh cafe tối thật mát mẻ và lãng mạn nhé! :))

    Trả lờiXóa
  9. Tôi chẳng biết tam kỳ ở đâu bạn ạ . qua bài này nghe bạn tả những quán cà phê sưa và nay , thật hấp dẫn, cũng mong có một lần được đặt chân tới Tam Kỳ, nhâm nhi cùng ai đó cốc cà phê . nghe bản nhạc yêu thích.
    Sang thăm mên chúc bạn ngày mới tốt lành.

    Trả lờiXóa
  10. Ngày mới sang uống cafe với anh nè
    Vui nhiều anh nhé

    Trả lờiXóa
  11. Anh viết hấp dẫn thật, như một người rất yêu quê hương mình ...

    Mời em 1 ly cafe Đợi nhé, NAN ? :)

    Trả lờiXóa
  12. Tiếc là mình chưa bao giờ được đặt chân lên vùng đất này để biết thế nào là caphe Tam kỳ.

    Trả lờiXóa
  13. hồi đó.. xưa đó... lúc đó em còn nằm trong óng cẳng của ba em...hiii

    Trả lờiXóa
  14. Chưa uống , nhưng nghe em giới thiệu cũng thấy ghiền rùi ( mà hỏng biết có cafe sữa đá không em nhỉ ? ) . Sưu tầm được những hình ảnh trước kia quả thật tuyệt vời đó em ạ !

    Trả lờiXóa
  15. Mình cũng dân Tam kỳ và sống trước 1975.Bài viết của bạn khá thú vị. Tuy vậy, về cafe Đợi thì đúng như những gì bạn viết; vì mình là nạn nhân của chuyện uống vội. Chuyện thế này : Mình với Lê Huy Phát (giờ đã mất) vào quán Đợi gọi 2 ly cafe đen , Lê Huy Phát thấy cafe nhỏ chậm quá nên cầm fine lên,lấy muỗng cà cà dưới đáy để cho nhanh. Ông cụ thấy vậy bực mình cầm 2 ly cafe vào và nói : Nếu vội thì đi đi, khỏi uống." bạn viết về cafe Tây Nguyên thì chưa đạt lắm. Vì bạn nói còn tiếp nên mình chờ- gợi ý bạn về cafe Quán, nên tìm hiểu (nếu chưa biết nhiều) và viết về quán này, hay lắm đấy.

    Trả lờiXóa

BÀI ĐƯỢC NHIỀU ĐỘC GIẢ ĐỌC