31 tháng 1, 2014
Ý NGHĨA TÂM LINH TRONG 15 NGÀY TẾT NGUYÊN ĐÁN.
Trong 15 ngày Tết, mỗi ngày đều có một ý nghĩa riêng. Hãy cùng đi tìm ý nghĩa đặc biệt của từng ngày Tết trong tâm thức người Việt
Công việc sửa soạn cho ngày Tết chính thức bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp Âm lịch. Đây cũng là ngày người Việt cúng Táo quân. Theo quan niệm của người Việt thì ông Táo vừa là thần bếp trong nhà vừa là người ghi chép những việc làm tốt xấu mà con người đã làm trong một năm qua. Ông Táo sẽ lên chầu trời, báo cáo với Ngọc Hoàng những chuyện tốt xấu đó của gia chủ.Sau ngày 23 tháng Chạp là những ngày giáp Tết, các gia đình đều tranh thủ lau dọn, sơn quét, trang trí lại nhà cửa, vứt bỏ những đồ cũ hỏng, không còn dùng tới, đồng thời, họ cũng chuẩn bị sắm sanh dần cho những ngày Tết sắp đến.
Sau lễ cúng ông Táo, lễ cúng Tất niên 30 tháng Chạp cũng là lễ rất quan trọng trước Tết. Đây là ngày gia đình sum họp, ngồi lại với nhau để ăn cơm tất niên. Buổi trưa hoặc chiều ngày 30 tháng Chạp, người ta thường làm cỗ cúng tất niên, tiễn năm cũ.
Giữa ngày 30 tháng Chạp và ngày mùng 1 tháng Giêng, vào giờ Tý (từ 23h hôm trước đến 1h hôm sau), trong đó thời điểm Chính Tý (0h ngày mùng 1 tháng Giêng), là thời khắc quan trọng nhất của dịp Tết. Thời khắc này đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, được gọi là thời khắc Giao thừa.
Ở thời khắc này, người ta thuờng làm hai mâm cỗ: một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ trong nhà và một mâm cúng thiên địa ở ngoài trời. Cúng Giao thừa theo quan niệm truyền thống là để những điều xúi quẩy của năm cũ đi qua, đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến.
Mâm cúng ngoài trời là để đón các vị Thiên binh nhà Trời. Lúc đó, họ đi thị sát dưới hạ giới rất vội vã, không kịp vào tận bên trong các nhà, vì vậy, bàn cúng được đặt ngay trước cửa chính để các vị Thiên binh chứng giám được lòng thành của gia chủ.
Hết một năm, vị Hành khiển đã cai quản hạ giới trong năm cũ sẽ bàn giao công việc lại cho vị Hành khiển mới. Mâm lễ ngoài trời lúc Giao thừa nhằm thể hiện lòng thành kính, tiễn người nhà Trời đã cai quản mình trong năm cũ trở lại Thiên đình và đón người mới xuống.
Mâm cúng Giao thừa trong nhà là để cúng tổ tiên. Trước khi khấn tổ tiên để mời tiền nhân về ăn Tết cùng con cháu, gia chủ thường phải khấn Thổ Công để xin phép.
Vào đêm Giao thừa, người ta cũng thường đi xem pháo hoa hoặc đi lễ chùa cầu may.
Ngày mùng Một Tết là ngày Tân niên cũng là ngày quan trọng nhất trong toàn bộ dịp Tết. Không kể những người tốt số, hợp tuổi, được mời xông đất, vào sáng sớm ngày này, người Việt cổ thường không ra khỏi nhà, chỉ bày cỗ cúng Tân niên và chúc tụng nhau trong nội bộ gia đình.
Đối với những người con đã tách khỏi cha mẹ ra ở riêng, vào sáng mùng Một, họ sẽ đến chúc Tết bậc sinh thành.
Sáng mùng Một Tết còn gọi là ngày Chính Đán, con cháu tụ họp để dâng hương lên bàn thờ tổ tiên, sau đó chúc Tết ông bà, cha mẹ, các bậc cao niên, huynh trưởng trong nhà. Lúc này, con cháu mừng thọ ông bà, trẻ nhỏ được mừng tuổi.
Người Việt quan niệm rằng nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, may mắn trong ngày mùng Một thì cả năm cũng sẽ được tốt lành, thuận lợi. Ngay sau thời khắc giao thừa, bất cứ người nào bước từ ngoài vào trong nhà đều được coi là người xông đất cho gia chủ. Người khách đến thăm nhà đầu tiên trong năm cũng vì thế mà trở nên quan trọng.
Cho nên cứ đến cuối năm, mọi người thường để ý tìm xem có người quen nào hợp tuổi, hợp mệnh, tính tình vui vẻ, hoạt bát, yên bề gia thất và sự nghiệp vững vàng để nhờ sang xông nhà. Người đến xông nhà thường không ngồi lại lâu, hàm ý chúc cho mọi việc trong năm mới của gia chủ cũng được trôi chảy, hanh thông.
Trong ngày mùng Một, người ta thường xuất hành - đi ra khỏi nhà lần đầu tiên trong năm mới. Việc xuất hành là để đi tìm may mắn cho bản thân và cho gia đình. Trước khi xuất hành, người ta thường xem ngày giờ, phương hướng.
Ngày mùng Hai Tết tiếp tục hoạt động cúng lễ tại gia vào sáng sớm. Sau khi việc cúng lễ xong xuôi, việc thăm hỏi chúc Tết diễn ra thoải mái hơn, người ta có thể đến chúc Tết họ hàng, bạn bè rất vô tư, thoải mái mà không còn lo mình sẽ trở thành người xông nhà “bất đắc dĩ” cho gia chủ nữa.
Đàn ông chuẩn bị lập gia đình sẽ đến nhà cha mẹ vợ tương lai để chúc Tết, con gái đã đi lấy chồng sẽ quay về nhà chúc Tết cha mẹ đẻ và họ hàng.
Ngày mùng Ba Tết, các học trò thường đến chúc Tết thầy cô giáo cũ theo tục “mùng Một Tết cha, mùng Hai Tết mẹ, mùng Ba Tết thầy”.
Trong ngày Tết, người ta thường trao đi những chiếc phong bao đỏ đựng tiền mừng tuổi. Xưa còn có lệ chỉ cho tiền lẻ vào phong bao với ngụ ý số lẻ là còn tiếp tục sinh sôi, nảy nở thêm.
Ngày mùng 4 Tết theo lịch cổ là ngày con nước. Trong ngày này, người Việt làm lễ hóa vàng, tiễn tổ tiên đã về ăn Tết với con cháu, đồng thời, đốt nhiều vàng mã để tiền nhân về cõi âm có thêm nhiều tiền vốn đầu năm. Lễ hóa vàng có thể diễn ra vào ngày mùng 4 hoặc mùng 5 Tết, thường bao gồm cả việc làm cơm cúng.
Ngày mùng 7 Tết được coi là ngày cuối cùng của chuỗi lễ hội Tết Nguyên đán. Trong ngày này, người Việt cổ làm lễ hạ cây nêu, kết thúc dịp Tết Nguyên đán và bắt đầu bước vào việc làm ăn trong năm mới từ ngày mùng 8 hoặc mùng 9 tháng Giêng.
Đến ngày Rằm tháng Giêng, người Việt lại ăn một cái Tết nữa, là Tết Nguyên Tiêu hay còn gọi là Tết Thượng Nguyên. Tết này tổ chức tại chùa và tại gia. Vào ngày Rằm tháng Giêng, các gia đình Việt sẽ tiếp tục làm cơm cúng thịnh soạn dâng lên bàn thờ gia tiên với quan niệm “Giỗ tết cả năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”.
Đối với người Trung Quốc, Tết Thượng Nguyên mang nhiều ý nghĩa tinh thần. Khi xưa, vào dịp này, những văn sĩ, học giả thường ra vườn, uống rượu, ngắm hoa, thưởng trăng và làm thơ đầu năm.
Rằm Tháng Giêng ở Việt Nam tách khỏi quan niệm này và đưa vào ngày Tết Nguyên Tiêu ý nghĩa tôn giáo, bởi thế mà dân gian còn có câu “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”. Vào ngày này, người Việt sau khi hoàn tất việc cúng bái tại gia, thường lên chùa dâng hương và đặc biệt hay lên chùa vào lúc trời tối, khi trăng tròn đầu năm đã lên cao.
Dù kinh điển nhà Phật không nói đến ngày rằm Tháng Giêng nhưng trong dân gian thì đây là dịp thích hợp để lên chùa dâng sao giải hạn, ước nguyện điềm lành.
Andi Nguyễn Ánh Nhật
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
BÀI ĐƯỢC NHIỀU ĐỘC GIẢ ĐỌC
-
Đến Tây Bắc, bên con sông Nậm Nhé, ta có thể nhận ra bản Thái qua những đặc điểm như cọn nước, cối nước, những điệu múa xoè liên tu bất tận...
-
SUỐI MƠ - Đẹp như một giấc mơ Nhớ hôm đầu năm 2014, tôi cùng với Thu Do Rita, Tuyết Lê và Tuấn “ngố” hành hương về Chùa Bà Chúa Xứ,...
-
Chí Phèo là nhân vật chính trong tác phẩm nổi tiếng cùng tên của nhà văn Nam Cao. Trong tác phẩm này nhiều nhà nghiên cứu, phê bìn...
-
MỌI LÚC MỌI NƠI! ĂN MẶC HỞ HANG QUÁ EM VUI HỌC TOÁN ...
-
Thành phố Tam Kỳ là “anh em” của thành phố Đà Nẵng, là “con” của đất Quảng Nam yêu thương và đã “ra riêng” sau khi tách tỉnh Quảng Nam –...
-
“Những cây cầu ở Quận Madison” của tác giả Robert James Waller là cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất năm 1992. Đó là câu chuyện về mộ...
-
Những người đọc truyện của Nguyễn Nhật Ánh đều không xa lạ hình ảnh Chợ Đo Đo - Một hình tượng văn học trở đi rồi trở lại trong cá...
-
Đã từ lâu tôi vẫn thường đi đó đây và thích “phiêu lưu với cuộc đời” bằng chiếc Honda cà tàng của mình. Như thế người ta gọi là phượt...
-
Những ngày cuối năm 2013, đi khảo sát một dự án sẽ làm trong năm 2014 1. TẠI ĐỒN CẢNH SÁT Một cô gái mặt tái mét, nước ...
-
Tôi đã đi lên miền biên viễn. Bức tranh bờ cõi, mỗi thời mỗi khác... Ôi quá đìu hiu...
Năm mới AN KHANG THỊNH VƯỢNG nguyenanhnhat nhé!
Trả lờiXóaBài viết nào của anh cũng đều rất công phu và ý nghĩa lắm! Cám ơn anh nhé vì đã mang đến bài viết bổ ích này! NM thân chúc anh cùng gia đình năm mới nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui, may mắn và hạnh phúc nhé!
Trả lờiXóachính xác
XóaNhật có khả năng đặc biệt của một nhà nghiên cứu. Đọc bài lúc nào cũng có một điều gì đó mới mẻ để hiểu biết thêm. Cảm ơn bạn!
Trả lờiXóaChúc Nhật vui say thiệt là nhiệt tình trong 3 ngày Tết nhe!
HIHIHI......ANN lúc nào cũng có nhiều sưu tầm hay hết đó nha .Chúc Em năm mới VẠN SỰ NHƯ Ý ANN nhé.
Trả lờiXóaChúc bạn Tết tràn từ mùng Một đến hết Nguyên tiêu nha! :)
Trả lờiXóaCảm ơn anh đã cung cấp thông tin nhé. em bỏ Facebook rồi anh ạ. giờ chuyên chính chơi blog thôi
Trả lờiXóaChúc năm mới phát tài phát lộc anh nhá...
Trả lờiXóaNăm mới thân chúc em vạn sự may mắn và công việc đều tốt đẹp theo ý muốn của mình em nhé ! Sang đọc bài viết của em làm chị nhớ lại khoảng thời gian khi còn đi dạy ở VN ...vào ngày mùng 3 tết thật vui vì các em đến chúc tết cả ngày ...còn bây giờ ....
Trả lờiXóatím đây rồi! Qua thăm em cùng bài viết hay về ngày Tết sáng mùng hai Tết nè!
Trả lờiXóaAN LÀNH HẠNH PHÚC
MAY MẮN THÀNH ĐẠT
ĐONG ĐẦY YÊU THƯƠNG
TRÀN NGẬP TIẾNG CƯỜI
Luôn hiện diện cùng em và gia đình với mọi ngày trong năm nha! tím thân mến chúc.