5 tháng 10, 2013

Nhà thơ PHAN TRƯỚC VIÊN ngày ấy....!


Kính hương hồn cậu ruột tôi. Thi sĩ PHAN TRƯỚC VIÊN

                         Di ảnh Thi sĩ PHAN TRƯỚC VIÊN
Phan Trước Viên – Tên thật là Nguyễn Công Chinh - Liệt sĩ, là nhà thơ của dân tộc, của Quảng Nam. Ông sinh ra và lớn lên tại Bình Tú, Thăng Bình, Quảng Nam. Phan Trước Viên còn có một người em ruột Nguyễn Công Chiến từng là Chủ tịch Hội học sinh ,sinh viên tranh đấu trường Trần Cao Vân – Tam Kỳ trong những năm kháng chiến ác liệt 1965 -1967 và đã hy sinh anh dũng lúc ấy. 

Thi sĩ Phan trước Viên là người đã chấp bút lời hiệu triệu cho Ban binh vận Miền trung, trung bộ được đọc và phát trên Đài phát thanh Đà Nẵng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân – 1968.


Chiến tranh đã đi qua được 38 năm, một khoảng thời gian đủ dài để mọi sự trở nên bình thường, nổi đau và mất mát nào rồi con người cũng đã nguôi ngoai, chấp nhận. Nỗi buồn chiến tranh?. Bây giờ ta chỉ còn nhìn bằng những trải nghiệm cuộc sống chứ không tái hiện lại chiều kích đau thương để lại sau cuộc chiến. Đó là ta phục dựng lại hình ảnh của những con người không trực tiếp cầm súng, nhưng bằng ngòi bút, bằng sự chịu đựng và sức mạnh anh hùng đã thực sự làm nên thành công cho cuộc kháng chiến. Người đã truyền đi những khát vọng hòa bình của cả một dân tộc Việt Nam. 

Và trong bài viết ngắn này, tôi không thể phân tích chi tiết nghệ thuật làm thơ, 150 bài thơ của PHAN TRƯỚC VIÊN để lại. Mà đây tôi chỉ đề cập một khía cạnh nhỏ cuộc đời và sự nghiệp - "Phan Trước Viên ngày ấy" – Một nhà thơ đích thực, người chiến sĩ cách mạng, người con của đất Quảng đã mang trong người tình yêu chân thực đối với quê hương trong nổi uất ức phải phản đối, chống lại chiến tranh cùng cả toàn dân.

Thi sĩ Phan Trước Viên bắt đầu làm thơ từ rất sớm, năm lên mười, dù câu chữ chưa được gọt giũa, nhưng ông đã viết được những vần thơ hay về Bác Hồ - Nhân ngày sinh nhật 19-5
“Trán Bác rộng một trời cao mãi mãi, 
Da Bác nhăn vì dân tộc lầm than. 
Màu da ấy, màu pha trời đất 
Màu quê hương chồng chất từ lâu” 
(Mừng 19-5 Sinh nhật Bác) 

Đến khi PHAN TRƯỚC VIÊN trưởng thành cũng là lúc phong trào văn nghệ sinh viên học sinh toàn Miền Nam tranh đấu vì hòa bình, dân chủ, độc lập và thống nhất Tổ quốc trải rộng trên khắp nơi. Lúc ấy, Phan Trước Viên gần như là người có mặt thường xuyên trên những trang báo “không chính thống” của Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, Sinh viên Huế; Tổng đoàn Học sinh Sài Gòn, Đà Nẵng, Huế, Cần Thơ… Hay tuần san "Vùng lên" của Hội đồng Chỉ đạo Sinh viên Học sinh Sài Gòn (1964)

Thời bấy giờ, tuy tất cả những trang báo này in bằng bản roneo nhưng rất nổi tiếng và được nhiều người đọc hơn cả “Báo chính thống” công khai, được kiểm duyệt như Bách khoa, Văn, Văn học, Nghệ thuật, Văn nghệ Tiền phong . Và những chủ bút Tân Dân, Phổ thông, Bách Khoa đã không ngần ngại gọi thơ Phan Trước Viên –  là một “hiện tượng lạ” ở miền Nam với những bài thơ phản chiến và đanh thép. Trong cuộc kháng chiến của toàn dân, Phan Trước Viên cũng như những nhà thơ, nhạc sĩ khác đã đóng góp phần không nhỏ văn chương và nhạc cho cuộc chiến. Hơn nữa điều đó đã tạo được một giao diện phong phú cho thơ ca trong phong trào đấu tranh tại các đô thị miền Nam trước 1975, nhằm đòi hòa bình, thống nhất đất nước. 

Người ta thường nói rằng “sự dũng cảm của thi nhân là trung thực với những cảm xúc của chính mình”. Cũng như thế, Phan Trước Viên đã viết theo lẽ tự nhiên tuân theo cảm xúc chân thật của mình: 
“Quê hương ơi! 
Ngày mai thù tan xác 
Mai tôi về đất tổ bình yên 
Những bạn tôi xả thân ngoài trận mạc 
Đời ghi công và sử sách đề tên”
(Lời nguyền) 

Phan Trước Viên - Một chiến sĩ cách mạng rất giàu cảm xúc với tình yêu quê hương, trong thơ, ông thường mô tả một hiện thực cảnh bi đát và điêu tàn đích thực của làng mạc Việt Nam trong chiến tranh. Đọc thơ Phan Trước Viên ta cũng rất dễ tìm ra trong thơ luôn có nội dung tư tưởng sâu sắc và thể hiện ngôn từ phong phú, thấm thía như chạm vào những khoảng lặng của tâm hồn: 
“Những lau sậy cúi đầu trong giông tố 
Những cành rau run rẩy dưới mưa rào 
Càng chống đỡ chúng càng thêm đau khổ 
Đành âm thầm chịu đựng với trời cao” 
(Lau sậy) 

Với tình yêu quê hương của mình, thời ấy, bài thơ “Hai mươi” của Phan Trước Viên đã đoạt giải nhất cuộc thi thơ toàn Miền Nam năm 1964. Một Giải thuởng VĂN HỌC lớn thời ấy đã cho ta một góc nhìn độc đáo, khác lạ của con người trong thời chiến tranh, đó là họ rất thực trong thái độ nhìn nhận và ứng xử trớ trêu. Cũng xin nói một điều rằng, tuy đạt Giải nhất cuộc thi nhưng đây không phải một bài thơ toàn bích mà đó là một bài vừa phản chiến, vừa “mô tả” hình ảnh con người bình thường trong chiến tranh qua từng góc độ và khía cạnh. Bài thơ có đoạn: 
“Anh ơi! 
Quê hương mình xương chất Hận sông Gianh 
Buồn Bến Hải ngàn năm thời hiện tại 
Anh ở đâu? 
Sao nụ cười hoang dại? 
Tôi là tôi ngàn năm mãi vẫn cười 
Say chếnh choáng mong địa cầu tan vỡ” 
(Tuổi hai mươi)

Đến năm 1966, Phan Trước Viên và nhiều đồng đội của mình bị địch bắt và đưa ra xét xử trước Tòa án Quân sự Đà Nẵng, nhưng được trắng án vì không có cơ sở buộc tội, cũng như gặp sự phản đối quyết liệt của sinh viên học sinh cùng các lực lượng tiến bộ ở Đà nẵng và miền Nam. Cũng trong thời gian này Phan Trước Viên đã viết: 
“Đến nay có những người nằm trong tù ngục 
Nhớ quê hương vời vợi muôn trùng 
Những người đi mang nợ núi sông 
Chân chưa mỏi nhưng phải dừng trong tù ngục” 
(Quảng Đà quê ta ơi !) 

Năm 1967 sau khi ra tù, thi sĩ Phan Trước Viên về tiếp tục hoạt động cách mạng bí mật trong tổ chức F210 của Ban binh vận Miền trung trung bộ và bị bắt đi quân dịch tại Trung đoàn 5 thuộc Sư đoàn 2 đóng tại Tuân Dưỡng – Quảng Nam. Trong thời gian tại đây nhà thơ đã viết: 
“Tôi là tôi đầu Ngô , mình Sở 
Phận con người viết mướn làm thuê 
Yêu văn chương 
Yêu sự thật của nghề nước mồ hôi tận tụy” 
Hay 
“Ta đã từng yêu từng sống 
Từng lao tù đày đọa tháng năm 
Từng đau thương, từng đọc sử ngàn năm 
Cần đạp đổ thành trì nô lệ” 
(Tuổi hai mươi) 

Việc trong lòng địch và làm thơ phản chiến đăng trên báo chí đã nói trên, cho thấy Phan Trước Viên đã vượt được qua “cánh cửa sắt” bằng một tư tưởng nhất quán, bằng một cây kim chỉ nam mà nhà thơ đã lấy làm định hướng xuyên suốt hành trình nghệ thuật của mình. Phan Trước Viên không chỉ bày tỏ thái độ không tán thành chiến tranh, mà chống lại chiến tranh bằng sự đồng cảm, chia sẻ với những con người đang phải gánh chịu những đau thương mất mát trong chiến tranh: 
“Anh về quê hương chiều cuối hạ 
Bãi vàng trắng chết trên sông
Con đò rách ven hàng dừa rũ lá 
Không một người qua nước bạc dòng” 
(Quê nhà) 

Tôi không phải là một người cùng thời với Phan Trước Viên, khi nhà thơ đi xa...., tôi chỉ mới vừa tròn một tuổi. Nhưng sau khi đọc những bài thơ Phan Trước Viên để lại, tôi mới hiểu rằng ông làm thơ thật phong phú thể loại. Mỗi bài thơ là một tình yêu quê hương, là nổi đau trong chiến tranh mất mát, là đời người cứ mong manh như một kiếp ve sầu: 
“Ta nhặt về đây những xác tàn 
Ve sầu chết giữa buổi thu sang 
Ai chôn một kiếp đời ngắn ngủi ?
Ai lượm dùm ta chiếc lá vàng?” 
(Thu) 

Và lần nữa, nhìn lại chiến tranh, ta có thể khẳng định sức sống, sức chiến đấu không thể phủ nhận của những con người làm nghệ thuật thời ấy. Phan Trước Viên đã dùng tài năng của mình để nói lên điều mà con tim muốn nói: 
“Ta kiêu hãnh chưa bao giờ khuất phục 
Dù những lần không tấc sắt trong tay 
Cũng có lúc gió mưa vùi sóng dập 
Cũng nhiều phen cam ngậm đắng nuốt cay” 
(Tiếng hát muôn đời) 

Đọc thơ Phan Trước Viên ta như sống lại một hiện thực lịch sử của những nhà thơ, nhà văn , nhà viết nhạc đã sống và chiến đấu ngay trong lòng địch. Họ đã bám trụ kiên cường, “đánh giặc” bằng những vần thơ thép, dẫu đó chỉ là bộc phát chưa có ai chỉ đạo "đường lối" văn học nghệ thuật. Thơ của họ có khi đó là những bài thơ với ngôn ngữ chân thật bằng sự chứng kiến trần trụi, khắc nghiệt của sự thật để cho mọi người hiểu được cái phi nghĩa, cũng như chính nghĩa của cuộc chiến và những bên tham chiến. Những ai từng đọc những vần thơ phản chiến từ những năm 1960-1975 đều thấy được, người làm thơ đã đau với nỗi đau chung của dân tộc, họ thao thức trăn trở, rung cảm đến tận đáy lòng bằng vần thơ.

Nhưng buồn thay, Phan Trước Viên - Số phận cũng như những người con của Miền Trung: Ngô Kha, Chu Cẩm Phong, Trần Quang Long, ông đã hy sinh khi tuổi đời tròn 27. Một độ tuổi sung sức nhất của một đời thơ, cũng như đời người còn tràn đầy niềm tin và biết bao dự định. Nhà thơ mất đi, đã để lại một gia sản hơn 150 bài thơ gồm những bài thơ phản chiền, tình yêu quê hương đất nước, thơ tình yêu lứa đôi. 

Phan Trước Viên đã hy sinh, thời gian mới đó, mới đây cũng gần 45 năm. Những đau thương mất mát trong chiến tranh khòi lửa cũng đã bao phủ lớp bụi thời gian, mọi chuyện ngày nay vẫn cứ diễn bình thường cho cuộc sống. Nhưng có một điều sự thật còn đọng lại mà không phải ai cũng có thể hiểu và cũng như đọc được những tập thơ của Phan Trước Viên – một ngôi sao sáng chói trên thi ca Việt Nam trong những năm khói lửa. Đó cũng là điều đáng tiếc nhất đối với Phan Trước Viên cũng như gia đình, người thân của nhà thơ. Theo tôi rất nhiều độc giả gần xa cả nước chưa biết đến Phan Trước Viên cũng vì nhiều nhẽ. 

Gia đình của thi sĩ Phan Trước Viên có bốn người đàn ông: Cha, Chú và Em đã anh dũng hy sinh - Liệt sĩ. Sau cuộc chiến, gia tài của thi sĩ còn cũng chỉ là bản thảo của những tập thơ, còn người thân ruột thịt là Mẹ, Chị và con nít (Mẹ của Phan Trước Viên- Bà Lê Thị Ấm là BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG). Khi Phan Trước Viên mất đi, những bản thảo của ông cũng mất nhiều. Tuy Phan Trước Viên vẫn còn nhiều bạn bè thân thiết như: Nhà thơ Nguyên Sa, Tường Linh, Nhà Văn Vũ Hạnh, Nữ văn sĩ Hà Khánh Linh (Nguyễn Khoa Như Ý) v.v.v nhưng không thể phổ biến thơ ông đến nhiều người đọc, bởi nhiều điều trong cái gọi là "chính trị" sau cuộc chiến. 

Với hơn 150 bài thơ phản chiến Phan Trước Viên đã sáng tác trong quãng đời ngắn ngủi, nhưng thơ ông cho đến nay chỉ được giới thiệu vài ba bài trên Báo Văn nghệ trẻ của Hội nhà văn Việt Nam, Báo Quảng Nam, Tạp chí Đất Quảng và in chung trong tuyển tập “Tiếng hát những người đi tới” (NXB Trẻ 1995) . Một tác phẩm đồ sộ của "Văn nghệ sĩ Liên khu V" đã được Nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng, khi còn sinh thời ông đã chấp bút cho đề tựa tuyển tập thơ, văn, nhạc, họa này và ông đã đánh giá đây là “Những bản hùng ca của dân tộc”. Còn trong tạp chí Đất Quảng, nhà thơ Đông Trình từng nhận xét: “Phan Trước Viên là một người anh, là một người thầy của chúng tôi, là một trí thức cách mạng và lãng mạn nên thơ của Phan Trước Viên luôn luôn là sự kết hợp tư tưởng yêu nước và tư tưởng hiện sinh…. “ 

Trong những năm sau này khi lớn lên, tôi vinh hạnh được gặp lại nữ văn sĩ nổi tiếng Hà Khánh Linh (Tên thật Nguyễn Khoa Như Ý) người yêu, người vợ sắp cưới của thi sĩ. Với Hà Khánh Linh và Phan Trước Viên, đó là một câu chuyện tình yêu đẹp, tình yêu cùng chung lý tưởng, cùng niềm giao cảm. Tình yêu của họ còn là tiếng gọi đàn giữa những tâm hồn đồng điệu, giữa những ngọn lửa nhiệt huyết trong chấp nhận và dấn thân. Họ lãng mạn đến và yêu nhau ngay từ những dòng thơ trao qua gởi lại, còn thêm nữa - Một câu chuyện tình yêu thiêng liêng và cảm động. Nhưng rồi họ mất nhau vì tù đày, vì chiến tranh chia cắt, khi còn sống Phan Trước Viên đã viết: 
“Anh sẽ đưa em về
Trên con đường cát bỏng 
Làng ta ven chân đê 
Lửa tràn qua thôn xóm 
Cơn mưa dài lê thê”
 hay 
“Dỗ dành em ngủ say 
Đừng hỏi gì anh nửa 
Ta còn đôi bàn tay 
Ta còn nguyên khối óc 
Là ta còn ngày mai…..” 
(Nếu chúng ta còn sống) 

Với tình yêu đôi lứa, trong thơ Phan Trước Viên luôn phảng phất hương vị lãng mạn và chia ly. Có thể Phan Trước Viên không có ý hướng làm một bài thơ mang nặng tính nhân bản. Nhưng với đất nước trong cảnh gian nguy, những vần thơ ấy đã thể hiện sự hy sinh vô bờ bến cho cuộc chiến tranh thần thánh mà tình yêu riêng tư luôn đặt nhẹ hơn. Phan Trước Viên đã viết: 
“Rồi em đi tôi không cầm lại được. 
Hỏi về đâu? Tôi chỉ thấy em buồn 
Tôi đưa em đến bên bờ ngõ hẹp 
Gió ban chiều rung mái tóc huyền buông” 
(Thế rồi ba năm sau) 

Do vậy, sau những gì đã lượt qua, chúng ta có thể nhìn nhận rằng Liệt sĩ Phan trước Viên là một thi nhân cách mạng – một thi nhân không ký thác, buông xuôi đời mình trong cuộc chiến và cũng không lãng đãng, phiêu bồng trong cõi nhân sinh mà thật sự trung kiên, bởi vì nhà thơ từng viết trên tạp chí "Phổ thông" thời ấy:
“Mỗi ngọn cỏ xanh, một niềm hy vọng 
Trên từng nắm xương liệt sĩ anh hùng 
Ta đứng thẳng nhìn mặt trời dậy sóng 
Mạch sóng trào theo nước thủy triều dâng” 
(Tiếng hát muôn đời) 

Kết thúc bài viết ngắn này, nhân kỷ niệm 45 năm ngày mất của nhà thơ, tôi xin được thắp một nén nhang tưởng niệm, đây còn là một sự ngưỡng mộ như của mọi người đối với Phan Trước Viên lúc sinh thời hay nay lúc đã đi xa…. Xin được kính cẩn nghiêng mình trước Phan Trước Viên – một nhà thơ tài hoa xứ Quảng đã lặng lẽ ngã xuống vì độc lập tự do cho Tổ quốc… 

Andi Nguyễn Ánh Nhật.

77 nhận xét :

  1. Em tem cái đã. Chúc anh cuối tuần dạ dào nhé .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Quỳnh Hương nhiều!. Chúc bạn có một tuần mới với nhiều niềm vui.

      Xóa
  2. Nhưng bài thơ ca ,bài hát trong thời chiên,, giờ đọc lại vẫn thấy hay và rất đi vào lòng người , sự đóng góp của những cây bút thật vô cũng lớn lao như một bó đuốc soi đường trong những năm kháng chiến bạn nhỉ ? Chúc bạn cuối tuần vui

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, em thấy những bài thơ phản chiến thời ấy không phải là bài chính trị hô hào đơn thuần nên rất dễ đi vào lòng người đọc. Giản dị và chân thật.. Ðọc mỗi bài thơ là đọc bằng sự tổng hợp của hiểu biết và cảm xúc về cuộc chiến trong tâm hồn của họ.

      Xóa
  3. Anh có ông cậu tài hoa thế hèn gì anh viết cũng hay lắm! :) Hi...hi...Chắc do "gen" di truần anh Nhật nhỉ?Chúc anh có những ngày cuối tuần vui vẻ nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Gen" gì mà gen Tam Anh ơi, anh ko làm được nữa câu thơ đây nè!. Chịu chết đó em ơi! Chắc khi nào qua Đức anh sẽ "tầm sư học đạo" ở em nha!

      Xóa
  4. Ôi cậu ruột anh là nhà thơ! Cậu mất rồi nên em xin được một phút tưởng niệm cậu nhé !

    Bây giờ em thấy anh ít làm thơ, nhưng anh phân tích thơ lại rất hay ! Biết anh vẫn còn đọc và lưu giữ những dòng thơ này chắc chắn rằng cậu anh sẽ vui lắm đấy !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ôn tấm lòng của Hà Dương!. Anh ko biết làm thơ, còn suy nghĩ về thơ cũng chút ít thôi, đúng sai "50/50" mà. Heee!. Chúc em gái một tuần vui vẻ nha!

      Xóa
  5. Bài viết công phu và nhiều trách nhiệm cho những người đã khuất. Chưa thể nói hết nhưng như thế cũng là một tấm lòng đối với thơ của người cầm súng trên mảnh đất nhiều tướng lĩnh và bà mẹ Việt nam anh hùng của đầt nước. Nơi tiểu thuyết Mẫn và Tôi làm say mê hàng triệu người lúc bấy giờ...
    Nguyễn Ánh Nhật viết đề tài nào lão cũng thích !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình hứa rằng sẽ làm một trang web hay blog riêng cho Cậu ruột PHAN TRƯỚC VIÊN của mình nhưng bận quá chưa làm được đây Lão Tân. Nhưng chắc chắn mình sẽ làm. Chúc Lão luôn hạnh phúc.

      Xóa
  6. hôm nay mới biết bạn có người thân là nhà thơ, xin cho mình tưởng niệm cậu của bạn nhé, chúc bạn bình an.

    Trả lờiXóa
  7. Thật là vinh dự và tự hào biết mấy anh nhỉ…
    Sự nghiệp Cách mạng thần kỳ ấy đã thôi thúc biết bao những người con ưu tú của dân tộc vụt đứng lên mà hết thảy quên mình hy sinh cho quê hương, đất nước và cho tương lai hạnh phúc của nhân dân…

    Chúng ta vô cùng ngưỡng mộ, biết ơn và kế tục xứng đáng cha ông, tiếp tục làm nên những trang sử hào hùng, chói lọi, cho hạnh phúc thực sự rạng ngời, đời đời mãi mãi xinh tươi anh nhé…

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh đồng quan điểm với em: "Chúng ta vô cùng ngưỡng mộ, biết ơn và kế tục xứng đáng cha ông, tiếp tục làm nên những trang sử hào hùng, chói lọi, cho hạnh phúc thực sự rạng ngời, đời đời mãi mãi xinh tươi". Cảm ơn lời nhận xét của em. Thân!

      Xóa
  8. Em qua thăm anh, đoc bài giới thiệu về cậu ruột anh, thi sĩ Phan Trước Viên, thấy xúc động lắm!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Câu chuyện tình của Nhà thơ PHAN TRƯỚC VIÊN và Nữ văn sĩ HÀ KHÁNH LINH đậm chất tiểu thuyết và cảm động lắm Thủy. Tâm niệm của mình là đựa vào sự thật đó để viết một truyện dài, nhưng không biết chừng nào hoàn thành đây!. Cảm ơn sự đồng cảm của Thủy.

      Xóa
  9. Nhà thơ này sáng tác rất thật và hay em có vài tác phẩm của thi sĩ này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Mèo Con, nếu em có những tác phẩm nào của nhà thơ, xin em gởi qua cho anh để biết thêm, chứ rất nhiều tác phẩm của nhà thơ bị thật lạc bản thảo. Lân nữa cảm ơn em nhiều!

      Xóa
  10. Xin trân trọng tưởng nhớ cùng anh về người cậu ruột!
    Thơ của ông vừa phảng phất hơi thơ mới, vừa mang âm hưởng của một thời oanh liệt đã qua. Và đánh giá này của anh thật chuẩn xác:
    " sau những gì đã lượt qua, chúng ta có thể nhìn nhận rằng Liệt sĩ Phan trước Viên là một thi nhân cách mạng – một thi nhân không ký thác, buông xuôi đời mình trong cuộc chiến và cũng không lãng đãng, phiêu bồng trong cõi nhân sinh mà thật sự trung kiên"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Heee! Mình lại nói y chang Lộc Vừng rồi, bởi bạn cũng đánh giá thật chuẩn xác: "Thơ của ông vừa phảng phất hơi thơ mới, vừa mang âm hưởng của một thời oanh liệt đã qua. ..."

      Xóa
  11. Một ngày mới với nhiều niềm mong ước mới nhé.
    Chia sẻ với em.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn chị Kha Han nhiều nhé! Chúc chị một tuần lể mới có nhiều niềm vui.

      Xóa
  12. Chúc anh tuần mới bình an, nhiều niềm vui và công việc luôn tốt đẹp

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình cảm ơn Minh Châu nhiều. Chúc một ngày mới vui nha bạn. Thân!

      Xóa
  13. Em phân tích thơ hay lắm.
    Chúc em luôn vui.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em cám ơn "Nhà sưu tầm" Lan Huệ nhiều. Chúc chị luôn mạnh khỏe.

      Xóa
  14. Cảm ơn bạn đã giới thiệu về chân dung thi sĩ tài hoa qua một vài vần thơ tiêu biểu. Xứ Quảng vốn là vùng đất văn hóa nên có nhiều tài danh, thi sĩ, lãng tử, nhà cách mạng: Phan Châu Trinh- Huỳnh Thúc Kháng- Bùi Giáng...sau này nữa là nhạc sĩ Trần Quế Sơn...v.v...Đầu tuần vui vẻ và ấm áp nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn nhà thơ Đặng Phương Mai nhiều. Đất Quảng Nam sinh ra nhiều nhà thơ nhà báo, nhà văn kiệt xuất đó chị, tên tuổi mãi còn ghi. Nhưng rất tiếc cậu của Andi ra đi khi tuổi mới 27 còn biết bao định của cuộc đời. Bài viết này dù chưa toàn bích , nhưng mình kính dâng tặng hương hồn Người.

      Xóa
  15. Bạn thật là vinh hạnh khi được là cháu của một nhà thơ tài hoa xứ Quảng. Cho mai được thắp nén nhang lòng để tưởng niệm nhà thơ.
    Chúc bạn luôn có những Entry hay như thế nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Vũ Mai thật nhiều đến thăm và để lại lời comment tưởng niệm người cậu ruột của mình. Thân!

      Xóa
  16. Ý tưởng viết một truyện dài mà nhân vật là người chú của mình là một ý tưởng tuyệt vời đó Ánh Nhật à.
    Theo chị, em nên bắt đầu từ một khung cảnh lãng mạn, để đôi trai tài gái sắc xuất hiện với những lời tâm tình, những câu thơ mang nặng nỗi niềm:
    “Rồi em đi tôi không cầm lại được.
    Hỏi về đâu? Tôi chỉ thấy em buồn
    Tôi đưa em đến bên bờ ngõ hẹp
    Gió ban chiều rung mái tóc huyền buông”
    Rồi từ đó em kể theo lối đan xen quá khứ - hiện tại. Chị tin em sẽ làm chú mình hồi sinh.
    Cố gắng em nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chà em hạnh phúc gì bằng được nhà văn, người chị Nhật Thành hướng dẫn cách viết truyện dài. Đây là câu chuyện tình có thật ngoài đời và rất cảm động nhưng em chưa nghĩ ra "bút pháp" để viết, nay có chị rồi, hy vọng rằng khi viết xong sẽ có rất nhiều người đón nhận. Cảm ơn chị Nhật Thành nhiều.

      Xóa
  17. Anh viết về câu chuyện tình ấy đi. Em vốn thích chuyện tình mà. À, Gia Bảo lâu nay học thế nào anh? Cháu ở Làng Đại học à? Hai nhóc nhà em cũng ở gần đó đấy! Hai nhóc nhà em cũng hay vào Làng Đại học chơi lắm!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tất nhiên khi viết câu chuyện tình này, mình sẽ học hỏi sư phụ Thủy rất nhiều rồi. Câu chuyện tình của họ khi kể ai cũng thấy lãng mạn, nhưng rất đau thương khi bị chia cắt và mất nhau vì chiến tranh. Hà Khánh Linh hiện nay vẫn còn sống là Phó Tổng biên tập Tạp chí SÔNG HƯƠNG đó Thủy. Con trai mình đi học sáng đi chiều về bằng xe máy, nhưng mình có thê một phòng trọ ngay tại làng Đại học để cho cháu nghỉ trưa thôi. Cảm ơn Thủy hay quan tâm đến Gia Bảo. Chà 2 con trai Thủy hay vào khu này, nếu có ngày nào đó anh gặp sẽ nhận ra ngay. Heee

      Xóa
  18. Chị HV snag thăm em trai Nguyễn Ánh Nhật đây ! Chúc em tuần mới vui khỏe, một đêm đầu tuần thật an lành,ấm áp và ngon giấc nhé em !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn chị Hoa Vàng nhiều! À quên em chưa đến lấy quà Bảo Lộc của chị. Lâu quá rồi không biết còn ko đây nữa. Heee! Chúc chị luôn hạnh phúc. Thân!

      Xóa
  19. Cậu anh đẹp trai ghê, vừa đẹp lại vừa tài hoa mà ra đi sớm quá!
    Nghiêng mình kính cẩn thắp một nén nhang cho người đã khuất!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đẹp tai và tài hoa ghê, sao cháu không giống Cậu chút nào hè?. Tiếc thật. Cảm ơn lòng chân thành của OM với người đã khuật.

      Xóa
  20. Chị sang đọc thơ của cậu và lời bình của cháu, đúng là thiên tài ở cùng 1 nhà, chúc cậu em an lạc chốn bồng lai, tuần mới vui khỏe thành công nhé em !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn chị Bạch Dương nhiều, nhưng em không bao giờ bằng cậu. Chị so sánh như vậy, em xấu hổ lắm!. Heee

      Xóa
  21. Em thật hạnh phúc khi có một người Cậu như thế, chị chúc mừng em, hèn nào em viết văn hay ghê !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dạ em vừa hạnh phúc và vừa thương tiếc cho một người tài hoa đã ngã xuống vì độc lập của dân tộc. Em mong rằng tài năng bang72 1/3 của Cậu, vậy mà bây giờ già rồi làm sao đây chị Cúc nhè?. Heee!

      Xóa
  22. Nhờ anh em biết được "HIỀN TÀI" Cảm ơn anh !

    Trả lờiXóa
  23. những bài thơ bài văn trong chiến tranh Gái thấy nó sâu sắc và có hồn hơn trong thời bình thì phải, hay khi đó các nhà thơ vất vả khổ cực nên lời thơ thật chan chứa, kính cẩn thắp một nén nhang lòng cho người tài hoa đã ra khuất, ghé thăm anh chúc buổi tối thật vui!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mỗi giai đoạn lịch sử văn học có hướng đi khác nhau đó Giagia. Mà hình như bây giờ người người làm thơ nên người đọc có cảm giác như Gaigia vậy thôi, Anh cũng có cảm giác như em đấy!. Heeee

      Xóa
  24. Chào thằng Em Nguyễn Ánh Nhật.Anh sang thăm em!Chúc sk ngày mới nhé!
    Khi nay anh ốm mệt lắm,nên ko sang thăm em được,hết sức thông cảm cho anh nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chúc anh Kiệt sức khỏe mau bình phục và thường xuyên đến thăm em nhiều. Thân!

      Xóa
  25. HN xin kính cẩn chào nhà thơ .
    Nghĩ rằng nhân tài hay yểu mệnh anh NA nhỉ .Ngày mới như ý _HN chúc .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uhm! Không biết sao nữa nhân tài thường yểu mệnh như một quy luật của cuộc sống.

      Xóa
  26. Thăm anh NNA, rất xúc động và tự hào về người Cậu, người chiến sỹ năm xưa. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào họ cũng vượt qua và luôn có những bài thơ đi vào lòng người. Cảm ơn sự hy sinh cao cả ko tiếc máu xương của các anh để giành độc lập tự do cho tổ quốc.
    Chúc anh và gia đình luôn vui khỏe , hạnh phúc trong cuộc sống.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình rất tự hào về Cậu, về gia đình mình đã hy sinh gần như tất cả cho cuộc chiến mặc dù bây giờ chưa nhận được điều gì để cho cái gọi là bù đắp xứng đáng. Quá đau thương và mất mát Sông Quê ơi!

      Xóa
  27. ctim xin được nghiêng mình kính cẩn trước vong linh nhà thơ Phan Trước Viên.
    Dòng thơ của Cậu đã hay bây giờ càng hay hơn bởi lời bình của người cháu yêu quý. Trong thơ luôn khiến cho người đọc nhìu cảm xúc về đề tài trải rộng gồm những bài thơ phản chiền, tình yêu quê hương đất nước, thơ tình yêu lứa đôi. Tất cả đi vào lòng người một cách tự nhiên dung dị nhất.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn chị Tím nhiều, bài viết này em mong muốn một điều ko có gì khác hơn "Đó là ta phục dựng lại hình ảnh của những con người không trực tiếp cầm súng, nhưng bằng ngòi bút, bằng sự chịu đựng và sức mạnh anh hùng đã thực sự làm nên thành công cho cuộc kháng chiến. Người đã truyền đi những khát vọng hòa bình của cả một dân tộc Việt Nam. "

      Xóa
  28. Nhữ sáng thơ thật hay ..thể hiện những đau thương của đất nước trong chiến tranh...lại đc một nhà phê bình viết, phân tích sâu sắc...quá hay anh ợ. hihi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Pho đã đến thăm và để lại nhận xét. Anh nghĩ những vần thơ của PHAN TRƯỚC VIÊN sẽ giúp cho nhiều thế hệ mai sau sẽ hiểu về đất nước và con người trong cuộc chiến tranh thần thánh với Mỹ, cũng như khát vọng yêu hòa bình của con người Việt Nam chúng ta.

      Xóa
  29. HQ sang thăm ANN nè . Mấy hôm nay mạng nhà chị bị hư nên chị không sang thăm em .Chúc em luôn vui và hạnh phúc nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn chị Hương Quê nhiều. Chúc chiếc máy tính của chị 30 năm hoặc lâu hơn nữa vẫn chạy tốt. Heee!

      Xóa
  30. Em xin chia sẻ với anh
    Chúc anh một ngày bình an, nhiều niềm vui và công việc luôn tốt đẹp

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Minh Châu nhiều. Chúc bạn luôn an vui và mạnh khỏe. Thân!

      Xóa
  31. Một con người tài hoa nhưng sớm ra đi. Chia sẻ với bạn và chúc bạn cùng gia đình mọi điều tốt đẹp.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Yên Vũ đã chia sẻ với những cảm xúc của mình về người Cậu PHAN TRƯỚC VIÊN. Chúc bạn luôn hạnh phúc!

      Xóa
  32. Xin dâng nén hương lòng thành kính, trước hương linh con người tài hoa nhưng mệnh bạc.
    Xin sẻ chia những lời chân thành nhất đến với gia đình em nhé!
    Đây đóa hoa thơm dâng kính người
    Thơ hồn quyện lấy những niềm vui
    Suối vàng trăng hạc lung linh bóng
    Trăm vạn đài sen bút ẩn lời!

    Trả lờiXóa
  33. Dù rằng thế nào chăng nữa bạn cũng có mang ghen của nhà thơ (Cậu của nhật ánh ) . Những bài viết của bạn luôn rõ ràng mạch lạc dễ hiểu và rất sâu sắc (Điều này không phải ai cũng làm được )
    Thăm bạn !Chúc bạn luôn có thật nhiều niềm vui và luôn thành đạt nhé !

    Trả lờiXóa
  34. NHẬT ÁNH thân mến!LÚA là 1 gả quê mùa,học hành chẳng tới đâu,nhưng mà rất yêu thích thơ văn nên luôn tìm học hỏi. nhớ hồi còn đi học vì kg làm nổi 1 bài thơ lục bát đã bị cô giáo dạy văn tặng liền 2 cặp zero.TỪ đó lúa quyết tâm học và đọc thật nhiều thơ từ thời trung đến cận đại,vậy mà cũng chẳng biết làm thơ,cho tới khi vào chơi blog,đc tham gia diễn đàn 1 cách tự do, bình họa mà kg bị trói buộc mặc cảm,từ đó lúa dần dà có thể tập làm thơ..bằng lời lẻ mộc mạc chân tình,văn thơ như văn viết,viết thơ như nói chuyện tâm tình,được bạn bè cổ vũ khích lện để ngày hôm nay có thể tự tin xướng họa cùng bạn bè ngang hàng bình dân...
    nhân vào đọc bài viết của đệ về tiểu sử cuộc đời của người cậu của đệ và cũng là nhà thơ có lý tưởng cách mạng,cũng là lần đầu được biết tiếng cũng như sự tài hoa của người,LÚA kính cẩn nghiêng mình ngưởng mộ 1 thần tượng tài danh. đã sớm hy sinh vì tổ quốc vì lý tưởng, để lại sự mất mát tiếc thương vô hạn của gia đình và thế hệ chúng ta,..kg gì hơn gửi đến đệ lời sẻ chia cảm thông sâu sắc ,và lòng thành biết ơn sự hy sinh quý báu của nhà thơ vì sự độc lập tự do của dân tộc để hôm nay chúng ta đc sống trong an vui no ấm hòa bình...thân mến.

    Trả lờiXóa
  35. Chúc mừng anh có người cậu rột thật tuyệt vời! Cậu là niềm vinh dự cho cả gia đình anh! Và ở nơi xa thẳm cậu cũng sẽ ấm lòng khi có người cháu như anh đấy!
    Chia sẻ cùng anh những nỗi niềm tưởng nhớ về người cậu tài hoa!

    Trả lờiXóa
  36. Gặp lại anh nơi đây thật vui .Đọc thơ của Cậu anh nhà thơ Phan Trước Viên đúng là người tài hoa và yêu nước , Trà xin được chia sẻ mất mát người thân của gia đình anh ạ ,
    Hèn chi gia đình văn nghệ của anh , trước đây Trà đọc những Entry anh viết cảm xúc như nhà văn thực thụ vậy . chúc anh và gia đình đón ngày mới nhiều tốt lành và may mắn nhé anh

    Trả lờiXóa
  37. bài bình thơ viết có "nghề" lắm, xin học hỏi, chúc mừng nha!

    Trả lờiXóa
  38. Thăm em cuối tuần nè andi ơi. Luôn vui và HP em nhé

    Trả lờiXóa
  39. Ca, em qua thăm Ca, mới biết Ca cũng ...Cách Mạng gốc luôn. Gia đình có người tài vậy chả trách sao Ca cũng....hơi hơi ( hổng dám khen ông này - vì ổng ...chảnh dzữ lém nè, dìm ổng hoài mà ổng hổng chìm mới đau chứ ! ).
    Đọc mấy bài bình thơ của Ca, em hổng biết nói gì cả. Thui bữa nào Ca viết về đề tài gì cho em út mở rộng tầm nhìn coi: cà phê rồi, chợ rồi,.... còn gì nữa không Ca hén ?

    Trả lờiXóa
  40. Sang thăm N -A -N, chúc bạn chiều cuối tuần vui vẻ nhé.

    Trả lờiXóa
  41. NL thăm bạn . Buổi chiều thật nhiều niềm vui nhé ANN.

    Trả lờiXóa
  42. Hôm nay mới biết NA có người thân là nhà thơ...thảo nào mà NA văn hay chữ tốt. Cái nay là chị nói theo ông, bà ngày xưa hay khen thôi .
    Thăm và chúc NA vui bình an nhé !

    Trả lờiXóa
  43. Thơ hay bình cũng thật tuyệt, ghé sang thăm anh đọc thơ chúc anh những ngày nghỉ cuối tuần tràn đầy niềm vui!

    Trả lờiXóa
  44. Cảm ơn Nhật đã cho biết nhiều chi tiết và những bài thơ hay cũng như cuộc đời của nhà thơ xứ Quảng Phan Trước Viên. Nghiêng mình trước một con người yêu nước tài hoa!

    Trả lờiXóa
  45. Di ảnh nhà Thơ đẹp quá !
    Chị HV sang thăm em trai Nguyễn Ánh Nhật! Chúc em trai buổi tối cuối tuần an lành, ấm áp, vui vẻ và tràn ngập niềm yêu thương !

    Trả lờiXóa
  46. Chị HV lại sang thăm em trai Nguyễn Ánh Nhật đây ! Chúc em trai buổi tối an lành,ấm áp, đong đầy yêu thương và ngủ ngon nhé em.

    Trả lờiXóa

BÀI ĐƯỢC NHIỀU ĐỘC GIẢ ĐỌC