6 tháng 9, 2013

Tản mạn Cafe TAM KỲ xưa và nay (Kỳ 3)

Tiếp kỳ 2:
http://nguyenanhnhat.blogspot.com/2013/09/tan-man-cafe-tam-ky-xua-va-nay-ky-2.html#comment-form

Còn với thì hiện tại, chắc không bao giờ kể cho hết, khi ở Tam Kỳ quán cafe đang như là một quả bóng căng phồng sắp vỡ. Một thành phố diện tích chỉ có 100.263 ha với 120.000 dân thưa thớt nhưng có đến hơn 200 quán Café trải dài trên khắp từng địa bàn, từng hẻm nhỏ. “Thời quảng cáo cũng là thời mở cửa” bảng hiệu quán café cứ thấy giăng giăng khắp trên từng con phố hay cả những ngã không tên, cứ như thể “ra ngõ gặp anh hùng” thời chiến. Nếu ai đó "chịu khó" dạo quanh thành phố này đều có thể thấy ngay trên những ngõ hẻm nhỏ ngoằn ngoèo, nhan nhản là những bảng quảng cáo bé tí tẹo và trông thật quá đơn sơ giống như tấm bảng viết nhỏ của học trò: “Cà phê – giải khát”. 
Một lần ngồi Cafe Cooc tại Đường Huỳnh Thúc Kháng - Tam Kỳ

Đầu tiên nói về cafe hẻm Tam Kỳ, đây là những quán café mà giá cả ở quán nào cũng rất bình dân, với chỉ 5000 hoặc 6000 là có được một ly café thơm phức, rất phù hợp với điều kiện kinh tế, thu nhập của người dân miền Trung

Đặc điểm của "loại hình" cafe hẻm này, rất giống nhiều thành phố khác ở miền Trung: quán cũng là nhà, trông thật đơn sơ chỉ vài cái bàn nhỏ thấp lè tè cùng những chiếc ghế nhựa xanh đỏ, mọi thứ đều xuềnh xoàng tạm bợ. Và cái món ăn theo với café đây bao giờ cũng vài chai nước ngọt coca cola, cộng thêm vài ba gói thuốc lá mà tín đồ café nơi đây cũng chỉ thường mua một vài ba điếu, năm thì mười họa mới có khách lấy nguyên bao. Nói đến café hẻm ở Tam Kỳ hiện nay, người ta vẫn còn thấy cứ y nguyên phong cách “sống chậm” muôn thuở của chủ quán lẫn khách, rề rà 7, 8 giờ sáng mới mở cửa và có người đến uống. Buổi sáng sớm miền Trung ngày nào cũng thật trong lành, tĩnh lặng; nhịp sống không xô bồ, khẩn trương như ở Sài Gòn hay Hà Nội.

Có một điều ai cũng nhận ra, bản chất của người miền Trung “ăn to nói lớn”, nhưng nhiều khi ngồi café hẻm tôi chưa bao giờ thấy khách nói lớn tiếng hoặc chê trách người chạy bàn bưng bê. Ngược lại nhiều người chủ lại hảo lòng với khách, họ đã để sẵn bàn cờ tướng hay một bộ bài tiến lên như nhiều quán cafe hẻm theo dọc đường Phan Chu Trinh. Chú ý thêm café hẻm nơi đây, một thoáng nghĩ, tôi không biết có phải nơi đây lớp trẻ đã vào Nam ra Bắc làm ăn hay sao mà chủ quán thường là những người bậc tầm trung niên trở lên?. Như ngay những quán trên những con đường nhỏ Thái Học, Trần Dư  v.v.v người chủ toàn là ông già bà cả, chằng thấy một bóng hồng nào bưng bê, chứ đừng nói gì đó là “cô chủ nhỏ”. 

Người ta nói rằng do sự cảm nhiễm khí tính của người Chăm bản địa xưa kia nên ít nhiều đã tạo nên tính cách người “Quảng Nam hay cãi” cho đến bây giờ. Vậy mà tôi đã thấy Café hẻm nơi đây đã dung hòa được “tình làng nghĩa xóm” của người già với bọn trẻ, người sang cũng như kẻ khó. Café hẻm Tam Kỳ luôn là một chốn thân quen của làng xóm người “Quảng Nam yêu thương”, chứ không dành riêng cho ai, và không bao giờ kén khách…. 
       Cafe CUỘI NGUỒN - Số 124 Tôn Đức Thắng - Tam Kỳ

Tam Kỳ hiện nay có nhiều quán lớn và thật đẹp, trong bài viết này tôi xin đề cập một vài ba quán đặc trưng. Đầu tiên như quán Cà phê “Tranh Chim” nằm trên lối vào con đường Hồ Xuân Hương yên tĩnh, được rẽ ở gần cuối đường Huỳnh Thúc Kháng thân quen, bởi nơi đây có “Ga Xe lửa Tam Kỳ” cho mỗi khi ai đó vào Nam hay ra Bắc. Cứ mỗi sáng sớm, ở đây như có một hội “chơi chim”. Ngồi ở café “Tranh Chim” nhâm nhi hớp từng ngụm café, thực khách sẽ được nghe hàng trăm chú chim với đủ các loại khác nhau như Chào Mào, Chích Choè, Hoạ Mi, Vành Khuyên... cùng nhau “đua” tiếng hót. Đó là lúc bắt đầu một ngày mới, ai cũng có thể tạm quên đi chút lo toan, dù nắng đã lên và cuộc sống đang hối hả phía trước. Nhưng đến cafe "Tranh Chim" là được ngồi trong một không gian im lắng như tờ, mọi thứ âm thanh đều nhường hết cho tiếng chim hót trên những chiếc lồng đẹp kiểu mới. Con người bắt đầu ngày mới như thế, thật tuyệt vời cho ai một lần đến. 

Còn riêng tôi nghĩ, quán cafe này người chủ đã có một cái nhìn đầy sáng tạo và giàu cảm xúc. Có lẽ người ta rất đam mê nghệ thuật chơi chim, vì đã biết kết hợp một không gian giữa mái lá thoáng mát và những chiếc ghế nhỏ bằng nhựa đơn sơ nhưng đã tạo nên một cá tính đầy riêng biệt, lại vừa lạ, vừa thân quen của một Tam Kỳ ngày nay vẫn còn là một thành phố nhỏ “nửa phố, nửa quê”, có nhiều bờ tre, ao rau muống nằm trong lòng thành phố (!?). 

Tôi đã thấy phần đông thực khách đến Café “Tranh Chim” là những người chơi chim trên địa bàn thành phố và các vùng phụ cận như Núi Thành, Phú Ninh. Sáng sớm hàng ngày họ mang chim nhà của mình đến, vừa uống café, vừa để tập dợt cho những chú chim của mình hót hay và thánh thót hơn, cũng như tập được nhiều giọng khác. Ngồi cafe “Tranh Chim” thực khách đều phải xoay người về một hướng “sân chim” mới có thể nhìn và nghe rõ được những âm thanh trong trẻo phát ra từ những chú "chim vàng, chim ngọc". Thật tuyệt vời làm sao trong không gian lặng yên, chỉ có tiếng chim hót líu lo, nên ai cũng thấy cảm xúc được về với một ngày đã xa từng trốn học đi “bắt chim, bắt bướm”. 

Rất thích, đó cũng là thú giải trí vô cùng thi vị mà có nhiều người đã từng biết và đi qua trong đời, nên đến bây giờ được trở lại, ai cũng đều mãn nguyện khi “lang thang” bất tận bên ly cà phê trong một không gian như thế. Tôi nghĩ, dù rằng ai đó chỉ là người tập tễnh với thú chơi chim, không phân biệt được từng giọng hót, nhưng ít ra khi nghe tiếng chim hót một buổi sáng tinh sương rồi cũng thấy thật vui tai và thích thú. 
                 Cafe Vườn ở Ngả ba Trường Xuân - Tam Kỳ
Đường Hùng Vương – Tam Kỳ thật dài, đây có thể gọi là “thủ phủ” café của thành phố này. Nhiều quán café nằm san sát bên nhau, mỗi quán mỗi vẻ, nhưng không bởi vì thế mà lại không nhận ra một chỉnh thể …rất café của con phố này. Những dịp cuối tuần quán nào cũng nườm nượp khách đến. 

Người miền Trung có cái “gu” uống café phải pha chế đậm đặc, nước ít, chỉ sóng sánh ở đáy ly. Nhưng ngày nay ở nơi đây có lẽ khác xưa, bởi phần đông thực khách đến café cũng chỉ là nơi để gặp gỡ và trò chuyện mà quên đi cái thú nhìn và chờ đợi những giọt café rơi. Điều ấy chắc còn nhiều nhẽ, bởi cái “hữu hạn” với giờ giấc phải đến cơ quan, công sở nên cái thú thả hồn của mọi người đến quán dần già chỉ còn lại trong ký ức một thời đã xa….. 

Còn có một điều “phiền nhiễu” vô cùng, thành phố TAM KỲ chỉ cách ĐÀ NẴNG gần 70 Km nhưng vẫn còn…. "mãi mãi” nạn ăn xin, bán báo và vé số dạo!. Có nhiều khi ngồi café đang trò chuyện cùng bạn bè rôm rả, câu chuyện của ai đó cũng có thể liên tục bị cắt ngang, hoặc dừng lại để lắc đầu trước đôi bàn tay gầy guộc của những người hành khất ăn xin. Nếu không cũng sẽ là giọng của những chú bé đánh giày, bán báo hay chị bán vé số dạo từ năn nỉ đến ỉ ôi, rồi dẻo keo lời mời mua giúp…… Thật là chán phiền!

Ở đường Hùng Vương dài này, nếu nói đến quán xá café ở thành phố này mà quên đi chuỗi café “Ếch – vê” (Sinh viên) và café Video là một điều thiếu sót. Những quán loại này chen lẫn giữa những quán lớn như “Thiên Thai”, “Chú Cuội”, “Oanh Ca”, v.v.v. Một serie với những cái tên trông thật giản dị “Cooc Pro”, “Coc HTS” (?) mà nhiều khi nhìn biển quảng cáo có người hiểu , người không về thời kỳ ngôn ngữ tuổi teen đang biến tướng. 

Ở những quán này thường hằng đêm trình chiếu những bộ phim Hàn, phim Hồng Công ….đó là những bộ phim tình cảm sướt mướt, mê li với nhiều cuộc tình ngang trái. Riêng tối thứ 7, chủ nhật là ưu tiên những trận cầu đinh ở giải bóng đá Ngoại hạng Anh (The Football Association Premier League), giải bóng đá Tây ban Nha – La Liga (Liga de Fútbol Profesional), hay giải bóng đá Pháp- Ligue 1 v.v.v.Nên nhiều khi đến những quán này ly Café chỉ là cái cớ, còn cafe ngon hay dở cũng là chuyện nhỏ chẳng ai mấy quan tâm. 

Còn ban ngày trong những quán ấy, thực khách đa phần là những cậu sinh viên xa nhà có một nhu cầu “sống” của một sinh viên hiện đại (!?), suốt ngày từ sáng đến chiều ngồi học bài hay vui chơi cờ tướng, đánh bài cũng đều ở đây. Rồi đợi đến trưa hay chiều tối tất cả mới nhổ rễ đi tìm quán cơm bụi ăn. Dạo quanh một vòng những chuỗi quán “Ếch-Vê”, tất cả đều trang bị những chiếc bàn ghế gỗ nhỏ đơn sơ và có sẵn trên đó bộ bài “tiến lên” hay là bàn cờ tướng. Ở các quán café này, “khách ruột” có thể gác chân lên ghế mà quật những con bài đen đét, hay ngồi xổm hai chân lên ghế nhịp nhún mà chủ quán và thực khách xung quanh không bao giờ phàn nàn khó chịu, bởi điều đó đã thành "Văn hóa cafe Ếch- Vê" của Tam Kỳ ngày nay.
                    Cafe "NGỌC LAN" trước Siêu thị Tam Kỳ
Cafe Tam Kỳ hiện tại còn có những quán mang một phong cách riêng và dành cho một loại khách thích ngồi ngắm người ngược xuôi trên phố qua một lớp kính như “Mắt Bão”hay café “Dolce” nằm trên đường Hùng Vương. Ở những quán Café này nếu ngồi một mình sẽ thú vị làm sao, ta được ngồi cafe một mình để nghĩ về ta, về cuộc đời, như ta với “nó” đã bao lần rồi cứ lại tha thứ cho nhau….. 

Hay những quán có không gian đẹp như “Hoa Đất” nằm trên đường Lê Lợi. Ở quán này xung quanh được bao phủ một dàn hoa giấy trắng đỏ, xen lẫn những bụi tre ngà có thân hình mãnh dẻ vàng ươm như “phá cách”. Đến café “Hoa Đất” thực khách uống café lại được ngắm nhìn một chậu “Hoa Đất” khác nhau thật xinh, thật đẹp. Tôi nghe người ta nói trước khi mở quán này, cô chủ quán đã có một cách nhìn từ lâu nên diện mạo của quán rất khác với “rừng café” của mảnh đất Tam Kỳ hiện nay. Và cô ta đã bỏ ra vài chục triệu khăn gói vào Sài Gòn để học nghề làm loại “Hoa Đất” này để trang trí cho quán mang một dấu ấn riêng (!?). 

Quả thật ở Tam Kỳ không những chỉ có café “Hoa Đất”, “Tóc Tiên”, “Quế Lâm Viên”, hay “Cội nguồn” v.v.v mà thật nhiều quán Café ở đây thật đẹp và thơ mộng. Nếu ai đó thưởng thức ly cafe vào một sớm bình minh hay khi đã chiều lảng bảng nắng trong một ngày hè oi, “thượng đế” được hớp ngụm cafe đắng hòa tan với những viên đá lạnh, tôi nghĩ sẽ mát hết cả lòng người đi thôi. Hay như vào một ngày đông, khi ở xứ sở miền Trung này đã thấm từng cơn gió bấc, thực khách lại có những ly café đen nghi ngút khói bay. Hớp từng ngụm café đậm đà là đã nghe hồn quốc túy. Thử hỏi có sự ấm cúng nào hơn khi tất cả hôm nào cũng giống như hôm nào, ta được ngồi trong vòng ôm của những dây leo, xung quanh là những chậu cây cảnh Bonsai tốt tươi. 

Rồi mai đây, nhịp sống ở Tam Kỳ tương lai sẽ phát triển, tôi nghĩ cafe mảnh đất này cũng phong phú thêm về nội dung và đa dạng hơn về hình thức như thành phố Sài Gòn, Đà Nẵng hay Hà Nội v.v.v. Các loại hình cà phê có thể sẽ mới mẻ thêm nhiều như Café Net, café Di Động, cà phê “Chọc Trời” nằm ở những ngôi nhà cao tầng của thành phố, cafe Chứng Khoán… thậm chí có cả Café…Ảo hay café Bệt v.v.v

Cuối cùng, với Cafe Tam Kỳ tôi chỉ mong có một điều là đừng nên thay đổi theo thời gian những gì cafe nơi đây đang có, vẫn mãi mãi là một nét văn hóa riêng, độc đáo trong văn hóa ẩm thực đã từng theo nhịp sống, tính cách, bản tính của người dân xứ Quảng xưa nay.. 
Andi Nguyễn Ánh Nhật 



50 nhận xét :

  1. tem bạc rùi...đọc sau, bình loạn nhà Ca sau hén ! hì hì

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uhm! Anh chờ bà Tám nha! Bà Tám đi đâu mà vội vàng thế?. Tám với người ta rồi mang "tin" về nha! Chờ....

      Xóa
    2. Uống cà phê dài tập của Ca mà giờ mặt mày mụn từa lưa hột dưa. coi có chịu nổi không ? Ca cũng biết cách bào mòn nhan sắc em gê gúm nhỉ ?!
      Đùa tí thui, trở lại bài viết của Ca. Phải nói lần đầu em qua nhà Ca cũng đọc những bài viết dạng này, cứ như những chuyến xe, dẫn người xem qua từng vùng miền với những nét rất riêng. Và đúng là văn hóa Cà phê là một nét đặc trưng rất hay của dân Việt mình ( không riêng gì Tam Kỳ hay Sài Gòn cả ...).
      Thank- cù - là ông anh nhà báo oanh liệt một thời chia sẻ nhá.

      Xóa
  2. Chị rất thích uống cafe nhưng giờ mang chứng bênh mất ngủ nên đành chia tay với nó rồi, nếu về Tam Kỳ thì chắc là uống nước ngọt thôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dạ trong quán cafe Tam Kỳ có bán nước ngọt đó chị. Heee! Chúc chị uống ngon.

      Xóa
  3. Ông anh đúng là dân làm báo có khác. Thế thì uống cafe thoải mái nhỉ? Ba bài viết về cafe rất hay, nhiều hình ảnh minh họa thành tư liệu quý luôn đó.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Thủy nhiều nha! Uhm! Những bức ảnh này kiếm toát cả mồ hôi, sôi nước mắt đó Thủy. Heee

      Xóa
  4. mỗi vùng miền con ng có một tính cách riêng nhưng đến quán thì có lẽ giống nhau cả thôi ,hôm nào Andy thử cafe HN để viết 1 ẻn xem cảm nhận có khác ng HN kg anh nhé

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uhm! Anh sẽ ra hà Nội một ngày gần đây rồi em đưa anh đi lấy tư liệu viết về Cafe Hà Nội nghe. Thôi trc mắt em viết đi anh đang chờ. Chúc một ngày cuối tuần vui và hạnh phúc!

      Xóa
  5. Mới nghe thoang thoảng mùi cà phê
    Hóa ra là Ánh Nhật đang ngồi cùng ai

    Uống cà phê mà ko mời chị, chị dzìa (~_~)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dạ em đang ở nhà trả lời Còm của chị đây chứ ko có đi cafe nào cả. Heee! Chúc một ngày cuối tuần vui nghe chị. Thân!

      Xóa
  6. Thăm anh chúc ngày thứ bảy nhiều niềm vui nha anh

    Trả lờiXóa
  7. Đọc bài viết của anh, ký ức quê Ngoại cứ ùa về... Những khung cảnh, mùi hương, khuôn mặt nhớ - quên... Tam Kỳ sẽ cám ơn anh nhiều lắm - Người lưu giữ ký ức!
    Nhân đây, đệ nhắc đến 2 quán cafe mà giờ còn hay mất, đệ không rõ, nhưng đó là những quán cafe đã từng rất đẹp và nổi tiếng. 02 quán này đều nằm ngay cầu Tam Kỳ, nơi dòng chảy ngược về hướng núi.. Vườn Cừa - mùa hoa vàng đầy ký ức... , Sông Trăng - thơ mộng những đêm trăng bên nàng....
    Nỗi nhớ cứ ùa về, đại ca à... Em đã có một khoảng thời trẻ đẹp vô cùng nơi ấy!
    Tất cả những quán cafe anh liệt kê, em đều đã mài...mòn quần. Mong sẽ gặp anh đâu đó, bất kể, tại Tam Kỳ trong tháng 10 em về thắp hương cho Ngoại.
    Mong vậy!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Jack quê gốc "Ba Kỳ"?. Thật là thú vị khi mình viết chuỗi bài này có người biết. Heee! Vui thật nhiều. Mấy quán cafe bạn viết bây giờ vẫn còn và đang cạnh tranh với những quán ra sau dữ dội lắm không biết thời gian sau như thế nào.
      Mời bạn một lần nào ấy về thăm quê Ngoại Tam Kỳ, biết đâu đó sẽ gặp mình. Xa quê không biết đã bao lâu, nhưng bạn đã có nhiều kỷ niệm ko quên. Mong bạn mãi như như vậy. Thân!

      Xóa
  8. Hihi,
    Anh viết hay thật,
    Chỉ mỗi café thôi mà bao nhiu chuyện để nói
    Bao nhiu kỷ niệm với nét riêng quê nhà…
    Em chúc anh cuối tuần thật thoải mái xinh tươi ạh !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Hoa Tím nhiều lời khen. Đúng cafe khác quán nhậu nhưng rất có nhiều chuyện để nói. Chúc một ngày cuối tuần vui nha Hoa Tím.

      Xóa
  9. Em đi buôn về rồi, sang chào anh đây ạ!
    Em đến quán caffe nhưng lại toàn ăn...kem thôi anh à!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh nghĩ đi Cafe mà ăn Kem thì phải ăn nhanh chứ ko chảy thành nước hết. vậy cũng được rồi uống sang thứ khác nữa Hải Yến nhỉ?. Heee! . Chúc ngày cuối tuần vui nha!

      Xóa
  10. Chưa đến , thế nhưng nghe em giới thiệu phong cảnh ở những nơi đó là chị mê liền ! Bởi lẽ chị yêu thiên nhiên lắm , chị nghĩ vừa ngồi nhâm nhi ly cafe sữa đá mà lại vừa ngắm hoa cảnh , nghe tiếng chim hót líu lo ...ôi ! Thật tuyệt đó em ạ !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em biết chị yêu thiên nhiên rồi, như khi đi dao du khắp Châu Âu, chị chụp được nhiều ảnh thật đẹp. Ở nước ngoài ko biết sao chứ có "Cafe Chim", em nghĩ sẽ thu hút được rất nhiều khách. Ko biết có đúng ko hả chị?. Cuối cuối tuần bên xứ sở người chị vui và đi đó đây nhiều nha!

      Xóa
  11. Nói thật văn hóa cà phê của dân Miền Trung và Miền Đông (Nam Bộ) rất khác với Miền Tây. Thật ra cà phê miền Tây như Cần Thơ chẳng hạn sẽ không bao giời có cà phê hẻm, chỉ có cà phê vườn, cà phê phố hay vỉa hè mà thôi. Thân ái.
    Bài viết hay quá anh à./.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em đọc kỹ , và nhận thấy anh khen "tranh chim" cà phê rất nhiều mà chẳng thấy chú chim nào trong ảnh hết. Tiếc anh à. Hôm nào anh cho 3m xem mấy chú chim vàng ngọc với./.

      Xóa
    2. Cafe mỗi miền mỗi khác Mèo Con nhỉ?. Em nói đúng đó, Cafe hẻm chỉ có một số thành phố như Tam Kỳ, và đặc biệt ở Sài Gòn. Còn miền Tây hầu như ko có, đó cũng do nền văn hòa miệt vườn ko sản sinh ra loại hình cafe này
      À quên em nhắc anh mới nhớ chứ để viết loạt bài này anh đã chuẩn bị nhiều tư liệu và hình ảnh vậy mà ko post lên đây. Thật đáng tiếc và cảm ơn em nhắc nhở cho anh.

      Xóa
  12. Từ những chuyến đi thực tế thật thú vị và bổ ích, AN luôn có những Entry thật tuyệt. Chúc bạn ngày nghỉ nhiều yêu thương nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn bạn nhiều, chúc bạn một ngày cuối tuần vui và hạnh phúc.

      Xóa
  13. một lan man cafe thật kỳ công và thú vị!

    Trả lờiXóa
  14. Cafe chị ít uống, nhưng chị thấy hình như dạo này em mập hơn nên trẻ ra thì phải?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dạ hình như tăng cân đó chọ Nhật Thành!. Heee! Già rồi ko ăn gì cũng mập đó chị. Thân!

      Xóa
  15. Nhìn ai mập ú ... tròn quay
    Gần nhà xa ngõ , tới nay ... chưa gần
    Thiếu nợ Anh vậy nhá ...

    Trả lờiXóa
  16. Sang nhà nhà anh NA thật là thích như là được thư giàn vì dạo này được anh giới thiệu về cafe nè ,những cuộc gặp gỡ nè ...Mà HN thì thích như thế !He ...Cám ơn anh NA nhé .Mà dường như là bây giờ trông anh phát tướng ra đó .

    Trả lờiXóa
  17. Sao anh không chỉnh thời gian cho chuẩn lại .

    Trả lờiXóa
  18. Em đã đi thực tế từng quán một ,công phu quá!bù lại được thưởng thức hương vị đặc biệt cũng như bầu không khí riên của mỗi quán cũng thú vị lắm em nhỉ?
    Chúc em luôn vui.

    Trả lờiXóa
  19. Uống cà phê là một nét văn hóa đặc trưng của Buôn Ma Thuột nơi em đang sinh sống đó ạ, nhìn Avata của anh em đoán là anh cũng đã từng thưởng thức cà phê BMT rồi...Chúc anh tuần mới làm việc hiệu quả và vui nhiều ạ!

    Trả lờiXóa
  20. Ngon quá ... Em một ly với ...

    Ảnh chụp đẹp quá ... Anh chụp ạ ?

    Trả lờiXóa
  21. HV ghé thăm anh, em đã đến miền Trung nhưng chưa có dịp ghé Tam Kỳ, chắc chắn là đẹp và thơ mộng...Chúc anh ngày đầu tuần vui nhé :)

    Trả lờiXóa
  22. ghé thăm bạn được thưởng thức vị cà phê thật tuyệt...cám ơn bạn...chúc bạn đầutuần luôn vui vẻ và hanh phúc nhé

    Trả lờiXóa
  23. À hà, gặp đúng "dân cà phê" thứ thiệt rồi! Người này chắc rành quán lắm, nên viết cả loạt bài hoành tráng như vầy.
    Tiếc là người không còn ở Tam Kỳ nữa nên nếu có dịp ghé qua Tam Kỳ, mình không được người dẫn đi cà phê đâu nhỉ! :)

    Trả lờiXóa
  24. Vừa thức dậy, chị chạy ù ra Tam Kỳ uống cafe với em đây.

    Trả lờiXóa
  25. Giá như giờ ở Tam kỳ chắc chị sẽ rủ em uống cafe sầu riêng của bà tư ha.

    Trả lờiXóa
  26. Tai nghe ko bằng mắt thấy, cho thử cafe đi rùi mới cảm nhận được. Tuần mới vui nha bạn, PT sang thăm.

    Trả lờiXóa
  27. Để đi hết các quán cà phê thì cần nhiều thời gian và...tiền ...nửa chứ!

    Trả lờiXóa
  28. Đã đến lúc người ta phải bàn đến văn hoá cafe rồi đấy bạn nhỉ. Và có lẽ Đỗ Trung Quân cũng nên bổ sung cafe vào biểu tượng quê hương Việt mới đầy đủ.
    Một show cafe quán Tam Kỳ với tất cả niềm say mê, thích thú của người con xa quê, làm cho nó bỗng nhiên đẹp lạ. Một cách giới thiệu rất ấn tượng. Có dịp sẽ không quên ghé đến các địa chỉ này. Cảm ơn tác giả nghen!

    Trả lờiXóa
  29. Ghé thăm Lão ca, em lót dép ngồi hóng bài mới của anh! Café lót dép! Chà, nghe hay à!

    Trả lờiXóa
  30. Tui đọc bài của ông nhớ quê vô cùng, rất tiếc là từ quê trở vô SG tui mới đọc chứ đọc trước thì cũng ghé thăm các quán ông đề cập. Cảm ơn ông!

    Trả lờiXóa
  31. Qúa thích thú với những người xa TK như tôi.Một chuổi cafe quán TK đã kéo tôi lại thời ngọc ngà của tuổi mới lớn.Tôi không sinh ra ở nơi ấy ,nhưng lớn lên trưỡng thành và rời xa nơi này vì mọi lẽ...Cafe Cúc la bố của Nguyễn nguyên Vũ ,những bức tranh được vẽ bởi bố của Lê cao Minh [Minh phè]...chủ quán cafe Dolce là V/C Trần văn Dũng và Nguyễn kiều Oanh.Đó là nhóm bạn thời tiểu học và mãi đến tận bây giờ.Đường PCT là của chúng tôi bởi nơi đây in hằng dấu chân chúng tôi ...Với tôi sẽ tuyệt vời hơn nếu trong chuổi cafe quán TK ấy có thêm cafe MIMOZA [cách cafe Cúc khoãng 200m đi về phía bến xe cũ], cafe 299[sát vách trà Mai Hạc].Đặt biệt cafe Hoàng Yến[Đối diện cafe Mười Đáo]. Quán cafe kho đúng nghĩa vào thời ấy Quán mỡ cửa rất sớm khoảng 4,5 giờ sáng...và lúc nào cũng đông khách kéo dài đến tận gần trưa.Vào những ngày chủ nhật nếu bạn ngũ dậy trễ, đến đây bạn phải ngồi uống cafe ở tận bếp của quán.Sau này quán phải kết hợp với HTX mua bán phươngAn Xuân để tiếp tục bán mua...Giai đoạn tiếp theo của đoan phố này còn có cafe Anh ,cafe Tân Đô ...của người Hoa,cafeKim...Cám ơn ông đã cho tôi quá nhiều.. chúc ông sức khỏe.

    Trả lờiXóa

BÀI ĐƯỢC NHIỀU ĐỘC GIẢ ĐỌC