30 tháng 6, 2013

Bà TƯ cafe !




Mấy năm nay tôi đi làm ăn xa, cứ khoảng một tháng tôi mới trở về Sài Gòn một lần và lần này ....mùa nắng.


Sài Gòn đơn giản chỉ có hai mùa mưa và nắng, nhưng cuộc sống ở đây thật đáng yêu: đa âm, đa thanh và đa màu sắc ....

Tôi sinh ra và lớn lên tại Quảng Nam nhưng làm ăn, sinh sống tại Sài Gòn, rồi Biên Hòa cũng đã hơn hai mươi năm, nên mảnh đất này là quê hương thứ hai, tôi chỉ còn thiếu một quê nhà....

Đất miền Nam bao nhiêu năm rồi đã cho tôi bát cơm, tấm áo. Bởi vậy ai đó cũng đừng nên thắc mắc, vì sao tôi chỉ là dân "tha phương cầu thực" lại đôi khi không ngượng miệng xưng mình "người Miền Nam", giọng lạc mất "răng, tê, mô, rứa".....

Sài Gòn mảnh đất tôi yêu, Biên Hòa cũng vậy. Bởi đây nơi “đất lành chim đậu”, là nơi “tứ hải giai huynh đệ”, là bạn, là tôi, là những người đến đây mà "gia tài" mang theo chỉ túi xách, ba lô và "bảo bối" cũng chỉ văn hóa giọng nói của bản địa sinh ra.

Biên Hòa nơi đang tôi sống thật dễ tính, không kén chọn, dù ai đó là người Bắc Kỳ, Trung Kỳ hay Nam Kỳ mang đến nơi đây cái gì cũng được, miễn sao đừng làm người dân bản địa thấy "kỳ" mà thôi....

Sài Gòn, Biên Hòa luôn ở trong trái tim tôi, mỗi lần quay về là niềm thương, còn xa là nỗi nhớ chênh chao....

Mới về đến nhà, đứa con trai tôi cho hay, cách đây mấy hôm “bà Tư Café” ở ngay đầu xóm đã đi về cõi vĩnh hằng, vì căn bệnh ung thư. Tôi nghĩ, bà Tư nay tuổi cũng gần tám mươi, nên bây giờ bà “về Giời” cũng là quy luật sinh tử của một đời người phải có. Nhưng thương bà ngày còn sống, tôi liền bước sang để đốt nén nhang và lòng cứ miên man trải dài theo dòng thời gian ngày bà còn sống....

Cũng mới đây thôi, căn nhà của bà cũng là quán café để bà kiếm sống sinh nhai trong khoảng thời gian cuối cuộc đời mà không phải cậy con, nhờ cháu. Quán bà Tư không kén khách, từ người giàu sang, cho đến người nghèo khó đang sinh sống trong xóm tôi đều ghé đến quán bà mỗi sáng.

Tôi đang làm việc ở nơi xa, cách Sài Gòn cũng đến hơn năm trăm cây số, nên mỗi khi về lại nhà cũng có đôi chút mệt nhọc vì đường xá xa xôi. Nhưng khi nghĩ về bà Tư, về ly café hàng ngày bà bán hay nghĩ đến một chút kỷ niệm nhỏ giữa tôi với bà, tất cả vẫn còn đây, không rơi rớt chút nào trên "đường xa, vó dặm". Thật buồn khi tôi trở lại “chốn xưa lối cũ” nhưng “cảnh đó, người đâu”, tôi hoài niệm về bà ……

Quán cà phê bà Tư nằm ở ngay ngã ba đường vào nhà tôi, trông thật đơn sơ với tấm biển quảng cáo tí tẹo như bảng phấn học trò. Vì đã già rồi,  nên cái món ăn theo với café ở quán bà cũng chỉ vài ba chai nước ngọt coca cola cộng thêm vài ba gói thuốc lá mà tín đồ cafe ở đây cũng chỉ thường mua một vài ba điếu, năm thì mười họa mới có khách lấy nguyên bao. Phải nói quán của bà Tư trông thật đơn sơ với năm, bảy cái bàn nhỏ thấp lè tè cùng với những chiếc ghế gỗ, có cái xiên, cái vẹo. Nhưng vì không cần lãi nhiều, bà đã bán với giá phải chăng nên quán luôn luôn đông khách. Hóa ra sau vài năm “tha hương”, tôi nghĩ ai đó nói: “Sài Gòn - Biên Hòa! Không nơi đâu như ở xứ này, uống ly café phải trả giá cao ngất ngưỡng” . Vậy là không đúng, bởi như quán café của bà Tư, bán với giá 5, 6 ngàn đồng, tôi nghĩ như thể…. cho không. 

Hàng ngày, bà Tư mở quán bán từ tờ mờ sáng. Người đến sớm nhất là cánh chạy xe ôm, đây cũng là “khách ruột” của bà. Họ là những người thức suốt cả đêm trước cày ải với mưa sương đưa rước khách, sáng ra họ đến quán bà để tìm chút tĩnh lặng, bình yên. Rồi có người bắt đầu phiên chạy sáng cũng lại đến cùng vui và hỏi chuyện làm ăn của đồng nghiệp đêm qua. Khách đến sớm quán còn là những “ông bạn già” của bà, như ông Bảy, bác Năm trong xóm v.v.v. Đó những ông cụ già khó ngủ, lại vừa khó tính với con ,với cháu. Khó tính vậy nhưng đến quán bà chẳng bao giờ nói tiếng lớn, tiếng nhỏ hoặc chê trách bà Tư sao “bưng bê chạy bàn” chậm chạp. 

Còn như dì Ba, bà Tám - Những người bán rau bán quả ở ngoài chợ đầu mối cũng là khách thường xuyên. Dù họ đã trót mang và trót chịu cho cuộc đời cảnh mua bán trong đêm vì những phiên chợ lẻ. Sáng sớm họ đến bà Tư ngoài việc café, nghĩ ngơi, còn như tranh thủ để gặp gỡ và nói chuyện với bà con chòm xóm.


Thỉnh thoảng tôi vẫn thấy ở quán bà Tư cũng có những khách thập phương xa lỡ bước, đời những người phiêu dạt trôi đi ngàn hướng. Họ tạc ngồi lại đây như muốn nghĩ lại mình!?. Quán Bà Tư còn có những người mới đến sinh sống quanh đây, họ cũng tìm đến quán bà Tư sau những ngày dài đầu tiên ngạo nghễ, đứng giữa vòng mưu sinh xôn xao tấp nập. Ly cafe nơi đây chính là xúc cảm sau một đêm lắng đọng của họ ở miền đất chưa quen.

Khách đến quán sớm thường ngày, tôi nhớ có ông “Tám nhà quê”, ông luôn chọn nơi có ánh đèn dịu nhẹ của một góc khuất, rồi gọi ly Café phin đậm đặc mà chỉ có bà Tư mới biết pha đúng với cái “gu”. Ông rất thích mỗi buổi sáng được nhâm nhi một ly cafe có hương vị phải đậm đà, mạnh mẽ. Một cảm xúc chẳng khác nào đâu như “tình già, nghĩa xóm” của ông Tám với bà Tư lâu nay. Còn chú Bảy tuy ở tuổi trung niên, nhưng râu tóc phong trần áo bạc vì sớm hôm vất vả với mảng đời run rủi. Sáng nào chú cũng ghé đến đây, không bao giờ gọi một loại cafe nào khác ngoài ly vợt nóng hổi. Theo chú cafe buổi sáng mới chia sẻ được những câu chuyện đời hằng thường.

Người dân sống ở xóm tôi, mọi người đều thật tình, đơn giản và phóng khoáng, có thể lúc đầu không biết nhau, nhưng đến quán bà Tư là có thể tâm tình với nhau về những mối lo toan của đời thường vốn có, về những câu chuyện thời sự hôm nay, như để thấy những năm tháng của đời người đi qua không là vô nghĩa. Nhấm nháp vị đắng cafe, họ tin là có những cuộc đời bao quanh giống với cuộc đời của chính họ. Cũng có một vài người, tôi thấy họ lại ngồi trầm tư suy tưởng. Chắc có lẽ là chiêm nghiệm về những thứ mà họ tin đó là triết lý cuộc đời sau những trải nghiệm bản thân (!?).

Chừng đến bảy, tám giờ sáng đến quán bà Tư thường một vài cô gái đỏng đảnh, và những chàng trai bảnh bao từ trong những hẻm nhỏ  đi ra. Tuy tất bật cho một ngày làm việc mới, nhưng sáng nào họ vẫn cố gắng ghé quán bà Tư. Chưa kịp dừng chân họ đã vời gọi café: “Cho ly đen!”, “Cho cái phê sữa bà Tư ơi!”, rồi liền hỏi tiếp …."Nhiêu!?” nghe ngược đời mà gần gũi. Rồi họ lấy mang đi đến công sở những ly café bà Tư pha sẵn mát lạnh…..Khách của quán bà là những người vậy, đến rồi đi, thân thương lẫn xa cách. 

Vốn văn hóa của những người làm công sở đất Sài Gòn là vậy, dù có bận rộn bao nhiêu nhưng mỗi buổi sáng ai cũng muốn tận hưởng cảm giác hương café như vị thực của cuộc đời. Nhấm nháp một chút café ai cũng thấy cảm giác ngọt ngào như được ở bên cạnh người yêu thương, bên  người đồng nghiệp. Điều ấy đối lập với vị đắng của mùi café như cuộc đời vốn có 

Cũng tại vì quán café của người già và bình dân, nên bao nhiêu năm sống gần bà Tư, tôi chưa bao giờ thấy khách hàng của bà là những trai trẻ choai choai. Một loại khách có thể vô tư gác chân lên ghế mà quật những con bài đen đét, hay ngồi xổm nhịp nhún nhím đôi chân. Bởi thế bà và thực khách xung quanh chưa bao giờ phải phàn nàn khó chịu gặp “tay chơi chân chất”, giọng chửi thề giọng Nam dung tục v.v.v


Từ ngày về sống tại xóm đây, tôi có cảm tưởng gần suốt đời bà Tư lụm khụm với cái phin cafe cho khách. Nhìn cách chăm bón từng cục than để cái siêu đất luôn luôn nóng bốc khói của café vợt (café “kho"), cũng như nghe qua cách phân biệt khách lạ với khách quen, tôi mới thấy bà là người trải nghiệm và sành cafe. Bà nói: “Người từ nơi đâu đến đây rồi cũng học cách gọi café như người Saigon chính gốc!. Đôi lúc cũng nhận ra khách lạ, bởi loại khách này ít ai chịu uống cà phê phin, với họ chỉ thường là cốc café vợt. Chắc vì  họ không muốn trước mắt mình là cái phin sẽ làm cảm thấy buồn nản và xa cách…” (!?)

Kỷ niệm mình về bà Tư, tôi nhớ một lần mình gọi: “Cho cái đen pha sẵn bà Tư ơi!”. Bà liền hỏi: “Bộ chú có chuyện phải đi gấp hả?”. “Không đâu bà Tư ơi, con thấy cái ly cà phê của chú Chín đang nghi ngút khói, con thèm!”. Hôm ấy ngồi đối diện uống café với chú Chín, tôi thấy ly Café trước mặt mình như nóng muốn bỏng cả môi, vậy mà cách uống của chú thật là lôi cuốn, gây chú ý những người xung quanh. Nhìn chú Chín, tôi như bị mê hoặc bởi cách uống, bởi sự trân trọng, bởi nét mãn nguyện trong lúc hưởng chất đen huyền diệu từ bàn tay bà Tư pha chế. Ông uống café gần như một nghi thức, kiểu trà đạo của một nước Châu Á nào đó mà tôi từng thấy nhưng đã quên.

Còn dì Năm hàng xóm, tôi thấy ngày nào dì cũng đến đây rất sớm và bao giờ cũng gọi bà Tư ly café đúng kiểu “café Saigon” pha sẵn với nhiều viên đá nhỏ. Dì Năm sáng nào cũng ngồi tám chuyện xung quanh, có người nghe hay không nghe, mặc kệ bà… cứ tám. Nào chuyện thằng Tý con của dì đêm qua đi chơi khuya với thằng Tèo về nhà bị bà la chửi mắng yêu. Chuyện cô bé Út Hương con bà “Năm Rực” xóm trên, xưa rầy nổi tiếng ăn chơi nhất xóm, vậy mà đến nay cũng đã chịu….lấy chồng v.v.v


                              Thú cafe ...một mình!

Nhà cửa của tôi ở Biên Hòa, nhưng vài ba năm nay tôi đi làm ăn ở nơi xa. Có những lúc ngồi Café ở “đất khách quê người”, tôi vẫn thường nhớ đến quán cafe bà Tư ở xóm tôi. 

Nhớ có lần bà Tư đi thăm quê về mời tôi uống ly café sầu riêng mà gần cả đời rồi tôi chưa bao giờ được uống. Một múi sầu riêng thơm ngon nằm trong ly cà phê nóng ngút. Vừa đặt ly lên bàn bà nói khẽ: “Đừng quậy lên nghe chú. Cứ để vậy uống từng muỗng nhỏ, rồi sẽ thấy sẽ biết!”. Đúng là cái món “café thân thương” của bà Tư có chất “riêng” của mùi sầu riêng quyện với hương cà phê thơm ngát, chỉ cần ngụm một chút một là đã thấy phê…phê. Nhìn khuôn mặt đầy mãn nguyện của tôi, bà áp sát tai tôi: “Ngon vậy nhưng mỗi mùa sầu riêng chú chỉ uống một hai ly thôi, còn không là hết ngon đó nghe chú!”. Bà Tư lại cười hóm hỉnh: “Café cũng như ở đời đó chú, cái gì cũng thử một hai lần sẽ ngon ….. (?)”. Câu nói của bà Tư cũng như nhiều "Bà má Sài Gòn" không biết có sâu xa như trong cách nói của người Miền trung quê tôi hay không, nhưng đã làm tôi nhớ mãi về bà.

Bà Tư nay đã đi xa, cái quán nhỏ của bà bây giờ không còn nữa. Mấy ngày nay mỗi khi ngang qua đây, con đường quen nhưng tôi bỗng chợt trôi đi hun hút. Hay do lâu lâu mới về nhà nên tôi chưa nhận ra đâu đó gần đây mới mọc trong con hẻm lao động này một quán cóc khác. Chưa thấy, nhưng tôi vẫn tin trong xóm tôi còn đâu đó một “bà Tư” nào ấy, hàng ngày lụm khụm sớm hôm bán ly café buổi sáng cho ông Chín, bác Bảy, dì Năm và cho cả người dân xóm, bởi đây là nơi sẻ chia đôi câu chuyện đời thường chòm xóm. 
Có thể nói cafe hẻm là nơi có thể dung hòa được “tình làng nghĩa xóm” của người già với bọn trẻ, người sang cũng như kẻ khó.  Một chốn thân quen, đâu chỉ dành có riêng ai, và không bao giờ kén khách….

Lần trở về nhà này bà “Tư café” của xóm tôi đã đi xa, thắp cho bà một nén hương và từ trong lòng mình tôi khấn khẽ với bà : “Ở miền Nam đi đâu là có thể uống được ly café ấm tình làng nghĩa xóm như ly café của bà bán đó, bà Tư ơi ……” 

Andi Nguyễn Ánh Nhật


                                    Như "Bà Tư ....thời trẻ!"

75 nhận xét :

  1. Trả lời
    1. Nhanh như Tên lửa, bài vừa post lên chưa kịp sửa. Vậy mà....! Chúc chị một ngày cuối tuần hạnh phúc! Thân

      Xóa
  2. Bữa ni cũng là những ngày cuối tháng sáu rồi ? không biết có ai vô Sài gùm mời em ly cà phê không đây ? e đang suy nghĩ nè !keke

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mời Cafe nè, mỗi người đi 50 km nha, đến Tân Thành chẳng hạn! Chứ nếu anh xuống hoặc em lên cũng phải đi 100 km thì uống cafe gì nữa. Heee!

      Xóa
  3. Một entry thật cảm động, thật sâu sắc của "tình làng nghĩa xom" . Cầu nguyện hương linh của Bà Tư nghe được lời khần khẻ của em, bà sẽ rất ấm lòng .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dạ bà Tư là có thật, nhưng khi viết em cũng có hư cấu thêm chút xíu, ko biết bà Tư có buồn không chị hè?. Chúc chị một ngày đầu tuần vui.

      Xóa
  4. Nhưng khi nghĩ về bà Tư, về ly café hàng ngày bà bán hay nghĩ đến một chút kỷ niệm nhỏ giữa tôi với bà, tất cả vẫn còn đây, không rơi rớt chút nào trên "đường xa, vó dặm". Thật buồn khi tôi trở lại “chốn xưa lối cũ” nhưng “cảnh đó, người đâu”, tôi hoài niệm về bà ……
    ==> e cứ phải théc méc ..tại sao anh lại viết hay đến thế này chứ ? bực thật !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người Tiên Phước hay cãi và hay....théc méc, nhưng cái nào cũng nghe dễ thương ghê và mát lòng. Cảm ơn nhiều nha!

      Xóa
  5. Hương linh bà Tư sẽ nghe được sự hoài niệm của anh về Bà...
    Chúc anh tối bình an nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uhm! Chắc có lẽ vậy đó phải ko Hướng Duong!?. Chúc em có một tuần mới vui và hạnh phúc!

      Xóa
  6. Nghe hương cafe làm sèm òi .... mùi này sao ghiền dã man Anh nhì, à.... mà Anh đang ngồi quán nào mà nhìn woen woen thế ? một góc của cafe Sông Trăng đúng hông ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hồi trước đến giờ anh ít khi nào ngồi Sông Trăng lắm chỉ Cây Bàng thui. À anh đố em anh viết về Bà Tư nào ở Biên Hòa mình?. Có thưởng đó nha!

      Xóa
  7. Quán quen và những kỷ niệm thật đẹp em cũng có góc quán như thế để mỗi khi buồn lại ra đó ngồi, vui cũng ngồi mà nhiều khi chẳng có lý do gì hết./.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uhm! "có góc quán như thế để mỗi khi buồn lại ra đó ngồi...", bây giờ ko có quán bà Tư chắc hôm nào cũng ngời quán Cây Bàng, hoặc Lộc Vừng thôi.

      Xóa
  8. Ghé thăm anh và nghe những cảm nhận,suy nghĩ của anh về người hàng xóm với quán cafe nhỏ mưu sinh....Bà Tư lúc trẻ của anh xinh nhể ....!!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Sóc nhiều. Sóc đi Lâm Đồng về lúc nào vậy?. Có vui ko?

      Xóa
  9. Không phải cái gì đẹp luôn hay, nhưng những cái gì hay lại luôn luôn đẹp thế này! Thích cái triết lý của bà Tư quá chú ạ, cafe sầu riêng có ngon cũng chỉ nên uống 1 đến 2 lần trong một mùa, để rồi chú nói cho con hay, cái gì ngon/hay/đẹp chỉ nên thưởng thức đôi lần vì cái gì cũng vậy lặp đi lặp lại quá nhiều lần thì sẽ nhạt mất...
    Cũng như hương cafe bà Tu còn mãi trong chú hôm nay vậy! :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cháu có Triết lý giống bà Tư rùi "có ngon cũng chỉ nên uống 1 đến 2 lần" và ở đời cũng vậy. Chúc cháu thành đạt.

      Xóa
  10. Bà ấy lúc trẻ thật là đẹp anh nhỉ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thời gian này bà Tư hơi to toan nên cũng không tươi xinh chứ bình thường ẹp lắm đó Xa Vắng!. Chúc em có một tuần vui vẻ.

      Xóa
  11. Những Bà Tư như thế , khắp ngõ nhỏ Sài gòn chỗ nào cũng có. Mộc mạc vừa đủ nhớ, chân tình vừa đủ thương. Những câu chuyện, những quan tâm vụn vặt nơi quán cóc ấy khó lòng có được ở những nơi sang trọng.
    Bài viết anh em miễn bình luận, chỉ nói là thích. Nhưng cái ảnh cùng câu bình cuối cùng của anh đúng là làm em ...bất giác bật cười. Trời ! Anh cũng hài hước thiệt.
    Một tuần mới, một tháng mới thật nhiều may mắn anh nhé.
    À, chắc Giao Bảo nhà anh vài hôm nữa là lên đường đi thi rùi phải không ? Chúc thành công anh nhé. Hổ phụ sinh hổ tử mà , an tâm đi, cười cái lấy hên nha anh !

    Trả lờiXóa
  12. Anh ko hài hước như em nghĩ đâu Đan Thùy ơi!. Anh đang "lướt sóng" theo bà Tưng, mà em cũng nên vậy. Em có biết ko sáng nay anh vào bác google tìm "bà Tám", xem bả có gì mới ko , vậy mà nó nhảy ra "Bà Tưng".
    Xem chừng Em thua người ta đó nghe Đan Thùy. Bà Tám có "thương hiệu" ngàn năm rổi, chẳng lẽ em lại để bà Tưng làm trời làm đất như vậy hả em?
    Cố lên nghe, anh ủng hộ bà Tám!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ui, anh đã nói rùi đó, " thương hiệu ngàn năm rùi mà ", thì em lo gì nữa. Còn ẻm Tưng í, sao xẹt nhá đèn chơi chút thui theo kiểu " Trường Giang sóng sau xô sóng trước " , kệ, cho em nó oanh tạc tí cho oai vậy mà .
      Thua thắng gì em hổng quan tâm, cái em quan tâm là ...nhờ em Tám mà anh động lòng trắc ẩn ...lướt sóng cùng ẻm Tưng. Vậy là em ...thành công y như anh chúc rùi ! hì hì

      Xóa
    2. Uhm! Được đóa bà Tám, cái phiên bản "trá hình" Can Lộ Lộ này bọn già mình sợ cái đếch gì!

      Xóa
  13. Bạn làm giáo nhớ một câu hát "Bà Tư bán hàng có 4 người con..." Những bà má SG chân chất, tốt bụng... đã đi vào văn học từ lâu, giờ có thêm một bài viết hay của Ánh nữa, thật tuyệt!

    Trả lờiXóa
  14. Em đã đi nhiều vùng miền và thấy bà Việt Nam ở đâu cũng tốt bụng. Song "bà má Sài Gòn" có nét riêng nên trong thơ ca đây là đề tài phong phú để người ta khai thác. Phải nói khía cạnh nào cũng tuyệt hết phải ko chị Giáo.?

    Trả lờiXóa
  15. hương hồn bà Tư sẽ ấm lòng khi có người hàng xóm như em với tình cảm trìu mến dành cho bà.
    Chúc em tuần mới luôn vui và công việc tốt nhé !

    Trả lờiXóa
  16. Chúc anh tuần mới bình an, may mắn và thành công trong mọi việc

    Trả lờiXóa
  17. TRong tâm hồn mỗi người đều gắn bó với một dáng hình nào đó mà ta không thể quên.Bà Tư-một dáng hình quen thuộc trong miền nhớ của rất nhiều người với triết lý cf mang hương vị riêng.Nay Bà Tư đã đi xa,nhưng cháu tin linh hồn của bà ở trên kia sẽ mỉm cười mãn nguyện vì hạnh phúc.Bà sẽ rất vui khi biết rằng có người đang viết về mình bằng tất cả tình cảm yêu thương và trân quí nhất!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Triết lý cafe của Mây là như thế nào nè?. Có thể nói cho chú biết được ko?. Chúc cháu có một mùa hè vui.

      Xóa
  18. Một tình cảm nồng ấm cho người đã khuất, nơi xa ấy Bà Tư chắc sẽ ấm lòng lắm Ánh Nhật ạ ! Tuần mới tràn niềm vui nhé ! (~_~)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Chi BD nhiều! "Nghĩa tử là nghĩa tận" phải ko chị?. Thân

      Xóa
  19. Truyện ngắn" Bà Tư cafe" rất hay ! Chúc Ánh Nhật Nguyễn tuần mới,tháng mới khỏe,vui,may mắn,thành công và an lành !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cãm ơn Hoa vàng đến thăm. Chúc luôn tươi và đẹp như tấm hình "đại diện" nha!. Thân!

      Xóa
  20. Sang anh doc bai viet ve ba Tu that cam dong, anh viet ca ve noi minh dang song...em da vo Bien Hoa rui dep lam anh ah. Khi nao co dip ghe vo anh moi em ra quan Song Trang nhe. hihi. Dau tuan chuc anh moi viec hanh thong, may may man ca tuan!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ok! Dịp nào Gagia Pho vào Biên Hòa anh mời Cafe SÔNG TRĂNG nha!

      Xóa
  21. Bỗng chạy sang thăm anh được uống cafe thật no ! Chắc tối nay không ngủ .Vui với anh một tí chứ HN biết tình người sao không sâu đậm anh nhỉ ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguyễn Hoàng mà thức suột đêm, chắc sẽ có người mệt đây! heee. Thân!

      Xóa
  22. Bài viết thật sinh động , nó như một xã hội thu nhỏ với hỉ nộ ái ố xung quanh quán cà phê của Bà Tư. Cầu mong cho linh hồn bà được siêu thát !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cafe hẻm một xã hội thu nhỏ đó Lão. Chúc Lão có nhiều chuyến đi!. Thân!

      Xóa
  23. dù có bận rộn bao nhiêu nhưng mỗi buổi sáng ai cũng muốn tận hưởng cảm giác hương café như vị thực của cuộc đời. Nhấm nháp một chút café là thấy cái cảm giác ngọt ngào như được ở bên cạnh những người yêu thương, bên đồng nghiệp. Điều ấy đối lập với vị đắng của mùi café như cuộc đời vốn có nhưng họ vẫn quá đỗi bình yên và hạnh phúc.
    E mường tượng ra cuộc sống của người miền Nam qua những ly cafe. Cuộc đời đôi khi chỉ cần vậy, a nhỉ./ Sống và cảm nhận. Câu nói của bà Tư “Café cũng như ở đời đó chú, cái gì cũng thử một hai lần sẽ ngon ….. (?)” thật thâm thúy. Cách nhìn đời và cách cảm nhận về cuộc sống của bà thật sâu sắc, phải k a?. Mong ở nơi xa đó, bà sẽ bình yên.
    Chúc a một ngày an lành.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Câu nói này anh cũng cảm thấy thật hay: "“Café cũng như ở đời đó chú, cái gì cũng thử một hai lần sẽ ngon ….. (?)” . Violet đồng ý với anh!?. Thân!

      Xóa
  24. Sáng giờ làm gì:
    Anh đi cafe....
    Anh đi cafe sao đầu hôm tối ôm mò về
    Sao không ngồi luôn anh về chi mới 2h sáng
    Anh đi cafe sao mà say tối tăm mặt mày
    Anh mê cafe hay là mê trắng xanh vàng tím

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. uhm!! Vậy mà bửa giờ nghi oan cho anh!! ....

      Xóa
    2. Sáng giờ làm gì:
      Em đi cafe....
      Đi cafe với thằng nào?
      Sao không ngồi luôn đến mai mới về
      Em đi cafe sao mà anh nghe mùi rượu
      Em mê cafe hay là mê ...... Heeee!

      Xóa
    3. Uhm! Vậy mà bửa giờ anh chưa nghi oan em. Dọt!

      Xóa
  25. Thân thiện, hòa đồng, đi vào chiều sâu cuộc sống, thâm nhập...từ cà phê đường phố! Hay quá bạn. Sài Gòn đẹp và thoáng mát sau mỗi cơn mưa chiều thật dễ thương.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mưa Sài Gòn dễ nhớ, còn cafe hẻm ở đây thật khó quên đó Hùng. Chắc ở trời tây ko có như vầy phải ko Hùng?. Chúc bạn luôn hạnh phúc!

      Xóa
  26. Bài viết của anh thật dung dị,đời thường như những gì vẫn hàng ngày xảy ra quanh chúng ta. :)
    Bữa nào TA cũng thử làm ly cafe sầu riêng xem nó "phê" đến cỡ nào mới được.Hi..h..i..
    Chúc anh có buổi tối ngọt ngào,vui vẻ bên gđ nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uhm! Bửa hôm nào Tam Anh hãy thử một lần và uống theo triết lý của bà Tư nha: "“Café cũng như ở đời đó chú, cái gì cũng thử một hai lần sẽ ngon ….. (?)”. Thân

      Xóa
  27. Một bài viết rất thực nhiều cảm xúc mong rằng nơi xa vắng bà Tư được ấm lòng hơn khi có anh người hàng xóm vẫn luôn nhớ về bà ấy..ghé thăm anh chúc anh buổi tối thật an lành vui vẻ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thì ra Gaigia, vậy mà anh tưởng ai. Gái QT là gì hả trời?. Có thể giải thích được ko nè?

      Xóa
  28. KH rất thích cafe nhưng cafe sầu riêng thì được nghe lần đầu ,chắc hôm nào cũng thử một lần cho biết. Chúc em một ngày mới vui vẻ nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chị rất thích thử Cafe Sầu riêng ư?. Nhưng cái quan trọng là ở bên ấy có Sầu riêng như ở Việt Nam ko nè?. Chúc chị luôn yên vui. Thân!

      Xóa
  29. ctím tin rằng Bà Tư sẽ rất vui vì bài viết của em. Một góc quán caffe với thật nhiều hoài niệm, thật bình dị, thật đời thường mà khi được post lên đây với hành trình thâm nhập thực tế của em nghe như một triết lý sâu xa. một quán caffe bình dân ẩn sâu trong lòng TP nhộn nhịp ắt hẳn sẽ rất bình yên...
    Hôm nay Gia Bảo lều chỏng đi thi, btím chúc cháu bình tĩnh tự tin và chiến thắng.
    (P/S: canh từ sáng đến bây giờ mới vô được nhà em í)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dạ GB hôm nay là ngày thi đầu tiên đó chị. Con trai chị năm nay thi tốt. Thân!

      Xóa
  30. ANN có nhiều kĩ niệm với bà tư cafe quá đi chứ hi..hi...Nay hết được uống cafe bà tư nữa rồi.....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chắc xóm mình sẽ còn bà Tư khác! . Nhưng hôm nay chưa thấy đây. Heee

      Xóa
  31. Đọc bài của anh thấy đã quá, như được thưởng thức thú vui nhấm nháp ly cafe vợt.
    À. Hình bà Tư mũm mĩm thời trẻ có phải là do thường uống cafe sầu riêng không, anh ANN ui ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uhm! Chắc vậy đóa Trần Quang. Bà Tư hồi trẻ xinh ghê nhỉ!

      Xóa
  32. Hôm nay lại sang đọc lại bài viết của anh nè..... đọc xong chỉ biết nói thế này: TUYỆT LẮM - Cảm ơn anh về bài viết sâu sắc

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Trần Minh Châu thuờng xuyên quan tâm đến bài viết của mình. Thân!

      Xóa
  33. Câu chuyện Bà Tư hay qá nhĩ..team cái nhá chủ nhà..cảm ơn nhiều ạ..chúc chủ nhà nhìu sức khỏe

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Câu chuyện bà Tư là câu chuyện của nhiều quán cafe hẻm tại Sài Gòn đóa bạn. Chúc bạn luôn vui và hạnh phúc.

      Xóa
  34. Một entry hay thay lời điếu văn dành cho người quá cố.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lời khen của bạn làm mình phồng lỗ mủi rồi bạn ơi!

      Xóa
  35. Đọc xong bài viết của anh mà mắt đã ngấn lệ rồi....cảm ơn anh và chúc Bà Tư sớm siêu thoát ! Em chỉ có thể nói được : Xúc động lắm anh à ! Chúc anh luôn may mắn , an vui !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uhm! Anh thấy Kiều Nga đang khóc kìa! Thôi "Em Hãy Nín Đi , Đừng Làm Anh Khóc Theo". Heee! Chúc em có một ngày vui và hạnh phúc!

      Xóa
    2. Em sang thăm anh ! Bao giờ có Quán Bà Tư mới thì nhớ cho em uống cafe với nha....! Chúc anh nhiều sức khỏe ! Chúc Gia Bảo thi thật tốt và đạt điểm cao !

      Xóa
  36. Tình cảm của anh dành cho bà Tư thì đong đầy miễn bàn rồi. Còn cái ni:
    “Café cũng như ở đời đó chú, cái gì cũng thử một hai lần sẽ ngon ….. (?)”. Liệu có phải là chân lí không hè? Cà phê đen, cà phê sữa thì ngày nào cũng uống vẫn thấy ngon đó chứ.
    Còn đó là món lạ??? ( Cà phê sầu riêng) Uống một alanf thui. Bà dặn thế là phải. Ngụ ngôn đây.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Café cũng như ở đời đó chú, cái gì cũng thử một hai lần sẽ ngon ….. (?)”. . Chân lý của bà Tư đó em! Còn cafe Sầu Riêng ngon lắm em, hãy thử một lần nhé!

      Xóa
  37. em hoabanmai qua trình diện anh đây thân chúc anh chiều ấm áp nha.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Qua bên Blogspot này đi em, ở Hồng Kông ...bùn lắm!. Heee!

      Xóa

BÀI ĐƯỢC NHIỀU ĐỘC GIẢ ĐỌC