20 tháng 6, 2013

Thơ với mùa thi!



Mùa thi đại học của tất cả con em chúng ta đang tới và chú nhóc GIA BẢO của tôi cũng chuẩn bị đi thi vào Đại học năm nay. Thời nay đa phần con em chúng ta đều được đi thi đại học cả, chứ không phải như ngày xưa…rất hiếm. Chẳng hạn làng tôi thuở ấy, chỉ có một mình tôi “Tấp tễnh người đi tớ cũng đi. Cũng lều, cũng chõng, cũng vô thi”
Nhưng mùa thi năm nay đến, nghĩ thấy con mình ngày đêm miệt mài ôn học mà cảm thấy lo :
“Cô chiêu, cậu ấm đi thi
Lo lên lo xuống…, lo gì cho xong?”
Và nói đến thi cử tất nhiên là nói đến chuyện “Trượt và Đỗ”, xét cho cùng đó cũng là chuyện thường tình trong học tập. Ai đi học là cũng phải có thi cử, mà có thi cử thì có đỗ  và trượt.
Nhưng nếu trượt là biết người biết ta và cũng nên biết chấp nhận thất bại, biết nỗ lực cố gắng cho kỳ thi sau. Đó cũng là điều quan trọng để động viên tinh thần và giúp cho con em mình có được thành công thực sự trong tương lai.
Chúng ta là bậc phụ huynh của tất cả con em, thời gian này hãy luôn sát cánh bên con em mình để hiểu và cổ vũ. Đó cũng là một động lực lớn khiến cho các sĩ tử thấy cố gắng hơn và đỡ áp lực hơn.
Chúc mọi con em chúng ta đều có được một kỳ thi tốt đẹp nhất. 
Thi và Thơ
 
                              Văn Miếu Quốc Tử Giám  
Ở đời ai cũng đều có những lần thi, như thi kiểm tra học kỳ, thi chuyển cấp, rồi có thể thi lên ở bậc cao hơn là đại học hoặc sau này là những bậc cấp khác nữa như thạc sĩ, tiến sỹ. 
Với lịch sử thi cử qua 938 năm của người Việt Nam ta, tính từ lần đầu tiên được bắt đầu tổ chức vào năm 1075 dưới triều Lý Nhân Tông cho đến nay thì bao giờ yếu tố trượt đỗ luôn được người dân An Nam quan tâm hàng đầu. (Xin nói thêm về vị vua Lý Nhân Tông, ông luôn đề cao sự “Học” và tôn vinh những người tài, đó là năm 1076 ông đã cho lập trường Quốc Tử Giám như là trường Đại học đầu tiên ở Việt Nam. Và năm 1484 ông đã cho dựng 82 bia Tiến sỹ Nho học đỗ đại khoa tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, lưu danh 1.306 vị đỗ Tiến sỹ trong 82 kỳ thi trải gần 300 năm (từ 1442 -1779)

Chỉ có thể là "Nhất quỷ, nhì Ma"
Từ ngàn xưa, đối với người đàn ông Việt, chuyện đỗ đạt công danh được coi quan trọng hơn chuyện đi ….lấy vợ. Ai thi đỗ gọi là “Đại đăng khoa”, còn chuyện lấy vợ tuy là chuyện lớn, chuyện hệ trọng của đời người, nhưng cũng chỉ là ….. “Tiểu đăng khoa” mà thôi. Do vậy từ lâu đã có câu: “Anh chưa thi đỗ là chưa….động phòng” hoặc “Mùa thi sắp tới em thơ, cái hôn âu yếm xin chờ năm sau”.  
Còn thi cử trong thơ ca? Việt Nam là dân tộc yêu thích thi ca và thơ ca đã nảy sinh ra từ môi trường sống cụ thể và đã góp phần nâng cao chất lượng sống của con người Việt Nam! Bởi thế đề tài thi cử đã từ lâu đã có trong thơ, là nguồn cảm hứng được người Việt khai thác rất sớm và nay chưa cạn.
Cách đây gần 200 năm, đại thi hào Nguyễn Du từng viết về con đường công danh và đỗ đạt của Kim Trọng và Vương Quang trong “Truyện Kiều” (2860): 
“Vương, Kim cùng chiếm bảng xuân một ngày
Cửa trời rộng mở đường mây
Hoa chào ngõ hạnh hương bay dặm phần
Chàng Vương nhớ đến xa gần
Sang nhà Chung lão tạ ân chu tuyền”. 
Còn như Nguyễn Bính, là tác giả từng nỗi tiếng lãng mạn, là người có một tâm hồn hết sức nhạy cảm: “Hôm qua em đi tỉnh về. Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều” của mảnh đất Vụ Bản, thành Nam. Sinh thời khi ông được cha mình, một nhà nho cuối mùa thi khoa cử phong kiến xưa kể lại cảnh ông Nghè, ông Trạng vinh quy, cho nên việc trái tim của chàng thi sĩ chân quê  này trong “Quan Trạng” đã làm nô nức xóm làng sự đỗ đạt thành Trạng của một người được đưa rước về, kể cũng không có gì là lạ: 
Quan Trạng đi bốn lọng vàng,
Cờ thêu tám lá qua làng Trang Nghiêm.
Mọi người hớn hở ra xem,
Chỉ duy có một cô em chạnh buồn.
Từ ngày cô chửa thành hôn,
Từ ngày anh khoá hãy còn hàn vi.
Thế rồi vua mở khoa thi,
Thế rồi quan Trạng vinh quy qua làng... 
Vần thơ của Nguyễn Bính thật đẹp, đọc như thấy có nhạc, có trống, có cờ xí phần phật, "có một cô em chạnh buồn"... đón đưa người vinh quy về  bái tổ. Niềm vui của  ngày “công thành danh tọa” trong thơ Nguyễn Bính thật là lớn, được dân làng rước kiệu quan Trạng đi vòng quanh làng cùng với đoàn tuỳ tùng, cờ xí, võng lọng trông rất uy nghi..
Nhưng có phải ngày xưa thi đỗ là số ít, còn số đông là trượt nhiều?. Chuyện ấy ta chưa bàn, nhưng thi cử ngày xưa là một biện pháp để lựa chọn người có khả năng, học vấn, tri thức rộng để…. làm quan cho các cơ quan của từ triều đình cho đến các phủ, huyện.
Những dòng thơ trên “tiêu biểu” là nguồn xúc vui mừng cho những người đỗ đạt thời phong kiến. Còn thơ trong nỗi niềm thi trượt? Chúng ta hãy nhìn lại trên diễn đàn thơ ca Việt Nam, thơ của cảm xúc buồn thi rớt thì nhiều, còn thơ được viết với xúc cảm tràn trề hạnh phúc khi thi đậu là có vẻ …. ít hơn (!?). Vì sao vậy? Phải chăng niềm xúc cảm trong sự hân hoan….thi đậu lại không là nguồn cảm hứng của thơ ca? Có đấy nhưng ít hơn mà thôi, bởi người Việt muôn đời luôn sợ người phàm cho mình... khoe khoang
Còn nói đến thơ “thi trượt”, chắc có lẽ ai cũng biết Tú Xương (tên thật Trần Tế Xương) là ông hoàng của đề tài này. Và nhắc đến Tú Xương, là người ta không chỉ biết ông nổi tiếng với thơ trào phúng, thơ châm biếm, mà thơ nào cũng thật là đặc sắc. Ngoài ra người ta biết ông chưa phải “thi hoài ngàn năm”, nhưng đã trải qua 8 lần thi tú tài, đó cũng là con số kỷ lục mà hầu như cho đến bây giờ chưa có ai phá được. Với chuyện thi cử ông thật là lận đận long đong, một ông vua không ngai trong việc thi cử. So với nhiều ông tú ngày xưa quả thật Tú Xương là người lận đận hơn hết thảy. Thương vợ đã lo cho mình thi cử Tú Xương viết: 
Quanh năm buôn bán ở mom sông.
Nuôi đủ năm con với một chồng 
Ông Tú không phải là người học dở  song có lẽ chắc do chế độ thi cử lạc lậu, quan trường “ậm ọc” hồi ấy, rồi cũng có “học tài thi phận” nên ông đã thi tú tài đến tám lần mới đậu. Biết chắc thi đậu tú tài cũng chưa chắc làm được quan, song trong thi cử có lần ông Tú than: “Thi không ăn ớt thế mà mà cay” (Hễ mai tớ hỏng) 
hoặc có lúc khi thi hỏng ông não lòng đến tận tim gan : 
“Bụng buồn còn muốn nói năng chi
Đệ nhất buồn là cái thi hỏng” (Buồn thi hỏng) 
Không chỉ có thơ, Tú Xương ngày xưa còn có “Phú hỏng khoa thi Canh Tý” nổi tiếng: “Thế mới biết học tài thi phận, miệng đàn bà con trẻ nói vậy mà thiêng; Nào ai ngờ chữ tốt văn hay, tài bảng nhãn thám hoa lỡ ra cũng hỏng” rồi “Kẻ đến sáng văn còn được chấm, bảng cót nghênh ngang; Người ngồi khuya tên hãy được vào, áo dài lụng thụng. Thi là thế, học hành là thế, trò chuyện cùng ai ? Người một nơi, hồn phách một nơi, than thân với bóng.
Thơ thi cử và sinh viên 
Chuyện thi cử đối với tôi hình như đã qua hơn 20 năm, cuộc sống hiện tại của tôi chỉ còn là thách thức, lo toan nhiều thứ chứ không phải đèn sách thi cử như thời còn là học sinh, sinh viên ngày xưa. Nhưng đó là một khoảng thời gian không có ai có được hai lần trong đời, một bức tranh nhiều màu sắc tự nhiên, không có gán ghép, nhưng “hiệu ứng tuổi trẻ” đã làm nên một bức tranh đẹp và nên thơ.
Lứa tuổi học sinh, người ta nói: “nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò” quả không sai, bởi không biết có phải vì để giải nhiệt mùa thi hay không mà lứa tuổi này có những câu thơ: 
“Học cho lắm cũng ăn mắm với cá
Học tà tà cũng ăn cà với mắm
Học cho lắm cũng đi tắm cởi truồng
Học luồn xuồn cũng cởi truồng đi tắm” 
Hay: 
“Vạn sự khởi đầu nan, gian nan bắt đầu nản
Có công mài sắt có ngày….chai tay”
                                   Bảo bối thường gặp!
Chao ôi! Vậy còn ở sinh viên? Thi cử của sinh viên ngày nay chắc cũng có chút giống ít nhiều so với chúng tôi thuở trước. Bởi tuổi trè bao giờ cũng đầy năng động, ngẫu hứng “nhập đồng” và thích làm thơ con cóc. Mỗi sinh viên đều có riêng mình bản dựng "nháp thơ" trong mỗi kỳ thi. Rồi không biết bao nhiêu lần “truyền nhau” và “xử lý” mà đã có một kho tư liệu khổng lồ “Thi và thơ” trong giới sinh viên: 
“Đệ nhất buồn cái hỏng thi
Tú xương còn rớt huống chi là mình” 
Một “câu thơ chế” khi đọc xong là ai cũng có thể tìm lại cho mình những cảm xúc trẻ trung căng tròn, pha trộn sự lạc quan hiếm thấy của một thời sinh viên từng có
Ở sinh viên dòng “thơ chế” hầu như thường trực. Thơ của một tác giả chân chính nào, hay nhà thơ nỗi tiếng nào khác, cũng đều có thể thuộc về tay của mấy gã sinh viên lười học, nhưng hài hước hóm hỉnh hả hê. Chẳng hạn như bài thơ “Qua đèo ngang” của Bà huyện Thanh Quan được "chế lại" đầy vui nhộn và đã mang lại tiếng cười sảng khoái cho các sĩ tử:: 
“Bước tới Đèo Ngang bong xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông rợ mấy nhà
Nhớ đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta” 
Thành: 
“Bước tới trường thi đủ mánh phòng
Lý, Văn dưới áo, Hóa bên hông
Lom khom giở quẻ tiêu vài chú
Khám xét thu phao, lượm mấy chồng
Hết “thuốc” đau long cô mếu máo
Tiếc bài, đớ miệng hỏi cầu mong
Tại ai nên nổi bài để trống
Kết quả trời ơi! Không với không” 
Tôi vẫn còn nhớ không chỉ riêng ở trường tôi học khi xưa mà sinh viên các khóa ở mọi trường khác đều rất ngại dùng từ “trượt” trong thi cử (Gọi "rớt" như thế không phải là sinh viên chăng!?). Bởi thế chúng tôi những sinh viên nam thường nói với nhau trong những lần thi: là “Đi die rồi!”,  là “chưa qua”, là “bị kẹt rồi” hoặc “bị out”, còn sinh viên nữ: “Đã đậu cành mềm”, hay “đã đậu cành me” v.v.v. Có lẽ họ rất sợ nghe từ “trượt” là có cảm giác gảy đổ, tan nát nỗi lòng bi ai (!?). Bởi ngay từ khi đi thi ai cũng từng phải trải qua những phút giây: 
“Giám thị nhìn em, giám thị cười
Em nhìn giám thị nước mắt rơi” 
Chuyện thi cử của sinh viên là một nỗi khổ “không chỉ riêng ai” (!?), và có phải vậy không mà đề tài này thường xuyên xuất hiện trong thơ “con cóc” của giới này: 
“Nghĩ đi ngẫm lại mới thấy
Vào kỳ thi ai cũng thấy mình bé nhỏ lạ thường
Kiến thức thì bao la, còn giám thị vĩ đại
Nhưng thời gian là tia chớp …khó làm sao” 
                              Những Thiên thần áo trắng
Lẽ thường tình của con người là ai cũng cố gắng xoay xở để đạt được mục đích của mình. Sinh viên cũng vậy, họ có nhiều căn bệnh trầm kha và thường xuyên giống như bệnh ung thư thường gặp trong phim Hàn Quốc, đó là bệnh lười học. Rồi để thi đạt thì phải tìm mọi cách xoay xở, không mang theo tài liệu thì cũng ngó tới ngó lui để hy vọng một điều gì đó! Bởi vậy có thơ rằng: 
“Có bệnh…thì vái tứ phương
Làm bài hổng được…bát phương ngó liền” 
Hoặc: 
“Đi thi anh đã dặn dò
“Phao” quay không trúng thì chờ giấy quăng
Bao giờ giám thị quay ra
Bàn trên để ngỏ, là ta….”cóp” liền. 
Thậm chí nhiều sinh viên có tư tưởng "lớn" nhại câu thơ của người đời “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt, còn hơn buồn le lói suốt trăm năm” 
thành :  
“Thà một phút lật bài….rùi bị bắt
Còn hơn ngồi cắn bút ..giết thời gian!”
                               “Cô chiêu, cậu ấm đi thi
                       Lo lên lo xuống…, lo gì cho xong?”
Ngày xưa Tú Xương thi trượt rồi buồn làm thơ, nhưng ngày nay những sĩ tử là con cháu của ông lại có vẻ lạc quan hơn nhiều, bởi từng có nhiều cô cậu nói: “Không thi lại, không phải là sinh viên!?” 
“Trăm năm Kiều vẫn là Kiều
Sinh viên thi lại là điều tất nhiên” 
Sinh viên là thành phần tri thức, nhưng với thi cử lại có một “chân lý cù nhày”. Ngày còn là sinh viên, tôi vẫn còn nhớ anh bạn ở cùng phòng có treo câu nói nỗi tiếng “Học, học nữa, học mãi” (Lenin) ngay ở bên gường ngủ. Tưởng vậy là hay, là một sinh viên cần mẫn, nhưng nhìn sang đối diện cậu sinh viên này lại ghi "ngược đời “Thi, thi nữa, thi mãi”. Hết biết!
Với các sinh viên nam đôi khi có ảo tưởng kỳ thi là cơ hội để "anh hùng cứu mỹ nhân", cứ nghĩ "trồng cây sẽ có ngày hái quả" nên tận tình chỉ dạy cho các nữ sinh viên, thậm chí chỉ bài trong lúc thi, hy vọng nàng sẽ "xúc động đậy" mà lại cảm thương chàng!. Nhưng "Xưa rồi Diễm ơi!", điều này đâu có còn tồn tại trong giới sinh viên của thế kỷ 21 này nữa!  Bởi vậy có thơ rằng: 
“Khi thi chàng cố ngồi gần
Ngó ngang liếc dọc, đưa bài cho em
Thi xong ….em có người chờ
Còn chàng …ở lại, ngồi chờ thanh tra” 
Có khi còn tệ hại hơn: 
“Công anh sớm tối chỉ bài
Nàng xong tốt nghiệp ….nói lời gút bai” (good bye) 
Nguyên bản: 
“Công anh bắt tép nuôi cò
Cò ăn cò béo, cò dò lên cây”. 
Vừa qua, đã có gần một triệu thí sinh trên cả nước đã hoàn thành kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Nay trước kì thi quan trọng vào các trường đại học và cao đẵng sắp tới, trên đây tôi chỉ "giới thiệu" một trong số ít “kho tàng thơ” của học sinh, sinh viên với mùa thi. Và cuối cùng bài viết ngắn này không mục đích gì khác hơn là chỉ để mục đích giải tỏa căng thẳng cho các sĩ tử mà thôi. 
Andi Nguyễn Ánh Nhật


69 nhận xét :

  1. Tem vàng!
    Chú làm con nhớ một thời! Những ngày tháng ấy đã từng là của con...:)

    Trả lờiXóa
  2. Tem nhé.
    Một bài viết rất hay! Hồi trước, khi một lần bị đánh hỏng (lí do không phải tại bài làm), chị đã than:
    Vẫn biết rằng thi có người nên, người hỏng
    Vẫn biết trong đời có kẻ rủi người may
    Thế nhưng lòng vẫn thật đắng cay
    Khi phận hẩm hiu rơi vào đúng số.
    Hiểu được tâm tình ấy mà cô giáo đã "tha" cho chị đấy. Thơ cũng có lợi đấy nhỉ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Wow!
      "Vẫn biết rằng thi có người nên, người hỏng
      Vẫn biết trong đời có kẻ rủi người may
      Thế nhưng lòng vẫn thật đắng cay
      Khi phận hẩm hiu rơi vào đúng số."
      Em xin chị bổ sung vào "kho tàng thơ thi cử" nghe chị! Tuyệt!. Chúc chị một đêm ngủ ngon.

      Xóa
  3. Quyết tâm thi đỗ còn lên ngắm gái thành phố ...."quyết tâm"hahaha

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Còn gì nữa hả trời!?. Con giống cha là nhà có phúc! Heee! Ngày nay đi chơi vui ko Cước?

      Xóa
  4. Vậy anh có hai con, một trai và một gái à?

    Trả lờiXóa
  5. Một entry thật thú vị ! Hay lắm.. làm mình nhớ lại một thủa ngồi ngắm áo trắng vờn bay ..

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lâu ngày mới thấy anh đến thăm! Chúc anh mạnh khỏe và có nhiều chuyến đi thăm thú nhiều nơi! Thân!

      Xóa
  6. cô bé xinh lém anh à- đúng là nhất quỷ ,nhì ma thứ ba học trò...hiiii
    cho tôi trở lại ngày xưa...
    sẽ k trốn học...để đưa đón nàng...
    hiiii

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Cho tôi trở lại ngày xưa...
      sẽ k trốn học...để đưa đón nàng...". Heee! Thơ cho mùa thi đó chứ! Duyệt!

      Xóa
  7. Dám thị nhìn em giám thị cười
    Em nhìn giám thị lệ em rơi...

    Hiii!! Con giá xinh quá...Giống y mẹ, chúc mừng anh

    Trả lờiXóa
  8. Một tiểu luận khá công phu về thi cử xưa và nay!
    Chúc mừng bạn có con là sĩ tử năm nay. Cầu chúc cháu đỗ cho tấm lòng cha mẹ được đền bù vì bao nhiêu lo lắng...
    Con gái BT xinh ghê ha!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em cảm ơn lời động viên của chị nhiều! BT ngoan và xinh lắm chị!

      Xóa
  9. Chúc cậu Ấm Bảo Ngọc đi thi làm bài tốt, tranh ngôi đầu bảng nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chúc con trai của của Kim Dung năm nay cũng thi đỗ đạt! Cho mình gởi lời chúc tốt đẹp nhất đến cháu nghe Dung

      Xóa
  10. Câu nói cửa miệng "học tài thi phận" thế vẩn còn thiêng bạn ạ. Chúc cháu nhà anh gặp nhiều may mắn nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng! Anh nói "học tài thi phận" thế vẩn còn thiêng"! Mọi điều em cũng cầu Trời, lạy Phật cho cháu! Thân!

      Xóa
  11. Thi cử gì bây giờ! Hỏng còn khó hơn đậu. Toàn 98, 99% không à.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dạ! Kỳ thi tốt nghiệp PTTH năm nay gần 100%, em cũng sợ chất lượng học và chất lượng thi lém anh ơi! Hee

      Xóa
  12. hiii
    Đọc bài của bạn thật vui, nhớ những mùa thi tuy không đến nỗi 'canh' giám thị nhưng cảm giác lạnh ót khi giám thị sau lưng... vẫn không quên dược
    Chúc cháu đạt được kết quả tốt, bạn nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngày xưa ai cũng có cảm giác này DH nhỉ:
      “Giám thị nhìn em, giám thị cười
      Em nhìn giám thị nước mắt rơi”
      Nói thế chứ bao giờ trở lại như thời xưa? Phải ko bạn?

      Xóa
  13. Con gái xinh và nhìn rất thông minh. CÓ nụ cười giống cha thì phải. Hihi. Ko biết anh còn nhớ em ko ? Lâu rồi em mới lại chơi blog, ghé thăm anh và chúc gđ mình sức khỏe- niềm vui anh nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhớ! Rất giống ngày xưa khi ở Blopg Yahoo. Mong mỗi ngày đến thăm nhau! Thân!

      Xóa
  14. Bài viết về đề tài "Thi cử" thật xuất sắc. Phản ánh thật sâu sắc về vấn đề thi cử. có một chút gì đó hóm hỉnh nhưng rất thật...
    Ngày xưa giám thị cũng đi thi
    Cũng quay cũng liếc cũng coppy
    Bây giờ giám thị lại coi thi
    Em nghe lạnh gáy giám thị ơi!
    ......

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chị Tím đang là giáo viên mấy chục năm chắc biết điều này hơn em chị nhỉ. Heeee!

      Xóa
  15. Học tài - thi phận: đề tài muôn thuở, anh Nhật làm mình thấy nhớ quá những tháng ngày là sv! Lại nuối tiếc rồi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thời SV vui, nhưng con gái như bạn chăm hơn nên thi cử cũng đỡ bớt lo phần nào, chứ như bọn con trai tụi mình "Qua" là được, "Tứ quý 5" là mừng hết lớn! Heee

      Xóa
  16. HN xin tặng gia đình điểm 10 vì Gái hay trai anh có hai đầy đủ .Cũng xin chúc hai cháu thành đạt trên đường học vấn nha anh .



    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Nguyễn Hoàng nhiều! Điểm 10 sẽ tròn vẹn hơn ếều đều đậu Dại học hết, phải ko em?

      Xóa
  17. NHững quan điểm đúng đắn vè thi cử, chúc con gái anh sẽ thành công.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Xa Vắng nhiều sự quan tâm đến con của mình. Thân!

      Xóa
  18. Hóa ra chú còn một người còn gái nữa!Thú vị thật đấy.Phải công nhận trái đất này tròn thật.Sự tình cờ lại gặp được người thân quen..Chuyện thi cử xưa và nay khác xưa nhiều chú nhỉ!Tuy nhiên chất lượng học ngày nay lại không bằng ngày xưa.Việc học còn chưa được nhiều người trẻ đề cao và coi trọng...
    Con cứ nghĩ mãi về sự tình cờ này.Đúng là con nhờ nhầm lẫn mà lại gặp lại người quen!Con thật không ngờ..Đến bây giờ con vẫn còn thấy ngạc nhiên...:)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào MÂY, con gái Rượu của bố Phan Công Liêm!
      Cháu à, nay chú đã lớn đến chừng này tuổi rồi, nhưng qua "thế giới ảo" này chú được biết con. Con biết ko chú vô cùng cảm kích, bởi mấy chục năm rồi chú chưa 1 lần gặp lại ba con và cô ruột của con. Chú cảm ơn con, bởi chính con mới là chiếc cầu nối lại tình cảm xưa kia chú và ba, cô ruột của con từng có...
      Thời gian thấm thoát trôi nhanh, và cuộc đời chú cũng trôi đi trăm phương ngàn hướng nên thất lạc những người bạn thân thiết của chú như ba và cô con
      Hồi xưa, cô ruột của con là bạn học cùng lớp và rất thân thiết với chú, nên chú biết cô con học rất giỏi môn Văn. Nghe nói hiện bây giờ là Chánh Văn phòng một UBND của một Quận huyện, phải ko cháu?. Cho chú gởi lời thăm cô của con!
      MẬY! CON GÁI CƯNG CỦA BA LIÊM nè! Con đang theo học trường Đại học của chú học xưa kia, chú chúc mừng cháu nhé! Con nên nhớ rằng ba Liêm của con là người giàu nghị lực đó con. Thời ấy bố Liêm của con ko chỉ học giỏi Toán mà Văn cũng ko thua ai! Ba và cô con đã lớn lên và trưởng thành nhờ sự can trường và phấn đấu vượt qua chính bản thân mình, chú rất biết điều này. Nay con hãy lấy đó là ôợt tấm gương, là kim chỉ nam cho cuộc hành trình gian khó của cuộc đời nghe Mây
      Con chơi Blog cũng là điều tốt, nhưng chú góp ý nè. Thơ của con hay, nhưng viết "nhẹ nhàng" hơn chút xíu nữa nghe con.
      Trang Blog của chú toàn là người lớn, nhưng ko phải vì điều đó mà con ngại. Con cứ nghĩ trong văn chương là có thể là bạn với nhau, là có thể góp ý dù người đó lớn hay nhỏ hơn mình
      Chú có dịp nào ra Đà Nẵng, hya đi ngang qua Lotte Max, chú sẽ ghe1` thăm ba con và gia đình cháu
      Con gái chú năm tới học tại Đà Nẵng gần nhà của con? Bé có thể là bạn của con và gia đình con được ko?
      Chúc cháu ngoan hiền!

      Xóa
    2. Hôm nay con thật sự rất vui vì lại gặp được chú,càng không ngờ chú lại là bạn của thân của cô con.Con thấy con may mắn,con gái chú không biết học lớp mấy rồi chủ nhỉ!Em gái của con sang năm lên 12.Không biết có cùng tuổi với con gái chú không.Bé ra Đn học thì hay quá!Con rất vui khi đc làm bạn với bé.Nếu bé ra đây,gia đình con sẽ giúp đỡ bé.Chú đừng lo nhé!Thật sự cho đến bây giờ con vẫn k tin vào mắt mình rằng:Lại có thể tìm ra chú ở đây.Đúng là trái đất này tròn thật chú nhỉ!Ba và cô sẽ rất vui khi biết tin về chú.Con cũng rất hiểu cảm giác của chú bây giờ.Cuộc đời của chú luôn gắn liền với những chuyến đi, cho nên con hiểu vào một lúc nào đó chú luôn khao khát sẽ tìm lại được những người bạn thân thiết ngày xưa.Huống gì họ là những người từng-gắn-bó khăng khít một thời cùng trên một mảnh đất quê hương.Cảm giác của con bây giờ khó tả lắm chú à!Con sẽ ghé thăm chú thường xuyên hơn.À con quên mất!Con cảm ơn chú đã góp ý cho con nhé!Con sẽ cố gắng hoàn thiện mình hơn.Con chúc chú và gia đình nhiều niềm vui nhé!

      Xóa
    3. Cảm ơn cháu thật nhiều những suy nghĩ rất... người nhớn!

      Xóa
  19. ctím sang thăm em nè! Lại ngắm một lần nữa con gái dễ thương xinh đẹp của em. btím cầu chúc cho con trai Gia Bảo thành công mĩ mãn trong kỳ thi này nha.
    Gia Bảo...cố lên...btím ủng hộ cháu nè!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Gia Bảo sẽ cố lên bởi có cô Chiều Tím luôn theo dõi từng bước đi đến đích mà. Thay mặt Gia Bảo lần nữa Andi cảm ơn chị nhiều. Thân!

      Xóa
  20. Tặng bạn câu này nữa nè:
    Ngày xưa giám thị cũng đi thi
    Mắt nhìn, mắt liếc, mắt copy
    Bây giờ giám thị lại coi thi
    Mắt nhìn, mắt liếc, bắt copy
    .

    Trả lờiXóa
  21. Cái sự nghiệp thi cử ... đàn anh nói hết rùi, có bao nhiêu dây mơ rễ má thì bà con xòe ra lun rùi.
    Thui, cho Tám em khoe với đàn anh một chuyện nhỏ nhá : Em nhỏ lớn đi thi ít có học bài, toàn bói không hà. Mấy chiêu trong hình xưa lém rùi. Hên là từ trước tới giờ chưa bị ...bắt tận tay day tận mặt bao giờ nên mới còn sống sót đưa mặt lên blog trình diện đàn anh nè.
    Vậy mà giờ dạy con, nó hổng thuộc bài xử nó mới ghê chứ !
    Bá đạo quá anh hén !
    Cuối tuần vui vẻ cùng cả nhà anh nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hồi xưa đi thi chắc giám thị nhìn bà Tám.....Giám thị cười lăng quay nhỉ? Vậy bà Tám tha hồ "quay phim" nhỉ? Heee!

      Xóa
  22. ỦA ! Bữa anh nói con trai anh Gia Bảo đang chuẩn bị thi đại học, rồi giờ lại có con gái cũng đang thi, vậy anh sinh đôi hai cháu một lúc, hay là !!! hai đứa con của hai người mẹ ?

    Trả lờiXóa
  23. bài viết tặng các sĩ tử mù thi. Vô tình mình đọc lại những bài thơ ,câu thơ hay.cảm ơn NAN chia sẻ nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn ĐD đến thăm và để lại nhận xét về đề tài "thơ với mùa thi". Một thời để nhớ, không quên!

      Xóa
  24. Em đồng ý
    Thà một phút lật bài….rùi bị bắt
    Còn hơn ngồi cắn bút ..giết thời gian!”
    hehe
    Mà em xem cái du hí Đại Nam của anh ngay khi anh quăng lên rồi ,em nể cái nơi này lắm ,mỗi người có cảm nhận riêng phải không anh

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh cũng "nhất chí" với em về chuyện thi cử là vậy.
      Em đi Đại Nam với phóng sự ảnh tuyệt vời hơn anh. Chúc em có nhiều chuyến đi bổ ích!

      Xóa
  25. Con gái Bảo Trân của anh má lúm đồng tiền trông ghét thế chứ!
    Chúc Gia Bảo của anh thi đâu đậu đó ạ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn em thật nhiều! Bảo Trân dễ ghét em nhỉ. Gia Bảo chắc đỗ đậu vì có nhiều người động viên như Sao Mai.

      Xóa
  26. Đọc bài nhà anh, em nhớ lại thời học sinh của em. Nghịch ko ai bằng, thi cử cũng quay cóp, mà từ đứa dốt đến đứa giỏi, đứa nào cũng có Phao, hihi

    Trả lờiXóa
  27. "Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò" mà em! Ai cũng có một thời như thế! Giỏi hay dỡ cũng đều có phao. Heee

    Trả lờiXóa
  28. Chúc cho cậu ấm Gia Bảo nhà anh thi tốt năm nay nha
    Cô chiêu Bảo Trân của anh rất dễ thương (có lẽ giống bố nụ cười)hiiii......Chúc cả nhà đều vui nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Heee! "Cô chiêu Bảo Trân của anh rất dễ thương (có lẽ giống bố nụ cười)hiiii...". Em có biết rằng anh đang sướng muốn chết được đây ko?. Chúc một ngày cuối tuần em vui và hạnh phúc!

      Xóa
  29. Con gái xinh quá ...năm nay con gái cũng thi sao anh...????

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uhm! Năm nay con gái cũng thi đó em! Con gái xinh giống Bố mà! Quá đã! Heeee!

      Xóa
  30. Con gái thi tốt chứ bác Ánh Nhật ơi? Chúc buổi trưa mát mẻ nhé

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn anh Sơn nhiều. Một ngày cuối tuần nhậu nhẹt và bình thơ văn nghe anh. Thân!

      Xóa
  31. Huynh đang ở miền Trung? Muội mới nghỉ thi cử mới một năm, nay đọc bài của huynh là nhớ lại liền......thời sv

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uhm! Anh đang ở miền Trung. Ngày cuối tuần vui nghe em. bây giờ em hết thi nhưng cuộc đời còn nhiều thách thức hơn cả những cuộc thi như thời học sinh và sinh viên đó em! Thân!

      Xóa
  32. Thế là cũng đến mùa thi
    Đã râm ran tiếng con ve gọi bầy
    Phượng hồng thắp lửa trên cây
    Bâng khuâng lại nhớ đến ngày chia xa!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bài thơ của bạn thật hay, làm tôi gợi nhớ về một thời áo trắng. Cảm ơn bạn nhiều! Thân!

      Xóa
  33. Cháu gái của bạn xinh xắn dễ thương, bài viết cũng hay nữa. hj
    Ninh'blog sang thăm bạn, tối thứ tư thư giản vui, ngủ ngon giấc bạn nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lâu ngày anh Ninh đến thăm Andi. Em thật là cảm kích, cảm ơn anh thật nhiều. Thân!

      Xóa

BÀI ĐƯỢC NHIỀU ĐỘC GIẢ ĐỌC