28 tháng 9, 2015

“Cử đầu vọng minh nguyệt. Đê đầu tư cố hương”


Lần về họp mặt cách đây 5 năm

Cổ nhân có câu: “Toán năng thế sự kim năng ngữ” (Ngẫm đời, thấy vàng bạc có khả năng nói được). Thứ có sức mạnh toàn năng như vàng bạc trong quan hệ xã hội cũng chỉ so với ngôn ngữ. Ngôn ngữ là thế, luôn luôn được tôn lên ngôi vị cao trọng và giữ quyền năng tối thượng trong mối quan hệ xã hội cũng như giữa người với người. Có nhiều giai thoại tôn vinh ngôn ngữ. Chuyện kể rằng, có nhà mưu lược và tài trí chỉ dùng lời nhục mạ nhưng mắn chết được kẻ thù giữa trận chiến. Lại có người dùng bài văn tế đọc giữa sông đã đuổi được bầy cá dữ. Và những người chúng tôi, thật tự hào ngoài tiếng mẹ đẻ lại được học thêm tiếng Nga, một ngôn ngữ cấp tiến và văn minh nhân loại”.

HÁO HỨC ẤT MÙI

Theo những nhà khoa học và nhà làm sự kiện, có đến hơn chục loại năm khác nhau để đo thời gian. Như năm thông thường, thời gian được tính một chu kỳ của trái đất xung quanh mặt trời, dài 365 ngày. Năm thiên văn, là thời gian hai lần mặt trời đi quanh một điểm cho trước trên bầu trời dài 365 ngày, 6 giờ, 9 phút. Còn năm vũ trụ, là thời gian quay vòng của mặt trời quanh trung tâm giải Ngân Hà dài 225 năm thông thường……

Với cô giáo và bạn bè cũ
Các nhà khoa học tâm linh còn cho rằng: Năm ra đời của mỗi con người, mỗi tổ chức đều liên quan đến Can (Giáp, Ất, Bính, Đinh…) và Chi (Tý, Sửu, Dần, Mẹo…) như bản chất của con vật cầm tinh. Bởi vạn vật đều chịu sự tác động của những quy luật vũ trụ, của không gian và thời gian. Hơn nữa, chính những quy luật này đã giúp con người tính ra lịch dương, lịch âm bằng cách kết hợp giữa Thiên can và Địa chi.

Ta còn nhớ cuộc hồi sinh vĩ đại của dân tộc Việt Nam đã thành công vào mùa thu năm 1945, hay cuộc đại thắng lịch sử mùa xuân năm 1975…. đều “ngẫu nhiên” nhằm vào Can - Ất (Ất Dậu - Ất Mẹo) . Hay những năm Ất trước đó cũng từng sản sinh những tên tuổi lớn, những sự kiện lớn làm rạng danh non sông đất nước Việt Nam. Năm 925 – Đinh Bộ Lĩnh đã có công dẹp loạn cát cứ, để trở thành vị Vua đầu nhà Đinh. Năm 1765 – Đại thi hào Nguyễn Du với Truyện Kiều đời đời bất hủ….

Với Thầy Nguyễn Đức Hùng
Khoa Nga trường Đại học Ngoại Ngữ Đà Nẵng thành lập năm 1985 trúng vào năm Ất Sửu là một “tín hiệu” tốt lành trong thuyết Âm Dương . Vậy với năm Ất Mùi này? Đây là năm kỷ niệm 30 năm ngày thành lập khoa và 40 năm Tiếng Nga được giảng dạy tại thành phố Đà Nẵng. Cho dù có những chu kỳ Giáp, Kỷ, Hội, Thập và Thế kỷ….thì lịch sử cũng không bao giờ lặp lại y nguyên đến từng chi tiết mà luôn luôn vận động, đổi mới và phát triển. Biết rằng sự phát triển của lịch sử bao giờ cũng mang đậm tính kế thừa và truyền thống…….Nhưng với “Dịch lý” sự ra đời của vạn vật vẫn có sự tương tác của thuyết ngũ hành.

VẤN VƯƠNG “NGÀY VỀ PHÍA CŨ”

“Núi cao ta trông, đường rộng ta đi

Đích thì chưa tới, nhưng lòng hướng về…”

Cứ mỗi lần nhớ lại lời Khổng Tử ấy, dù là người có thành đạt hay không, ai mà không dứt cho nhiều mối suy tư …..

Năm ấy, từ mái trường Đại học Ngoại Ngữ Đà Nẵng thân yệu, chúng tôi đi muôn nơi theo tiếng gọi mưu sinh và ra đời lập nghiệp. Đường đời muôn lối, nhưng ở đời, thường để kiếm việc làm luôn khó hơn khi công việc đã…. chọn người. Với những người bạn cùng thời, học khoa Anh, khoa Pháp, họ như “Chim vàng hót líu lo đậu bên góc núi” (Kinh Thi). Còn lũ chúng tôi, với vốn kiến thức tiếng Nga được học 4, 5 năm ở giảng đường (còn được đi thực tập sinh ở nước Nga nữa), nhưng lại có rất ít cơ hội để kiếm công việc phù hợp với những gì mình đã học. Chập chững vào đời, bước chân lại đi giữa nhá nhem phía trước và lờ mờ sau lưng. Khóc giữa Sài Gòn!. Hay nhiều người đã đi về muôn nẻo, hành trang chỉ vỏn vẹn mớ kiến thức tiếng Nga, nhưng không nghề nghiệp, không người họ hàng thân thích. Họ đã khóc như một người cận thị nặng bị đoạt kính giữa trời đầy mưa... Cuộc sống của con người là thế, để sống được với đời có bao giờ là chuyện dễ dàng….

Nay chuyện cũ đã trôi về phía sau, có thất vọng mới có niềm tin, có khó khăn nay mới có hạnh phúc tràn đầy. “Ngày về phía cũ” sau hơn một phần tư thế kỷ, tôi nghĩ ai cũng như tôi, có rất nhiều những kỷ niệm với thầy cô và bạn bè yêu quý. Nhưng để ghi chép hoặc kể lại bằng ngôn ngữ trên trang viết riêng mình về “ngày ấy”, về những câu chuyện xưa đã cất giữ sau bao nhiêu năm là điều không thể. Chỉ khi không xác định tháng ngày và gom hết mọi cung độ yêu thương hờn giận “người cũ – chuyện xưa” với dòng viết chân tình, mộc mạc thì mới có thể gọi tên cho một “Hồi ký yêu thương”……

Với Lâm Trường Giang
Ngày về hội ngộ gặp mặt lại thầy cô và bạn bè cũ!. Với thầy cô, chắc còn gì vui hơn khi những người khách sang sông đã nhớ về bến xưa và người chèo đò lặng lẽ. Với học trò, biết nói sao cho hết nỗi niềm, khi đã lớn khôn mới hiểu hết được những tấm lòng. Cả một đời, người thầy cô luôn luôn như điều Giáo sư người Pháp gốc Việt Cao Huy Thuần từng viết: “Dạy với cái nghĩa tinh khôi nhất, nghĩa là không phải dạy bằng chữ mà bằng chính con người mình, cuộc đời mình, ý chí của mình, đức hạnh của mình…”. Vậy đó, qua bao nhiêu năm rồi, thầy cô như bãi cát dài nâng mình con sóng, dẫu con sóng sau đùa đi con sóng trước xóa sạch vết cưu mang, nhưng bãi cát vẫn nằm đó nhớ hoài từng con sóng vỗ. Thương quá là thương! Người lái đò cứ miệt mài, cặm cụi đưa khách sang sông, mồ hôi cứ rơi trên tấm ván đò cũ kỉ. Khách đi rồi, lặng lẽ quay về lái tiếp chuyến đò sau…..

Một đời người – Một dòng sông trí thức. Đường đời nay có, làm sao quên được đã nhờ người đưa……

Với cây thơ Nga Liên
Ngày về gặp lại bạn bè xưa, có người tha hương lận đận, người ở lại thành danh ngay trên dải đất miền Trung nắng gió. Rồi dẫu có ai “lớn lên vạm vỡ”, ai cuộc đời “mờ dấu ngựa xe” cũng sẽ bỏ tất cả vai vế đời thường vốn có, cùng những ưu tư nhọc nhằn hiện tại. Cứ để niềm vui vỡ òa và những giận hờn xưa cũ lùi sâu. Cùng siết chặt tay nhau để nhận mặt tháng ngày, một quãng đời từng được học hành chung một mái trường cùng thầy cô kính mến. Rồi hôm nay, ai ai cũng ngon lành chứ không phải “cùi thơm xác mía”….

Trường Ngoại Ngữ Đà Nẵng trước năm 1975
Ngày tha hương trở về chốn cũ, “bâng khuâng đợi chờ người sao chẳng đến, hỏi lá hỏi hoa chỉ thấy im lìm”. Lòng đau thắt và nước mắt chợt rưng khi có người thầy, người cô nay đã đi về nơi xa….xa hơn cả cuộc đời!. Và có cơn gió thoảng mưa sầu bất hạnh đã cuốn “bạn cũ xa rồi có người về đất buông xuôi” .

Dẫu có muộn màng, cúi xin dâng quý anh linh một nén tâm hương thành kính biết ơn – Người đưa đò vĩ đại….

Một phút mặc niệm tưởng nhớ những buổi cơ đầu có bạn còn lưu dấu. Bạn đi xa không vươn vấn chút bụi trần, nhưng vẫn còn đây giọt lệ buồn luôn chan chứa tình bạn muôn năm….

THAY LỜI MUỐN NÓI

Trường Ngoại Ngữ Đà Nẵng trước năm 1975
Ngày hạnh ngộ ngắn ngủi, rồi sẽ nói với nhau lời “Hẹn gặp lại!”. Người người phải xuôi về muôn nẻo, bịn rịn níu chân làm lòng người chùng lại. Nhưng hãy nhớ dặn dò và nhắc nhở với nhau, lòng sẽ nhẹ nhàng thanh thản khi biết sống xứng đáng với quảng thời gian còn lại ……ngày mai. Và giảng đường xưa kia mới là thiên đường đầy hoa và mật ngọt. Còn những khoảng khắc vui buồn đang còn ở lại hay đã trôi xa cũng là điều trải nghiệm để nuôi ta khôn lớn, chẳng thấm tháp chi so với những sóng gió dành cho mỗi cuộc đời….

Andi Nguyễn Ánh Nhật

8 nhận xét :

  1. Lâu lắm chị mới đọc được trang phóng sự của em đó nha Andi . Bài viết thật hay , đầy cảm xúc với những ký ức thật khó quên cùng những hình ảnh thật cảm động khi về lại mái trường ĐH ngày xưa nơi đã cung cấp kiến thức để làm hành trang bước vào đời . Đọc xong mà chị cảm thấy bồi hồi , xúc động nhất là những hình ảnh em cùng với các Thầy , Cô cũ của mình ! Cảm ơn em về bài viết thật hay và tràn đầy ý nghĩa về tình Thầy trò và tình bạn Andi nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chị ơi! Những năm đầu sinh sống trên đất Pháp hình như chị cũng với nghề: "Người lái đò cứ miệt mài, cặm cụi đưa khách sang sông, mồ hôi cứ rơi trên tấm ván đò cũ kỉ. Khách đi rồi, lặng lẽ quay về lái tiếp chuyến đò sau….."Hạnh phúc quá chị nhỉ!. Ngày tạm biệt của chị em mình cũng qua 2 tháng rồi nhỉ, sao lâu quá chị ơi!

      Xóa
  2. Thầy xanh tóc còn Trò trơ mái đình làng Việt
    Ngẫm sự đời nhiều chuyện tréo ngoe thay !
    Há há

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vì thầy bỏ chốn ăn chơi
      Còn trò đang lú vào nơi giang hồ
      Kakakaka

      Xóa
  3. Mừng Anh Nhật lại trở về chốn cũ blog với những bài viết thật sâu sắc.
    Hồi cấp 3, chị cũng chỉ học tiếng Nga có 1 năm, sau đó nghe bảo không đưa Nga vănvào trong chương trình nữa. Thầy giáo dạy tiếng Nga chuyển sang dạy sinh vật. Giờ đọc bài này của em, chạnh nghĩ thương thầy.
    Chúc AN và bạn bè có những ngày hội ngộ thật ý nghĩa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Là nghề giáo chị Nhật Thành chắc hiểu những điều em viết dù ko "sâu lắng và cô đọng" . Nhưng đó là tấm lòng của Andi đó chị. Lâu lắm ko vào thăm ngồi nhà chị vì bận công việc nhiều quá, mong chị bỏ qua. Thân.

      Xóa
  4. chúc bác một ngày trọn niềm vui!

    Trả lờiXóa

BÀI ĐƯỢC NHIỀU ĐỘC GIẢ ĐỌC