29 tháng 8, 2015

VÀI CẢM NGHĨ VỀ MỘT BÀI THƠ


                                                                          
Gởi VÕ ĐAN THÙY

Nhiều nhà thơ cho rằng định nghĩa thơ chỉ làm cho thơ… cứng nhắc.Tôi nhớ có lần đọc trên một tạp chí cách nay hơn mười năm đã trích dẫn vài ba chục định nghĩa: “Thơ là gì?”. Rồi tất cả, tôi nghĩ cũng chỉ đúng ở một khía cạnh nào đó mà thôi. Là một người không biết làm đến nửa câu thơ nhưng tôi luôn đồng cảm với dòng viết của nhà thơ Bằng Việt trong cuốn “Thơ tình thế kỷ XX” ..." ….Khi người ta đã mệt mỏi vì chủ nghĩa hiện đại và các thứ chủ nghĩa khác từng bung phá thơ suốt 70, 80 năm của thế kỷ XX thì người ta nghĩ đến món súp Tả- pí - lù hậu hiện đại…” .

Với thơ của Võ Đan Thùy, có thể đây cũng là món “Tả- pí- lù chính hiệu” của thơ ở “thì hậu hiện đại”. Hoặc đây là món gì đó khác hơn, tôi không quan tâm cách nấu và nguyên liệu làm ra. Vì với bút lực như Võ Đan Thùy, tôi nghĩ Thùy có thể làm thơ như mọi người “muốn hình thức thì hình thức, muốn thể loại có thể loại…muốn gì có nấy v.v.v!”. Nhưng tôi tin rất ít người có những kiến giải “lý trí và thực lòng” trước những khắt nghiệt trớ trêu của “cuộc sống và tình yêu” trong thơ như vậy. 

Nay thử hỏi, nếu chọn một cách “keo kiệt” để bình, tôi cũng tin sẽ không có nhà bình thơ nào chọn bài thơ này để viết. Hoặc nếu có với Võ Đan Thùy thì phải là bài thơ khác hay hơn (mà riêng tôi, Thùy có những bài thơ khác hay hơn nhiều). Nhưng thôi, ai lại hơn thua với một người thơ mà lòng mình hằng yêu quý !.

Từ thời Yahoo Blog nhiều người ngưỡng mộ Võ Đan Thùy trong lồi viết văn hơn là thơ. Người đọc có lý của người đọc, nhiều khi họ khen thơ trước mặt rồi phán …..“nặng trịch” sau lưng. Âu đó cũng là lẽ thường tình vì người ta chưa tìm thấy cái đẹp, cái kín đáo trong thơ của Thùy như một thứ hương thầm gợi nhớ gợi thương. Có người nói với tôi rằng thơ của Võ Đan Thùy câu cú dài lê thê. Đánh giá ấy cũng đúng về mặt lý luận thơ ca trong nhà trường. Nhưng theo cách nói của “cây đa cây đề” Bằng Việt, tôi nghĩ thơ hay ở “thì hậu hiện đại” là thơ được khơi nguồn từ sự thành thực của lòng thi sĩ trong những lúc thăng hoa, mà không cần nghiền ngẫm gì cho cứng nhắc. Như Võ Đan Thùy - Yêu chỉ biết yêu và đau khi mất mát, như đó là điều vốn có của người đàn bà. Và tác giả cũng không phải nằm trong trường hợp ngoại lệ. Lại nữa, đã là kiếp phận đàn bà, nên khi trái tim đập vỗ, ai lại không có cảm giác bất an chen ngang cảm xúc yêu thương!?. Một “quy luật muôn đời” của phái yếu và nay Thùy thi cảm:
“Em nghĩ thật nhiều về những cuộc chia tay
Tự hỏi khi quay lưng con tim có quay đầu nhìn lại
Hay cũng như chiếc lá
Lẳng lặng gieo mình cho đỏ miền vụng dại
Vạt cỏ có chợt đau?”

Đàn bà mà, cảm giác yêu thương càng trỗi dậy thì cảm giác bất an cũng tỷ lệ thuận bấy nhiêu. Không phải là “Những phút xao lòng”, ngoài chồng, ngoài vợ như Thuận Hữu, nhưng khi yêu người đàn bà vẫn sợ….. Ngọn lửa tình đang ngun ngút cháy, có khi nào “con tim có quay đầu nhìn lại” rồi mình phải “Lẳng lặng gieo mình cho đỏ miền vụng dại”. 

Hay quá! Một chiêm nghiệm lặng lẽ và sâu sắc về tình yêu. Tôi cũng nghĩ đó còn là cách vào đề “vô giới tính”, bởi tôi, tác giả hay một ai đó cũng có thể thay đại từ xưng hô: “Anh”, “Em”, “Tôi” để nói hộ nỗi lòng của chính mình khi yêu, khi một lần đổ vỡ.

Điều hay nữa trong thơ của Võ Đan Thùy không phải ở chổ bố cục mà đó là ngôn ngữ và dáng dấp. Trong thế giới màu sắc - Màu đỏ luôn như ngôn ngữ có sắc độ mạnh chỉ đứng sau hai màu “đen, trắng”, có sức nâng dậy tình cảm thực. Và nay Thùy dùng hình ảnh này để đào xới chi chút từng biến động của nội tâm. Biết rằng ai cũng có một quá khứ “vụng dại”, giờ đã đi qua, nhưng “Vạt cỏ có chợt đau?” khi lòng dạ người đàn bà cứ thường yếu đuối, lăn tăn….

Nhớ một thời đã rất xa với hôm nay, khi đọc bài thơ “Những phút xao lòng” của Thuận Hữu, nhà thơ Xuân Diệu có nhận xét: “Viết như thế là bạo nhưng mà thật, có thể chấp nhận được”. Tư tưởng thơ của Võ Đan Thùy và Thuận Hữu khác nhau và tôi cũng không so sánh nghệ thuật làm thơ giữa hai tác giả này. Nhưng tôi nghĩ, với tâm hồn mẫn cảm của một người đàn bà, Thùy đã tự vấn với chính mình những hình ảnh, những chi tiết từng có trong đời thường bằng thơ như thế này quả là quá hiếm:
“Rồi em nghĩ nếu chúng mình yêu nhau
Không biết anh có bao dung khi thi thoảng em nhói lòng câu thơ cũ
Còn em, liệu em có tủn mủn hờn ghen khi anh nhớ về ngày xưa bằng một nhịp tim không ngủ
Và biết đâu lúc dỗi hờn mình lại cứa nát lòng nhau
Anh đau
Em cũng đau” 

Cảm xúc yêu hiện tại và kỷ niệm năm xưa đôi khi cũng có thể đan xen làm cho những người đang yêu cay cay nơi sống mũi. “Ai cũng có một thời để yêu và một thời để nhớ” (Thuận Hữu). Bởi vậy tác giả tự hỏi: “Liệu em có tủn mủn hờn ghen khi anh nhớ về ngày xưa bằng một nhịp tim không ngủ”, còn : “Anh có bao dung khi thi thoảng em nhói lòng câu thơ cũ”. Con người mà, sẽ có bản năng, sẽ có những thường tình, khi "tình xưa và câu thơ cũ" cùng rủ về ghé thăm! Và lúc ấy “ biết đâu lúc dỗi hờn mình lại cứa nát lòng nhau”. Rồi “Anh đau” và “Em cũng đau” – Người ta thường nói thơ từ trái tim, là tiếng nói của trái tim, ở đoạn thơ này cảm xúc của người viết như đã lên đồng vì đường thi tả thực. Đọc lên nghe như tiếng lòng của giai nhân đang tâm sự, đang muốn giãi lòng mình trước khắt nghiệt của hạnh phúc và tình yêu!. Hay!

Khi đã có sự chín chắn và trải nghiệm, người đàn bà yêu sẽ lý trí hơn. Còn tình cảm?. “Phạm trù” ấy vẫn cứ song song. Yêu - Hạnh phúc là được muốn tận hiến nhưng lo âu trăn trở kia cũng đã nhì nhằn sánh bước!. Món “Tả - Pí – Lù” của Võ Đan Thùy lại trôi tiếp theo dòng cảm xúc:
Em sợ mùa yêu cũng đau cho lá bàng rấm rức khóc đỏ hoài con mắt
Em sợ Sài Gòn của em cũng đau cho ly cà phê trên tay đắng ngắt với bao điều dằn vặt"

Người đàn bà là thế, lúc “rấm rức”, lúc “đắng ngắt” cũng là lúc họ chùn bước, lạc đường và lỗi nhịp. Thương còn có thể!. Nhưng đưa người đàn bà đến một tình cảm xa hơn luôn khó gấp bội phần. Muốn hạt giống nảy mầm, nên người ta phải chôn sâu vào lòng đất lắm bùn và hỏi:
“Và nơi anh biển có dậy sóng vỡ toang bờ ?
Em lại nghĩ một ngày mình xếp lại hết những giấc mơ
Ôi ! Trăm chuyện làm em cáu giận.
Liệu khi đó, mình có còn thương nhau?”
Mà có trách chi những phút xao lòng! :
“Thôi
Chẳng thèm nghĩ nữa đâu.
Nhắm mắt lại nghen anh
Mình hôn nhau đi, anh nhé!” 

Một khổ thơ tự do được viết theo cảm xúc để kết thúc món “Tả-Pí-Lù”. Dù vắng đi chữ “yêu” hoặc “thương” nhưng ai cũng nhận ra một điều, tình yêu đã đến với người đàn bà và họ đã vượt qua những trăn trở và sự suy ngẫm đời thường…..

Rất ý vị và đậm chất men tình Thùy ơi và Thùy ơi! .

Andi Nguyễn Ánh Nhật.






17 nhận xét :

  1. Bài viết của Đan Thùy, dù ở thể loại nào cũng hay. Cái hay toát ra không chỉ bằng nghệ thuật mà chủ yếu bằng sự rưng rưng của cảm xúc. Đọc Thùy, ta như được chiêm ngưỡng một giọt sương mai rung rinh. Ngắm ở mỗi góc có một màu sắc và vẻ đẹp khác nhau.
    Lâu lắm rồi, Andi mới hồi phục được xúc cảm. Cứ thế em nhé. Chúc hai em hạnh phúc!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chà chị Nhật Thành Hồ dành "lời ngọc" cho Võ Đan Thùy, em ghen đầy!. Sao chị ko cho em?. Hic

      Xóa
    2. Thì Ca Trọc xì ba chao quá khen chi nữa. Há há

      Xóa
  2. Quả thật đọc xong bài viết của em chị không biết phải nói gì đây nữa ! Chỉ biết rằng bài thơ của Thùy như trên đã được em " phân tích " rất ư là sâu sắc và lắng đọng vô cùng qua từng ý của những vần thơ ! Có thể chỉ có tác giả và người phân tích mới hiểu được hết từng vần thơ , ý thơ và niềm xúc cảm của từng chất thơ như thế ....chứ chị thì chỉ biết bái phục , thấy vui trong lòng và cầu mong sao nhà thơ và người phân tích bài thơ trên đều sẽ có cùng chung một ý tưởng , một hoài bão , một ước mơ và nhất là sẽ cùng có chung một nhịp đập của trái tim đó nhé ....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chị iêu dành cho em tình cảm quý hóa, biết nói sao bây giờ?. Cảm ơn thì khách sáo quá, vậy sao đây chị hè?. Thôi hẹn khi nào về Việt Nam em sẽ đưa chị đi du lịch một nơi nào đó chị thích!Heeee

      Xóa
    2. Tim ai nấy đập chị Oanh iu dấu iu. Đập chung mệt lém. Em theo k nỗi. hì hì

      Xóa
  3. Mình chưa may mắn được đọc bài thơ này của DAN THÙY, nhưng qua bài bình và những câu trích dẫn của N mình cũng cảm nhận được phần nào...Đúng là những dòng cảm đi từ trái tim đến trái tim....làm người đọc nao lòng. Mình rất thích những bài thơ viết bằng cảm xúc chân thành như vậy.....Nhưng nhà thơ cần phải cảm ơn người bình....vì qua lời bình bài thơ đã được chắp cánh ...giúp người đọc cảm nhận sâu sắc hơn.....Ánh Nhật, bạn chưa một ngày học văn mà câu chữ của bạn "khủng" lắm, chẳng bù lại cho mình cử nhân khoa văn mà nắn nót mãi ko được một câu trọn vẹn....Lần nữa, mình khẳng định bạn chọn nhầm nghề rồi....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Kim Yến bạn yêu!. Bạn có biết rằng tui luôn tự hào với mọi người rằng bạn là người bạn thân của tui từ ngày học lớp 1. Học giỏi (Tốt nghiệp thủ khoa). Rồi ra đời lanh lợi trong ứng xử, bật thầy hoạt ngôn. Ở tất cả lĩnh vực tui luôn "kính cẩn nghiêng mình" và thành thật với bạn rằng: "Xin lỗi, chịu không nỗi!". Kakaka.

      Xóa
  4. Bài viết rất hay, thay vạn lời muốn nói với tình yêu thơ Thùy. Em chờ ngày ra sách, thế nào cũng ẵm vài quyển về gối đầu giường, hihi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. hu hu. em nghèo quá, 1 quyển là em le lưỡi lun rùi chị iu ui !

      Xóa
  5. Chân thành kính cẩn thành kính phân tâm bài phân tích mổ xẻ tanh bành cái lảm nhảm của em. cơ mà Ca Trọc lăng xê kiểu này, em ... méc cỡ quá, vì k có cửa đc như Ca nói. xấu hổ thấy tía lun nè Ca ui !
    Cảm ơn Ca nhiều nghen. Chúc Ca mau mọc tóc nhá. há há

    Trả lờiXóa
  6. "Rất ý vị và đậm chất men tình Thùy ơi và Thùy ơi! ".
    Chị đọc đi đọc lại cả 2 bài (bài thơ của Thùy và bài bình của Nhật). Không biết nói gì, chỉ thấy đúng như câu cuối cùng của bài này: Rất ý vị và đậm chất men tình Thùy ơi và Nhật ơi! .

    Trả lờiXóa

BÀI ĐƯỢC NHIỀU ĐỘC GIẢ ĐỌC