20 tháng 2, 2019
NHÌN NGƯỢC TỪ ĐỈNH NÚI CHỨA CHAN (Xuân Lộc - Đồng Nai)
Thiết nghĩ leo núi Chứa Chan (Xuân Lộc – Đồng Nai) không có gì đáng nói so với chuyến “liều mình” đi Trekking “Tà Năng – Phan Dũng” của ba chúng tôi cách đây vài tháng. Lần ấy, thật khó tả hết cảm xúc, 3 ngày chúng tôi phải leo qua không biết bao con dốc dựng đứng và những vách núi, con sông đầy nguy hiểm rình rập. Rồi 2 đêm vùi mình trong túi ngủ mà gió vẫn lạnh buốt xương. Những đêm nằm giữa đại ngàn huyền bí, không vấn vương vòng tục lụy nhưng thực sự đã làm tôi ám ảnh. Mường tưởng lại cũng có thể là điều gì đó khó tưởng minh của thiên nhiên và cuộc sống của muôn loài phía sau vách núi. Và đó cũng có thể là giấc mơ của chính tôi là được chinh phục những điều mình thích.
Còn ông bạn già mà tôi vẫn thường gọi tên theo cả nghề nghiệp - “Nha Sĩ Hiệp”, hình như sau chuyến đi “Tà Năng – Phan Dũng” đã “tự có” cho mình tấm bằng “Phượt Thủ” trước ngực (!?). Chắc nay cũng đã “ngứa chân” nên bỗng dưng anh ta bốc máy gọi cho chúng tôi: “Đi đâu cho xa các ông. Bà con thiên hạ mọi nơi, như ở Huế cuối tuần người người tìm cách tót lên núi Bạch Mã, còn Đà Nẵng cũng vậy, đến dịp nghỉ là dân “bỏ thành phố” hướng về Bà Nà Hill. Tụi mình đang ở “sát sườn” chân núi Chứa Chan, sao lại không cùng nhau phượt một chuyến?.”.
Thật có lý và sẽ thú vị nếu được trải nghiệm đi trên cung đường dành cho “phượt thủ” để chinh phục đỉnh cao 837 mét của núi Chứa Chan. Nghe bạn rủ rê, cộng thêm nhóm chúng tôi còn có thêm anh Cường và chị Phượng Nguyễn là những người vui tính và ưa thích đó đây nữa nên đã làm cho tôi có cảm giác là muốn được bức phá và dấn bước lên đường hơn bao giờ hết. Chứ có lẽ lâu lắm rồi và bao nhiêu lần không nhớ nữa, tôi đã đi đến địa danh có trong sách Đại Nam Nhất Thống Chí: “…Núi Chứa Chan có thế núi chót vót, trông xuống khe Da Lao, chỗ giáp giới của hai huyện Long Khánh và Phước Binh có nhiều mây song gỗ lạt, lưng núi có động đá và giếng đá…” cũng chỉ bằng đường bộ có chiều dài 2.280 mét với 365 bật tam cấp được người ta xây dựng sẵn như ở núi Bà Đen (Tây Ninh) hoặc sau này đi bằng cáp treo mà thôi.
2 giờ chiều, năm anh em chúng tôi có mặt ở cửa rừng. Nhìn mấy ông bạn già của tôi vai cõng ba lô lỉnh kỉnh nào nước uống, thức ăn, túi ngủ trông giống như Lạc Long Quân lâu ngày lên núi thăm con….. Phát tội!. Trước mặt là trái núi cao tưởng tượng như ngang mặt trời đứng bóng. Ai cũng có thể ngao ngán vì hành trình là phải leo theo “đường dây điện” được dẫn lên nóc nhà miền Đông Nam Bộ. Nơi ấy chỉ xếp sau núi Bà Đen (986 mét) và có một câu chuyện cổ tích mang tính huyền thoại xưa thật cảm động: "Đó ở thế kỉ 17, có một vị quan người Việt là Việt Hùng, trong lúc giao chiến với quân Khmer, ông bị bắt cùng với người vợ của mình. Ông bị giam lỏng ở miền núi này và lập ở đây một ngôi miếu ăn chay tịnh. Còn vợ ông vì có nhan sắc nên đã bị vua khmer ép làm vợ lẽ mặc dầu biết bà đang mang thai. Sau đó, bà sinh đựoc một con gái, đặt tên là Mai Khanh. 18 năm sau, khi cô gái lớn lên, bà đã kể sự thật về cha của đứa con mình cùng với một người nô bộc. Mai Khanh quyết định đi tìm cha. Rồi mọi người được gặp nhau trong niềm vui sướng và hạnh phúc. Cuối cùng họ quyết định bỏ trốn nên bị người Khmer truy đuổi gắt gao. Trong lúc hoảng loạn, cả ba người đã gieo mình tự vẫn ở ngọn núi này. Người dân ở đây đã lập miếu thờ ba người, như hiện nay trong chùa có 3 tượng được mọi người gọi là ông vàng, cô bạc và cậu chì là để chỉ ba người. Biết được câu chuyện thương tâm đó, người dân ở đây đặt tên cho ngọn núi này là núi Chứa Chan để tỏ tình cảm chan chứa của gia đình họ”.
Đi được chỉ vài trăm mét, chúng tôi bắt đầu “vượt chướng ngại vật” trong thế giới của đá. Đá gồ ghề lởm chởm, như trước khi có mặt ở đây nó đã từng vá trời, từng tỏa nhiệt, tỏa ánh sáng trên trời cao và đã cho tổ tiên ta lòng ngưỡng mộ và ước ao. Nay chắc cũng triệu năm rồi cỏ dại mọc, dây leo đã phủ lên lớp rêu xanh, màu lốm đốm đen trông thật là thích mắt. Chúng tôi bước lên xuống trên đá, có khi chân đầu gối gần như chạm ngực, phía trước còn là một đoạn đường dài thách thức và gian nan. Dốc như thành quách tiếp tục kéo lên trời. Nắng nỏ, mồ hôi đã bắt đầu ướt đẫm, nhìn lên hướng đỉnh mịt mù cây cối, tôi muốn dừng lại, ngồi xuống và thở. Nhưng theo kế hoạch phải lên đỉnh núi trước mặt trời lặn. Hãy đi đi, tôi tự nhủ lòng mình và dấn bước. Còn “Nha Sĩ Hiệp” anh bạn tôi hình như thấm mệt. Nhìn xung quanh chẳng thấy chổ nào cho nỗi mệt mỏi dừng chân mà cũng không còn cố gắng nào để bước, anh ta bắt đầu ca than giọng miền Trung đặc quánh: “Ông đeo bao nhiêu ký mà tôi mang nặng kinh ri!?”. “Trời ạ!. Trước khi lên đường người anh Cường đã phân chia và cân từng gói hành lý mà không phân biệt “đàn ông hay phụ nữ” đó ông. Đều nhau cả…!” – Tôi trả lời Nha Sĩ Hiệp và tự dưng buộc miệng hát nghêu ngao: “wǒ xiàng nà dài a lù zhū de huā bàn. Tián tián dì bǎ nǐ yī liàn. Òu shā lǐ wǎ. Òu ….” (Con đường ta đi tới – Phim Tây Du Ký). Anh cười, hình như anh ta khỏe hẳn lên cùng tôi tiếp bước ở tốp sau cùng.
Gần hết một giờ đồng hồ chúng tôi đi được khoảng gần nửa đoạn đường. Một khoảng thoáng rộng bắt đầu hiện ra. Nhìn xuống dưới tầm mắt như một tác phẩm nghệ thuật. Khe Da Lào mênh mang xanh, khu công nghiệp Xuân Lộc cách gần mười ki lô mét trông có tí teo, con đường quốc lộ 1 A như một sợi chỉ đỏ chạy dài trong tầm mắt. Nắng dịu lại, cây lá rừng trở nên xanh hơn. Tất cả như cây cọ vàng nào đã vẽ nên tuyệt tác, một đất mẹ tròn đầy của rất nhiều nhân duyên truyền kiếp điệp trùng, của vũ trụ có cái xấu phải bị hủy diệt, còn cái đẹp đã tôn vinh. Tôi vẫn thường là người khô khốc trong tâm tưởng, vậy mà hôm nay dù mệt lả nhưng vẫn thấy trong người sự lãng mạn hiếm khi. Núi “Chứa Chan” nhiều người vẫn thường đùa … “Chán …chưa?”. Nhưng không, với riêng tôi lần này đó là “Những giọt nước mắt “chứa chan” dành để khóc cho một niềm hạnh phúc khi mình đã được chinh phục và chiêm ngưỡng cái đẹp của mảnh đất Đồng Nai thập cảnh !”
Ắt đi rồi cũng đến. Chúng tôi lên tới được đỉnh 837 mét trời đã nhá nhem. Bóng tối từ mặt đất dâng lên hòa lẫn với màn đêm từ trên cao thả xuống. Sương mù dần dần độc chiếm đất trời, xóa mờ độ cao và gió lạnh. Năm chúng tôi không nghỉ ngơi, anh Cường và “Nha sĩ Hiệp” a – lê hạ trại. Còn tôi, chị Phượng và Trang, người nhắn lửa, người kiếm củi đốt bếp bập bùng để xua tan đi cái lạnh mà gió ngàn và hơi thở lạnh buốt của đá đan dệt xung quanh. Ấm lên một chút, tôi muốn được nghỉ ngơi, muốn nằm bên ánh lửa trước mặt mà ngái ngủ chốc lát. Đi trong nhóm có 5 người đã là 2 cặp vợ chồng. Thì ra, tôi một mình – Kẻ cô độc trong một đêm lữ thứ. Tự dưng tôi rất muốn bàn tay co quắp của mình đặt trong bàn tay ấm áp của người mình thương. Một chút tôi cũng được, nhưng ở đâu đâu…Thèm chi lạ!
Chúng tôi bắt đầu nướng thịt, nướng cá mang theo. Rượu đã sẵn sàng được rót ra. Nhưng mới đầu, mỗi người chỉ nhấp môi một ngụm như sợ sự vội vàng, hấp tấp, mùi rượu ngon sẽ nồng cay lên mũi mà át đi hương thơm mùi thịt nướng đang ngan ngát tỏa ra lấp đầy một khoảng không. Đợi mọi thứ gia vị đã quyến luyến bờ môi và lặng lẽ thấm vào trong. Chúng tôi mỗi người nốc thêm hai, ba chén rượu nữa. Thật là đúng cảm giác “ấm lòng chiến sĩ” như câu nói thường nghe của các đệ tử lưu linh. Hoặc giả đây cũng là cảm giác ngon khi uống rượu chưa từng thấy trong đời, làm sao quên được….
Khuya!. Núi Chứa Chan có hai đỉnh riêng biệt. Bên kia là am cốc chùa chiền, một cõi hư vô cực lạc dành cho du khách. Đêm tịch lặng trầm u với hoa lá cỏ cây. Người hành hương có thể mênh mang lắng nghe từ trong tim chất thiền tiềm ẩn bấy lâu nay sẽ được giao thoa cùng sự sống. Một cảm giác bình yên trong một “quần thể” không gian tâm linh trang nghiêm. Không thiền tông, nhưng hành giả là có thể trực tiếp “chứng ngộ” chân lý của đời sống thực tại của chính mình. Còn nơi chúng tôi cắm trại, như sông có đời của sông, núi có đời của núi. Soi đèn pin vào thinh không thấy sương ẩm ướt luồn qua các thân cây dày đặc. Tôi treo võng nằm giữa hai thân cây rừng lớn. Một đêm không ngủ được bởi cái lạnh thấu xương, tiếng côn trùng da diết và gió reo đến phát sợ - Thứ âm thanh của núi như lời hát từ triệu năm. Sử thi núi rừng còn ghi có tháng ngày nổ nứa, gió nghiêng núi, có khi lồng lên như ngựa hoang và hôm nay mỗi chúng tôi đều có một sự trải nghiệm hiếm hoi và khó quên.
Khuya!. Núi Chứa Chan có hai đỉnh riêng biệt. Bên kia là am cốc chùa chiền, một cõi hư vô cực lạc dành cho du khách. Đêm tịch lặng trầm u với hoa lá cỏ cây. Người hành hương có thể mênh mang lắng nghe từ trong tim chất thiền tiềm ẩn bấy lâu nay sẽ được giao thoa cùng sự sống. Một cảm giác bình yên trong một “quần thể” không gian tâm linh trang nghiêm. Không thiền tông, nhưng hành giả là có thể trực tiếp “chứng ngộ” chân lý của đời sống thực tại của chính mình. Còn nơi chúng tôi cắm trại, như sông có đời của sông, núi có đời của núi. Soi đèn pin vào thinh không thấy sương ẩm ướt luồn qua các thân cây dày đặc. Tôi treo võng nằm giữa hai thân cây rừng lớn. Một đêm không ngủ được bởi cái lạnh thấu xương, tiếng côn trùng da diết và gió reo đến phát sợ - Thứ âm thanh của núi như lời hát từ triệu năm. Sử thi núi rừng còn ghi có tháng ngày nổ nứa, gió nghiêng núi, có khi lồng lên như ngựa hoang và hôm nay mỗi chúng tôi đều có một sự trải nghiệm hiếm hoi và khó quên.
Đêm thật dài, rồi núi rừng cũng cựa mình thức giấc. 7 giờ mặt trời vẫn chưa thèm lên, sương chưa tan lối. Lại thêm một lần nữa lửa được nổi lên, chúng tôi co ro với chiếc đầu trắng xóa hơi sương. Một buổi chiều leo núi rồi có được một đêm ngủ rừng, tạm quên được cho mình những lo toan cứ lăng xăng chạy theo đời người vốn có. Một xúc cảm về với cội nguồn thật tuyệt. Tôi sẽ trở lại nơi đây thêm nhiều lần nữa núi Chứa Chan ơi…..!
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
BÀI ĐƯỢC NHIỀU ĐỘC GIẢ ĐỌC
-
Đến Tây Bắc, bên con sông Nậm Nhé, ta có thể nhận ra bản Thái qua những đặc điểm như cọn nước, cối nước, những điệu múa xoè liên tu bất tận...
-
SUỐI MƠ - Đẹp như một giấc mơ Nhớ hôm đầu năm 2014, tôi cùng với Thu Do Rita, Tuyết Lê và Tuấn “ngố” hành hương về Chùa Bà Chúa Xứ,...
-
Chí Phèo là nhân vật chính trong tác phẩm nổi tiếng cùng tên của nhà văn Nam Cao. Trong tác phẩm này nhiều nhà nghiên cứu, phê bìn...
-
MỌI LÚC MỌI NƠI! ĂN MẶC HỞ HANG QUÁ EM VUI HỌC TOÁN ...
-
Thành phố Tam Kỳ là “anh em” của thành phố Đà Nẵng, là “con” của đất Quảng Nam yêu thương và đã “ra riêng” sau khi tách tỉnh Quảng Nam –...
-
“Những cây cầu ở Quận Madison” của tác giả Robert James Waller là cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất năm 1992. Đó là câu chuyện về mộ...
-
Những người đọc truyện của Nguyễn Nhật Ánh đều không xa lạ hình ảnh Chợ Đo Đo - Một hình tượng văn học trở đi rồi trở lại trong cá...
-
Đã từ lâu tôi vẫn thường đi đó đây và thích “phiêu lưu với cuộc đời” bằng chiếc Honda cà tàng của mình. Như thế người ta gọi là phượt...
-
Những ngày cuối năm 2013, đi khảo sát một dự án sẽ làm trong năm 2014 1. TẠI ĐỒN CẢNH SÁT Một cô gái mặt tái mét, nước ...
-
Tôi đã đi lên miền biên viễn. Bức tranh bờ cõi, mỗi thời mỗi khác... Ôi quá đìu hiu...
Nhà tôi ờ dưới chân núi Chứa Chan,còn tôi là khách hàng của ông BS Nguyễn Văn Hiệp.
Trả lờiXóaĐọc một bài viết về nơi chốn mình đang ở cũng thấy vui vui.
Chúc lành!
Trả lờiXóaservicehpterdekat.blogspot.com
tempatservicehpdibandarlampung.blogspot.com
servicehpterdekat.blogspot.com
storeindonesian.blogspot.com storeindonesian.blogspot.com
lampungservice.com
lampungservice.com
Anh Nhật đi dữ hen.
Trả lờiXóatuyệt quá
Trả lờiXóa