25 tháng 4, 2014
30-4 năm nay, nhớ 30-4 năm ấy! (Tài liệu chưa từng được công bố)
Phòng viên chiến trường Hugh Van Es |
BÀI ĐƯỢC ĐĂNG TRÊN SỐ BÁO ĐẶC BIỆT "BÁO CÔNG AN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG"
http://cadn.com.vn/News/Ho-So-Tai-Lieu/2013/4/29/96116.ca
Nhân ngày Kỷ niệm 38 năm đất nước hoàn toàn giải phóng, có một câu chuyện đã thuộc về lịch sử mà mọi người từng biết . Đó là hình ảnh chiếc trực thăng với dòng người di tản trên sân thượng một cao ốc ở Sài gòn, đã từng được công luận trên thế giới xem là biểu tượng cho sự thất bại của Mỹ trong cuộc chiến tranh tại Việt nam.
- Vậy ai đã lái chiếc trực thăng năm ấy?
- Những hành khách cất từ nóc nhà tòa trên trực thăng là ai!?
Và có phải chiếc trực thăng đó đã cất cánh tại Tòa nhà Đại sứ Mỹ!?. và còn nhiều điều đằng sau bức ảnh ấy nữa, mà tôi đã nhiều lần tìm tòi trong GOOGLE chẳng thấy (!?).
Là người thuộc thế hệ hậu sinh, tôi đã từng nghe kể và đọc được nhiều tài liệu ở nước ngoài…….Đây là một entry ngắn, tôi đang post lên để chia sẻ mọi người cùng xem và mong muốn mọi độc giả đóng góp ý thêm những kiến thức bổ ích. Thành thật xin cảm ơn !
Andi Nguyễn Ánh Nhật
Tờ lịch ngày 30 tháng 4 năm 1975 |
Ở dưới đây là một trong nhiều bức ảnh của phóng viên ảnh Hugh Van Es đã chụp ngày 29/04/1975 về một chiếc trực thăng Mỹ trên nóc một tòa nhà, với dòng người như kiến đang leo lên để tìm đường di tản khỏi miền Nam Việt Nam. Hình ảnh này đã gây nên ấn tượng mạnh mẽ về cuộc tháo chạy của người Mỹ cũng như chính sách thất bại của họ ở Việt Nam lúc đó.
Sau khi tấm ảnh được công bố trên phương tiện thông tin truyền thông vào trong những tháng ngày đầu tiên sau chiến tranh năm 1975. Lập tức ngay sau đó tuần báo People (Mỹ) đã phái nhiều phóng viên đến 6 quốc gia khác nhau để điều tra.
Sau nhiều tháng người ta điều tra và họ đã xác định:
Bức ảnh nổi tiếng chủa Hugh Van Es |
1 Hugh Van Es – Một nhiếp ảnh gia, một phóng viên tự do và sau này là phóng viên Hãng thông tấn UPI đã chụp ảnh vào lúc khoảng 5 giờ chiều ngày 29 tháng 4 năm 1975.
Hugh Van Es mất ngày 15- 5 -2009 tại Hồng Công. Ông đã sống ở nơi đây được 35 năm và đã kể cho phóng viên tuần báo People biết rằng ông ta đã đứng trên sân thượng của một Khách sạn cách tòa nhà này một vài dãy phố, Và ông đã dùng máy ảnh ống kính 300 mm để chụp. Cũng như sau này nhớ lại, Van Es cho hay không phải tất cả trong số khoảng 30 người leo thang khi đó di tản được, và cuối cùng chiếc Bell 205 cũng đã cất cánh, chở vượt khả năng cho phép khoảng chục người.
Bức ảnh ngay lập tức mang lại danh tiếng như cồn cho Hugh Van Es, nhưng ông đã phải mất rất nhiều công sức và thời gian để giải thích cho mọi người, rằng tòa nhà trong bức ảnh không phải như đã bị lầm tưởng là tòa nhà của Sứ quán Mỹ mà từ nóc cao ốc Pittman số 22 Lý Tự Trọng hiện nay. Chiếc trực thăng cất cánh, theo chú thích của nhiếp ảnh gia Van Es trên diễn đàn báo chí lúc ấy phỏng chừng mang theo 12 hoặc có khi là 14 người. Trong khi trọng tải tối đa theo “đề nghị của trực thăng” là …..8 người!
Chen lấn xô nhau |
2 Người đứng sát càng trực thăng và rìa tòa nhà (Theo ảnh) là O.B. Harnage, một nhân viên của CIA Mỹ. Những hành động của Harnage trong buổi chiều hôm ấy đã được Tuần báo People này miêu tả trong số ra ngày 30-4-1985 và thêm nhiều số tiếp theo.
3 Số hiệu của chiếc trực thăng Bell 205 ấy không thấy rõ trên ảnh chụp vì nó được sơn hai bên thân và đuôi cánh, trong khi bức ảnh lại cho thầy chiếc trực thăng được chụp từ phía mũi. Vị trí này Hugh Van Es chụp đến …6 tấm! . Tuy nhiên sau này Biên tập viên Debbie Bondulic của Tòa soạn People tìm ra được….42 phim âm bản Hugh Van Es chụp còn lưu giữ trong kho của UPI Bettman Corbis – New York. Trong số này, có tất cả “Tư thế bay” của chiếc Bell 205, ngay cả khi bay xa khỏi nóc nhà tòa nhà. Bằng kỹ thuật hiện đại, người ta xác định đây là chiếc Bell205 mang số hiệu : N4 7004
4 Ông Allen Cates, Chủ tịch Hãng Air America – Hãng hàng không của CIA, không hề muốn các phóng viên xác định viên phi công đã lái chiếc trực thăng ngày hôm ấy. Tuy nhiên bí mật cuối cùng cũng được mở : Hai viên Phi công trên chiếc trực thăng ấy được xác định : Một Bob Caron nay sống ở bang Florida, một Jack Hunter. Riêng Bob Caron còn một “Nhân chứng sống” và mới đây đã lên tiếng mình còn giữ kỹ cuốn sổ lịch trình bay của mình trong ngày Lịch sử 29-4- 1975
Quân chạy dân di tản |
5 Đa số những người Việt ngồi trên chiếc trực thăng ấy đều là những viên chức cao cấp của chế độ Ngụy – Saigon. Đặt biệt trong chuyến “ Vượt qua cỏi chết” đó có Tướng Trân văn Đôn (mất tại Pháp). Tướng Trần Văn Đôn là Tổng trưởng Quốc phòng cuối cùng của VNCH. Là một “nhân chứng lịch sử” trực tiếp chứng kiến những ngày bi thảm và cảnh sụp đổ chế độ VNCH năm 1975 và Bác sĩ Trần Kim Tuyến một trùm mật vụ Sài Gòn (mất tại Anh ,tháng 12 năm 1995). Trong tấm ảnh nổi tiếng này, còn có Bác sĩ quân y Huỳnh Minh Tòng, khi đó mới 34 tuổi, là người thứ nhì đếm từ trên xuống, nay là Bác sĩ y khoa, đang hành nghề tại Georgia, Mỹ.
Trong khi đó ông Đại sứ Mỹ duy nhất tại Miền nam Việt Nam Martin phải di chuyển khỏi Sài Gòn trong chuyến bay thứ 19-chuyến cuối cùng đúng 4 giờ 45 phút sáng 30/4, do một viên phi công lái chiếc trực thăng CH-46 mang số hiệu Lady Ace 09 đáp xuống nóc toà đại sứ Mỹ theo lệnh của Tổng thống Mỹ buộc Martin phải rời gấp Miền nam Việt Nam. Và Đại sứ Martin phải bơ phờ ôm lá cờ Mỹ bước lên chiếc Lay Ace 09 vào lúc 4 giờ 58 phút. Và hơn 6 tiếng đồng hồ sau 11 giờ 30 ngày 30/4/1975, Tổng thống Dương Văn Minh phải lên Đài phát thanh Sài Gòn tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
BÀI ĐƯỢC NHIỀU ĐỘC GIẢ ĐỌC
-
Đến Tây Bắc, bên con sông Nậm Nhé, ta có thể nhận ra bản Thái qua những đặc điểm như cọn nước, cối nước, những điệu múa xoè liên tu bất tận...
-
SUỐI MƠ - Đẹp như một giấc mơ Nhớ hôm đầu năm 2014, tôi cùng với Thu Do Rita, Tuyết Lê và Tuấn “ngố” hành hương về Chùa Bà Chúa Xứ,...
-
Chí Phèo là nhân vật chính trong tác phẩm nổi tiếng cùng tên của nhà văn Nam Cao. Trong tác phẩm này nhiều nhà nghiên cứu, phê bìn...
-
MỌI LÚC MỌI NƠI! ĂN MẶC HỞ HANG QUÁ EM VUI HỌC TOÁN ...
-
Thành phố Tam Kỳ là “anh em” của thành phố Đà Nẵng, là “con” của đất Quảng Nam yêu thương và đã “ra riêng” sau khi tách tỉnh Quảng Nam –...
-
“Những cây cầu ở Quận Madison” của tác giả Robert James Waller là cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất năm 1992. Đó là câu chuyện về mộ...
-
Những người đọc truyện của Nguyễn Nhật Ánh đều không xa lạ hình ảnh Chợ Đo Đo - Một hình tượng văn học trở đi rồi trở lại trong cá...
-
Đã từ lâu tôi vẫn thường đi đó đây và thích “phiêu lưu với cuộc đời” bằng chiếc Honda cà tàng của mình. Như thế người ta gọi là phượt...
-
Những ngày cuối năm 2013, đi khảo sát một dự án sẽ làm trong năm 2014 1. TẠI ĐỒN CẢNH SÁT Một cô gái mặt tái mét, nước ...
-
Tôi đã đi lên miền biên viễn. Bức tranh bờ cõi, mỗi thời mỗi khác... Ôi quá đìu hiu...
Một tư liệu rất hay!
Trả lờiXóađúng đó
XóaHay quá sưu tầm hay và thật bổ ích đó ANN ơi .
Trả lờiXóaNếu không có những sưu tầm này HQ chẳng hiểu chẳng biết gì cả .
Một phóng sự với các tư liệu rất hay . Cảm ơn em đã chia sẻ Andi nhé ...với thế hệ của chị vào thập niên đó còn quá bé nên chẳng biết sự kiện xảy ra thế nào ...
Trả lờiXóaAnh Andi đang làm cho báo nào ở ĐN vậy ạ? À, anh cho em xin code chèn comment bằng tài khoản fb như của anh với nha. Cảm ơn anh nhiều! Chúc anh chiều vui!
Trả lờiXóaSự thật sớm muộn rồi cũng được công khai. Tư liệu này quý thật.
Trả lờiXóaCảm ơn bạn đã giới thiệu.
Cám ơn tài liệu quý nầy, cám ơn bạn đã chia sẻ cho mọi người, chúc bạn luôn vui, khoẻ và bình an nhé.
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaMột chia sẻ đáng quý… Cám ơn nhiều…
Thích nhất trong ngày.
Trả lờiXóacảm ơn bạn .
Trả lờiXóa