15 tháng 12, 2021
“Đại Đức THÍCH TÂM PHÚC”. Một tu sĩ giữa đời…!
Nhà tôi gần sát một ngôi Chùa cổ đã có gần 300 năm và được công nhận “Di Tích Xếp Hạng”, “có một không hai” của xứ sở Nam Kỳ. Tôi không theo Đạo, nhưng có những lúc như muốn thức cả đêm cùng với tiêng chuông gióng đi, rồi gióng lại, để biết được sâu xa trong chính mình cũng có một khoảng trống cần phải lấp đầy…
Chùa “Hoằng Pháp Trung Ương” không được GHPG Việt Nam công nhận, hay dẫu biết rằng “Đại Đức Thích Tâm Phúc” có đang “ké” cuộc đời hèn mọn của mình vào chốn từ bi nhưng tôi vẫn nhất quyết lên đường mục thị. Trước khi đi, tôi đã mặc định trong đầu, rằng không hy vọng để không có thất vọng hoặc dẫn đến mất niềm tin nơi đây!
Ừm thì, dù chỉ được một nửa sự thật cũng sẽ làm tôi vui ....
Đã đến “Chùa Hoằng Pháp… Trung Ương” và về, tôi cứ phân vân mãi, không biết đặt bút viết về gì nơi đây (!?). Thứ nhất tôi hoàn toàn không biết lai lịch của “Thầy Thích Tâm Phúc”. Hơn nữa tôi hơi ngờ ngợ về chữ “Trung Ương” của “Chùa”, nghe có vẻ “khủng” và chỉ sánh cùng tên gọi “Bên Bờ Vũ Trụ” của ông LÊ TÙNG VÂN đầy tai tiếng mà tôi từng đến cách đây cũng chẳng bao lâu. Bởi Chùa Hoằng Pháp chính thống (Hóc Môn) đã được HPG Việt Nam công nhận thật đồ sộ nhưng đâu có gắn thêm nhãn mác …”Trung Ương” ?. Còn đây, “Hoằng Pháp …Trung Ương” tôi biết một điểm bị “gạch đá” cộng đồng mạng ném không tiếc tay và cũng không kém gì vụ Drama “Tịnh Thất Bồng Lai” hay “Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ”
Hơn thế nữa, qua thông tin truyền thông, tôi được biết : Chủ Nhân ngôi nhà này, ông Nguyễn Minh Phúc (1983) tự xuống tóc và xưng pháp danh “Đại Đức Thích Tâm Phúc”. Và cũng theo Thượng toạ Thích Chân Tính, trụ trì chùa Hoằng Pháp (Hóc Môn) rằng ông Nguyễn Minh Phúc trong thời gian đi học Đại học có tá túc và quy y ở Chùa Hoằng Pháp mà thôi!. Còn nữa, nghe nói rằng các huân chương, huy chương, bằng khen của Trung ương và các bộ ngành được trưng bày tại nhà ông Phúc không có tên trong hồ sơ lưu trữ của các cấp
Thôi kệ!. Vì tôi rất thích khi nhìn khuôn mặt hiền từ và nụ cười chân chất của ông Phúc qua nhiều clip trên youtube là được rồi. Chẳng phải là “Nhà nhân tướng học”, nhưng tôi vẫn nghĩ và tin con người này không quá ….. nguy hiểm và gian manh. Còn địa chỉ nơi đây, với tôi chẳng lạ gì xa lạ. Tôi từng đi trên những con hẽm nhỏ và biết từng ngôi nhà của Ấp Láng Cát, Xã Tân Phú Trung, Huyện Củ Chi này từ bao lâu nay. Nhưng tôi vẫn thử search trên Google Maps thì chỉ số đánh giá gần đến “3 sao”. Thì ra “Chùa Hoằng Pháp Trung Ương” được ghi nhận và “nỗi tiếng” (!?).
Chần chừ gì nữa mà tôi không lên đường…
Khách (tôi) đến, dù ông Phúc đang trò chuyện với rất nhiều Youtuber từ khu vườn đối diện đã bước sang tiếp. Đầu tiên tôi nhận được từ vị chủ gia tuổi trung niên dáng đi khá nhanh nhẹn là nụ cười hiền vui và cả vô tư, chất phát như bản chất của một người đàn ông Nam Bộ. Không thể nào chê được!. Tôi thầm nghĩ bụng: “Ông này ruột để ngoài da!” sau khi nghe “Thầy” huyên thuyên với tôi những chuyện không đầu, không cuối, không phản động, cũng chẳng đụng chạm gì ai. Với “Thầy” vui là chính, “Thứ nhất tu nhà, thứ nhì tu Chợ, thứ ba tu Chùa” theo câu nói dân gian là vậy!!
“Chùa Hoằng Pháp Trung Ương” trước mặt tôi là ngôi nhà cấp 4 ọp ẹp, xuống cấp, rộng khoảng hơn 10 m. Nơi đây, không bảng hiệu “Hoằng Pháp Trung Ương”, không số Tài Khoản mời gọi từ thiện từ người đời, không chiếc chuông treo như những ngôi chùa thường thấy. Bước vào trong nhà, một bên bày la liệt những chiếc Cup và kỷ niệm chương mang chữ Camphuchia, Thái Lan và Ấn Độ. Còn bên kia đầy rẫy sách sú cả đạo lẫn đời. Tôi là người từng mê “Món này” và sưu tầm cho mình trong mấy chục năm. Nên sau khi đến kệ sách của “Thầy Phúc” lần giở vài cuốn xem qua, tôi biết ông ta mua sách rất nhiều và có chọn lọc. Sách sú thường rất đắt, ai cho tặng cũng chỉ một hoặc hai cuốn nên mỗi khi “xuống tiền” để sở hữu cho riêng mình cũng đều phải cân nhắc. Nhiều khi còn phải tính tới, tính lui…
Đảo mắt nhìn xung quanh “Chánh điện”, tôi thấy nơi đây chỉ thờ duy nhất tượng Phật Thích Ca và các vị A La Hán!. Một phái Nam Tông mà người tu hành luôn quan niệm sinh tử Luân hồi và Niết bàn là hai phạm trù khác biệt. Thoát vòng “Luân hồi sinh tử” thì “Niết bàn” mới được chứng ngộ tuyệt đối
Chùa chiền và Phật pháp đã có và được dạy ở nhiều nơi trên trái đất!. Tôi không theo học ở một đức tin của một Đạo nào trong đời. Nhưng vì sao tôi phải lặn lội đến gặp “Thầy”?. Đơn giãn thôi, tôi muốn mục thị một con người bằng da, bằng thịt để trò chuyện những điều khúc mắc từng xảy ra ở nơi đây với vị “Đại Đức”, thích ăn mặn hơn chay. Nhiều khi “thầy” còn ăn cả ….thịt Cầy (?).
Đây là câu đầu tiên tôi hỏi với thầy. Âu đó vì điều này tôi chỉ cần “Thầy” trả lời một nửa sự thật cũng sẽ làm tôi an tâm. Trao đổi với tôi, “thầy” phật giáo Nam Tông này cho biết ăn uống hàng ngày ông không kiêng cử thứ gì. Ai mua gì cho thì ăn nấy và, chỉ “thịt Cầy, Mèo” là không (!?)
Cả buổi sáng ngồi nơi “Hoằng Pháp Trung Ương””, tôi thấy có rất nhiều người đến thăm. “Thầy Phúc” vui vẻ tiếp từng người và như một Batender thứ thiệt, tự tay làm Cafe. đá chanh v.v.v để free cho mọi người. Ai hỏi gì, “Thầy” trả lời nấy với giọng điệu hài hước, không sợ hãi bản thân, không kiêu mạn và tham cầu “chúng sanh”. Phải chăng, ông đang sống và tu hành ở tầng thứ khác của sinh mệnh chính mình (!?).
Một tu sĩ giữa đời, chẳng quy ẩn nơi núi rừng từ bi hay mạc thiên tịch địa…
Cuộc sống vô thường và dòng đời đang ồn ào cuốn trôi nhiều giá trị đạo đức. Cuộc đời tôi đã chứng kiến nhiều người lọc lừa tình tiền và gian dối…So với “Thầy Ông Nội” LÊ TÙNG VÂN hay “Thầy tu Lương Y” VÕ HOÀNG YÊN” lừa đảo và đại bịp, thì “Thầy Phúc” đây là người tôi biết sống thực tế và không giả tạo. Chỉ tiếc rằng ông Phúc tu chưa đúng chánh pháp vì cái đầu “có vấn đề thần kinh” và hoang tưởng trong tu hành mà thôi. Như bài Kinh kệ ông đã đọc trước mỗi khi ăn uống thì chỉ có …Giời mới hiểu (!?)Thật đáng thương hơn đáng trách!.
Tôi không cảm nhận ông Phúc là bậc “Sư thầy” hay “Giả tu” nhưng ít ra trước hết ông là người có kiến thức, có học vần, hiểu biết rộng rãi mà nhiều người khác không có được. Ông Phúc không giác ngộ Đạo hay giải thoát chuyện đời cho một ai!. Nhưng hàng ngày ngay ngôi nhà ông sinh sống, tôi biết ông phải dũng cảm mới cân bằng giữa đạo và công việc, giữa áp lực điều tiếng và sức khoẻ khi mọi người đến hóng chuyện mua vui.
Chúng sanh là thế, nghe và thấy nhiều điều hiếu kỳ là đến. Như chính bản thân tôi cũng vậy, sáng hôm ấy vãng thăm đây chỉ mang thêm phần vạn bội nơi thiêng…
BÀI ĐƯỢC NHIỀU ĐỘC GIẢ ĐỌC
-
Đến Tây Bắc, bên con sông Nậm Nhé, ta có thể nhận ra bản Thái qua những đặc điểm như cọn nước, cối nước, những điệu múa xoè liên tu bất tận...
-
SUỐI MƠ - Đẹp như một giấc mơ Nhớ hôm đầu năm 2014, tôi cùng với Thu Do Rita, Tuyết Lê và Tuấn “ngố” hành hương về Chùa Bà Chúa Xứ,...
-
Chí Phèo là nhân vật chính trong tác phẩm nổi tiếng cùng tên của nhà văn Nam Cao. Trong tác phẩm này nhiều nhà nghiên cứu, phê bìn...
-
MỌI LÚC MỌI NƠI! ĂN MẶC HỞ HANG QUÁ EM VUI HỌC TOÁN ...
-
Thành phố Tam Kỳ là “anh em” của thành phố Đà Nẵng, là “con” của đất Quảng Nam yêu thương và đã “ra riêng” sau khi tách tỉnh Quảng Nam –...
-
“Những cây cầu ở Quận Madison” của tác giả Robert James Waller là cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất năm 1992. Đó là câu chuyện về mộ...
-
Những người đọc truyện của Nguyễn Nhật Ánh đều không xa lạ hình ảnh Chợ Đo Đo - Một hình tượng văn học trở đi rồi trở lại trong cá...
-
Đã từ lâu tôi vẫn thường đi đó đây và thích “phiêu lưu với cuộc đời” bằng chiếc Honda cà tàng của mình. Như thế người ta gọi là phượt...
-
Những ngày cuối năm 2013, đi khảo sát một dự án sẽ làm trong năm 2014 1. TẠI ĐỒN CẢNH SÁT Một cô gái mặt tái mét, nước ...
-
Tôi đã đi lên miền biên viễn. Bức tranh bờ cõi, mỗi thời mỗi khác... Ôi quá đìu hiu...
Trải nghiệm ok
Trả lờiXóaBài viết hay quá anh. Em chúc a sức khoẻ, bình an
Trả lờiXóađúng đó
Xóa