28 tháng 8, 2017
Thủ phủ “HOÀNG TRIỀU CƯƠNG PHỔ” – Một giấc mơ ôn đới (Tiếp theo)
Dalat đón chúng tôi một ngày mưa lất phất, gió cù vào bàn tay một cảm giác se se. Sự dễ chịu của Dalat
chính là nét tĩnh lặng chênh vênh của những con đường dốc lại không có đèn tín
hiệu giao thông. Thành phố không xích lô, không máy lạnh điều hòa.
Xứ sở có rất nhiều khu vườn rộng thênh thang
nhưng đều phân biệt nhau bằng hàng rào mắc cáo như những mũi kim khâu. Dalat nhỏ xíu với khoảng 200 ngàn dân. Tổ tiên thật sự ở đây là người Lat và người
Chill (hai tộc người K'Ho). Nhưng theo thống
kê, đất thủ phủ “Hoàng Triều Cương Phổ” có đến 70 % là người gốc Huế, 20 % người
xứ Bắc và người gốc Quảng cũng chỉ 10 %.
Đalat không có món ăn riêng để được gọi
“quốc hồn quốc túy”, chỉ có hoa và đặc sản dâu, rượu được làm từ ấy, nhưng còn
khá nhiều địa chỉ dẫn dụ du khách từ muôn nơi. Muốn thác, có thác. Muốn đồi, có
đồi. Muốn xem vườn dâu, có vườn dâu. Muốn chùa, có chùa. Muốn có chi có nấy!.
Vậy mà có một điều
lạ rằng vào ngày lễ hội, ở những nơi như Hà Nội, Nha Trang, Đà Nẵng hay Sài Gòn
ta đều gặp nhan nhản những mắt xanh mũi lỏ. Thậm chí còn thấy những bà mẹ ví dặm
phiêu lưu trên tay bế, tay bồng đứa con còn đỏ lỏn khóc oe oe. Dân Tây mà, có
sá chi, họ luôn dày dạn, lãng du, phượt khi con còn ẵm ngửa. Nhưng với Dalat
vào ngày lễ hội chỉ thấy toàn thấy “mũi tẹt da vàng”. Dalat ngày xưa cũng vậy,
chẳng có khu tập trung đông ký giả trong nước và quốc tế để đánh hơi hay tán gẫu
tình hình thế sự hoặc là nơi R&R của lính Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Nói đến
dân Tây, Hà Nội có ngã tư quốc tế với khu Tạ Hiện, Mã Mây, hay trong Sài Gòn là
khu Bùi Viện, Phạm Ngũ Lão, đông nghịt. Còn Dalat chắc “bọn nó” khôn hơn vì nhiều nhẽ:
Đầu tiên, như đến hẹn lại lên, giá thuê phòng
tăng cao ngất ngưỡng. Một Hotel lơ phơ ở những con đường Bùi Thị Xuân, Phan Bội
Châu, Phan Đình Phùng v.v.v cũng có thể hét giá 1triệu đồng một phòng/ ngày.
Còn lực lượng cò kéo cho dịch vụ này ngày càng bổ sung thêm quân số. Đã kinh
nghiệm qua nhiều lần lên đây, nhưng khi nhìn thấy họ chào mời Hotel hay tham
quan những vườn dâu sinh học. Tôi vẫn cứ tưởng ngành du lịch Dalat đã biết mời
gọi, một “mấu chốt của triết lý giao thương”. Ai dè khi đi theo lời dẫn dụ của
họ thì mới bật ngửa, Dalat vẫn còn rất đông người kiểu làm ăn “tay không bắt
giặc”. Nhớ nhiều lần tôi lên đây vào ngày lễ, giá ăn uống, hàng lưu niệm sốt
chưa từng thấy. Chặt chém là chuyện bình thường và cũng chỉ biết “ngậm bù hòn
làm ngọt”.
Vậy người Dalat ngày nay giàu có!?. Một vạn
lần không!. “Nước nổi chứ bèo đâu có nổi”. Thấy cánh xe ôm, hay tiểu thương
buôn bán nhì nhằng ngoài chợ, người đọc báo, kẻ đú đởn phởn phơ mà thật ra họ
đều héo hắt ruột gan vì giá sinh hoạt cho gia đình hàng ngày đâu có “tàn
bạo”như vào dịp lễ. Tiền chỉ chạy vào túi của những người có của và biết nắm
bắt thời cơ.
Người
ta đang thương mại hóa hay du lịch hóa Dalat. Ngồi trên xe dạo quanh thành phố,
tôi cùng những suy tư bạt gió. Nếu ai đó vô tình nghe câu hát “Ai lên xứ hoa anh đào” mà nức nở. Dalat
sương mù đã thôi giăng, trà, café cũng thôi ngon. Hớp ngụm café bỗng dưng lòng
lại nghĩ, muốn thưởng thức café ngon chắc cứ phải về…..Sài Gòn. Uhm thì về,
nhưng biết đến nơi đâu để ngồi nhớ Dalat một thời xa ngái. Dalat không chỉ đẹp
và mộng mơ mà còn là chiếc nôi sinh ra bao nghệ sĩ hào hoa. Mà nay giọt nắng
nhạt hòa trên lá cỏ, thông xanh xưa reo ngân dài lời ru buồn bất tận, lớp nhạc
sĩ Lê Uyên Phương, Hoàng Nguyên v.v.v đã về cõi vĩnh hằng, lớp còn lại Khánh
Ly, Lê Uyên v.v.v.nay phiêu bạc về đâu…!?
Tôi đi tìm chất liệu của đời sống. Dalat
đẹp và mông mơ không chỉ ở sắc đẹp của những loài hoa, những súp lơ,
xà lách, cà rốt, khoai tây…. Phải chăng vẻ đẹp là ở những tàn
tích, những hồn cốt, những giá trị tinh thần ẩn sâu. Người có quyền lực biết
lắng nghe và hồn cốt văn hóa của người bản xứ cũng chẳng đâu xa, chỉ có sự
trưởng thành trong nhận thức mới có thể cứu rỗi được những gì đã mất. Đó là
những thử thách thời cuộc mà tôi cảm nhận về “Một giấc mơ ôn đới!”….. (Còn
tiếp)
Andi Nguyễn Ánh Nhật.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
BÀI ĐƯỢC NHIỀU ĐỘC GIẢ ĐỌC
-
Đến Tây Bắc, bên con sông Nậm Nhé, ta có thể nhận ra bản Thái qua những đặc điểm như cọn nước, cối nước, những điệu múa xoè liên tu bất tận...
-
SUỐI MƠ - Đẹp như một giấc mơ Nhớ hôm đầu năm 2014, tôi cùng với Thu Do Rita, Tuyết Lê và Tuấn “ngố” hành hương về Chùa Bà Chúa Xứ,...
-
Chí Phèo là nhân vật chính trong tác phẩm nổi tiếng cùng tên của nhà văn Nam Cao. Trong tác phẩm này nhiều nhà nghiên cứu, phê bìn...
-
MỌI LÚC MỌI NƠI! ĂN MẶC HỞ HANG QUÁ EM VUI HỌC TOÁN ...
-
Thành phố Tam Kỳ là “anh em” của thành phố Đà Nẵng, là “con” của đất Quảng Nam yêu thương và đã “ra riêng” sau khi tách tỉnh Quảng Nam –...
-
“Những cây cầu ở Quận Madison” của tác giả Robert James Waller là cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất năm 1992. Đó là câu chuyện về mộ...
-
Những người đọc truyện của Nguyễn Nhật Ánh đều không xa lạ hình ảnh Chợ Đo Đo - Một hình tượng văn học trở đi rồi trở lại trong cá...
-
Đã từ lâu tôi vẫn thường đi đó đây và thích “phiêu lưu với cuộc đời” bằng chiếc Honda cà tàng của mình. Như thế người ta gọi là phượt...
-
Những ngày cuối năm 2013, đi khảo sát một dự án sẽ làm trong năm 2014 1. TẠI ĐỒN CẢNH SÁT Một cô gái mặt tái mét, nước ...
-
Tôi đã đi lên miền biên viễn. Bức tranh bờ cõi, mỗi thời mỗi khác... Ôi quá đìu hiu...
Em chúc anh luôn có những chuyến đi thật thú vị, riêng anh luôn sức khỏe dồi dào. Cả tuần nhiều năng lượng anh nhé.
Trả lờiXóanhanh chân quá
Trả lờiXóa