27 tháng 5, 2014
Tư liệu Hán Nôm khẳng định nhất quán chủ quyền Việt Nam
Thiên tải nhàn đàm, kí hiệu A.2006, vẽ Bãi Cát Vàng thuộc chủ quyền Việt Nam |
PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm, hiện là Tổng Biên tập Tạp chí Hán Nôm - đồng tình với nhiều quan điểm cho rằng: Việt Nam có chính nghĩa và đầy đủ căn cứ pháp lý để bảo vệ chủ quyền biển đảo. Ông cho hay: Viện Nghiên cứu Hán Nôm đang lưu giữ rất nhiều tư liệu quý giá khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa từ cách đây nhiều thế kỷ.
PV: Thưa ông, từ những tư liệu mà Viện Nghiên cứu Hán Nôm lưu giữ, xin ông cho biết, người Việt đã xác lập chủ quyền trên biển đảo từ thời điểm lịch sử nào?
PGS. TS Trịnh Khắc Mạnh: Lần theo sử sách chúng ta thấy, Nhà nước Việt Nam từ thời Lý đã quan tâm tới việc đo vẽ bản đồ lãnh thổ quốc gia. Theo "Khâm định Việt sử thông giám cương mục” thì: "Mùa thu năm 1075, … Lý Thường Kiệt đã cho vẽ bản đồ hình thế núi sông ở ba châu Bố Chính, Ma Linh và Địa Lý”. Các triều vua sau này đã noi theo triều Lý tiếp tục thực hiện việc đo vẽ bản đồ đất nước. Thời Lê sơ, vua Lê Thánh Tông (năm 1470) định bản đồ trong cả nước và có tập "Hồng Đức bản đồ”; thời Lê Trung hưng, Đỗ Bá vẽ "Thiên Nam tứ chí lộ đồ”; thời Nguyễn có bản đồ đời Đồng Khánh với tiêu đề "Đồng Khánh địa dư chí”.
Chúng tôi sưu tầm được khoảng vài chục đơn vị tài liệu với hàng trăm tư liệu bản đồ vẽ hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đơn cử như "Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư” của Đỗ Bá có niên đại năm 1686; Sách "Thiên Nam lộ đồ”, ký hiệu: A.1081, lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm có đoạn ghi: "Giữa biển khơi có dải cát dài gọi là Bãi Cát Vàng, phỏng từ cửa Đại Chiêm đến cửa Sa Huỳnh ước dài 5, 6 trăm dặm, rộng 3, 4 mươi dặm, đứng sừng sững giữa biển”; sách "Thiên tải nhàn đàm” vẽ Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa) thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Về các bộ sử, địa chí, hội điển, chúng tôi sưu tầm được khoảng gần một trăm đơn vị tài liệu, với vài trăm trang tư liệu ghi chép hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển ở Biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam trong lịch sử.
Về các tập văn bản hành chính, chúng tôi sưu tầm được khoảng vài chục đơn vị tài liệu với hàng trăm trang ghi chép về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam, đặc biệt trong đó là các tập châu bản triều Nguyễn.
Các tập thơ văn, tạp văn là những ghi chép của các nhà thơ, nhà văn trong những chuyến công cán, họ ghi chép một cách trung thực hiện trạng lịch sử địa lý lúc bấy giờ. Xin nêu một số ví dụ: "Đông hành thi thuyết” của Lý Văn Phức, trong tập thơ có bài dẫn về Vạn Lý Trường Sa. "Mân hành tạp vịnh” của Lý Văn Phức, phần Đông hành thi thuyết trong tập thơ có bài dẫn về Vạn Lý Trường Sa. "Khải đồng thuyết ước” do Phạm Vọng (tức Phạm Phục Trai), Ngô Thế Vinh nhuận sắc. Đây là sách giáo khoa dạy các kiến thức về xã hội, địa lý, v.v… trong sách có bản đồ ghi Hoàng Sa thuộc Việt Nam. "Tu thân luân lý khoa”, đoạn viết về địa dư tỉnh Quảng Ngãi có ghi Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Khải đồng thuyết ước, ký hiệu VHv.1488, vẽ Hoàng Sa Chử thuộc chủ quyền Việt Nam |
PV: Thông qua những tư liệu Hán Nôm nói trên, xin ông nói rõ về vấn đề quản lý của Nhà nước phong kiến Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam trên Biển Đông?
PGS. TS Trịnh Khắc Mạnh: Cho đến thời điểm hiện nay, chúng tôi đã sưu tập được rất nhiều đơn vị tài liệu Hán Nôm ghi chép về chủ đề này, đã thể hiện nhất quán lập trường quan điểm của nhà nước phong kiến Việt Nam về việc quản lý hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông. Nội dung của các tư liệu Hán Nôm có thể khái quát vào 3 vấn đề chủ yếu sau:
Một là, hàng năm, Nhà nước phái người ra quần đảo Hoàng Sa để đo đạc, cắm mốc, vẽ bản đồ về mang trình tấu triều đình (các triều vua thời Nguyễn).
Hai là, Nhà nước đặt đội hải thuyền mang tên Hoàng Sa, Bắc Hải thực hiện những chuyến ra khơi để quản lý biển, đảo. Sách "Đại Việt sử ký tục biên” viết: "Vào năm Cảnh Hưng thứ 15 (1754) đặt đội Hoàng Sa gồm 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào”. Không những cử người ra Hoàng Sa, Nhà nước còn cho xây dựng miếu và đặt bia trên đảo Hoàng Sa, điều này được ghi rõ trong "Đại Nam thực lục”… Lại nữa, sách "Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ” cũng ghi về sự kiện này: "Năm thứ 17, chuẩn tấu xứ Hoàng Sa là cương giới biển vô cùng hiểm yếu. Năm Minh Mệnh thứ 15, từng phái quân biền binh và quan Giám thành trước đã cùng ra đó xem xét, vì gió lớn nên chưa thám sát được nơi này. Năm ngoái lại phái (người) ra đó xây miếu, dựng bia, đồng thời vẽ bản đồ...”
Ba là, Nhà nước phong kiến Việt Nam luôn quan tâm giáo dục ý thức coi trọng chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển ở Biển Đông cho các thế hệ người Việt Nam. Trong các tài liệu Hán Nôm, sách dạy học chữ Hán cho lớp đồng ấu cũng đã có những nội dung ghi chép về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển ở Biển Đông. Tiêu biểu như sách "Khải đồng thuyết ước”, khắc in năm Tự Đức Tân Tỵ (1881), là cuốn sách dạy về các kiến thức xã hội, lịch sử, địa lý…
Trên đây mới chỉ là một số tư liệu Hán Nôm nguyên bản trong chặng đường dài sưu tập, nghiên cứu tư liệu của chúng tôi. Điều này chứng tỏ, trong lịch sử Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, Nhà nước Trung Quốc mới chiếm đoạt từ đầu năm 1974 mà thôi. Hơn nữa, các bản đồ của Trung Quốc và Phương Tây cũng đã thể hiện rõ điều này. Sự thật lịch sử phải được tôn trọng, không thể nói một cách gian lận và trắng trợn như các nhà cầm quyền Trung Quốc hiện nay được.
Trân trọng cảm ơn ông!
Hương Lê (thực hiện)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
BÀI ĐƯỢC NHIỀU ĐỘC GIẢ ĐỌC
-
Đến Tây Bắc, bên con sông Nậm Nhé, ta có thể nhận ra bản Thái qua những đặc điểm như cọn nước, cối nước, những điệu múa xoè liên tu bất tận...
-
SUỐI MƠ - Đẹp như một giấc mơ Nhớ hôm đầu năm 2014, tôi cùng với Thu Do Rita, Tuyết Lê và Tuấn “ngố” hành hương về Chùa Bà Chúa Xứ,...
-
Chí Phèo là nhân vật chính trong tác phẩm nổi tiếng cùng tên của nhà văn Nam Cao. Trong tác phẩm này nhiều nhà nghiên cứu, phê bìn...
-
MỌI LÚC MỌI NƠI! ĂN MẶC HỞ HANG QUÁ EM VUI HỌC TOÁN ...
-
Thành phố Tam Kỳ là “anh em” của thành phố Đà Nẵng, là “con” của đất Quảng Nam yêu thương và đã “ra riêng” sau khi tách tỉnh Quảng Nam –...
-
“Những cây cầu ở Quận Madison” của tác giả Robert James Waller là cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất năm 1992. Đó là câu chuyện về mộ...
-
Những người đọc truyện của Nguyễn Nhật Ánh đều không xa lạ hình ảnh Chợ Đo Đo - Một hình tượng văn học trở đi rồi trở lại trong cá...
-
Đã từ lâu tôi vẫn thường đi đó đây và thích “phiêu lưu với cuộc đời” bằng chiếc Honda cà tàng của mình. Như thế người ta gọi là phượt...
-
Những ngày cuối năm 2013, đi khảo sát một dự án sẽ làm trong năm 2014 1. TẠI ĐỒN CẢNH SÁT Một cô gái mặt tái mét, nước ...
-
Tôi đã đi lên miền biên viễn. Bức tranh bờ cõi, mỗi thời mỗi khác... Ôi quá đìu hiu...
Ngọc tới thăm anh !
Trả lờiXóaNgọc cũng khẳng định nhất quán chủ quyền Việt Nam anh ạ...
Đó là toàn vẹn Tổ quốc thân yêu không thể nào có thể chia cắt được phải không anh...
Ngọc chúc anh thật niều sức khỏe, nhiều niềm vui hạnh phúc ạ...
rất hay
XóaChúng ta đã có một thời gian xem nhẹ chuyện biển đảo, non kém trong việc xây dựng hình ảnh của đất nước, trong việc khẳng định chủ quyền. Nên bây giờ mới khó khăn chồng chất khó khăn.
Trả lờiXóaNếu anh đọc những trang báo nước ngoài, sẽ thấy người TQ họ quảng bá cho quyền lãnh hải của họ từ lâu rồi, điều này chúng ta còn thiếu hụt...
Càng đọc tin tức về tình hình của đất nước mình hiện nay , chị càng lo lắng nhiều lắm ...cái ông TQ vẫn luôn luôn có mộng làm bá chủ hoàn cầu , vẫn ôm đồm mộng xâm lăng ..ôi thật đáng ghét em hén !!!
Trả lờiXóa