20 tháng 2, 2014

THỬ BÀN VỀ CHỦ NGHĨA LÃNG MẠN.


Khi đề cập đến sự lãng mạn, có người cho rằng anh này, cô kia lãng mạn vì như họ đã vướng vào chuyện yêu đương. Một tay blogger kia được gọi là lãng mạn thì có người cho rằng vì ông ta nằm mơ... thấy ma. Quả thật nói đến lãng mạn là bất luận. 

Tôi có một người chị khá thân đang sinh sống ở Pháp, khi mọi người vào blog của chị đều cho rằng chị ấy khá lãng mạn vì blog của chị đa phần là những tấm ảnh đẹp của thiên nhiên và động vật chim chóc trong những chuyến ngao du của chị .v.v.v. Điều đó có nghĩa rằng sự lãng mạn ấy do chị rất yêu cuộc sống thiên nhiên và thường xuyên lắng nghe tiếng chim hót. Và tôi cũng có một anh bạn MCT là luật sư ở Hà Tĩnh, tôi nghĩ anh ta là người lãng mạn vì anh luôn để tâm hồn lắng nghe tiếng nói của tôn giáo. Vậy lãng mạn là gì?

CỘI NGUỒN CỦA LÃNG MẠN

Trước hết phải khẳng định chữ lãng mạn được bắt nguồn từ văn học Châu Âu. Trong cuốn sách: "Khái luận nghiên cứu văn học Pháp" của Pierre Goerges Castex có ghi: "Từ ngữ lãng mạn được phổ dụng nhưng thật khó mà định nghĩa. Cho đến cuối thế kỷ 18, dưới ảnh hưởng của danh từ Anh ngữ Romantic, chữ lãng mạn thích dụng vào những điểm mà cái đẹp diễm lệ và hoang vu được diễn tả bởi những tiểu thuyết có tính chất thời trang. Vào đầu thế kỷ 19, dưới ảnh hưởng của Đức ngữ Romantisch, lãng mạn là tên gọi của khuynh hướng văn học có vẻ đối nghịch với khuynh hướng cổ điển: coi thường những quy luật tôn thờ sự tưởng tượng và tình cảm. Tới năm 1830, phần đông những nhà văn Pháp tự xưng là những người thuộc trường phái lãng mạn, nhưng mỗi người tạo cho danh từ này một sắc thái thích nghi với cá tính độc đáo nhất của mình". 

Còn trong cuốn sách "Lịch sử văn học Anh Quốc", nói đến lãng mạn người ta có ghi: "Romance, chữ gốc là do từ ngữ bình dân La tinh Romannicus dùng để gọi một thổ ngữ xuất phát từ tiếng La tinh do quân sĩ La Mã, dân bị trị ở Gaul cùng nhiều xứ phía Tây của đế quốc La Mã dùng. Từ hình dạng từ ngữ này trong câu Scribere romanice, người ta có từ roman. Về sau chữ roman được dùng để chỉ một loại truyện, như truyện về vua Arthur, đặc biệt có tính chất giả tưởng, tưởng tượng, kỳ lạ, kỳ diệu. Và từ chữ này, Anh ngữ mới có chữ romance. Đã có thời chữ romance được dùng như một tính từ để chỉ cho đặc tính vừa kể. Cho mãi đến thế kỷ 17, tính từ romantic mới xuất hiện trong tiếng Anh. Thời đó từ này được dùng theo nghĩa không đứng đắn, ám chỉ một người tưởng tượng điều không có trong thực tế. Đến thế kỷ 18, romantic được dùng để chỉ ba trạng thái tâm hồn hoặc thái độ sống: Tình yêu thiên nhiên, nỗi buồn cá nhân và cảm xúc đam mê"

Còn chữ "lãng mạn" trong ngôn ngữ chúng ta là từ Hán Việt và Từ điển của Đào Duy Anh trang 390 và trang 438 có ghi :

Lãng: a, sóng b, phóng túng không có gì bó buộc.



Mạn: a, tràn đầy b, không giới hạn, không biết tự kiềm chế.


Như vậy nghĩa đen của chữ "lãng mạn" là sóng tràn lan. Nhưng sóng là hình ảnh của sự bất định, lưu chảy cho nên lãng mạn trong ý nghĩa tượng trương đó là sự phóng túng, gạt bỏ mọi câu thúc của luân lý, của phong tục, của xã hội để thể hiện con người cá thể và tự do.

TÍNH LÃNG MẠN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC

Phải nói rằng "lãng mạn' được thấy sử dụng không chỉ trong văn học cũng như nghệ thuật mà nó còn có trong cả lĩnh vực toán học, kinh tế và triết học. Chẳng hạn như nhà toán học người Nga N.L Kovantxov đã có cuốn sách: "Toán học và chất lãng mạn" được rất nhiều người ưa thích. Còn nhà triết học Bonchenski có cuốn "Triết học Tây phương hiện tại" và ông đã viết "Đây là phong trào đa dạng khó mà xác định. Nhưng ta có thể nói mà không sợ quá giản lược rằng những sắc thái chính yếu của nó là tán dương đời sống tâm linh, được gợi lên nhằm chống lại chủ thuyết cơ giới. Rõ ràng các nghệ sĩ đã cự tuyệt tính chất cằn cỗi của khuôn hình thế giới khoa học., họ nổi lên chống lại khoa học thuần túy bằng cách nêu cao cảm xúc đời sống và tôn giáo. Đồng thời họ xác quyết rằng có những ngã đường khác tiến đến thực tại ngoài con đường khoa học"

Và như thế trong lãnh vực triết học, chủ nghĩa lãng mạn nhằm chống lại sự súng bái, tuyệt đối hóa vai trò của khoa học. Lãng mạn đã xác định đời sống tâm hồn và cảm xúc con người, đồng thời xác tín rằng ngoài chân lý khoa học, con người còn có những chân lý khác.

Tiếp theo kỳ sau: "TÍNH LÃNG MẠN TRONG VĂN HỌC VÀ VỚI NHỮNG NGƯỜI VIẾT BLOG"

Andi Nguyễn Ánh Nhật

25 nhận xét :

  1. Tem cái bàn sau, soi mói ổng sau. Bàn trước, mất tem . Hè hè

    Trả lờiXóa
  2. Đọc rồi, hổng bàn vì đâu mà có, hổng nghiên cứu Ca móc nó từ đâu ra. Vẫn giữ nguyên cái si nghĩ kinh điển của Tám : " chủ nghĩa lãng mạn là do ông đầu trọc Andi Nguyễn ánh Nhật tung bom vô blog, để bây giờ nó lây nhiễm như cúm H5N1 ". Nghĩ và kết lựn vậy đó. Phản đối vô hiệu .
    Chờ hồi sau chọt tiếp. Há há há
    Ôi ! Nhiều khi em thấy em " có diên " dễ sợ - nhất là từ khi gặp Ca đầu trọc nì. He he

    Trả lờiXóa
  3. Nhân đọc bài này, chị nhớ hồì xưa, khi còn trẻ, dạy Truyện Kiều, chị phán trong giờ thao giảng: "Cuộc gặp gỡ giữa Thúy Kiều và Kim Trọng là cuộc gặp gỡ của hai tâm hồn lãng mạn"
    Thầy giám khảo trong giờ góp ý đã phang chị: " Cô đã đào mồ Nguyễn Du lên rồi đó." Nhớ đời!

    Trả lờiXóa
  4. Em hóng bài kì sau, hì hì. Lâu rồi em mới sang thăm anh, chúc anh ngày mới vui vẻ nhé!

    Trả lờiXóa
  5. Tết vừa qua thì lễ Valentine lại đến làm bừng dậy thời khắc yêu thương trong mỗi người. Dù bạn đang cô đơn hay đang tràn trề hạnh phúc thì những cảm xúc tình yêu vẫn len lỏi trong tim.
    thế này có đủ lãng mạn chưa andi hiii
    hay

    Trả lờiXóa
  6. Lãng mạn là gì thì Nhật nghiên cứu kỳ công rùi. Quan trọng là tìm cho được trong cái tâm hồn của mỗi con người có ẩn chứa một chút xíu lãng mạn nào ko. Nói chung là mỗi thứ một ít thì tốt, nhưng cái gì cũng tràn đầy thì có khi lại thành ko tốt lắm! hehe...

    Trả lờiXóa
  7. Hihi...Pác bàn về cái chủ đề rộng quá -Nhưng bác bàn hay -Chờ phần tiếp theo nhe
    Chúc chiều an lành -

    Trả lờiXóa
  8. Vậy là em không thể được xếp vào loại lãng mạn rồi. Em lãng...xẹt thì có ông anh nhỉ?

    Trả lờiXóa
  9. Chủ đề này rất hay! Hic hic... Tôi chờ đọc tiếp.

    Trả lờiXóa
  10. Haaa ..bài viết của em thật hay và có ý nghĩa vô cùng đó Ánh ạ ...và nhất là đã làm chị phải nghía lại mình ...uh ..sao em tài thế nhỉ ? Cảm ơn em rất nhiều Ánh nhé ...

    Trả lờiXóa
  11. Sự cắt nghĩa thú vị ghê ,
    Chúc điều lãng mạn luôn về tìm anh .

    Trả lờiXóa
  12. Bài viết thật hay và ý nghĩa. Mình chờ đọc tiếp vậy.

    Trả lờiXóa
  13. Theo sự cắt nghĩa hai từ lãng mạn trong bài viết này thì em tự nghĩ mình cũng là một người có tí lãng mạn đấy. :)

    Trả lờiXóa
  14. anh đưa mọi người từ tò mò đến hồi hộp - và đây là ý kiến của em: muốn khám phá tiếp "TÍNH LÃNG MẠN TRONG VĂN HỌC VÀ VỚI NHỮNG NGƯỜI VIẾT BLOG" trong bài viết tiếp theo của anh hiiiiii...

    Trả lờiXóa
  15. Ngọc Hoài thật vui vì có dịp đến thăm bạn mới đây ...
    Mong bạn sẽ có một buổi sáng T7 thật nhiều niềm vui và mong bạn sẽ đón nhận được thật nhiều những sự lãng mạng chân tình của bạn bè, của mọi người nha bạn ....
    ...

    Trả lờiXóa
  16. Hay quá bạn ơi
    bài viết thật là lãng mạn... he he
    NN rất thích bài viết này của bạn
    cho NN copy về nhé
    chúc bạn ngày vui và "lãng mạn" nè

    Trả lờiXóa
  17. ủa sao em không thấy cm của em nhỉ. Nó mất tiêu rùi anh ui

    Trả lờiXóa
  18. Bài viết về "lãng mạn" thật thú vị. Chị chờ xem bài tiếp theo.
    Chúc Andi luôn vui nhé!

    Trả lờiXóa
  19. Bất kể ý nghỉa của từ ấy có rộng đến đâu thì mục đích vẫn là chuyển tải ý nghĩ của người nầy sang người khác theo một quy ước xã hội. chúc bạn buổi sáng an lành và ấm áp nhé.

    Trả lờiXóa
  20. tím thăm em và thân mến chúc em an lành và ngon giấc đêm nay nha!

    Trả lờiXóa
  21. Bài viết thật sâu sắc và thật thú vị..ghé sang thăm anh chúc buổi tối thật vui!

    Trả lờiXóa
  22. Những hạt muối này cũng có vẻ lãng mạn ghê...Đầu xuân ghé thăm và chúc bạn một năm nhiều niềm vui và hạnh phúc, nhiều sáng tạo và thành công.

    Trả lờiXóa
  23. Như vậy nghĩa đen của chữ "lãng mạn" là sóng tràn lan
    ........................
    Giờ chị mới biết nghĩa đen
    Cảm ơn em nhé chúc bình yên (~_~)

    Trả lờiXóa
  24. Em chờ xem tính lãng mạn trong văn học và với những người viết blog,để xem em có loãng mạn không?

    Trả lờiXóa

BÀI ĐƯỢC NHIỀU ĐỘC GIẢ ĐỌC