25 tháng 4, 2014
30-4 năm nay, nhớ 30-4 năm ấy! (Tài liệu chưa từng được công bố)
Phòng viên chiến trường Hugh Van Es |
BÀI ĐƯỢC ĐĂNG TRÊN SỐ BÁO ĐẶC BIỆT "BÁO CÔNG AN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG"
http://cadn.com.vn/News/Ho-So-Tai-Lieu/2013/4/29/96116.ca
Nhân ngày Kỷ niệm 38 năm đất nước hoàn toàn giải phóng, có một câu chuyện đã thuộc về lịch sử mà mọi người từng biết . Đó là hình ảnh chiếc trực thăng với dòng người di tản trên sân thượng một cao ốc ở Sài gòn, đã từng được công luận trên thế giới xem là biểu tượng cho sự thất bại của Mỹ trong cuộc chiến tranh tại Việt nam.
- Vậy ai đã lái chiếc trực thăng năm ấy?
- Những hành khách cất từ nóc nhà tòa trên trực thăng là ai!?
Và có phải chiếc trực thăng đó đã cất cánh tại Tòa nhà Đại sứ Mỹ!?. và còn nhiều điều đằng sau bức ảnh ấy nữa, mà tôi đã nhiều lần tìm tòi trong GOOGLE chẳng thấy (!?).
Là người thuộc thế hệ hậu sinh, tôi đã từng nghe kể và đọc được nhiều tài liệu ở nước ngoài…….Đây là một entry ngắn, tôi đang post lên để chia sẻ mọi người cùng xem và mong muốn mọi độc giả đóng góp ý thêm những kiến thức bổ ích. Thành thật xin cảm ơn !
Andi Nguyễn Ánh Nhật
Tờ lịch ngày 30 tháng 4 năm 1975 |
Ở dưới đây là một trong nhiều bức ảnh của phóng viên ảnh Hugh Van Es đã chụp ngày 29/04/1975 về một chiếc trực thăng Mỹ trên nóc một tòa nhà, với dòng người như kiến đang leo lên để tìm đường di tản khỏi miền Nam Việt Nam. Hình ảnh này đã gây nên ấn tượng mạnh mẽ về cuộc tháo chạy của người Mỹ cũng như chính sách thất bại của họ ở Việt Nam lúc đó.
Sau khi tấm ảnh được công bố trên phương tiện thông tin truyền thông vào trong những tháng ngày đầu tiên sau chiến tranh năm 1975. Lập tức ngay sau đó tuần báo People (Mỹ) đã phái nhiều phóng viên đến 6 quốc gia khác nhau để điều tra.
Sau nhiều tháng người ta điều tra và họ đã xác định:
Bức ảnh nổi tiếng chủa Hugh Van Es |
1 Hugh Van Es – Một nhiếp ảnh gia, một phóng viên tự do và sau này là phóng viên Hãng thông tấn UPI đã chụp ảnh vào lúc khoảng 5 giờ chiều ngày 29 tháng 4 năm 1975.
Hugh Van Es mất ngày 15- 5 -2009 tại Hồng Công. Ông đã sống ở nơi đây được 35 năm và đã kể cho phóng viên tuần báo People biết rằng ông ta đã đứng trên sân thượng của một Khách sạn cách tòa nhà này một vài dãy phố, Và ông đã dùng máy ảnh ống kính 300 mm để chụp. Cũng như sau này nhớ lại, Van Es cho hay không phải tất cả trong số khoảng 30 người leo thang khi đó di tản được, và cuối cùng chiếc Bell 205 cũng đã cất cánh, chở vượt khả năng cho phép khoảng chục người.
Bức ảnh ngay lập tức mang lại danh tiếng như cồn cho Hugh Van Es, nhưng ông đã phải mất rất nhiều công sức và thời gian để giải thích cho mọi người, rằng tòa nhà trong bức ảnh không phải như đã bị lầm tưởng là tòa nhà của Sứ quán Mỹ mà từ nóc cao ốc Pittman số 22 Lý Tự Trọng hiện nay. Chiếc trực thăng cất cánh, theo chú thích của nhiếp ảnh gia Van Es trên diễn đàn báo chí lúc ấy phỏng chừng mang theo 12 hoặc có khi là 14 người. Trong khi trọng tải tối đa theo “đề nghị của trực thăng” là …..8 người!
Chen lấn xô nhau |
2 Người đứng sát càng trực thăng và rìa tòa nhà (Theo ảnh) là O.B. Harnage, một nhân viên của CIA Mỹ. Những hành động của Harnage trong buổi chiều hôm ấy đã được Tuần báo People này miêu tả trong số ra ngày 30-4-1985 và thêm nhiều số tiếp theo.
3 Số hiệu của chiếc trực thăng Bell 205 ấy không thấy rõ trên ảnh chụp vì nó được sơn hai bên thân và đuôi cánh, trong khi bức ảnh lại cho thầy chiếc trực thăng được chụp từ phía mũi. Vị trí này Hugh Van Es chụp đến …6 tấm! . Tuy nhiên sau này Biên tập viên Debbie Bondulic của Tòa soạn People tìm ra được….42 phim âm bản Hugh Van Es chụp còn lưu giữ trong kho của UPI Bettman Corbis – New York. Trong số này, có tất cả “Tư thế bay” của chiếc Bell 205, ngay cả khi bay xa khỏi nóc nhà tòa nhà. Bằng kỹ thuật hiện đại, người ta xác định đây là chiếc Bell205 mang số hiệu : N4 7004
4 Ông Allen Cates, Chủ tịch Hãng Air America – Hãng hàng không của CIA, không hề muốn các phóng viên xác định viên phi công đã lái chiếc trực thăng ngày hôm ấy. Tuy nhiên bí mật cuối cùng cũng được mở : Hai viên Phi công trên chiếc trực thăng ấy được xác định : Một Bob Caron nay sống ở bang Florida, một Jack Hunter. Riêng Bob Caron còn một “Nhân chứng sống” và mới đây đã lên tiếng mình còn giữ kỹ cuốn sổ lịch trình bay của mình trong ngày Lịch sử 29-4- 1975
Quân chạy dân di tản |
5 Đa số những người Việt ngồi trên chiếc trực thăng ấy đều là những viên chức cao cấp của chế độ Ngụy – Saigon. Đặt biệt trong chuyến “ Vượt qua cỏi chết” đó có Tướng Trân văn Đôn (mất tại Pháp). Tướng Trần Văn Đôn là Tổng trưởng Quốc phòng cuối cùng của VNCH. Là một “nhân chứng lịch sử” trực tiếp chứng kiến những ngày bi thảm và cảnh sụp đổ chế độ VNCH năm 1975 và Bác sĩ Trần Kim Tuyến một trùm mật vụ Sài Gòn (mất tại Anh ,tháng 12 năm 1995). Trong tấm ảnh nổi tiếng này, còn có Bác sĩ quân y Huỳnh Minh Tòng, khi đó mới 34 tuổi, là người thứ nhì đếm từ trên xuống, nay là Bác sĩ y khoa, đang hành nghề tại Georgia, Mỹ.
Trong khi đó ông Đại sứ Mỹ duy nhất tại Miền nam Việt Nam Martin phải di chuyển khỏi Sài Gòn trong chuyến bay thứ 19-chuyến cuối cùng đúng 4 giờ 45 phút sáng 30/4, do một viên phi công lái chiếc trực thăng CH-46 mang số hiệu Lady Ace 09 đáp xuống nóc toà đại sứ Mỹ theo lệnh của Tổng thống Mỹ buộc Martin phải rời gấp Miền nam Việt Nam. Và Đại sứ Martin phải bơ phờ ôm lá cờ Mỹ bước lên chiếc Lay Ace 09 vào lúc 4 giờ 58 phút. Và hơn 6 tiếng đồng hồ sau 11 giờ 30 ngày 30/4/1975, Tổng thống Dương Văn Minh phải lên Đài phát thanh Sài Gòn tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.
19 tháng 4, 2014
Chị TIẾN ơi ....đừng sợ!
Tiếp về chị TIẾN "Đáng kính" của tôi:
http://nguyenanhnhat.blogspot.com/2013/10/bac-sy-vut-xac-benh-nhan-bo-truong-bo.html
Bọn dân hung hăng đòi chị phải từ chức
Hay bởi tiêm vắc xin dỏm dẫn tới chết oan
Hay bác sỹ hút mỡ bụng xong rồi vứt xác
Bọn báo lá cải hùa theo săm soi vấn đề y đức
Như lũ diều hâu chực ăn xác thối không hơn
Ngay đến cả vụ cầm cuốc bổ đầu dân
Do xô xát cá nhân chứ liên quan gì đến nơi công tác
Một năm, mỗi ông dân đóng bảo hiểm vài trăm bạc
Vậy mà đòi phải xơ-vít như Tây
Xin lỗi chứ đến bố chị Tiến đây
Cũng chả thể nào làm hài lòng cho được
Chưa kể các ông dân lại coi thường tính mạng
Phóng xe lượn lách tạt vỉa vướng vào nhau
Uống rượu say là rút phớ bổ vỡ đầu
Con múc cha, em đặt mìn giết chị
Lại còn ăn uống linh tinh không cần xem kỹ
Hạn sử dụng hay dư lượng thuốc trừ sâu
Bọn cơm bụi bất lương trộn thuốc Tàu
Cơm bao no thế đíu nào vẫn lãi
Thế rồi tai nạn, vỡ đầu, rượu say cắn nhầm chó dại
Ngộ độc, tiêu chảy ung thư
Lũ lượt kéo tới bệnh viện chị khật khừ
Bác sỹ đâu mà phục vụ cho xuể
Vậy nên, giường chị xếp 3 ông là còn tử tế
Bằng không phải giải chiếu nằm tạm hành lang
Lúc sung sướng đánh chén thì có nghĩ cho chăng
Bớt một miếng là bệnh viện công bớt tải
Tuy nhiên
bài toán bệnh viện công chị cũng đưa ra vài hướng giải
Xem anh bác sỹ ở Vinméc kia kìa
Tiền khám cao, lương đẫy, anh cần éo phong bì
Vẫn tươi cười, khẽ khàng chào dân, dắm cũng phải cố mà đánh xịt
Đâm ra
tiền đóng ít đừng mơ mùi thơm mà hít
Bảo hiểm y tế chị chỉ đáp ứng nổi thế thôi
Đừng doạ bằng từ mẫu, y đức, đạo lý làm người
Làm không đủ ăn thì lương tâm đói lả
Làm người ai mà không hướng thiện
Bác sỹ nào ai muốn giết người
Tất cả chỉ là "tai nạn" thôi
Số người chị cứu gấp vạn lần chị giết
Thằng chủ thầu xây dựng ăn cắp thép
Thằng ký duyệt cây cầu bê tông cốt bằng tre
Thằng tham nhũng khiến dân nợ đầm đìa
Những thằng đấy nó mới là khốn nạn
Chúng nó không một phát giết chết người ta vội
Mà từ từ chờ đợi một vài năm
Cho tới khi nó "hạ cánh an toàn"
Nhà sập, cầu xô, chết người kéo nhau vào viện chị
Thế nên chị Tiến ơi chị đừng có sợ
Chị còn tử tế gấp chán vạn những thằng
Đang đòi chị phải từ chức, rất hung hăng
Chị bảo vào mặt nó "Từ cái l của chị"
"Chủ nghĩa ăn theo" Andi Nguyễn Ánh Nhật
3 tháng 4, 2014
HÃY ƯỚC MƠ VÀ NỖ LỰC HẾT MÌNH
Mô hình trang trại đang xây dựng. |
Những ngày nghỉ Tết năm Canh Ngọ vừa đi cũng chính là lúc tôi phải xếp cất bộ quần áo mới, vai ba lô lên đường bắt tay vào xây dựng trang trại chăn nuôi heo. Tôi tuổi đã già nhưng mùa xuân mới đâu chỉ dành riêng ai, nó cũng đã mang cho tôi niềm hy vọng mới và những giấc mơ đẹp cho tương lai.
Với tư cách là một “nhạc trưởng” tại công trường để giúp anh em trong gia đình đạt được những điều mong muốn, trong tôi có nhiều điều trăn trở và suy nghĩ. Với công việc làm ăn mới mẻ này, chúng tôi sẽ làm gì và bắt đầu từ đâu?. Trước mắt đã có thật nhiều câu hỏi, nhưng câu trả lời lại không đến từ chúng tôi, những người đích thực muốn “làm” kinh tế. Tuy đã quyết định rồi, nhưng chúng tôi cũng đang mong chờ sự hổ trợ thêm của "cánh buồm cơ chế" và sự hoạch định đúng từ tháp ngà lãnh đạo cấp cao trước “trận đấu TPP” đang chuẩn bị đến trong năm 2015
Với tư cách là một “nhạc trưởng” tại công trường để giúp anh em trong gia đình đạt được những điều mong muốn, trong tôi có nhiều điều trăn trở và suy nghĩ. Với công việc làm ăn mới mẻ này, chúng tôi sẽ làm gì và bắt đầu từ đâu?. Trước mắt đã có thật nhiều câu hỏi, nhưng câu trả lời lại không đến từ chúng tôi, những người đích thực muốn “làm” kinh tế. Tuy đã quyết định rồi, nhưng chúng tôi cũng đang mong chờ sự hổ trợ thêm của "cánh buồm cơ chế" và sự hoạch định đúng từ tháp ngà lãnh đạo cấp cao trước “trận đấu TPP” đang chuẩn bị đến trong năm 2015
Tôi có một ông bạn đồng niên thân thân: Trần Phước đang làm việc tại công ty cám CON CÒ - Một thương hiệu thức ăn gia súc nổi tiếng Việt Nam hiện nay. Có một STT của ông bạn này đã "dán" trên phây để treo ghẹo tôi và không quên kèm theo đó lời quảng cáo cho sản phẩm của mình. Nhân vậy, tôi có bài viết xin chia sẻ cùng mọi người….
NGÀNH CHĂN NUÔI VIỆT NAM CHƯA SẴN SÀNG VỚI TPP !?.
Ngày mới lên công trường |
Việt Nam đã tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - TPP) như đã gửi tới cộng đồng quốc tế “Thông điệp về hội nhập” và khẳng định Việt Nam muốn làm bạn với bốn phương. Đây là một sự kiện khá bất ngờ cho các nhà hoạch định kinh tế Việt Nam bởi bản chất của “vấn đề TPP” là mục tiêu của Mỹ đề xướng để ngăn chặn sự bành trướng kinh tế của Trung Quốc tại Đông Á. Và Mỹ gần như không có nhiều lợi ích về việc mở của thị trường của mình cho Việt Nam hay ngược lại, vì suốt 8 năm từ WTO (ngày 7.11.2006), Việt Nam luôn hưởng lợi xuất siêu từ giao thương với Mỹ.
“Con bài TPP” của Mỹ tại Đông Á thực chất là muốn lôi kéo Việt Nam ra khỏi tầm ảnh hưởng chặt chẽ của Trung Quốc, ít nhất là muốn Việt Nam trung lập trong mọi tranh chấp Mỹ-Hoa. TPP là một phần quà kinh tế để mua chuộc đồng minh của Mỹ trong chiến lược này. Và như thế Việt Nam được gì và mất gì khi tham gia “sân chơi bình đẳng” sắp tới này?
Tháng đầu tiên làm mặt bằng |
Trước hết, khi tham gia TPP, chúng ta thử phân tích kỹ một số ngành kinh tế, thì lợi ích từ hàng rào thuế quan cho các ngành may mặc, giầy dép, đồ gỗ…có thể bị trung hoà bởi những thiệt hại kinh tế cho Việt Nam vì sự cạnh tranh của nông sản ngoại nhập, cũng như việc siết chặt bản quyền trí tuệ trong ngành IT.
Còn ngành chăn nuôi, dự án chúng tôi đang thực hiện sẽ có thách thức rất lớn từ các đối tác nước ngoài khi mức thuế nhập khẩu bò, thịt gà, heo vào nước ta sẽ giảm từ 5% xuống còn 0%, tức giá thành sản phẩm nhập khẩu sẽ còn giảm xuống. Đây chính là “cánh cửa rộng mà rất hẹp” cho các lĩnh vực chăn nuôi của Việt Nam khi năng suất thấp, hiệu quả thấp và giá thành quá cao như hiện nay. Còn nhìn tổng thể cho thấy ngành này của Việt Nam có thể không vượt qua được những thách thức để thoát khỏi suy thoái đang diễn ra. Hệ quả sẽ là một nền kinh tế trì trệ kéo dài thêm nữa. Và theo thời gian, Việt Nam sẽ càng mất dần lợi thế cạnh tranh, nhất là cho những doanh nghiệp nội. Hai yếu tố tiêu cực chính có triển vọng làm trật đường rày con tàu kinh tế Việt Nam.
Dùng sức người cày thay Trâu. |
Vậy tại sao Việt Nam là một nước nông nghiệp nằm trong top số một trên thế giới về xuất khẩu lương thực lại phải thua ngay trên sân nhà về các sản phẩm sau chế biến của ngành nông nghiệp? Theo tôi nguyên nhân chính là vì không chú ý đến công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp, chỉ xuất khẩu sản phẩm thô mà thiếu trầm trọng hệ thống các nhà máy chế biến. Một minh chứng là ngay cả thức ăn cho gia súc mà cũng phải nhập khẩu làm cho giá thành chăn nuôi bị đội lên rất cao và Việt Nam đã mất cân đối nghiêm trọng nhiều vấn đề trong chiến lược kinh tế. Một điều khác cho thấy chúng ta đã thua nước ngoài rất xa: ví dụ như một con heo được mổ trong đêm ở Thái Lan thì trong 5 tiếng đồng sau sẽ có mặt ở thành phố Hồ Chí Minh.
Chăn nuôi lạc hậu |
Còn một điều nữa, hiện nay ngay cả Viện Chăn nuôi quốc gia cũng chưa thể sản xuất được con giống chuẩn, mà hầu hết giống heo đang nuôi ở Việt Nam đều phải nhập ngoại. Ví dụ như các giống heo như Landrace, Yorkshire, Duroc, Pietrain và Berkshire v.v.v đều phải nhập từ các công ty giống của nước ngoài.
Vừa qua, tôi có đọc trên tờ “Kinh tế SÀI GÒN”, ông Nguyễn Đăng Vang - Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam đã đề cập tình hình kinh tế trang trại hiện nay: “Sau 4 năm triển khai mô hình trang trại bắt đầu từ năm 2011, nhờ phong trào phát động, kinh tế trang trại thu hút các nhà đầu tư khiến mô hình này cực kỳ phát triển và đến năm 2012 bước vào tình trạng “dư thừa mạnh mẽ”. Đến nay, kinh tế trang trại đã bị lỗ… 57.000 tỷ đồng”. Một con số phát khiếp trong hoàn cảnh kinh tế đang eo sèo của chúng ta.
CHÚNG TÔI ĐANG CHƠI DAO…..!?
“Đứng trước núi TPP” là một thách thức. Nhưng những người bắt tay vào làm kinh tế trang trại như chúng tôi hiện nay vẫn phải tự bỏ nguồn vốn ra và chưa hưởng được sự ưu đãi từ Nghị định 210/2013/NĐ-CP (ban hành ngày 29/6/2013) một cách rõ ràng. Theo đó, các nhà đầu tư sẽ được hỗ trợ bố trí mặt bằng đất, mặt bằng nước ở các khu vực doanh nghiệp đầu tư; cũng như hỗ trợ nguồn nhân lực phát triển công nghệ, cùng với các quy định quyền lợi mà doanh nghiệp được hưởng mà cụ thể hóa là cách thức tiếp cận nguồn vốn cho vay ưu đãi.
Chúng tôi là một trong những người đầu tiên tại Việt Nam phát triển công nghệ chăn nuôi heo bằng chuồng kín và hệ thống chăn nuôi “Hai điểm”. Trong đó bao gồm điểm chăn nuôi heo nái sinh sản chuyên sản xuất heo con cai sữa và điểm chăn nuôi heo thịt giai đoạn từ cai sữa đến xuất chuồng có thể trọng từ 95 - 100 kg.
Sau 1 tháng |
Trước tình hình bắt đầu năm 2015, ngành chăn nuôi phải chơi ‘sòng phẳng với Tây”. Và muốn thắng người ta, chúng tôi phải cần có trang trại quy mô khép kín từ sản xuất thức ăn cho đến chăn nuôi. Trong đó nguồn thức ăn tự chế biến là chưa thể, do đó yếu tố đầu tiên là phải áp dụng, cập nhập công nghệ thông tin cũng như sự tiến bộ khoa học kỹ thuật trong ngành chăn nuôi của nước ngoài. Chúng tôi được biết hiện nay trên thế giới đã có gần chục phần mềm công nghệ được sử dụng vào công việc chăn nuôi heo như Euro Pig, Feed life, Herdsman, Brill….(Giá từ 300 - 10.000 USD). Những phần mềm quản lý này sẽ cho biết lý lịch rất rõ ràng, gồm tên, tuổi, ngày giờ sinh… của mỗi con heo qua đó sẽ biết được con nào cần tiêm ngừa, bao nhiêu con nái chờ đẻ, bao nhiêu con cần thụ tinh, xuất chuồng…
Tôi đã đen như cột nhà ......cháy |
Không dừng ở đó, khi dùng các phần mềm này người quản lý sẽ có trong tay những thông số để đánh giá năng suất, chất lượng giống, kế hoạch cai sữa, trộn thức ăn sao cho tiết kiệm và chất lượng nhất. Một phần mềm hiện đại, cộng với các thông số được cập nhật hàng ngày, sẽ cho biết khẩu phần thức ăn phù hợp trong từng giai đoạn phát triển của con heo.
Còn một điều “hơi lạ” trong ngành chăn nuôi heo chúng tôi được biết. Âm nhạc rất cần cho đời sống con người, và chưa có nhà khoa học nào chứng minh vật nuôi khi nghe nhạc giao hưởng Beethoven, Mozart hay Schubert sẽ đem lại hiệu quả trong việc chóng lớn. Thế nhưng thực tế những hầm rượu vang nổi tiếng ở Pháp, khi lên men người ta đã mở những loại nhạc này và cho thấy sự lên men nguyên liệu phát triển rất tốt và cho ra rượu ngon. Còn trong chăn nuôi heo, theo kinh nghiệm của một số người thì việc cho heo nghe nhạc đã chóng lớn hơn hẳn. Và như thế nhất định chúng tôi cũng sử dụng "công nghệ" này.
Một trang trại được quản lý bằng một quy trình hiện đại sẽ mang tính ưu việt trong ngăn chặn dịch bệnh, giúp heo khỏe mạnh, năng suất cao và giảm thiểu sử dụng các loại thuốc thú y. Chúng tôi rất tin tưởng vào sự tiến bộ của khoa học kỷ thuật sẽ giúp ích rất nhiều trong chăn nuôi.
TÓM LẠI:
Ngày xưa trong bộ “Binh pháp Tôn Tử” có ghi: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Còn ngày nay, câu tục ngữ ấy đã được vận dụng nhiều trong thương trường, đàm phán thương mại, chính trị v.v.v. Tất cả nếu chúng ta hiểu được người ta và hiểu mình điểm mạnh và điểm yếu của họ thì ắt thắng lợi sẽ thuộc về ta. Thành công luôn đến với những ai biết ước mơ và nỗ lực hết mình. Dù trong bất cứ tình huống nào, cũng phải biết biến thách thức thành thời cơ để đưa cuộc sống lên một tầm cao mới.
Còn điều cuối cùng không liên quan đến bài viết này đó là trong tình yêu, thử hỏi rằng khi ai đó đi chinh phục, nếu không biết rõ tâm ý của nàng (chàng), tính cách của người ấy, liệu bạn có thành công không nhỉ?. Heeee!
Andi Nguyễn Ánh Nhật
1 tháng 4, 2014
Những hình ảnh tuyệt vời về Sài Gòn 1920
Nhà hát lớn Sài Gòn. |
Quảng trường phía trước nhà hát. |
Nhà thờ Đức Bà, nhìn từ mặt sau. |
Mặt tiền của nhà thờ Đức Bà. |
Vườn hoa gần Tòa đô chính. |
Toàn cảnh chợ Bến Thành |
Tiệm cà phê La Rotonde trên đường Catinat (Đồng khởi). |
Đường Quai de Belgique (nay là đường Tôn Đức Thắng) |
Sông Sài Gòn và cầu Khánh Hội. |
Một góc Tòa đô chính nhìn từ đường Bonnard (Lê Lợi). |
Chợ Bến Thành. |
Tượng của Đức Giám mục Pigneau Behaine ở Quảng trường Nhà thờ. |
Cột tín hiệu bên sông Sài Gòn. |
Những người gánh nước thuê. |
Hàng ăn vỉa hè Sài Gòn. |
Trụ sở của Cục hải quan. |
Một trụ sở tòa án. |
Dinh thống đốc Nam Kỳ. |
Sông Sài Gòn. |
Góc phố Catinat - Lagrandière. |
Cây cầu của hãng vận tải Messageries Maritimes (nay là cầu Mống). |
Trường đua Phú Thọ. |
Tòa Đô chính. |
Bốn cha con ở Sài Gòn. |
Khu vực buôn bán ở Chợ Lớn. |
Cầu X ở Chợ Lớn, do kiến trúc sư Brossard và Mopin xây dựng |
Nhà máy xay gạo của người Hoa. |
Phố mua sắm của người Hoa. |
Xưởng đóng tàu ở Sài Gòn. |
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)
BÀI ĐƯỢC NHIỀU ĐỘC GIẢ ĐỌC
-
Đến Tây Bắc, bên con sông Nậm Nhé, ta có thể nhận ra bản Thái qua những đặc điểm như cọn nước, cối nước, những điệu múa xoè liên tu bất tận...
-
SUỐI MƠ - Đẹp như một giấc mơ Nhớ hôm đầu năm 2014, tôi cùng với Thu Do Rita, Tuyết Lê và Tuấn “ngố” hành hương về Chùa Bà Chúa Xứ,...
-
Chí Phèo là nhân vật chính trong tác phẩm nổi tiếng cùng tên của nhà văn Nam Cao. Trong tác phẩm này nhiều nhà nghiên cứu, phê bìn...
-
MỌI LÚC MỌI NƠI! ĂN MẶC HỞ HANG QUÁ EM VUI HỌC TOÁN ...
-
Thành phố Tam Kỳ là “anh em” của thành phố Đà Nẵng, là “con” của đất Quảng Nam yêu thương và đã “ra riêng” sau khi tách tỉnh Quảng Nam –...
-
“Những cây cầu ở Quận Madison” của tác giả Robert James Waller là cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất năm 1992. Đó là câu chuyện về mộ...
-
Những người đọc truyện của Nguyễn Nhật Ánh đều không xa lạ hình ảnh Chợ Đo Đo - Một hình tượng văn học trở đi rồi trở lại trong cá...
-
Đã từ lâu tôi vẫn thường đi đó đây và thích “phiêu lưu với cuộc đời” bằng chiếc Honda cà tàng của mình. Như thế người ta gọi là phượt...
-
Những ngày cuối năm 2013, đi khảo sát một dự án sẽ làm trong năm 2014 1. TẠI ĐỒN CẢNH SÁT Một cô gái mặt tái mét, nước ...
-
Tôi đã đi lên miền biên viễn. Bức tranh bờ cõi, mỗi thời mỗi khác... Ôi quá đìu hiu...