27 tháng 5, 2013

Thư gởi con TRAI !

                                        Gia Bảo lúc 4 tuổi
Đây là một lá thư tôi viết cách đây mấy tháng trên Blog yahoo gởi cho con trai tôi NGUYỄN SONG GIA BẢO. Ngày 24-6-2013 này là ngày sinh nhật của GIA BẢO tròn 18 tuổi. 

Ở miền Trung có câu: "TÌNH MẸ NHƯ CƠM VỚI CÁ", hoặc ngược lại

Và trên đời này không có gì bằng tình cha, tình mẹ với con, không còn có tình nào hơn thế nữa! Họa chăng chỉ còn cát chết... 

Chỉ còn vài ngày nữa (02-06-2013) Gia Bảo bắt đầu vào mùa thi với kỳ thi đầu tiên là Tốt nghiệp PTTH, tiếp đến là Đại học và nhiều kỳ thi thách thức nốc ao với cuộc đời còn dài. 

Và cuộc đời rất còn có nhiều câu chuyện và trải nghiệm, nhưng trong dịp này tôi xin post lại bức thư tôi đã viết.....

Chúc Gia Bảo và mọi con em chúng ta đều có được một kỳ thi đạt kết quả mỹ mãn.

                                  Năm ấy Gia Bảo đi Dalat 
Con trai yêu quý!

Mấy hôm rầy , ba định viết thư cho con, song ba lại không biết phải viết bằng cách nào đây!?. Mail? Ba biết con chưa có địa chỉ cho riêng mình. Bằng bưu điện? Cũng có thể, nhưng ba lại e rằng những dòng này đến với con, chỉ làm cho con thêm nhiều suy nghĩ mà không hoàn toàn định tâm cho việc học với những kỳ thi sắp tới. Thôi ba viết cho ba đọc là trước hết, hay người nào ấy đọc miễn không phải là con….

Con yêu! Năm nay con đã tròn 18 tuổi, ở tuổi này, người xưa thường nói : "Tuổi mười bảy, bẻ gãy sừng trâu!”. Điều này ba thấy thật là đúng với riêng con, cao 1m78, nặng 78 cân, và với hình dáng ấy ba nhìn nhận con đã có một thân hình thật lý tưởng và khỏe mạnh. Ba biết ở tuổi này của con thật đẹp và nhiều mộng mơ, những mơ ước luôn gấp nhiều lần thực tế. Tuổi của con hiện tại lúc nào cũng đặc biệt lắm đó con. Chắc con sẽ hỏi ba rằng vì sao đặc biệt? Ba sẽ trả lời cho con, đó là tuổi đẹp nhất của một đời người mà ai cũng có rồi sẽ trôi nhanh!. Bởi tuổi này con có thể tự xem mình là ai? Tuổi con chuẩn bị bước vào cổng trường Đại học vời vợi cho những mơ ước của mình bay cao. Nơi ấy con sẽ được học tập và trang bị cho riêng mình những kỹ năng sống, đó là hành trang cho con sau này có thể tự nuôi sống bản thân với bao thách thức và trách nhiệm. 

Tuổi 18, tuổi chớm trưởng thành, nhưng con trai của ba vẫn còn là tuổi để ba còn phải chăm lo và nghĩ con như một đứa con nít. Tuy nhiên tuổi này ba nghĩ con vẫn có quyền xử sự với mọi người như một đứa trẻ, nhưng đồng thời con có quyền khẳng định tính “độc lập” của chính mình với ba và mọi người xung quanh. 

Con tuổi 18, tuổi ba rất yêu con, bởi ba nhìn con bắt đầu trưởng thành với sự phát triển tự nhiên “bướng bỉnh” và đầy “nổi loạn”.

Con trai à! Nhưng với tuổi nào, con vẫn cứ là con của ba, ba vẫn thấy con nhỏ và bé bỏng , như 18 năm trước con bước vào cuộc đời của ba và nụ hôn đầu tiên con nhận được về mình là từ ba, sau tiếng khóc chào đời. Đó là tình thương vô vàn của ba đã dành riêng cho con bằng niềm sung sướng và hạnh phúc của mình. Ba thật cảm ơn con, bởi con là người đầu tiên trong cõi sống đã cho ba được điều ấy khi có người xưng tiếng gọi là ….ba với cuộc đời hiện hữu. 

Tuổi thơ con trôi qua những tháng ngày êm ả. Quê nội con ở xa tít miền Trung, chú bác cô ruột của con đều sinh sống ở Sài Gòn, xa con hơn 20 cây số, nên hàng ngày con đã sống trong vòng ôm của cậu ,dì và ngoại.

  Gia Bảo năm lớp 10 Chuyên Toán trường Ngô Quyền-Biên Hòa 

Thủa ấy, con trông thật là kháu khỉnh như một “Hoàng tử bé” và sự hiện diện của con như rót đầy cảm xúc và những niềm vui cho cả họ hàng nhà ngoại. Nhưng không phải thế mà ba đã nuôi con không vất vả. Nhớ ngày ấy chuẩn bị sinh ra con, ba đã đi từng hiệu sách để mua về cho mẹ của con từng chồng sách “nuôi và dạy trẻ”. Kế tiếp theo ba đã đọc, ghi chép tỉ mỉ và bày vẻ cho mẹ con hàng ngày từng “thực đơn”. Điều ấy cứ trông như ba là “Nhà dinh dưỡng học”, còn thường hay căn dặn mẹ chăm sóc cho con trai của ba từng cái giật mình của trẻ nhỏ. 

Ba vẫn còn nhớ khi con lớn lên chút xíu, năm con bước sang tuổi 3, nhìn mười ngón tay con thật là thon thả mang nét đẹp và dáng dấp của một người tài hoa. Lúc ấy con có biết ba đã “lén” mẹ lấy 1,5 cây vàng đi bán để mua cho con chiếc đàn Ogan, rồi hàng ngày ba và mẹ đưa đón con đi học đàn ở nhà của một nhạc sĩ giỏi cũng là người thân quen với ba (Nhạc sĩ Trần Viết Bính - Tác giả bài hát HẠT GẠO LÀNG TA - Phổ thơ Trần Đăng Khoa). 

Vậy cho đến 2 năm sau, ba mới hiểu con không có đam mê và có năng khiếu âm nhạc.

Rồi cái “tài vặt” của con hình như ba ..quên bẵng, cho đến một ngày đẹp trời, ba phát hiện con có năng khiếu vẽ ….hơn người “bình thường”, dù nét vẽ quệch ngoạc nhưng đã làm ba rất vui và hạnh phúc. 

Và ngay từ nhỏ con là đứa con trai đặc biệt, không phải vì con là đứa con trai duy nhất mà ba dành lời khen tặng ấy cho con. Nhà mình sát vách tường Nhà văn hóa thiếu nhi Tỉnh, ba rất vui khi con quá đam mê môn bóng rỗ và lại chơi khá hay. Chính vì sự kiên trì chơi và giải trí những gì mình thích, như mỗi ngày con dành một tiếng rưỡi để vui chơi cùng chúng bạn. Tất cả những “phẩm chất” này của con đã thực sự xua đi nhiều thứ như sẽ có trong ba: bực tức, la hét hay nạt nộ … trong những lúc chiếc kiếng cận của con luôn bị gãy vì "bóng rỗ" như là cơm bữa và buộc ba phải đi kiếm mua lại nhiều lần nhiều như thể đếm sao.

Rồi cuộc sống đâu có ngừng trôi, con cũng không bao giờ hình dung được mình như ngày hôm nay. Mới bắt đầu tuổi 18, nhưng như thể con đã đi xuyên qua “tâm bão” hơn bạn bè cùng lứa. Mấy năm nay, cậu dì và ngoại chuyển vế chốn cũ Bình Dương, cách nhà mình giống như nhà chú cô ruột của con cũng đến 20 cây số. Con lại mất đi nhiều điều mà xưa kia con có, đó là sự bảo vệ, chăm sóc, đùm bọc và cưng chiều của mọi người thân dành cho con. 

Và cũng mới chừng tuổi ấy, cuộc sống của con lại phải gắng với cuộc đời ba, là trải qua những ngày tháng vẻ vang và rồi con cũng phải gắng chịu cùng ba những phút suy tàn. 

Con đã tuổi 18 rồi, nhưng cuộc sống đã qua mang lại điều gì cho con? Là những tháng ngày ba chỉ biết đi mải miết làm ăn, những gì con đã có dù là gì đi chăng nữa, nhưng con vẫn thiếu sự chăm sóc của ba. Thực tế mọi thứ con đều “phụ thuộc” vào ba, con đã sung sướng và hạnh phúc, là lúc ba đã đi và gặp những núi rừng từ bi. Nhưng con lại quá thiệt thòi so với bạn bè cùng lứa khi ba bước phải đến thác ghềnh hung bạo đã làm gãy đỗ tình yêu, công việc và nhiều thứ khác, rồi tất cả đã đổ hết lên cuộc đời con.

Con trai yêu quý! 

Mọi người trong đại gia đình nội ngoại, bạn bè và thầy cô đều khen con là đứa ngoan hiền, học giỏi và khá đẹp trai. Những lời khen đã làm cho ba thật sự hạnh phúc, nhưng ba cũng có nhìn nhận điều này thêm nữa theo cách của riêng ba – "Hiền và thật thà như con, đời nay sao sống nỗi, hỡi con?" 

Tuổi 18 rồi sao con lại “dại dột và ngu ngơ”, ba đã sống và đi làm cách xa con quá, vậy mà sao những lần giải trí chơi game, con lại gọi điện xin phép ba chơi dăm ba phút? Thật thà và ngoan hiền như vậy hả con trai cưng của ba? 

Điều ấy có thể ba vui bởi vì nghĩ con còn là tờ giấy trắng, nhưng ba lại buồn đã 18 tuổi rồi mà con vẫn còn “hậu đậu”, như thế sao ra đời sống nỗi hả con hay như thế đó mới chính là "bản chất" của con người Gia Bảo?

                              Gia Bảo năm học lớp 12 (2013)
Con trai của ba yêu quý! Mấy hôm rầy, khi đã có kết quả điểm chuẩn vào trường Đại học Kiến trúc năm nay, ba nghe nói con đang “run sợ” và con tự ý chuyển khối thi dù rằng con quyết tâm vào trường ấy. 

Con à, dù vài ba tháng ba mới về thăm con ít hôm, song không phải chính vì thế mà ba lại không thấy con thay đổi và thể hiện tính cách của riêng mình. Ở xa quá, ba đã bất lực như chỉ cũng ít lời khuyên con. Ba giận cho chính mình là một người tồi tệ, rồi giận cả con không phải vì con ít suy nghĩ mà chính là điều con do dự. 

Mấy hôm rầy, ly rượu ly bia bỗng dưng ba chán đắng, vậy mà một mình trong quán vắng, ba lại nốc như không, mọi thứ như để cho ba cố hiểu vì sao và đâu là nguyên cớ?. Ba biết là một học sinh chuyên Toán, nhưng điểm toán của con mấy năm gần đây thường chỉ 8,5 hay 9,0 “thường thua” môn lý bao giờ cũng 9,5. Ba còn nhớ rằng, khi phát hiện con có năng khiếu về hội họa, ba có hỏi ý kiến con có thích thi vào trường Đại học Kiến trúc không và con đã đồng ý. 

Vậy bây giờ là sao? Ba không thể hiểu, bởi trong con đã có sự pha trộn đến khó hiểu và đáng ngạc nhiên giữa lòng hăm hở muốn thử sức những điều mới mẻ và sợ sự thất bại trong từng bước đi của cuộc sống hàng ngày. Nghe con đã tâm sự với mẹ của con rằng : "Nhà nội ngày xưa đói khổ mà có 6 người con đều vào Đại học và thành đạt. Nay con của các cô, dì ruột : Chị Ni, anh Win, anh Phốc, chị Thùy v.v.v đã vào các trường Đại học danh tiếng… Lại đến hôm nay con cảm thấy mình có nhiều áp lực quá mẹ ơi…”. Nghe mẹ con kể, ba rất buồn và ba đã khóc, ba cứ đi lang thang trên quê quán lại là miền đất lạ…..Dù con nay đã lớn, ba xin thêm được thêm một lần hôn ,như lần đầu tiên chào đời năm ấy ba đã áp lên má của con.

            Những ngày ít ỏi bên con trai (Ảnh mới chụp bằng ĐT)
Con à! Tất cả những điều con suy nghĩ là điều tốt, là tấm gương để cho con tiếp bước chứ đâu phải đó là áp lực? Có thể ba sai lầm khi “ép” con thi vào trường đại học ấy. 

Ba và con đều người đàn ông với nhau, có thể là bạn, nhưng mỗi ngày ba càng già thêm, còn con thì càng trưởng thành và khôn lớn. Điều đó mọi điều sẽ tự thay đổi trong con, rồi con sẽ thấy từng bậc thang của mình bước tự tin hơn. 

Con trai yêu quý của ba! Cũng có thể chính hôm nay ba đã làm cho con thất bại, nhưng con đừng oán trách ba, bởi vì ba là người duy nhất để con gọi tiếng ba. Và hôm nay con đã lớn, ba chỉ biết khuyên con hãy đào mồ chôn nỗi sợ hãi, hãy cứ bình tâm, đó mới là sức mạnh của lòng quyết tâm để đạt được mong ước mà nay luôn có trong hơi thở của con. 

Hãy mạnh dạn lên con nhé, bởi nỗi đau thất bại sẽ qua nhanh hơn là niềm nối tiếc vì không dám thử sức mình (Ba chưa bao giờ dám “liều mình” trong cuộc sống, nên con hãy nhìn ba đã “hạn chế” đến đâu!?)

Con ơi, hãy mạnh dạn lên con nhé! Con hãy làm chủ bản thân, thể hiện hết cảm xúc mạnh mẽ của mình như một trận bóng rổ mà con thường thi đấu giao lưu với trường bạn. Con cứ tận hưởng niềm vui của tuổi trẻ hôm nay và suy ngẫm kỷ con đường mình đã chọn. Ba tin rằng con chọn con đường đúng cho tương lai sau này bản thân con. Và chính điều ấy là con đã cho những người yêu con như ba, như mẹ của con, cũng như những người thân nhất của gia đình mình tốt đẹp và hạnh phúc thật nhiều 

Viết thư này cho con, con hãy đừng xem ba là một vị thánh, nhưng con hãy nghe lời ba. Ba rất mong con khi đã lớn khôn, dù thân hình mình có trầy trụa và mệt mỏi, và đến một lúc nào ấy dừng nghĩ chân bên đời, ba mong con lại thấy và nghĩ khi xưa (là bây giờ) ba mình lạc hậu và chán ngắt. Ấy là lúc ba hạnh phúc nhất đó con và có thể ba yên lòng nhắm mắt xuôi tay! Ba luôn luôn yêu quý con!

Ba của con GIA BẢO

Andi Nguyễn Ánh Nhật 




-->Đọc thêm...

21 tháng 5, 2013

GHEN !



Ghen là đề tài muôn thuở trong tình yêu và hôn nhân của bao đời nay. Đối với phụ nữ, người xưa lại thường có câu hỏi đặt ra : “Ớt nào mà ớt chẳng cay, gái nào mà gái chẳng hay ghen chồng!?” Phụ nữ Việt Nam tất c đều có giống nhau như vậy không? Xét về đa s, tất nhiên sẽ có câu trả lời là… có! Và trong thực tế có rất nhiều người đàn ông ghen cũng không thua.... phụ nữ. Nhưng có thể nói rằng đàn ông ghen có lẻ do tính ít kỷ, nhỏ nhen, ít làm cho ai trách và nhiều kiểu ghen rất khác với người phụ nữ. Bởi cái ghen của họ là ghen thật lòng, ghen canh cánh cho người tình như Nguyễn Bính đã viết :
“Cô nhân tình bé của tôi ơi!
Tôi muốn môi cô chỉ mỉm cười
Những lúc có tôi và mắt chỉ
Nhìn tôi những lúc tôi xa xôi

Tôi muốn cô đừng nghĩ đến ai
Đừng hôn dù thấy đóa hoa tươi
Đừng ôm gối chiếc đêm nay ngủ
Đừng tắm chiều nay bể lắm người!

 

Ghen của đàn ông thường là như thế, như kiểu ghen trên của Nguyễn Bính được cho “kinh điển”. Xét cho cùng, cách ghen của Nguyễn Bính thật thâm thúy và có vẻ cũng…… nhân văn (!?). Bởi trái tim ông mới lại đáng thương khi đã thuộc sở hữu của “cô nhân tình”, rồi ông lại nói như trong khổ sở :
“Nghĩa là ghen quá đấy mà thôi!
Thế nghĩa là yêu quá mất rồi
Và nghĩa là cô là tất cả….
Cô là tất cả của riêng tôi!”

 

Nhưng nói đến thế giới phụ nữ, là phải kể ra họ có đến hơn 1001 kiểu ghen! Kiểu ghen ngày xưa của Hoạn thư trong “Truyện Kiều” – Nguyễn Du được cho là …. "Siêu kinh điển” với “Chước lạ đời”  và "không đụng hàng" :
"Chước đâu có chước lạ đời?
Người đâu mà lại có người tinh ma?
Rõ ràng thật lứa đôi ta,
Làm ra con ở chúa nhà đôi nơi
Bề ngoài thơn thớt nói cười
Mà trong nham hiểm giết người không dao”

 

Đó là “thương hiệu” của Hoạn Thư, một nhân vật tôi còn nhớ khi được học Truyện Kiều” ở bậc phổ thông. “Chiêu” bắt nhân tình của chồng ngồi hầu rượu, đàn hát cho mình nghe, nhân ngày Thúc Sinh về nhà quả là quá …cao cơ, làm ả nhân tình và Thúc Sinh phải ngậm đắng, nuốt cay:
“Cùng chung một tiếng tơ đồng
Người ngoài cười nụ người trong khóc thầm”

 

Vậy thế nào là ghen?. Có nhà tâm lý học cho rằng ghen chẳng qua chỉ là biểu hiện đỏng đảnh của một tình yêu chân thành và cảm giác về lòng tự trọng bị tổn thương!. So với đàn ông, người phụ nữ ghen nhiều hơn bội phần, nhưng ở họ không có chuyện cái ghen này giống cái ghen kia, hay nói cách khác hơn “không có cái nào, lại giống ……cái nào!”. Phải nói mỗi người phụ n có một kiểu ghen….."độc quyền” theo cung cách biểu hiện qua từng cá tính, từng trình độ nhận thức vấn đề, cũng như điều kiện sinh sống của gia đình họ v.v.v.
 

Tất cả ai cũng hiểu s ghen của người phụ nữ, đây có thể như  là "người bạn" của họ(!?). Vậy nếu người phụ nữ không có là không được chăng!? (Tất nhiên "người bạn" này bao gi cũng làm cho cánh đàn ông luôn “khó chịu”, nhưng đàn ông phải cố gắng sống, như cùng chung với lũ vậy!). 

Xét về mặt tâm lý, yêu tất nhiên có ghen, ghen trong tình yêu như vị chua ngọt chúng ta cần có trong đời sống hàng ngày vậy – không có gì sai. Cho nên cái sai của ghen chính là không làm chủ được bản thân, ghen với kiểu được người ta cho là … "Trời hành đất lỡ!”. Kiểu ghen này người ta xếp vào trường phái chủ nghĩa “đa nguyên”, còn có thêm nghĩa khác là… “đa nghi’ như Tào Tháo. Ghen của người phụ nữ có lúc, có người lại “Tự kỷ ám thị”, ngày nào cũng ghen, đêm nào cũng ức, gặp ai cũng ghen như “vô hình chỉ độc” trong võ lâm, đại loại căn bệnh nặng này chưa tìm ra thuốc chữa. 

Cũng phải nói, có những cái ghen của người phụ nữ đã giúp ông chồng tỉnh ngộ quay về gia đình con cái, nhưng lại có những "kiểu ghen" khiến người chồng bỏ trốn đi biệt tăm, mất tích.

Tôi đã từng thấy nhiều người phụ nữ ghen thật dịu dàng, thật đằm thắm, có chút vu vơ dễ mến, ghen để người đàn ông có thể đồng cảm và giải thích, phân bua được chuyện "bị"... vợ ghen!. Những hình ảnh như thế có thể luôn làm cho người đàn ông cảm thấy ở người vợ mình có những đức tính thật hay, thật tinh tế, kín đáo, mềm mỏng và tất nhiên điều đó s quyến rũ với mọi ông chồng …. dù h không có tính lăng nhăng. 

Như câu chuyện của Phan (45 tuổi, Tam Kỳ, Qung Nam) là người bạn thân tôi. Anh ta là một giáo viên ngoại ngữ và từng có thời gian làm phóng viên cho một t báo. Phan không đẹp trai, nhưng anh ta có một giọng nói truyền cảm và kiến thức hiểu biết về văn chương. Có lần cậu ta ngồi uống café cùng vợ và với một cô gái trẻ chỉ hai nhăm, hai sáu, là bạn anh ta. Cô gái trẻ ấy có đôi mắt thánh thiện, với một mái tóc dài đẹp như suối mơ, cô ăn vận một bộ áo quần thời trang dể nhìn v.v,v….. Đặc biệt cô ta lại không chú ý đến lời nói của vợ Phan trong buổi ngồi trò chuyện hôm ấy. Nhưng mỗi khi Phan kể một câu chuyện gì, chỉ mới câu đầu tiên là cô ấy như đã uốn theo từng lời của Phan và cô luôn lắng nghe anh ta với vẻ đầy thán phục. Như khi Phan than phiền hay buồn một điều gì, thì cô ta liền biểu lộ một vẻ mặt đầy chia sẻ, hoặc một câu chuyện của Phan tưởng chừng như nhạt phèo thì cô ta phá lên cười r rượi (!?).

Có thể cô gái ấy còn qua nhỏ tuổi, đã biểu hiện một sự thái quá , có khi là thiếu chín chắn trong xã giao, nhưng biết làm sao được, sự ghen tuông của người vợ Phan đâu có đợi đến lúc cô ấy "thanh minh, thanh nga" là quá ngưỡng mộ Phan, để rồi người vợ Phan cho cô ta là người tệ hại nhất trên đời mà cô ta từng thấy. 

Lần ấy Phan kể cho tôi nghe rằng cậu ta không dám nhìn cô gái ấy với một cặp mắt thỏa mãn. Nếu lúc ấy Phan chỉ cần chú ý cô bé , như vậy có khác gì "đổ dầu vào lửa", tất nhiên trong lòng vợ Phan sẽ sôi lên không biết bao nhiêu ý tưởng ghen hờn. 

Với tình tiết của Phan như kể trên, đã có nhiều người phụ nữ khi tiến hành "khảo sát" với người cùng phái và chợt phát hiện ra rằng ông chồng ở nhà của mình có những năng khiếu không ngờ. Đó là trước một cô gái đẹp, anh ta có thể đọc vanh vách những bài thơ tình một thời vang bóng và là bậc thầy trong nghệ thuật nhen lên ngọn lửa tình trong lòng nhiều người phụ nữ tưởng chừng như lạnh lùng và sắc đá….. 

Vậy bao nhiêu đó cũng thật nực cười và đủ nhen nhóm cho biết bao cơn ghen ở những người phái yếu bùng phát, rồi hành hạ họ không biết chừng nào mà kể (!?)

Qua chuyện của Phan đã ngộ ra một chân lý là phụ nữ chắc sẽ khó có thể yêu một người đàn ông không có khả năng quyến rũ phái yếu hoặc không làm cho một người phụ nữ nhạy cảm như vợ Phan biết ghen tuông. Nhưng ghen trong tình huống nào đi chăng nữa, thì sự bình tỉnh là điều hết sức cần thiết. Nó giúp ta đủ sáng suốt để nhận định vần đề, tránh được những hiểu lầm, nông nổi đáng tiếc. 
Một ngày nọ H là một Bác sĩ – Trưởng khoa một bệnh viện ở Quảng Ngãi (44 tuổi) . Có một hôm vợ H vô tình phát hiện trong điện thoại của cậu ấy có dòng tin nhắn SMS của cô điều dưỡng cùng khoa: “Em thu dam buoi sang hay buoi chieu vay?……”. Là bạn bè thân thiết tôi biết BS H luôn là người chồng tử tế, không có tính lăng nhăng. Nhưng sau lần bị “bắt ghen” oan ức này, BS H phải giải thích vợ đến cả tuần mới xong. Sau "tai họa" ấy, H phải nhắc nhở đồng nghiệp của mình, nhắn tin phải luôn đủ nghĩa. 

Có một thực tế là trong cuộc sống đời thường đã xy ra, đó là vài năm sau ngày cưới, nhiều người phụ nữ trong chúng ta bắt đầu buồn và “tự kỷ ám thị” cho rằng trong đôi mắt chồng, mình không còn quyến rũ và cũng không còn được nghe hàng ngày chồng nói:  "Anh yêu em như xưa. Hơn thế nữa h lại có cảm giác là mình không còn có thể cầm chân người bạn đời từ sáng đến chiều rồi cả ngay đêm…. Thậm chí thỉnh thoảng phụ nữ còn hay nghĩ, trong mắt anh ta, mình không còn là người tình nhân bé bỏng của thuở nào, chẳng khác gì là bà già bán thịt ….ngoài chợ, hằng ngày với chiếc áo cũ kỹ. Có thể nói nhiều người phụ nữ đã ở tuổi trung niên, nhưng họ trông hãy còn xinh, vậy mà c nghĩ, mình bây gikhông còn khuôn mặt rạng ngời và kiêu hãnh mà anh ta thường khen như lúc mới yêu.
Khi người đàn bà ghen, lý trí của họ dễ dàng bay mất, dễ có những hành vi nhỏ nhen và rơi vào trạng thái tuyệt vọng. Đôi khi cái ghen của phụ nữ đã làm người ta phải cười ra nước mắt. Rồi cũng có người khi ghen lại rơi vào một trạng thái im lặng đáng sợ, thái độ này như muốn có tác dụng trừng phạt người đàn ông. Nhưng cũng có người cái ghen rất riêng. 

Như cô B nhà ở Gò Vấp – Sài gòn chẳng hạn. Chng của cô đang làm việc cho một công ty xây dựng ở Hà nội. Cả tháng chồng mới về thăm nhà một hai lần, biết làm sao ghen!. Tin nhau là chính nhưng với cô ta khi "chưa là hình với bóng" thì vẫn chưa tin! Cô kể có kể với tôi rằng, khi có gì hơi nghi ngờ chồng, cô ta nhẹ nhàng ngồi xuống bên cạnh và khơi chuyện chồng kể lại cho cô nghe mọi chuyện sinh hoạt hàng ngày của anh ta ngoài ấy. Chẳng hạn, " ngoài Hà Nội thấy anh đơn lẻ, có cô đồng nghiệp nào chăm sóc anh không?", "Anh tự giặt ủi áo quần hay người nào khác?" v.v.v Tôi tưởng cách ghen như vậy của cô B thật là hay! Tôi hỏi tiếp : "Như thế khi người chồng của em kể lại hoàn toàn sự thật rằng, anh ta đã có người săn sóc qua bao tháng nay, thì em sẽ phản ứng ra sao?" Không do dự, cô bạn B của tôi gào lên : "Em sẽ cầm dao lên, và phóng thẳng vào tim anh ta!" - Gớm chưa! Ghen quả thực là đáng sợ!- Tôi thầm nghĩ. 

Không biết chuyện ghen của cô ta ra sao!?. Nhưng mấy tháng nay tôi thường thấy chồng của cô ta hàng ngày nện gót đi cafe, cà pháo trên đường phố ở Sài thành. Và tôi đã nghe phong thanh rằng, vì vợ ghen quá nên anh ta phải đành trở vSài Gòn sinh sống làm ăn cho gần nhà và vợ .....khỏi ghen

Còn có một cách ghen khác của người phụ nkhông "cấm vận", luôn "mở cửa", nhưng giám sát chồng mọi lúc, mọi nơi, đ ra những biện pháp cách ly “đương sự” ra khỏi những cám dỗ thường tình.

Tôi nhớ có lần mình được V (35 tuổi , Đà nẵng) bạn thân kể cho nghe sự tình của anh ta. Tháng vừa qua, nhà anh bạn tôi có một tiệc rượu thân mật nhỏ. Vợ anh là người nổi tiếng ghen, nhưng kiểu ghen "giết lầm hơn bỏ sót’ mới thật sự làm ai cũng phải đáng sợ cho bệnh ghen!. Cô ta gạch bỏ tên của một vài cô gái là đồng nghiệp trong danh sách khách dự định mời dự bữa tiệc tại nhà anh ta. Ấy là những cô gái “chân hơi dài”, nằm trong vòng nghi vấn của cô ta. Điều ấy cũng có nghĩa rằng, vợ V quên đi rằng cách giải quyết tốt nhất vấn đề ghen tuông là các bà nên hãy quyến rũ các ông chồng bằng sự khóe léo, hấp dẫn và cả tài năng của mình 

Vậy đó tôi cũng chỉ nói được một vài kiểu ghen của chị em trong “muôn hình, vạn trạng”. Đó là câu chuyện mà ngày hôm nay những người đàn ông chúng tôi mới dám nói, mong chị em đừng để ghen là một loại bệnh lý, khi ấy tất nhiên không còn là bạn đường của tình yêu mà sẽ là kẻ thù giết chết tình yêu của chúng ta từ lúc nào chẳng hay. Có một người đàn ông nói một câu thật hài hước: “ Nếu có vợ mà người ấy không ghen, thử hỏi làm chồng là ai mà không tủi thân (!?)”

Đúng sai không biết, nhưng có một nhà tâm lý học có nói : “Tình yêu là một sự sở hữu bất biến, nhưng lại nằm sát ranh giới của sự vạn biến, cho nên bức tường niềm tin cao bao nhiêu để ngăn ranh giới đó là do mỗi người tự xây nên và bảo vệ nó…”, đấy chị em nghe mà lấy làm phương châm! 

Andi Nguyễn Ánh Nhật!


-->Đọc thêm...

3 tháng 5, 2013

Đà Nẵng – Đêm hội hoa ở lưng trời, hoa trong ánh mắt (Kỳ 2)





Với những người cầm tinh tuổi con Khỉ như tôi thì: “Cuộc sống là những chuyến đi, còn đi là còn sống, còn sống là còn đi, chẳng có chi nghĩ ngợi”. Vậy đi du lịch thăm thú kết hợp với xem lễ hội là một điều có gì mà thú vị bằng. Tôi nghĩ đi đâu đó mà cứ suốt ngày ở trong phòng lạnh ăn nhậu hay dù được ngủ riết trong một khách sạn hạng sang thì ở nhà vẫn …sướng hơn!?. Đi du lịch mà còn được xem đêm hội pháo hoa là làm giàu thêm cho mình kiến thức và kỹ năng sống: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là vậy.
Nhân đây, với riêng mình, tôi thành thật cảm ơn chị HỒ NGỌC DIỆP là người chị kết nghĩa, là người bạn thân yêu của tôi ngay từ ngày đầu tiên cùng chung học ở trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong cuộc vui này. Lần nữa tôi thành thật xin cảm ơn!
       Lăng xăng "tác nghiệp" nên riêng mình chỉ có.... 1 kiểu
Trong những năm học ở trường Đại học Ngoại NgĐà Nẵng, khi học đến văn học Nga, tôi vẫn còn nh nhà văn nổi tiếng A. L. Kuprin đã mô tả điều thú vị xảy ra của một cơn giông trong truyện ngắn "Tia chớp đen” của mình: "Đó là một trong những cơn giông khủng khiếp đôi khi vẫn hoành hành trên các vùng hạ du rộng lớn. Bầu trời không loé lên các tia chớp mà có vẻ như là tất cả đều tỏa sáng nhờ ánh chớp lung linh các sắc màu xanh da trời, xanh thẫm và trăng lóa. Và không hề nghe thấy một tiếng sấm nào...Và rồi tôi nhìn thấy tia chớp đen. Tôi thấy bầu trời mạn phía đông sáng lên do ánh chớp, nó không tắt đi mà lúc thì tỏa rộng ra, lúc thì thắt lại, và bỗng nhiên trên bầu trời xanh lung linh những tia chớp lửa ấy tôi nom thấy rõ lạ lùng tia chớp đen loé lên trong khoảng khắc. Lập tức, cùng với tia chớp ấy vang lên tiếng sấm kinh hoàng như xé rách bầu trời và mặt đất và ném tôi xuống những mô đất mấp mô".

Thật là một cơn giông có quá nhiều cảm xúc, còn đêm hội pháo hoa có khác gì “bầu trời mạn phía đông sáng lên do ánh chớp, nó không tắt đi mà lúc thì tỏa rộng ra, lúc thì thắt lại, và bỗng nhiên trên bầu trời xanh lung linh những tia chớp lửa ấy tôi nom thấy rõ lạ lùng tia chớp đen loé lên trong khoảng khắc!?”. Hoặc có thể nó khác nhiều bởi đó là một đêm ở đỉnh cao của muôn màu huyền nhiệm. Chưa đặt chân đến khán đài xem trực tiếp, nhưng trong tôi đã mường tượng, không còn gì hơn là được ngồi ngay trước trận địa đặt bên kia bờ sông, xem những chùm pháo hoa bắn lên theo từng điệu nhạc xuất phát từ nhiều ống phóng cỡ nòng được các đội xếp liền knhau như những dàn pháo nổi tiếng Cachiusa của Liên Xô trong chiến tranh vệ quốc.

Cũng thật may nhờ sự “quen biết”, 5 anh em chúng tôi đu có được trong tay tấm vé mời… “hạng khách”, chứ nếu mua vé với giá chính thức của Ban tổ chức 400 ngàn đồng một vé, thì cũng thật là hao xu.. 
9 giờ sáng chúng tôi có mặt tại Đà Nẵng, giờ này người người đổ về rất đông hòa cùng chung với du khách ở lại hôm qua trông thành phố này như một cái túi chứa người. Quả thật thành phố Đà Nẵng chật như nem, quán xá đầy người từ tứ phương đến ăn uồng, nhậu nhẹt. Còn khách sạn nghe nói đã “cháy vé” từ nhiều ngày qua. 
                            Zina tự tin trước lúc lên đường

Hình như cũng đã 6, 7 năm nay rồi mỗi năm cứ độ tháng Tư về, thành phố bên bờ sông Hàn này, tiết điệu mùa cứ hẹn lại bừng lộng lên cùng với nhan sắc pháo hoa. Nhiều năm sinh sống ở Sài Gòn, tôi đã nghe nhiều người miền Trung vào kể, Đà Nẵng nay đã thay đổi nhiều, nhưng “cao trào” nhất, đẹp nhất và sinh động nhất là khi người người đổ về trong những ngày lễ hội tháng 3, tháng 4 hàng năm.

Lần này tôi trở lại thăm Đà Nẵng sau nhiều năm “biệt tăm mất tích”, nhưng với cảm nhận đâu tiên, tôi thấy thành phố này đã thật sự “lớn mình vươn vai” thật là ấn tượng. Một khoảng thời gian 20 năm, có thể là lâu, nhưng với diện mạo những gì đã có hôm nay thật khác quá ngày xưa. Tôi nghĩ, có lẽ mọi sự thay đổi ở đây phải diễn ra hàng ngày trong suốt 20 năm dăng dẳng, điều ấy mới có thể làm thành phố này hôm nay trở nên đẹp lỗng lẫy và văn minh. Môi trường sống, mọi dịch vụ vui chơi giải trí, từng con đường, góc phố v.v.v so với ngày tôi còn đi học nơi đây, chênh nhau quá, hơn cả một trời với một vực. Quả thật tôi nghĩ có người  nói đúng: “Ai đi đến một vùng đất mới là thấy thế giới nhỏ lại, còn hiểu biết của mình thì mở rộng hơn” và hôm nay đến Đà Nẵng, tôi đã có được những điều có thể là hơn như vậy.
                    Khán đài mới ngày nào mới lắp ghép!?

Sau khi nghỉ ngơi thăm chơi và ăn uống tại Lotte - Danang, 4 giờ chiều chúng tôi bắt đầu lên xe mình tiến về phía quận 3, nơi đặt khán đài để xem hội pháo hoa sẽ diễn ra. Bất ngờ thời tiết tưởng chừng như không thuận lợi , tôi nghĩ mọi người sẽ buồn vì không xem được pháo hoa do có sự xuất hiện của một cơn mưa. Nhưng không, đó chlà một cơn mưa nhẹ đủ để ray rắc vào lòng tôi một ký ức về thời đã xa, những kỷ niệm đẹp của tôi về thành phố này. Đó là những ngày đâu tiên tôi từ “nhà quê ra tỉnh” học tập, Đà nẵng với tôi thật lạ lẫm, như khi thành phố về đêm, một kỷ niệm nhlà lúc đầu tôi rất ngỡ ngàng khi nghe những tiếng rao đêm không hiểu nghĩa của người buôn bán vặt, dần già rồi tôi mới quen và biết nghĩa những “cung nhạc” của họ phát ra.  

Dù mưa nhưng xe chúng tôi thẳng tiến. Mọi con đường ngã nẻo, bắt đầu thấp thoáng từng tốp người bắt đầu “khởi động” như chúng tôi, và trên tay đều xách những bịch đựng thức ăn nước uống và có cả….bia.
   Ông bạn Đức Huy được "chọn" phụ trách Hậu cần và Tài xế

Khi xe chúng tôi về đền gần khu khán đài, là thấy người người từ các hướng cầu Thuận Phước, cầu Rồng, cầu quay Sông Hàn, cầu Tiên Sơn đổ về đây nườm nượp. Anh bạn Đức Huy của chúng tôi là một “tay lái lụa”, nhưng cũng phải trổ hết tài mới len lõi qua dòng người đổ về sớm, ai cũng hy vọng là sẽ tìm được cho mình một vị trí lý tưởng nhất để thưởng ngoạn sự thăng hoa của nghệ thuật pháo hoa trong điệu nhạc và sự rực rỡ của sắc màu trên bầu trời Đà Nẵng.

Cuối cùng rồi chúng tôi cũng đưa được chiếc xe vào bãi gởi. Có một chút làm chúng tôi không được vui, đócó người ở đây nhân dịp này kiếm chác, trục lợi, moi tiền những người du khách như chúng tôi. Giá gởi xe ô tô ở đây được hét lên với giá 100 ngàn đồng/1 chiếc. Đà Nẵng xưa nay được nức tiếng là có công dân “chuẩn”, họ rất hiếu khách và thân thiện. Người Đà Nẵng bấy lâu nay họ luôn là “phần hồn” của biết bao lễ hội đã tổ chức ở thành phố này. Song qua những gì chúng tôi chứng kiến như giá gởi xe, có lẽ, phàm đã là quy luật thì dù tốt xấu gì cũng không thể thay đổi tức khắc cả cộng đồng đều trở thành người tốt….- Nhưng không sao, tôi nghĩ vậy!.

7 giờ 30 đêm lễ hội pháo hoa bắt đầu bằng những tiết mục văn nghệ “cây nhà lá vườn” của thành phố Đà Nẵng, rồi lễ hội pháo hoa khai diễn
            Nhưng mới 6 giờ chiều người người chất đầy ăm ắp

Nếu như đêm đầu tiên khai mạc tôi được xem qua truyền hình trực tiếp đội  Italia- Nhà đương kim vô địch DIFC 2012 đã đưa chúng ta đến với cuộc phiêu lưu đầy xúc cảm với chủ đề “Cảm xúc của dòng sông”. Và Nga cũng có màn trình diễn bằng hiệu ứng ánh sáng dựa trên những hình tượng độc đáo, kết hợp với phần nhạc là những tác phẩm nổi tiếng của Nga đã đưa mọi người từ cảm giác kỳ thú đến kinh ngạc. Còn chủ nhà Đà Nẵng với riêng tôi , Đà Nẵng họ cũng chỉ thấy đang ở trong giai đoạn học hỏi và hội nhập

Lần đầu xem trực tiếp ngay tại khán đài đối diện trận địa, đội Nhật Bản biểu diễn đầu tiên đêm thứ 2. Tiếng nhạc bng nổi lên rồi im lặng vài giây. Liền tiếp theo sau là những vệt sáng như tia chớp, đó là một loạt pháo đầu tiên của đội Nhật Bản “khai hỏa” kèm đó là những tiếng n vang trời. Mỗi khi “cổ máy súng đạn” của họ bắn lên, tia chớp pháo của công nghệ điện tử vụt sáng bằng nhiều màu sắc là của lá, của hoa, tôi có cảm tưởng ánh đèn phố dọc 2 bên bờ sông Hàn hầu như muốn tắt lịm. Sau đó ánh sáng của đường ph như muốn gượng trở lại cũng chỉ được vài giây rồi bị nhấn chìm, bởi những chùm hoa nhiều màu sắc từ dưới đất phóng tiếp lên lưng trời làm một góc của thành phố đầy hoa muôn sắc. Tôi nghĩ vũ trụ này đã đẹp lắm rồi, con người lại có thể “tạo hóa” được thêm những điều kỳ diệu như thế sao, chắc có lẽ  trái đất này đẹp hơn tất cả mọi vì sao tinh tú…
                  
                   Màn trình diễn ấn tượng của đội Nhật Bản

Phải công nhận rằng công nghệ bắn pháo hoa của đội Nhật Bản thật tuyệt, hễ khi thấy một chùm hoa với hình dáng là tôi cảm nhận tất c âm thanh trong suốt những bài hát từ đất nước mặt trời mọc được phát ra từ chiếc loa lớn đặt trước khán đài. Không phải chỉ từng chùm hoa bay lên lưng chừng trời cao mà như cả ngàn búp bay lên rồi hé cánh nở trong tiếng reo hò của hàng vạn khán giả, một thứ âm thanh loang c không gian ba chiều mang thật là nhiều cảm xúc khó t.

Một cảm giác thật tuyệt mà lần đâu tiên trong đời tôi mới thấy, đó cái đẹp khi hoa ở lưng trời và hoa trong ánh mắt của mọi người trộn lẫn trong lòng sự hồi hộp và niềm phấn khích. Cuộc sống quả thực cực kỳ phong phú , kỳ lạ và thú vị bởi những chùm pháo hoa đa dạng, độc đáo mà lần đầu tiên trong đời tôi chứng kiến.

Cuối cùng đội đến từ Mỹ đã mang đến cho mọi người một đêm của những bản tình ca dành riêng cho sông Hàn xinh đẹp. Với hàng loạt phong cách và thể loại âm nhạc đa dạng, đội Mỹ đã tạo nên một bản hòa âm và một phần trình diễn pháo hoa chói sáng. “Dáng em đêm nay” ngợi ca vẻ đẹp của dòng sông Hàn không ngừng chảy về biển khơi. Có thể nói những chùm pháo hoa đều thể hiện qua những điệu nhạc lúc du dương và lúc sống động. Còn dưới nước, sông Hàn có  hàng vạn cánh hoa đăng lung linh trong vũ điệu với muôn vàn thế giới âm thanh và ánh sáng. 



                              Và đội đến từ Mỹ có thua ai!

Có một chút riêng tư, nhớ lại ngày xưa, nhớ về chiến tranh tôi không thích….Mỹ! Nhưng hôm nay mỗi màn trình diễn của họ là một dòng sông cảm xúc với nhiều cung bậc chảy vào lòng mà ngôn ngữ hạn hẹp của tôi không có thể nào lột tả hết được. Lần đầu tiên tôi mới chứng kiến được người bạn đời của mìnhZina, cô ấy đã không thể kiềm chế được cảm xúc của lòng mình. Mỗi giai điệu nhạc, mỗi phát pháo sáng là niềm hân hoan, là những cái vỗ tay inh ỏi, ngồi kế bên tôi biết Zina không thể cưỡng trước cái đẹp hơn cả mỹ từ thường dùng là.. tuyệt diệu!. Niềm hân hoan, niềm phấn khích của mọi người trên khán đài như đó là hy vọng của họ về một cuộc sống tươi sáng ngày mai, s hơn những gì đã có hôm nay gấp bội phần. Và điều đó tôi đã được nhìn thấy trong từng ánh mắt ngước nhìn trời đêm lộng lẫy sắc màu.

Thế giới này là cõi đời rộng của biết bao niềm vui và niềm hạnh phúc. Tiếng pháo hôm nay khác với tiếng đạn, tiếng bom năm xưa. Đời người tưởng dài, mà lại ngắn và niềm vui, niềm hân hoan, c niềm hạnh phúc khi chứng kiến đội Mỹ trình diễn hôm nay, tôi có cảm giác thời gian hơn 30 phút đã ngắn, nay lại ngắn thêm nhiều. Nhưng ở đời có những niềm tiếc nuối thì lại quá lâu, như bây gi viết những dòng chữ này, trong tôi vẫn còn thứ ánh sáng lấp lánh trên mặt nước sông Hàn từ ở những phút đầu cho đến giây cuối mà người Mỹ thể hiện. Tôi nghĩ đây không phải là một “cuộc thi” pháo hoa của người Mỹ mà đó chính là “lễ hội”, là sân chơi họ đã dâng hiến hết sức mình cho mọi người chiêm ngưỡng.

Rồi cuối cùng đêm pháo hoa cũng đã ….“hạ màn”, ai cũng biết điều đó sẽ xảy ra nhưng trong lòng cũng đều đầy tiếc nuối. Còn ngược lại nếu ai đó biết điều tiết được xúc cảm lãng mạn, thăng hoa của chính mình, nhưng tôi nghĩ cũng chẳng thể đến đâu, bởi khi đã chiêm ngưỡng ở đỉnh cao của điều huyền nhiệm thì làm sao có thxoay đổi quy luật tạo hoá “Cảm xúc con người”…. Phải không các bạn?

Andi Nguyễn Ánh Nhật
Hai nàng công chúa lọ lem

"Nghệ thuật cua Trai"

"Nghệ thuật cua Gái"

Người anh trai nhiệt tình

Đêm sông Hàn (Ảnh Andi)
-->Đọc thêm...

BÀI ĐƯỢC NHIỀU ĐỘC GIẢ ĐỌC